Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

.Chùa Bà Đanh trầm mặc nơi bến nước sông Đáy

(Soha.vn) - Chùa Bà Đanh hay còn gọi “Bảo Sơn Nữ”, tọa lạc trên một vùng đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Chùa Bà Đanh hay còn gọi “Bảo Sơn Nữ”, tọa lạc trên một vùng đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Chùa có diện tích khoảng 10ha, được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung, bởi ngôi chùa nằm ở vị trí là nơi sơn thủy hữu tình.
Chùa Bà Đanh nhìn từ cầu Cấm Sơn đẹp mê hồn, lung linh nơi bến nước sông Đáy
Cũng như bao ngôi chùa khác, chùa Bà Đanh thờ Phật, song ngoài tượng Bồ Tát còn có tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân và các tượng của tín ngưỡng Tứ Phủ, một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Tương truyền rằng, nơi đây ngày xưa là một vùng đất rậm rạp, cây cối um tùm, vắng vẻ, cư dân thưa thớt và là vùng hay bị thiên tai ngập úng nên đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Người dân làng Đanh Xá chỉ biết cầu trời khấn Phật rủ lòng từ bi.
Sân chùa Bà Đanh tĩnh lặng và thâm nghiêm.
Một điều lạ về giấc mộng của già làng linh hiển một người con gái thục trang được đức Phật Man Nương phái về chăm nom vùng đất này. Từ đó vùng quê ấy mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Để nhớ công đức của vị thần nữ ấy, dân làng Đanh đã dựng nên ngôi đền thờ bà, sau này rước Phật về thờ và xây dựng nên ngôi chùa đặt tên chùa là Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh, ngôi chùa tĩnh lặng và linh thiêng tọa lạc bên bờ sông Đáy.
Vào thế kỷ thứ 7, đây là một ngôi đền nhỏ thờ Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến thời Lê Huy Tông (1675-1750), chùa được xây dựng đàng hoàng và to đẹp hơn. Khuôn viên chùa là một tổng thể bao gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ.
Tượng Phật trong chùa Bà Đanh.
Kiến trúc gỗ chạm khắc tinh xảo trong chùa.
Năm 1994 chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) cấp bằng Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch tiếp tục đầu tư tôn tạo và nâng cấp chùa Bà Đanh.
Hàng năm cứ vào mùa Xuân mới lễ hội chùa Bà Đanh đã được tổ chức với nhiều nghi thức và diễn xướng truyền thống cổ như lễ cáo yết, lễ mộc dục hay lễ rước Thành Hoàng làng cùng các trò chơi dân gian như: Bịt mắt đập niêu, đua thuyền trên sông, chọi gà… thu hút hàng ngàn du khách tới tham dự.
ây đào tiên (sau bức phù điêu) trăm tuổi trĩu quả trong khuôn viên chùa Bà Đanh.
Đến chùa Bà Đanh du khách ai cũng đắm say trước vẻ đẹp lung linh của một ngôi chùa cổ kính. Đứng trên cầu Cấm Sơn theo đường chim bay gần 100 mét là hình ảnh ngôi chùa Bà Đanh lung linh mờ ảo nơi bến nước sông Đáy hiền hòa.
Xe dẫn tới cổng chùa sẽ bị lạc trong hàng nhãn tăm tắp một con đường từ cổng dẫn vào đến sân trước của tam quan. Phía trong khuôn viên chùa có nhiều dãy nhà được thiết kế độc đáo cổ kính với nhiều đồ vật chạm trổ tinh xảo hiếm có. Phía sau đền Trình là bãi đã cổ.
Một điều thú vị là chính câu nói “vắng như chùa Bà Đanh” lại thành khẩu hiệu mời gọi du khách khắp cả nước tìm đến. Sư thầy ở chùa cho biết: “Nay chùa không vắng khách như câu cửa miệng của mọi người truyền tụng trong dân gian trước nữa. Nhiều hôm chùa đón đến hàng trăm khách đến hành hương. Có người đã đến nhiều lần… Cửa chùa luôn rộng mở đón du khách...”.
Du khách thập phương tìm đến chùa Bà Đanh.
Chùa Bà Đanh với đền Trúc, Ngũ Động Thi Sơn (núi Cấm), khu du lịch sinh thái Tam Chúc (Ba Sao), Bát cảnh Tiên cùng với hệ thống các bến thuỷ dọc dài sông Đáy từ ngã ba Hồng Phú, thành phố Phủ Lý sẽ hợp thành một tua du lịch “non nước hữu tình” giữa đường thuỷ và đường bộ đối với du khách mọi miền.
 

Bí ẩn đằng sau sự vắng vẻ ở chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh gồm nhiều công trình như: nhà bái đường, nhà thượng điện, nhà rung đường, phủ thờ Mẫu, nhà tổ… Trên các cột và kèo chạm khắc tinh vi nhưng luôn vắng khách một cách bí ẩn.

Chùa Bà Đanh là một danh thắng của đất Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, từ xa xưa vẫn gắn liền với câu thành ngữ nổi tiếng “vắng như chùa Bà Đanh”. Trên đường tìm đến ngôi chùa này, tôi cứ ngẫm nghĩ và tò mò mãi, không biết chùa Bà Đanh vắng vẻ, hiu quạnh thế nào mà dân gian lại lưu truyền như vậy?

“Vắng như chùa Bà Đanh”

Từ thành phố Phủ Lý rẽ vào quốc lộ 21, đi cầu Quế khoảng hơn 1km, chúng tôi thấy chùa Bà Đanh thấp thoáng hiện ra sau những bóng cây. Ngôi chùa u tịch nhìn ra con sông Đáy trôi chảy hiền hòa. Bến nước của chùa Bà Đanh nằm thoai thoải bên bờ sông, các bậc đá màu xám ngà ngà nổi bật giữa màu xanh của cây cỏ và dòng nước phẳng lặng như gương.

 Chùa Bà Đanh hiện ra thấp thoáng sau những bóng cây.

 Con đường nhỏ dẫn vào chùa Bà Đanh rợp bóng nhãn, vải.

Đi qua chiếc cầu treo Cấm Sơn khá bề thế bắc qua sông Đáy, vòng lên một đoạn đường đê vắng vẻ, chúng tôi bắt gặp tấm biển bằng đá ghi “Di tích lịch sử văn hoá chùa Bà Đanh và núi Ngọc”.

Chùa Bà Đanh thuộc địa phận thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách núi Ngọc khoảng 100m. Từ núi Ngọc và từ chân đê, đi qua những đoạn đường nhỏ vắng lặng rợp bóng vải thiều, nhãn..., du khách sẽ thấy tam quan chùa Bà Đanh hướng về phía con sông Đáy thơ mộng.

Khoảng sân rộng được lát đá trồng nhiều loại cây như đa, hoàng lan, sứ… Những cây bưởi trĩu quả vỏ vàng tươi tắn, những cây táo ta sai quả gợi nên hình ảnh một cuộc sống thanh đạm mà trù phú. Đặc biệt, ngôi chùa trồng một cây đào tiên tán thấp có quả to, tròn và dẹt dẹt như bưởi nhưng vỏ nhẵn thín màu xanh bóng, chi chít đầy cành.


 Tam quan ngôi chùa. 

 Một góc sân chùa u tịch

Chùa Bà Đanh gồm nhiều công trình như: nhà bái đường, nhà thượng điện, nhà rung đường, phủ thờ Mẫu, nhà tổ… Trên các cột và vì kèo chạm khắc tinh vi theo đề tài “Ngũ phúc”, “Tứ linh”, “Tùng mã”, “Mai điểu”…

Ngay gần đó là một bến nước lớn uy nghiêm nhưng vắng vẻ, trên các bậc lên xuống của bến nước, lá đa rụng đầy gợi không khí u tịch. Đứng trên bến nước, ngắm nhìn khung cảnh sơn thủy hữu tình, cái lặng yên nhắc cho trái tim mẫn cảm nhớ đến câu thơ của Trần Đăng Khoa: “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa/Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”.

Ngôi chùa của những truyền thuyết dân gian

Chùa Bà Đanh có tên chữ là Bảo Sơn tự, ngoài thờ Phật còn thờ Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu và Tứ Pháp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (bao gồm Pháp Vân - mẹ Mây, Pháp Vũ - mẹ mưa, Pháp Lôi - mẹ Sấm, Pháp Điện - mẹ Chớp).

Lịch sử xây chùa Bà Đanh gắn liền với nhiều truyền thuyết lạ kỳ như tích về mẹ Phật Man Nương – được cho là nguồn gốc của Tứ Pháp – vốn lưu truyền rộng rãi ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

 Một toà nhà trong tổng thể kiến trúc chùa Bà Đanh.


 Đến chùa Bà Đanh, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm chạm khắc gỗ tinh xảo.

 Bến nước chùa Bà Đanh nằm bên con sông Đáy hiền hoà lá đa rụng đầy.

 Con rồng đá nơi Tam quan.

Tượng Bà Chúa Đanh được thờ trong chùa tương truyền là một người con gái được các Thần phái về để trông coi vùng này. Từ khi nhân dân trong vùng xây xong chùa thì sản xuất thuận lợi, không còn thiên tai mất mùa, đời sống trở nên đầm ấm, trù phú. Do đó, trong tâm thức dân gian Bà Chúa Đanh chính là vị thần mùa màng, phù hộ cho nông nghiệp.

Nhiều người kể rằng do chùa Bà Đanh quá linh thiêng nên khách thập phương cũng ít dám ghé qua vì sợ nếu thất lễ sẽ bị trừng phạt. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chùa ở xa khu dân cư, cách trở núi sông, giao thông không thuận tiện nên ít người lui tới. Dù giải thích thế nào thì dường như nguồn gốc câu thành ngữ “Vắng như chùa Bà Đanh” vẫn là một bí ẩn!
 Theo Người Lao Động

Ngôi chùa nổi tiếng nhưng không có khói hương

 

Vì những lý do bất lợi, ngôi chùa linh thiêng quanh năm vắng lặng chẳng có khách đến thăm. Ngay trong những ngày lễ hội nhộn nhịp đầu năm, chùa Bà Đanh vẫn cô tịch đến lạnh lẽo.
Thế đất nghèo đói
Chùa Bà Đanh còn có tên gọi khác là Bảo Sơn Tự thuộc làng Đanh Xá, xã Ngọc Sơn (Kim Bảng, Hà Nam) có diện tích gần 10ha. Được đánh giá là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất tỉnh Hà Nam bởi sơn thuỷ hữu tình nhưng vẫn bị mang cái tiếng “vắng như chùa Bà Đanh”.
Khung cảnh vắng lặng ở chùa Bà Đanh những ngày đầu năm
Theo những người cao tuổi trong thôn Đanh Xá, sở dĩ chùa Bà Đanh vắng như vậy một mặt do chùa Bà Đanh ở vị thế vắng vẻ không tiện đường giao thông, đường ở đây chủ yếu là đường “làng” nhỏ hẹp. Từ trước tới nay dân làng Đanh đều truyền tai nhau rằng ngôi chùa này rất linh thiêng, ai trái ý hoặc phỉ báng sẽ bị trừng trị... vì thế, khách thập phương không dám đến.
Nét cô tịch đến lạnh lẽo
Xưa kia khu vực này là một bãi đất bồi giữa ngã ba sông Đáy. Từ trên cao nhìn xuống nơi này có hình một con rồng đang quặn mình xả nước, chất đầy lau sậy, ban đêm nghe thấy cả tiếng hùm gầm. Chính vì cái thế đất ấy nên làng Đanh quanh năm lụt lội, dân nghèo khổ đói khát quanh năm.
Không bóng người, không khói hương
Nhiều người còn bỏ đi nơi khác tìm miền đất hứa với hy vọng đổi đời. Tương truyền trước kia vào thế kỷ thứ bảy, đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện).
Đến thời Lê Huy Tông (1675 - 1750), chùa được xây dựng đàng hoàng và to đẹp hơn. Một hôm, người già nhất trong thôn nói trong giấc mộng cụ thấy một người con gái trẻ đẹp hiện về truyền rằng dân làng muốn yên ổn làm ăn phải lập đền thờ.
Không phải vì không linh thiêng hay do cách đối xử với du khách thập phương, chùa Bà Đanh vắng vì giao thông bất lợi.
.Đền vừa dựng xong được ít lâu, cây mít cổ thụ gần 1.000 tuổi bỗng dưng bị gió quật đổ. Dân làng Đanh lấy gỗ để tạc tượng và làm ngai để thờ người con gái đã về báo mộng cho dân làng và rồi dần trở thành chùa Bà Đanh.
Giao thông bất lợi
Câu cửa miệng “vắng như chùa Bà Đanh” thực đúng để miêu tả sự thưa vắng đến cô tịch của ngôi chùa một thời linh thiêng này. Ông Trương Tiến Ban - Chánh văn phòng UBND huyện Kim Bảng, bảo rằng, thời xưa nghe các cụ kể lại, khu vực chùa Bà Đanh là rừng rậm, có nhiều thú dữ nên không ai dám vào. Muốn vào đó an toàn chỉ có cách đi thuyền qua sông Đáy, vì bất tiện nên khách thập phương muốn đến lễ bái cũng không có điều kiện.
Cùng với ý kiến đó, sư thầy Thích Đàm Đam cho biết: “Chẳng phải do chùa không thiêng hay cách đối xử của nhà chùa với khách thập phương. Chùa vắng khách bởi lẽ xa khu dân cư, đường vào lại hiểm trở, ngày trước là rừng rậm nhiều hổ báo nên người ta e ngại không muốn đến”.
Chùa bà Đanh vừa thờ Phật vừa thờ Thánh và có tên là chùa Bà Đanh từ đó. Năm 1994, chùa Bà Đanh được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch) cấp bằng di tích lịch sử cấp quốc gia.
.
Nguồn : INFONET

Chùa Bà Đanh: Ngôi chùa đệ nhất vắng ở Hà Nam

.

Chùa Bà Đanh là danh thắng thuộc thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Nơi đây từ xa xưa đã gắn liền với câu nói nổi tiếng “vắng như chùa Bà Đanh”.
Từ thành phố Phủ Lý rẽ vào quốc lộ 21, qua cầu Hồng Phú đi khoảng 10 km, du khách sẽ nhìn thấy ngôi chùa thấp thoáng hiện ra sau những bóng cây. Ngôi chùa u tịch nhìn ra con sông Đáy hiền hòa.
Chùa Bà Đanh còn có tên chữ là Bảo Sơn tự, cạnh hòn núi Ngọc nổi tiếng thơ mộng và linh thiêng. Từ bao đời nay, ngôi chùa này được thêu dệt với nhiều truyền thuyết lạ kỳ mà tâm điểm là tượng Bà Đanh.
Phóng viên gặp bác Khương, nhà gần chùa kể lại: “Trước đây, khu vực chùa Bà Đanh là rừng rậm hoang vu, xa khu dân cư, có nhiều thú dữ nên không ai dám vào. Muốn vào đó an toàn chỉ có cách đi thuyền qua sông Đáy để tránh thú dữ, vì bất tiện nên khách thập phương muốn đến lễ bái cũng không có điều kiện… Cây cối um tùm, nhiều thú dữ, không có nhà dân ở, do vậy cảnh chùa càng thêm thâm nghiêm, vắng vẻ, ít người qua lại, nên mới có câu “vắng như chùa Bà Đanh”.
 Chùa Bà Đanh: Ngôi chùa đệ nhất vắng ở Hà Nam
 Lối vào chùa
Di tích lịch sử cấp quốc gia

Chùa Bà Đanh, di tích lịch sử cấp quốc gia tiêu biểu của huyện Kim Bảng và tỉnh Hà Nam, thuộc địa bàn thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn. Chùa có tên chữ là Bảo Sơn Tự mang những nét chung của các ngôi chùa dòng phật giáo đại thừa lại có nét riêng độc đáo. Điện thờ phong phú với các tượng phật, bồ tát, hộ pháp và các tượng của đạo giáo như Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu… Nhà thờ tổ sư phái thiền tông. Phủ mẫu thờ các tượng tam hòa, tứ phủ. Đặc biệt trong chùa có pho tượng của tín ngưỡng dân gian là pháp phong trong “tứ pháp”. Được thờ ở tỉnh Hà Nam (Pháp Vân, pháp vũ, Pháp Điện, Pháp Phong). Ban đầu dân làng lập đền thờ pháp phong còn đơn sơ trong khu rừng đầu làng ven sông đáy. Đến năm Vĩnh Trị đời vua Lê Hy Tông (1676 – 1680) thì xây dựng ngôi chùa mới khang trang.
Chùa quay mặt hướng Nam ra mạn sông Đáy. Phía ngoài cùng tiếp giáp với đường đi và gần bờ sông là cổng tam quan của chùa. Tam quan có ba gian và được làm thành hai tầng. Tầng trên có hai lớp mái lợp bằng ngói, xung quanh sàn gỗ hàng lan can là những trấn song con tiện. Tầng này sử dụng làm gác chuông, ba gian dưới có hệ thống cánh cửa bằng gỗ lim. Trên nóc tam quan đắp một đôi rồng chầu vào giữa. Đối diện với cổng, ở chính giữa về phải hai bên cách một đoạn tường ngắn là hai cổng nhỏ có tám mái, cửa phía trên lượn cong hình bán nguyệt. Hàng ngày, khách ra vào chủ yếu đi bằng hai cửa bên này, chỉ khi nào nhà chùa có đại lễ thì cổng chính giữa mới được mở.
Trong nhà thượng đường của chùa Bà Đanh, có nhiều tượng thờ như tượng Tam thế, tượng Ngọc Hoàng và Thái thượng Lão Quân, tượng Bà Chúa Đanh. Có thể coi pho tượng Bà Đanh là một trung tâm của chùa. Tượng được tạc theo tư thế toạ thiền trên chiếc ngai đen bóng (chứ không phải là toà sen), với khuôn mặt đẹp, hiền từ, đầy nữ tính, gần gũi và thân thiết, chứ không có dáng vẻ siêu thoát, thần bí như các tượng Phật khác. Sự hài hoà giữa pho tượng và chiếc ngai tạo nên vẻ hấp dẫn của nghệ thuật điêu khắc chùa Bà Đanh.
 Chùa Bà Đanh: Ngôi chùa đệ nhất vắng ở Hà Nam
Gian thờ chính của chùa được thiết kế khá đẹp
Chùa Bà Đanh gồm nhiều hạng mục lớn nhỏ tạo thành quần thể kiến trúc liên hoàn với Tam Quan, ngôi chùa chính, tả vu, hữu vu, nhà tổ, phủ mẫu, nhà khách, nhà ni và các công trình phụ trợ ngoài khuôn viên chùa. Ngôi chùa là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, lưu giữ nhiều cổ vật, cổ thư quý hiếm, nhất là tượng Pháp Phong, tượng phật, bồ tát, khánh đá, đại tự, câu đối, nhang án…
 Chùa Bà Đanh: Ngôi chùa đệ nhất vắng ở Hà Nam
Đôi rồng đá trong chùa
Sáu bộ vì của tòa bái đường ít thấy ở những ngôi chùa khác rất đặc sắc và độc đáo, chạm khắc cả hai mặt với các mô típ tứ linh, động thực vật kết hợp với nhau tạo thành những đề tài ngũ phúc, bát bảo, nét chạm tinh xảo, hoa văn sơn son thiếp vàng lộng lẫy.
Lễ hội chùa Bà Đanh được tổ chức từ ngày mồng chín đến ngày mười một, tháng hai (âm lịch) hàng năm. Trong những ngày diễn ra lễ hội tại di tích diễn ra nhiều nghi thức tế lễ truyền thống. Đặc biệt, có lễ cầu an, rước kiệu, đồng thời còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian như: Chọi Gà, Kéo Co, Bơi Thuyền Chải, Cờ Người…

An Dung – Mạnh Cường
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét