Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011

Bào ngư giúp tăng cường sinh lý


Thịt bào ngư ăn rất thơm ngon và bổ dưỡng, có giá trị dinh dưỡng cao
Ngoài giá trị dinh dưỡng, bào ngư còn là vị thuốc được cả  Đông lẫn Tây y dùng chữa nhiều bệnh và làm thuốc bổ.

Bào ngư (tên khoa học là  Haliotis sp., thuộc họ Haliotidae), một loại ốc có vỏ cứng, hơi dẹt, mặt ngoài nhám, màu nâu sẫm, mặt trong là lớp xà cừ, quanh mép có từ 7 - 13 lỗ nhỏ để thở. Bào ngư thường sống ở ven biển hoặc các vùng hải đảo, lúc còn nhỏ chúng sống gần bờ, càng lớn càng di chuyển ra xa và sâu hơn, có thể sâu tới 12m. Thịt bào ngư ăn rất thơm ngon và bổ dưỡng, có giá trị dinh dưỡng cao. Qua phân tích thành phần hoá học, trong 100g thịt bào ngư có 17,05g protit, 5,89g gluxit, 0,75g lipit, 84,7mg cholesterol, các loại vitamin B1, B2 và nhiều loại chất khoáng. Chất đạm của bào ngư thuộc loại quý, có đủ các axit amin cần thiết cho cơ thể như lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, threonin, valin, leucin, isoleucin, arginin, histidin.
d
Bào ngư giúp tăng cường sinh lý
Theo y học cổ truyền phương Đông, bào ngư có tính bổ âm tăng khí,  ích tinh, minh mục, giúp làm sáng mắt, ổn định đường huyết và tăng cường sinh lực cho nam giới. Qua những công trình nghiên cứu hiện nay, người ta đã tìm thấy trong bào ngư các hợp chất có tác dụng diệt khuẩn có tên là Paolin 1 và Paolin 2, cả hai đều có thể chịu được nhiệt cao 950C trong vòng 45 phút.
Ngoài ra, trong bào ngư còn có một hợp chất khác gọi là "phần C tan trong nước" cũng có tác dụng kháng khuẩn. Khi hợp chất này kết hợp với Paolin 1 sẽ có tác dụng với vi khuẩn Streptococcus pyogenes và Staphylococcus aureus. Còn khi kết hợp với Paolin 2 có thể ngăn chặn được virus polio và influenza A trên súc vật thí nghiệm. Đặc biệt, thịt bào ngư có tác dụng chữa bệnh tốt, giúp bồi bổ khí huyết, bổ thận, tăng thị lực, chống suy nhược cơ thể và điều hoà huyết dịch, dùng cho những người cơ thể suy nhược, mắt kém, suy thận, hay đi tiểu đêm đều tốt. Đặc biệt, dùng bào ngư cho những người mắc bệnh tiểu đường rất tốt vì nó giúp ổn định hàm lượng đường trong máu.
Vỏ bào ngư cũng được  Đông y dùng làm thuốc gọi là "thạch quyết minh". Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, trong vỏ bào ngư có chứa canxi cac bonat, magiê, sắt, silic, photphat và clorua. Theo Đông y, vỏ bào ngư có vị mặn, tính hàn, tác động vào kinh mạch thuộc thận và can, giúp hạ hoả, trị nhức đầu, chóng mặt, đỏ mắt.
BS Kim Minh

Giống như ốc hương, sò huyết, hải sâm, vi cá mập..., bào ngư là món ăn có giá trị dinh dưỡng, có tác dụng chữa nhiều bệnh và tăng cường sinh lực cho nam giới được chú ý hơn cả.


Bào ngư có tính bổ âm, tăng khí, bổ thận, tăng cường sinh lực cho nam giới, chống suy nhược cơ thể... Những người cơ thể suy nhược, mắt kém, thận suy, sinh hoạt tình dục yếu nên dùng bào ngư.

Sau đây là một vài món ăn tham khảo từ hải sản này:

Cơm bào ngư: Gạo tẻ ngon 100g, thịt bào ngư 100g, mỡ nước hoặc dầu ăn, nước dùng gà, gia vị đủ dùng. Gạo tẻ vo sạch, nấu thành cơm. Thịt bào ngư rửa sạch, thái lát. Lấy nước dùng gà cho bột đao hoặc bột bắp cùng gia vị vào quấy lên thành nước sốt, đun sôi nước sốt, sau đó cho thịt bào ngư vào đun tới khi bào ngư chín. Đổ nước sốt bào ngư lên cơm là dùng được. Nên ăn lúc nóng.

Súp bào ngư hải sản: Bột bắp hoặc bột đao 20g, bào ngư thái miếng 50g, thịt cua nạc 50g, tôm nõn 20g, nước dùng gà hoặc nước xương lợn hầm, gia vị đủ dùng. Cho các thứ trên vào đảo cùng với hành phi thơm. Cho bột đao hoặc bột ngô vào nước dùng gà quấy đều rồi đem nấu chín sền sệt, sau đó cho bào ngư cùng các hải sản đã xào chín vào, nêm gia vị là dùng được. Ăn khi nóng.

Bào ngư om lòng trắng gạch cua: Bào ngư 100g, cua gạch một con, lòng trắng trứng gà một cái, bông cải xanh 10g, gia vị, dầu ăn, dầu hào đủ dùng. Làm sạch cua luộc và lấy thịt cua. Bông cải luộc chín tái. Cho bào ngư cùng hỗn hợp gia vị, nấu tới khi bào ngư chín và nước còn sền sệt thì bắc ra. Thịt, gạch cua trộn với lòng trắng trứng nấu một lúc cho chín. Cho tất cả các thứ trên vào đun sôi là dùng được. Nên ăn nóng.

BS. Nguyễn Nghiêm Huệ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét