Thứ Ba, 11 tháng 1, 2011

Thái úy Tô Hiến Thành: Trọn nghĩa vua tôi, một đời liêm khiết

Là bậc trung thần, Tô Hiến Thành đã giúp vua Lý Anh Tông đánh đông dẹp bắc, giữ cho đất nước được yên, luyện tập binh lính, kén chọn nhân tài giúp nước.
Tô Hiến Thành, hiệu là Phi Diên, người làng Hạ Mỗ, huyện Ô Diên (thôn Hạ Mỗ, xã Hồng Thái, huyện Đan Phượng, Hà Tây cũ) làm quan tới chức Thái úy đời vua Lý Anh Tông.


Khi vua Lý Anh Tông sắp băng hà, ông cố gượng sai Tô Hiến Thành ẵm Thái tử mà thay quyền nhiếp chính sự. Nhưng di chiếu của vua là vậy, lúc vua chết Thái tử Lý Long Cán lúc đó chưa đầy 3 tuổi, Chiêu Linh Thái hậu muốn lập con của mình là Long Xưởng lên ngôi nhưng vì sợ Tô Hiến Thành nên sai quân lính đem vàng bạc hối lộ cho vợ ông là Lữ thị. Biết chuyện, Hiến Thành nói với vợ rằng: “Ta là bậc đại thần, nhận lệnh của tiên đế dặn lại giúp bầy vua bé, nay lấy của hối lộ mà bỏ vua này, lập vua kia thì còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế ở dưới suối vàng”. Biết Tô Hiến Thành là người khẳng khái nên Thái hậu tìm đủ trăm cách dỗ dành nhưng ông vẫn giữ trọn nghĩa vua tôi, liêm khiết mà trả lời rằng: “Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần nghĩa  có vui gì đâu”.
Khi ông lâm bệnh nặng có tham tri chính sự Vũ Tán Đường sớm tối hầu hạ, còn quan đại thần Trần Trung Tá vì bận việc nước không hề đến thăm. Đến khi bệnh tình càng nguy kịch Thái hậu đến thăm và dò hỏi: “Khi ông chết ai là người đáng thay ông?”. Tô Hiến Thành không do dự mà trả lời người đáng thay ông là Trần Trung Tá, Thái hậu thắc mắc nói là Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông sao không đề cử? Ông trả lời, Thái hậu hỏi là người thay thế tôi chứ không hỏi là người hầu hạ nên chỉ có Trần Trung Tá là người có thể thay ông được. Thái hậu khen ông là có lòng trung nghĩa nhưng không dùng lời của ông để lại.



Nơi thờ Tô Hiến Thành tại đền Lý Bát Đế tỉnh Bắc Ninh

Ông mất vào tháng 6 năm 1179. Sử thần Ngô Sỹ Liên có bàn rằng: Tô Hiến Thành nhận việc ký thác con côi, hết sức trung thành, khéo xử trí biến cố, như cột đá giữa dòng tuy bị sóng gió không lay động vỗ đập mà vẫn đứng vững không chuyển khiến cho trên yên dưới thuận không thẹn với phong độ của bậc đại thần. Huống chi đến lúc sắp chết còn vì nước tiến cử người hiền tài, không vì ơn riêng...
(ST)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét