Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

Đảo Phú Quý: Hấp dẫn nhưng vẫn còn xa

Đảo Phú Quý (còn gọi là cù lao Thu hay cù lao Khoai Xứ) là một đảo có diện tích 16 km², cách thành phố Phan Thiết hơn 110 km về hướng đông nam. Là một đảo nhỏ giữa biển khơi nhưng Phú Quý có nhiều di tích văn hóa, tín ngưỡng của cư dân duyên hải miền Trung và nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên.
 Dao Phu Quy Hap dan nhung van con xa
 Những bãi biển còn hoang sơ trên đảo Phú Quý thường tạo cảm giác mạnh với du khách lần đầu đến đây. Ảnh: Lê Bá Lư
Rời cảng Phan Thiết lúc 7 giờ sáng và sau hơn 8 tiếng đồng hồ lênh đênh trên biển khơi, vật vã với những con sóng mạnh hơn cấp 6, đến 15 giờ 30 chiều, con tàu Phú Quý 07 cập bờ lên đảo Phú Quý.
Dù đang mệt nhoài, ngất ngư trong cơn say sóng, nhưng khi nghe tiếng còi hụ báo hiệu tàu sắp cập bến, tôi cố gắng ngồi dậy bước lên bong tàu. Từ biển nhìn vào, quần đảo Phú Quý nổi lên với những hình dáng kỳ thú. Nhìn về phía bên phải, đảo có dáng con rồng vờn mây; phía bên trái giống như con cá voi khổng lồ đang vượt sóng.
Cảng Phú Quý tấp nập ghe thuyền neo đậu và nhộn nhịp người. Thoạt nhìn, đảo có vẻ sầm uất với những dãy nhà kiên cố, mới mẻ và những rặng dừa, phi lao xanh ngan ngát nối dài. Đảo không có suối, nhưng mạch nước ngầm dồi dào nên nguồn nước ngọt không khan hiếm. Những cư dân lao động biển ở đây đặc biệt có giọng nói khá nặng, khó nghe, nhưng rất hiền lành, thân thiện.
Đảo có nhiều đồi, gò, cồn cát kéo dài. Phần nhiều các cơ quan hành chính, nhà văn hóa, sân vận động, trường học, khu vui chơi giải trí, đường sá tráng nhựa… trên đảo đều còn mới và một số công trình đang thi công dở dang. Nhiều khu vực trên đảo đã có dáng dấp đô thị, nhưng tất cả vẫn còn là “nhà không số, phố không tên”.
Trong bốn ngày ở đảo, tôi đã đi thăm nhiều nơi và gặp nhiều nhóm du khách Tây ba lô tắm biển, lướt ván và đạp xe lang thang các con đường quanh đảo. Tôi đã đến thăm chùa Linh Quang - di tích lịch sử quốc gia tọa lạc trên một đồi cao tại thôn Mỹ Khê xã Tam Thanh. Chùa được xây dựng vào thời Cảnh Hưng thứ 8 đến nay đã có hơn 250 tuổi; hiện còn lưu giữ các sắc phong của triều Nguyễn ban. Đình vạn An Thạnh ở xã Tam Thanh là một trong những vạn chài trên đảo thờ cúng Ông Nam Hải và ở đây cũng có một số sắc phong mà các vua triều Nguyễn ban tặng. Dinh mộ Thầy Nại, miếu bà chúa Bàng Tranh ở xã Long Hải; ngôi chùa cỗ Linh Sơn trên núi Cao Cát…
Dao Phu Quy Hap dan nhung van con xa
Ngôi mộ cổ trong khu dinh mộ Thầy Nại trên núi Cao Cát. Ảnh: Lê Bá Lư
Dinh mộ Thầy Nại xây dựng từ thế kỷ 17, là nơi được cư dân biển sùng bái, xem như là chỗ dựa tinh thần. Lễ cúng Thầy được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 4 tháng Tư (âm lịch), đây là hoạt động văn hóa, tín ngưỡng của người dân trên đảo với những nghi thức cổ truyền nguyện cầu trời yên biển lặng, đất thái dân an. Đây cũng là lễ hội lớn nhất hàng năm trên đảo, có rất nhiều người từ đất liền ra tham dự.
Miếu bà chúa Bàng Tranh, một di tích văn hóa cũng là nơi tín ngưỡng của ngư dân. Theo truyền thuyết, bà chúa Bàng Tranh tên là Bàng Thị Vương Tranh là một công chúa của vương quốc Chiêm Thành, vì trái lệnh vua cha nên bị thả xuống thuyền lưu đày biệt xứ. Thuyền công chúa trôi dạt vào đảo và bà đã ở lại cùng cư dân khẩn hoang lập nghiệp. Bà là người tài đức, đạo hạnh được nhân dân tôn sùng. Sau khi mất, bà được dân lập miếu thờ, cúng giỗ hàng năm. Hiện nay, miếu bà chúa Bà Tranh đang được trùng tu, tôn tạo.
Ngôi chùa cổ Linh Sơn tọa lạc trên núi Cao Cát, ở độ cao hơn 120 mét so với mực nước biển. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo. Đứng nơi đây, tâm hồn con người cảm thấy lâng lâng, hòa quyện với đất trời, chúng ta có thể nghe tiếng gió hú lồng lộng với những âm thanh kỳ bí như tiếng nói tâm linh; đồng thời có thể nhìn ngắm toàn cảnh bức tranh sống động của đảo Phú Quý: từng rặng cây, bãi biển, cồn cát, làng chài, khu dân cư, con đường vòng quanh đảo, những con thuyền nhấp nhô lướt sóng và cầu cảng nhộn nhịp ghe thuyền…
Dao Phu Quy Hap dan nhung van con xa
Tam quan chùa Linh Sơn trên sườn núi Cao Cát. Ảnh: Lê Bá Lư
Ngoài ra, Phú Quý còn có đền thờ Bà Chúa Ngọc và vạn Thương Hải là hai di tích lịch sử cấp tỉnh vừa mới được công nhận có 5 sắc phong thần cho Bà Chúa Ngọc và còn một số hiện vật tế tự quý như chiếc đỉnh đồng, chân đèn và chuông đồng. Ba sắc phong cho Thần Nam Hải và hai sắc phong thần cho Bắc Trấn đô đốc Bùi Quận Công.
Đến Phú Quý, du khách được thưởng thức nhiều món hải sản tươi sống. Thật thú vị khi đến nhà hàng Long Vĩ, nằm dưới chân dinh mộ Thầy Nại. Tại đây, gió biển lồng lộng, du khách vừa được nhìn ngắm biển trời, vừa tận hưởng hương vị các món tôm hùm nướng, cá mú đỏ chấm mù tạt, rùa hấp muối và nhiều loại hải sản tươi rói… Anh Dương Đăng Vỹ, 43 tuổi, chủ nhà hàng cũng là một tay tài tử, đàn giỏi hát hay và vui tính.
Khách đến đảo cũng đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món "bò nóng” ở một quán nhỏ giữa khu rừng trong khu vực núi Cấm. Tại đây, bò làm thịt để nguyên con, khách mua bao nhiêu xẻ bấy nhiêu. Khách được quán cung cấp lò than, dao thớt, chén đũa, gia vị… và khách sẽ tự chế biến nóng theo ý thích. Thị bò tươi ngon và cách ăn độc đáo này càng làm tăng cái cảm giác ngon miệng và hứng thú của thực khách. Cuối cùng, khách còn được "tặng" món cháo xương bò ngọt lịm cho chắc bụng trước khi từ giã.
 Dao Phu Quy Hap dan nhung van con xa
Một góc khu dân cư trên đảo Phú Quý, nhìn từ sườn núi Cao Cát. Ảnh: Lê Bá Lư
Dao Phu Quy Hap dan nhung van con xa
Những khối đá lớn có hình thù lạ mắt trên núi Cao Cát cũng hấp dẫn nhiều du khách khám phá. Ảnh: Lê Bá Lư
Trên đảo có 6 khách sạn và nhà nghỉ, tập trung ở khu vực xã Tam Thanh. Tuy chưa nơi nào được gắn “sao”, nhưng các khách sạn, nhà nghỉ ở đây cũng có đủ tiện nghi. Ở đảo, điện chỉ có từ 7 giờ 30 đến 23 giờ 30 mỗi ngày, nhưng khí hậu quanh năm mát mẻ, trong lành, khí trời ban đêm se lạnh nên chẳng cần đến máy lạnh.
Huyện đảo Phú Quý là một quần thể gồm 10 hòn đảo lớn, nhỏ; trong đó, chỉ đảo lớn Phú Quý là có dân cư. Huyện có 3 xã, 10 thôn, 5.466 hộ với số dân gần 27.000 người, đa số sống bằng nghề đánh bắt và các dịch vụ hậu cần nghề biển.
Hy vọng, trong một ngày không xa, huyện đảo xa xôi này sẽ "gần" hơn với đất liền khi phương tiện giao thông thuận tiện hơn và sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn của du khách và các nhà đầu tư. Khi ấy, đảo Phú Quý sẽ thực sự là vùng đất phú quý trên biển khơi. 
Việt Báo (Theo TBKTSG)
Vẻ đẹp quê hương - đảo Phú Quý (Bình Thuận) từ nhiều góc độ khác nhau được bạn Nguyễn Tiêu Cho ở TP HCM ghi lại và chia sẻ với TS.
Dao Phu Quy trong xanh
Xóm Rẫy nhìn từ núi Cao Các.
Dao Phu Quy trong xanh
Núi Cao Các nhìn từ Gành Hang.
Dao Phu Quy trong xanh
Làng chài Bãi Lăng.
Dao Phu Quy trong xanh
Bãi Nhỏ.
Dao Phu Quy trong xanh
Nước xanh ngắt.
Dao Phu Quy trong xanh
Một góc của bãi biển Phú Quý.
Dao Phu Quy trong xanh
Vịnh Ông Tỉnh trong nắng chiều.
Dao Phu Quy trong xanh
Nhìn từ núi Cao Các.
Dao Phu Quy trong xanh
Bãi biển gần Bãi Nhỏ.
Dao Phu Quy trong xanh
Bãi biển Phú Quý.
Nguyễn Tiêu Cho
Kỳ thú đảo Phú Quý

Chỉ nghe tên đảo thôi đã thấy tò mò về địa danh đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết hơn 100 km về hướng đông nam. Là một hòn đảo giữa biển khơi đẹp thơ mộng, đậm nét hoang sơ , thậm chí nhiều nơi còn chưa từng vương dấu chân người…
Điểm du lịch sinh thái hấp dẫn
Vẻ đẹp hoang sơ của đảo
Vẻ đẹp hoang sơ của đảo
Đảo Phú Quý rộng 32 km2, gồm 10 hòn đảo lớn nhỏ. Nhìn từ phía Bắc, đảo có hình thù như một con cá thu nổi lên giữa biển. Nơi đây có khí hậu trong lành, có nhiều bãi tắm, như vịnh Triều Dương, bãi Doi Dừa, bãi nhỏ Gành Hang,... với những dải cát trắng mịn, nước trong màu ngọc bích.
Đảo Hòn Tranh là một điểm du lịch sinh thái biển hấp dẫn. Ảnh: Internet.
Đảo Hòn Tranh là một điểm du lịch sinh thái biển hấp dẫn. Ảnh: Internet.
Bao quanh đảo là 9 hòn đảo nhỏ như Hòn Tranh, Hòn Đen, Hòn Trứng... là những điểm du lịch sinh thái biển đầy hấp dẫn. Đặc biệt quanh đảo có một thảm thực vật rạn san hô rất đa dạng phong phú nhiều chủng loại, ấn tượng với Phú Quý là vẻ đẹp của những bãi biển, nước trong xanh vắng không bóng người.
Hình thù lạ mắt trên núi Cao Cát. Ảnh: Internet
Hình thù lạ mắt trên núi Cao Cát. Ảnh: Internet
Đến Phú Quý, lên đỉnh núi Cao Cát tận hưởng làn gió mát rượi từ biển, nhìn tứ phía chỉ có biển khơi, Ngày rằm, đứng trên đỉnh Cao Cát, hướng ra biển phía hòn Đen, bên tay trái núi Cấm sẽ thấy hoàng hôn đang xuống dần, bên tay phải phía lạch Dù sẽ thấy trăng tròn đang từ từ lên cao, cứ như được hòa mình với đất trời.. Xa xa là Hòn Tranh, Hòn Trứng, Hòn Trào, Hòn Đen… bao quanh đảo như một quần thể kiến trúc của thiên nhiên để đảm bảo cho Phú Quý ngăn được bão biển.
Thả sức thưởng thức hải sản tươi rói
Ngoài cảnh đẹp thiên nhiên và con người, Phú Quý cũng nổi danh với những loại hải sản tươi rói từ biển. Một trong những đặc sản phổ biến là mực cơm, mực ống, mực thẻ, mực nang... đâu đâu cũng thấy trên đảo. Những hải sản khác từ tôm, cua, cá, hải sâm... đều phong phú.
Thưởng thức cua huỳnh đế với hàm lượng đạm cao ở thịt cua. Ảnh: Internet
Thưởng thức cua huỳnh đế với hàm lượng đạm cao ở thịt cua. Ảnh: Internet
Món ăn mà chỉ có ở đảo Phú Quý đó chính là cua huỳnh đế. Loại cua này có thịt rất chắc và độ đạm cực cao, có thể chế biến nhiều món ăn. Nhưng sản phẩm đặc biệt nhất của loại hải sản này là lấy thịt nấu cháo. Người ta gỡ cua ra lấy gạch ở mai và thịt bỏ vào nồi cháo khi đã nhuyễn. Nồi cháo cua huỳnh đế sẽ ngọt và thơm tuyệt. Tuy nhiên, với những ai mắc chứng bệnh “gút” thì lại không nên ăn vì nó có thể làm bệnh tái phát.
Cùng với đó, món cá Mú đỏ hấp hành gừng cũng hấp dẫn không kém với thịt cá thơm, đậm đà khó quên.
Cá Mú đỏ hấp hành gừng. Ảnh: Internet
Cá Mú đỏ hấp hành gừng. Ảnh: Internet
Tuy nhiên, đảo Phú Quý vẫn là một điểm du lịch còn ở dạng tiềm năng do chưa có sự đầu tư đúng mức. Với lợi thế hiện có, Phú Quý sẽ là điểm đến tham quan du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái biển, du lịch thể thao, câu cá trên biển và du lịch văn hóa lịch sử... rất hấp dẫn cần được quan tâm hơn để khai thác và phát triển.
Lê Thảo

Dao Phu Quy trong xanh
Dao Phu Quy trong xanh
Dao Phu Quy trong xanh
Dao Phu Quy trong xanh

Phú Quý - Đảo ngọc không có đám cưới

Cuộc sống của người dân trên đảo Phú Qúy (Bình Thuận) ngày nay đã có nhiều thay đổi, khấm khá, hiện đại nhưng việc tổ chức cưới hỏi của những đôi trai gái trên đảo vẫn chưa hề xảy ra.
Huyện đảo Phú Quý có lẽ là huyện duy nhất trên đất nước ta không có đám cưới. Cụ Hai Dương (xã Đông Hải) cho biết: Hơn 80 tuổi mà tui chưa ăn đám cưới ai trên đảo bao giờ… Có lẽ tập tục này bắt nguồn từ thuở xa xưa khi những cư dân đầu tiên phát hiện ra đảo và định cư tại đây.

Đảo Phú Qúy rộng 16,4 km², gồm 10 hòn đảo lớn nhỏ, nằm cách TP Phan Thiết 56 hải lý về phía Đông. Huyện đảo có 3 xã Ngũ Phụng, Tam Thanh và Đông Hải bao quanh còn có nhiều hòn nổi lớn, nhiều bãi biển, gành đá, vịnh hoang sơ rất đẹp.

Những năm trước đây, khi ghe thuyền ra đảo mỗi tuần một chuyến, đảo gần như biệt lập với đất liền. Dân trong Phan Thiết, Phan Rí gọi người ngoài đảo là dân Hòn. Tiếng nói, âm điệu rất khó nghe. Chưa nói đến vốn từ vựng sử dụng rất nhiều phương ngữ và từ cổ.

Hồi năm 80 thế kỷ trước, một tàu vượt biên cập vào đảo Phú Qúy mà cứ tưởng đã ra nước ngoài. Trên đảo không có xe cộ, thời tiết hanh hao lúc nào cũng vàng ươm như mùa thu, tóc của đàn ông nắng gió biển làm vàng hoe, đỏ quạch, nghe giọng nói lạ của người dân khiến cho những người vượt biên cứ tưởng đang đến một đảo quốc nào đó.

Hỏi thăm đường đến… trụ sở cơ quan công quyền, dân trên đảo nghe câu được, câu không nên chỉ đại về phía doanh trại Tiểu đoàn 475 của Tỉnh đội Thuận Hải cũ đóng quân trên đảo. Cả thuyền vượt biên đều bị bắt giải về đất liền.

Có thể do cuộc sống biệt lập, thường xuyên đối mặt với thiên tai, khắc nghiệt và cực khổ mưu sinh trên biển nên các tập tục truyền thống không được chú trọng và không lưu truyền.

Tục cưới hỏi trên đảo Phú Quý rất đơn giản gần như không ai để ý đến. Trước đây trên đảo không có đường nhựa, không có xe ô tô, gắn máy nên khái niệm “lên xe hoa” càng không thể có.

Những chàng ngư dân khỏe mạnh khi đến tuổi trưởng thành, sẽ được các cô gái quan tâm đến với những thành tích như: lặn sâu, lâu nhất, đánh cá giỏi, câu mực nhiều, hoặc giả bị bão tố vẫn sống trên biển nhiều ngày…
 Đảo Ngọc Phú Quý
Nếu để ý, nhớ nhung một cô gái, không cần mai mối dạm ngõ như các nơi, chàng trai trình bày với cha mẹ, người thân hoặc với chủ ghe nếu không còn người thân. Nhân dịp nhà bên cô gái có tiệc tùng, đám giỗ nhà trai sang “đánh tiếng” . Tục lệ ở trên đảo gọi là “nói chừng”. Nghĩa là đề cập việc con cái muốn thành vợ chồng. Việc này không cần bất cứ lễ vật hay nghi lễ gì cả. Cộng đồng cư dân trên đảo không đông, không bị chi phối bởi tác động từ bên ngoài nên các gia đình đều rất biết nhau, quen nhau như trong đại gia đình. Con ai, nhà ai, ghe ai tất cả đều rành rẽ.

Nếu nhà cô gái đồng ý, thì chính thức ngay sau đó, chàng trai đã có thể đến nhà gái để ngủ. Không cần nghi lễ động phòng hay tuần trăng mật, những cặp uyên ương trên xây tổ rất tự nhiên, rất đơn giản như biển và thuyền ghe không thể thiếu nhau.

Cô gái cũng chính thức trở thành vợ anh chàng kia mà không cần tốn kém, thách cưới gì cả. Rất ít có đám từ chối lời “nói chừng” của nhà trai. Vì các điều kiện cần và đủ đã hội tụ, nên việc “nói chừng” là cái cớ để xác lập hôn nhân.

Thông thường nhà có con gái bao giờ cũng dành buồng riêng. Nếu gia đình khá giả có thể cho luôn căn nhà riêng cho hai bạn trẻ xây tổ ấm. Chàng rễ ban ngày làm việc bên gia đình mình, tối về ngủ với cô dâu. Nếu hai bên gia đình có công việc, hoặc giỗ kỵ, dựng nhà mới…thì sang “mượn” cô dâu, hoặc chú rễ về nhà giúp vài hôm tùy theo công việc.

Thời gian “ngủ bên nhà vợ” nếu xảy ra những mâu thuẫn, hay phát hiện sự rạn nứt, bất ổn nào đó trong hạnh phúc, tình yêu chàng trai có thể “chia tay” mà không cần phải hòa giải hoặc ly hôn.
Cũng không hiếm những trường hợp sau thời gian chung sống rất ngắn ngủi, các cô vợ “sa thải” chồng vì những lý do không thể chung sống lâu dài. Bao giờ thì cô dâu về sống bên nhà chồng? Câu trả lời: bao giờ cũng được nhưng có điều kiện.

Nhà chồng cảm thấy cần có con dâu chung sống, phải được con dâu đồng thuận thì chọn dịp nhà bên gái có giỗ kỵ, tiệc vui sang trình bày và xin đưa con dâu về sống. Đa phần người dân trên đảo không chọn cách này vì sống bên chồng hay bên nhà gái thì vẫn “ngày việc ai người ấy làm” chỉ có tối về ngủ chung. Nếu ra riêng thì miễn bàn.
Một góc đảo nhìn từ trên núi
Ngày trước, chỉ khi nào cô dâu sinh ra con trai, gia đình bên chồng mới tổ chức bữa tiệc ăn mừng, sang nhà gái xin đón con dâu về sống bên nhà chồng. Nếu cô dâu chỉ sinh con gái thì bên nhà trai ít khi đón về. Quan niệm của dân biển: sinh càng nhiều con trai càng tốt. Con trai chính là lao động trên biển và cũng là người mang lại của cải, tài sản bảo đảm cuộc sống.

Ảnh hưởng của quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (nam trọng, nữ khinh) đã bám sâu gốc rễ vào các thế hệ tuy không bộc lộ rõ nét, nhưng ngấm ngầm tư tưởng phong kiến trong việc chọn dâu và cháu nội nối dõi tông đường.
Bãi biển hoang sơ
Ông Dương Minh, 70 tuổi, ở xã Ngũ Phụng, có 10 người con (7 trai, 3 gái) tỏ ra lạ lẫm: “Dòng họ tôi ở đây mấy đời rồi, nhưng tôi chưa dự qua đám cưới nào cả. 10 đứa con có vợ, có chồng hết rồi, nhưng chẳng có đứa nào tổ chức đám cưới”.

Người dân trên đảo lạ lẫm và không hiểu nổi: đám tiệc cưới tại sao có khách dự. Họ quan niệm đó là chuyện của hai bên gia đình thôi. Vì vậy mà nhiều đời nay dân trên đảo không quan tâm đến hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy đăng ký kết hôn.

Anh Nguyễn Văn Nhị - Một anh bạn cán bộ Công an Bình Thuận cho biết: năm 2010, đơn vị anh tập trung nhiều tháng trời ở đảo Phú Qúy để làm giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu cho dân, hướng dẫn pháp luật… nhiều câu chuyện cười ra nước mắt mà chúng tôi sẽ kể vào dịp khác. Lấy chồng sớm, đẻ nhiều, thất học mù chữ, ít hiểu biết pháp luật là vấn nạn ngày nay vẫn còn khá phổ biến trên đảo.
Phú Quý hoang sơ dấu vết thời gian
Từ năm 2000 trở lại đây, do việc tăng cường cán bộ, giáo viên từ đất liền ra đảo nên trên đảo xuất hiện vài tiệm thuê đồ cưới và chụp ảnh. Nhưng đám cưới của “công dân nhập cư” cũng chỉ là hình thức để chụp ảnh, quay phim…lưu niệm. Tiệc cưới cũng chỉ là bánh kẹo, nước trà, nước ngọt như thời bao cấp. Vì nếu tổ chức rình rang, có mời dân trên đảo cũng không ai dự vì xa lạ. Nhờ vậy mà phong trào “tiết kiệm” tiệc tùng cưới hỏi trên đảo Phú Quý không cần phát động cũng trở thành điển hình, gương mẫu.

Trên đất Việt, vẫn còn hòn đảo ngọc Phú Quý là nơi không tổ chức đám cưới bao giờ, nhưng các cặp vợ chồng trẻ ở đây đều sống rất hạnh phúc, cho đến khi răng long, đầu bạc.
Theo Nam Yên
Phunutoday

Cù lao Khoai Xứ quá đẹp như một kỳ quan

Cù lao Thu có nhiều tên gọi khác là cù lao Khoai Xứ, đảo Thuận Tịnh hay đảo Phú Quý. Người Pháp gọi là đảo Pulo Cecir de Mer. Cho dù tên gọi là gì thì đây vẫn là điểm du lịch biển hấp dẫn ở Bình Thuận.
Dong thuyền ra biển khơi để cảm nhận sự kỳ vỹ của tạo hóa và sức mạnh của thiên nhiên đã tạo nên kỳ quan giữa trùng dương.
Cách Thành phố Phan Thiết khoảng 120km, nhìn từ hướng đông là một con rồng đang vẫy vùng, từ phía bắc như chú cá kình dũng mãnh còn từ phía tây nam lại như chú cá voi oai vệ giữa biển khơi mênh mông. Đó chính là Cù lao Thu hay còn gọi đảo Phú Quý.

Đường đến Cù lao Thu của tôi thật gian nan quá đỗi. Từ Sài Gòn qua 200km đến với thành phố biển Phan Thiết, rồi từ cảng cá Phan Thiết lên tàu sắt lênh đênh hơn 7 tiếng để đến với hải đảo xa xôi. Con tàu Bình Thuận 18 đã dũng mãnh vượt sóng thẳng tiến ra đại dương. Những cơn sóng cao 6,7m đánh tung tóe cả boong tàu, ngồi trên tận tầng 3 mà sóng cũng đánh thốc vào khoang lái. 


Chiếc tàu chỉ mong manh như chiếc lá nhỏ giữa cơn giận dữ của biển cả mênh mông khiến người bạn đồng hành của tôi nôn thốc nôn tháo không biết bao nhiêu lần. Thiếp đi trong giấc ngủ chao nghiêng chập chờn đến khi tỉnh lại vì nghe hồi còi hụ liên hồi báo đến nơi, thì màn đên đã vây phủ mịt mù. Anh Vĩ "chúa đảo" cùng Tâm - cô con gái xinh đẹp nồng nhiệt đón chúng tôi ở tận bến tàu. Chúng tôi về nghỉ tại nhà anh để khởi đầu cho ngày mới khám phá vùng đất giữa đại dương bao la này.


Cù lao Thu đẹp như một kỳ quanCù lao Thu đẹp như một kỳ quan
Là một đảo nhỏ, với diện tích 16km2 thuộc tỉnh Bình Thuận, Phú Quý cách quần đảo Trường Sa 540 km về phía Tây Bắc, cách thị xã Cam Ranh - tỉnh Khánh Hòa 150km về phía Nam, cách Côn Đảo 330km về phía Đông Bắc và cách thành phố Vũng Tàu 200km về phía Đông. Ngoài đảo chính, chung quanh đảo Phú Quý còn có Hòn Đá Cao, Hòn  Đỏ, Hòn Tranh và Hòn Hải. Huyện đảo Phú Quý có 3 xã: Long Hải, Ngũ Phụng và Tam Thanh. Trong sử sách, đảo từng được biết đến  với tên gọi Cổ Long hay Thuận Tịnh… 

Từ năm Thiệu Trị thứ 4 (1844) vì tiềm năng kinh tế dồi dào và số lượng đặc sản đáng kể biệt nạp cho Triều đình Huế, đảo được đổi tên từ Tổng Hạ sang Tổng Phú Quý trực thuộc huyện Tuy Phong, phủ Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận. Hiện nay, Phú Quý là một huyện đảo xa của tỉnh Bình Thuận.

Sáng sớm hôm sau, xong bữa sáng tại nhà hàng Long Vĩ, anh Vĩ đưa chúng tôi dạo chơi một vòng quanh đảo. Điểm đầu tiên là mộ thầy Nại. Được đắp ở thôn Đông Hải, xã Long Hải từ năm 1665, mộ thầy Nại là nơi gắn liền với cuộc sống tâm linh của người dân Phú Quý. Chuyện kể rằng, thầy Nại là tướng quân, cũng là người am hiểu thiên văn, nhân chuyến qua đảo thấy đây là nơi rồng ẩn mình giữa biển nên đã ghé thăm và giúp đỡ cho người dân nơi đây rất nhiều. Sau này, khi mất đi thầy có tâm nguyện được chôn cất ở đảo này ngay gành đá đen.  

Người dân đời sau nhớ ơn giúp đỡ cũng như tin thầy sẽ phù hộ đem lại may mắn bình an nên lập đền thờ. Đứng ở mũi doi thầy nhìn ra biển khơi xanh thẫm, muôn con sóng bạc đầu trắng xóa cuồn cuộn xô bờ, bao lo toan, bao mệt mỏi bị đập tan vỡ vụn theo từng con sóng.


Cù lao Thu đẹp như một kỳ quan
Đây những cô bé đùa vui trên bãi cát, kia những cậu bé đi câu bạch tuộc chỉ với một sợi dây và chiếc lưỡi câu mảnh. Sóng cứ mơn man nhẹ nhàng rồi lấp những dấu chân in trên nền cát như muốn xóa tan đi cái lo âu của cuộc sống tất bật thường ngày.

Với chiếc xe máy, chúng tôi thong dong lang thang khắp đảo, vượt qua một con dốc cao, bãi Triều Dương hiện ra trước mặt, phẳng lặng và yên ả. Đây là nơi cát mịn, là bãi tắm lãng mạn nhất trên đảo.

Bãi được che chắn bởi vòng cung được tạo nên từ những gềnh đá, che chắn đi sự giận dữ của biển cả. Đây những cô bé đùa vui trên bãi cát, kia những cậu bé đi câu bạch tuộc chỉ với một sợi dây và chiếc lưỡi câu mảnh. Sóng cứ mơn man nhẹ nhàng rồi lấp những dấu chân in trên nền cát như muốn xóa tan đi cái lo âu của cuộc sống tất bật thường ngày.


Cù lao Thu đẹp như một kỳ quan
Rời Triều Dương, chúng tôi lần lượt ghé thăm núi Cao Cát với ngôi chùa Linh Sơn độc đáo trong kiến trúc khi một phần được xây chìm vào vách đá; những hàng phong điện khổng lồ cung cấp điện cho cả huyện đảo. Rồi ngơ ngẩn với bãi Doi  Dừa, bãi Dộc Cái, hay bâng khuâng với cuộc sống của người dân ở Vạn An Thạnh…

Bữa trưa, chúng tôi được thưởng thức những đặc sản hết sức hấp dẫn của Phú Quý với cua huỳnh đế và cá mú đỏ hấp gừng. Cua huỳnh đế thịt thơm chắc và có độ đạm rất cao, vị vào miệng thật ngọt và đậm đà. Còn cá mú đỏ hấp gừng thái mỏng cuốn kèm rau sống, bánh tráng cùng chén nước mắm thật ngon lại cho vị thật thanh dịu, chỉ muốn ăn mãi không thôi.


Cù lao Thu đẹp như một kỳ quanCù lao Thu đẹp như một kỳ quan Cù lao Thu đẹp như một kỳ quan
Theo chân anh Vĩ, chúng tôi lại vòng vèo qua những con đường ven biển đẹp mê hồn, ngoài khơi xa là Hòn Tranh vững chãi, trên hòn có lực lượng hải quân đồn trú để bảo vệ hải đảo tiền tiêu. Hòn Tranh cũng là nơi đặt thiết bị rada với tầm quan sát đến 500 hải lý ra tận Thái Bình Dương. Say sưa với những câu chuyện thú vị của anh Vĩ, bất ngờ anh dừng xe bên đường. Chúng tôi trèo qua một vách đá cao. Gió thổi càng lúc càng mạnh. 

Vừa lên tới đỉnh, tôi lặng người đến sững sờ. Nơi tôi đứng là đỉnh cao ngất ngay sát mép vực sâu, dưới thăm thẳm là biển cả gào thét với triệu con sóng đập ầm ầm vào những vách đá cao hàng chục mét chạy dài bao bọc. Nước biển đổi màu theo không gian ra đại dương, từ xanh lơ mát dịu, qua màu lục ngọc bảo rồi chuyển xanh ngọc bích, và càng lúc càng thẫm dần nơi đường chân trời. Và rồi biển trời giao hòa làm một xóa tan đi ranh giới vô hình của tạo hóa.

Gió quá mạnh khiến tôi không thể đúng vững mà phải dựa lưng vào vách đá và nhắm mắt lại. Trong thời khắc này đây, tôi thấy mình như dần tan ra trong  mênh mông kỳ vỹ của vũ trụ, vẳng trong gió gào thét như có tiếng người xưa vọng về. Hình ảnh những đoàn thuyền vượt trùng khơi đi mở mang bờ cõi, bao xương máu của ông cha đã đổ xuống để ngàn năm sau chúng tôi được đứng nơi đây mà lòng tự hào bùng cháy trong trái tim nhỏ bé.


Cù lao Thu đẹp như một kỳ quan
Cả vùng bao la long lanh dặt dìu trong biển vàng sóng sánh. Những đoàn thuyền ăm ắp cá tôm trở về sau ngày dài mưu sinh vất vả. Nơi cầu cảng, người vợ đang đứng đợi chồng, những đứa con đón cha trở về với bữa cơm tối cả gia đình cùng quây quần ấm cúng bên nhau.

Chúng tôi cứ ngắm mãi đến khi trời chuyển tà dương. Điểm đến tiếp theo là hải đăng trên núi Cấm, nơi ngắm hoàng hôn đẹp nhất đảo. Từ hải đăng, ánh chiều buông nhẹ nhàng trên biển, gió lồng lộng thổi qua những thảm rừng mênh mông. Cả vùng bao la long lanh dặt dìu trong biển vàng sóng sánh. Những đoàn thuyền ăm ắp cá tôm trở về sau ngày dài mưu sinh vất vả. 

Nơi cầu cảng, người vợ đang đứng đợi chồng, những đứa con đón cha trở về với bữa cơm tối cả gia đình cùng quây quần ấm cúng bên nhau. Khi mặt trời lịm tắt đi vệt sáng cuối ngày cũng là lúc những vì sao trên nền trời nhấp nháy. Ánh sáng của ngọn đèn từ những ngôi nhỏ trên khắp đảo cũng bừng sáng lung linh cho cảm giác như trời sao cũng sà xuống rồi bồng bềnh trên biển. 


Cù lao Thu đẹp như một kỳ quan
Cũng chỉ đứng đây, trong thời khắc này, bạn mới có thể cảm nhận được trái tim mình xúc động đến dường nào. Giữa trùng khơi sóng gió những con người nhỏ bé lại kiên cường chống chọi và nỗ lực vươn lên, để xây dựng một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Và điều thiêng liêng hơn cả chính là mỗi người trong số họ còn là một người lính dũng cảm góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc qua ngàn đời gìn giữ.

Thông tin thêm:

+ Phương tiện:

Từ Phan Thiết, tàu khởi hành đi Phú Quý thường chạy hàng ngày. Tuy nhiên vào mùa biển động thì lịch trình tùy theo thời tiết và thủy triều. Chuyến sáng lúc 8g, chuyến trưa lúc 11g, ngoài ra vẫn có những chuyến tàu của ngư dân. Liên hệ: tàu Bình Thuận 18 (0908128110 – 0913172333); tàu Bình Thuận 16 (0907559410); giá vé tàu: 150.000 đ.

+ Ăn, ở: nhà nghỉ Long Vĩ ở mũi Doi Thầy (Mộ Thầy): 062. 3509 509 - 0918680344 120. Nhà nghỉ này có vị trí ngắm biển đẹp nhất, có chỗ để cắm trại, đốt lửa trại, dạo biển, câu mực, cá, tôm…

+ Khám phá: các làng chài Ngũ Phong, Long Hải, Đông Hải, Tam Thanh. Ven biển.

Ngắm bình minh tại mũi Doi Thầy (Mộ Thầy), gành Đá đen, gành Hang, hòn Tranh, bãi Doi Dừa, bãi Triều Dương, bãi Dộc Cái, hòn Trào, hòn Chén.

Vạn An Thạnh lưu giữ bộ xương cá voi.

Ngắm hoàng hôn ở hải đăng trên núi Cấm; viếng chùa Linh Bửu, chùa Linh Quang, Thạnh Lâm, vạn Liên Thành, vạn Hải Hòa…

Hệ thống 3 quạt phong điện trên đảo.
 

Tạp chí Travellive

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét