Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

Đi chợ 'đánh nhau' cầu may

ứ đến chợ là bị đánh, nhẹ thì bị ném cà chua, táo xanh, trứng thối, nặng thì sứt đầu mẻ trán, nhưng người dân Đông Sơn và Thiệu Hoá (Thanh Hoá) lại quan niệm rằng đi chợ Chuộng đánh nhau mới gặp may mắn.

*Clip: Cảnh 'đánh nhau' ở chợ Chuộng
Chợ Chuộng chỉ họp một lần trong năm, vào mùng 6 Tết tại bãi bồi ven sông Hoàng, thuộc xã Đông Hoàng (Đông Sơn, Thanh Hóa). Đây là phiên chợ "bán điều rủi, mua điều may” nên bất kể trời nắng mưa hay giá rét, hàng nghìn người vẫn ùn ùn kéo về tham dự từ sáng sớm.
Nói về chợ Chuộng, người xưa còn lưu truyền câu ca “Chết bỏ con, bỏ cháu, sống không ai bỏ mùng 6 chợ Chuộng”. Trước phiên chợ một ngày, người dân trong làng đã góp tre làm một cây cầu nối hai bờ sông để người dân qua lại cho thuận tiện. Hết mùng 6 Tết, cây cầu sẽ được dỡ bỏ.
Không chỉ người già, trung niên mà thanh niên cũng háo hức đến chợ Chuộng để cầu may nên có gia đình đã bắc thuyền và ván làm đường qua lại, ai qua "cầu" sẽ phải trả phí.
Thanh niên cầm cà chua chín đỏ để ném vào bất kỳ ai dù là người già hay trẻ. Thậm chí, ném người vừa bán cho mình mà không hề bị phản ứng bởi cà chua tượng trưng cho sự may mắn. Bị ném cà chua là năm đó sẽ có nhiều niềm vui.
Mỗi túi cà chua được mua với giá từ 3.000 đến 5.000 đồng, nhóm thanh niên chia nhau để ném.
Ai đến chợ cũng bị ném cà chua, họ không những không bực mình mà còn cười vui vẻ và chạy tán loạn. Có khi thanh niên làng này tập hợp cùng ném cà chua về thanh niên làng khác.
Sau mỗi lần bị "tấn công", cô gái này bẩn từ đầu đến chân, nhưng vẫn cười vui vẻ.
Nhưng cũng có người bị đánh đến ngất xỉu hoặc máu me đầy người. Vì thế chợ Chuộng được gọi bằng một tên khác là chợ "Choảng".
Lực lượng công an xã Đông Hoàng cùng các xã lân cận phải trực chiến từ sáng sớm đến khi chợ tan đề phòng sự cố đáng tiếc xảy ra.
Bên cạnh chợ đánh nhau, người dân vẫn mua bán những mặt hàng phục vụ sinh hoạt như phiên chợ bình thường với mong ước mua được nhiều may mắn trong năm mới.
Hoàng Thùy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét