Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

Rồng Thác Mai lượn giữa đồng bằng

Từ chân nhìn lên, thác Mai như con rồng khổng lồ đang vùng vẫy làm rung động cả một vùng bình yên.
Từ địa phận của lâm trường Tân Phú, theo con đường mòn uốn lượn quanh co, vắng bóng người qua lại chừng 8 km, du khách sẽ đến Khu du lịch rừng thác Mai (Định Quán - Đồng Nai). Gọi là thác Mai vì dọc theo thác có rất nhiều mai. Mùa này mai vàng vàng rực rỡ, mai trắng thơm ngát. Riêng người dân tộc Mạ tại đây gọi thác là Liêng Dur, có nghĩa là ngọn thác lớn, hùng vĩ.

Rồng Thác Mai lượn giữa đồng bằng
Rồng Thác Mai lượn giữa đồng bằng
Đường vào thác khá vắng vẻ và thưa thớt nhà dân.

Từ chân nhìn lên, thác Mai như con rồng khổng lồ đang vùng vẫy làm rung động cả một vùng núi rừng. Song nếu nhìn gần, sẽ phát hiện bí mật của con rồng ấy do những cụm đá liên hoàn, nhấp nhô tạo nên những con đập tự nhiên, khiến dòng chảy lúc buông lơi, lúc uốn lượn trải dài 4km tạo thành. Cũng vì điều này, thác Mai giống chuỗi ghềnh hơn giống thác.

Rồng Thác Mai lượn giữa đồng bằng

Tuy là một chuỗi ghềnh, địa thế của thác không quá hiểm trở. Du khách có thể chinh phục thác từng nhóm nhỏ hay nhóm lớn. Thú vị nhất là trèo lên đỉnh hòn Voi Phục: một hòn đá khổng lồ hình con voi đang nằm giữa sông, phóng tầm nhìn ra bốn hướng chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp hùng vĩ của dòng thác: nước réo rắt, đá liên hoàn nhấp nhô, cây cối xanh thẳm…
Mỗi đoạn, thế thác khác nhau, dòng chảy cũng khác nhau. Khi thì gom lại, chảy xiết, khi thì phình rộng thành một ghềnh nhỏ để du khách có thể ngâm chân, rửa mặt hay nhảy ùm xuống. Nếu ai đã một lần tắm ghềnh thì không thể quên. Hai bên và đáy ghềnh toàn là đá rêu trơn, nếu không đứng vững, không hỗ trợ, giữ cho nhau thì rất dễ mất đà, té, và sẽ trôi... nên dù mới biết nhau, khi xuống tắm chung đều trở nên thân quen.

Rồng Thác Mai lượn giữa đồng bằng
Rồng Thác Mai lượn giữa đồng bằng
Dòng chảy hiền hòa vào mùa khô.
Rồng Thác Mai lượn giữa đồng bằng
Cuồn cuộn vào mùa mưa.

Ngoài những thảm hoa cỏ xanh mát, thác Mai cũng sở hữu những tảng đá to, phẳng lì nằm rải rác khắp lòng suối. Những tảng đá ấy nếu ở giữa suối sẽ trở thành phông cho bức ảnh của du khách. Nếu ở cạnh suối, nhất là ẩn dưới những tán cổ thụ cao to mát rượi, như một chiếc giường mời gọi du khách ngả lưng để quên đi mệt mỏi của một chuyến đi dài. Cũng chiếc giường thiên nhiên ấy, sau khi đã lấy lại sức, du khách “hô biến” sẽ thành những chiếc bàn để du khách bày đồ ăn thức uống ra vui chơi với bạn bè.

Rồng Thác Mai lượn giữa đồng bằng



Rồng Thác Mai lượn giữa đồng bằng
Những khoảng xanh của thác.
Rồng Thác Mai lượn giữa đồng bằng
Bình minh trên thác.

Ngoài leo thác, việc đi vào cửa này ra cửa khác của động Kim Quy, hay còn gọi là Tam Sơn nhất động phía bên trái thượng nguồn thác cũng đem lại cho du khách cảm giác thích thú. Hay nếu say mê nghiệp cần thủ, bạn cũng có thể làm “ngư ông đắc lợi” với những con cá lăng tươi ngon, to bằng cổ tay tại đây.
Trên đường về, bạn đừng quên ghé suối Đá Bàn, nơi lưu dấu vết bàn tay người khổng lồ gắn liền với chuyện tình kể về dũng sĩ Knhút nghĩa hiệp của dân tộc Mạ. Cũng đừng bỏ qua hồ suối khoáng nóng. Đây là hồ nước khoáng thiên nhiên và bạn được thỏa thích thưởng thức miễn phí. Nên đến đây sau 15h cho đỡ nắng vì hồ nằm ngoài trời.

Rồng Thác Mai lượn giữa đồng bằng
Bàu nước sôi.
Rồng Thác Mai lượn giữa đồng bằng
Nơi ngâm chân thư giãn sau chuyến đi thác thú vị.


Tính từ cây số 112 trên quốc lộ 20, khu du lịch rừng thác Mai cách quốc lộ khoảng 20km. Khu du lịch chưa được đầu tư nhiều, nhà dân khá xa nên nếu muốn đến đây cắm trại, du lịch, bạn nên trang bị thêm thức ăn, nước uống và không nên đi quá ít người.
Linh San
Theo Bưu điện Việt Nam
Ngược dòng La Ngà thăm thác Mai
(TNTS) Từ ngã ba Dầu Giây rẽ theo quốc lộ 20 đi Đà Lạt, trước khi vào trung tâm huyện lỵ Định Quán, người ta sẽ gặp bảng hướng dẫn vào Khu du lịch Thác Mai.
Từ đây rẽ phải theo con đường quanh co giữa vùng rừng Tân Phú dài khoảng 20 cây số, du khách sẽ đến với thác Mai - một trong những thắng cảnh nổi tiếng bên dòng sông La Ngà, nằm trong lâm trường Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Đoạn đường vào thác uốn cong cong len lỏi trong rừng già dưới những bóng cây mát rượi. Dọc hai bên đường, có những cây lớn đến vài người ôm.

Người dân địa phương đang lưới cá 
Từ phía dưới nhìn lên, thác Mai như một con rồng đang vùng vẫy giữa rừng núi. Cây rừng chen chúc trên vách đá. Rất nhiều khối đá đủ hình thù được bàn tay tạo hóa sắp xếp hai bên bờ hoặc đâm ngang giữa dòng nước. Đẹp nhất là khi ánh mặt trời vượt khỏi những tầng cây, tỏa ánh nắng xuống, cả một thác nước hùng vĩ như được tắm trong nắng vàng. Vào mùa mưa, những khối nước từ trên cao trút xuống ầm ầm, dòng nước ngầu lên như sục sôi, giận dữ. Hai bên bờ, cây cối xanh thăm thẳm. Ngày trước, khu vực này bạt ngàn hoa mai rừng và những cây ăn trái trĩu quả. Đi dạo trong rừng, nếu may mắn, du khách còn được nhìn thấy tận mắt một số loài thú hoang dã như heo rừng, nai... Nay thì mai rừng, thú và trái cây đã trở nên hiếm hoi, nhưng thác Mai vẫn còn nhiều loại cá rất hấp dẫn. Đặc sản nổi tiếng ở đây là cá lăng, có những con nặng đến ba, bốn ký, thịt rất chắc và ngọt.
 
Rừng thác Mai
Đến thác Mai, du khách sẽ ngỡ ngàng khi gặp những cây rừng có hình thù quái lạ. Nhiều cây có đến 2-3 thân nhưng chỉ có một ngọn; rồi cơ man dây rừng có đường kính đến vài chục centimet như những con trăn khổng lồ thả xuống từ những thân cây cổ thụ. Cây cối um tùm, rợp bóng. Khoảng 4 giờ chiều rừng đã chuyển sang tối. Người Mạ - một trong những tộc người bản địa của vùng miền núi Đồng Nai - gọi nơi này là Liêng Dur, có nghĩa là ngọn thác lớn, hùng vĩ. Thật ra, thác Mai không hẳn là thác, mà phải là chuỗi ghềnh thì đúng hơn. Ðây là đoạn giao hòa của sông cùng núi đá. Trên dòng nước có vô số tảng đá lô nhô với đủ mọi hình dáng và kích thước để cho dòng nước chảy len lỏi làm thành các xoáy nước, đụn sóng, khe chảy, phát ra những âm thanh réo rắt rất vui tai. Địa thế thác Mai hùng vĩ nhưng ít hiểm trở. Vách đá hai bên bờ hướng chênh chếch lên cao. Hiền hòa nhất là khu vực phía bên trên đầu thác. Nước ở đây không sâu, dòng chảy hiền hòa, êm ả giữa những tảng đá tròn trịa. Cũng có chỗ lòng thác mở ra, gập ghềnh đá và nước tung bọt trắng xóa. Đó là nơi lý tưởng để du khách đến cắm trại và tắm ghềnh. Nổi bật nhất trong quần thể đá thác Mai phải kể đến những cụm đá khối phía bờ bên trái, hướng thượng nguồn dòng thác. Nơi đây, các xoáy nước ăn sâu vào núi và hình thành một hang động lớn. Người dân quanh vùng nhìn vào hình thế của hang mà đặt tên động là Kim Quy hay Tam Sơn nhất động.
Những năm gần đây, thác Mai ngày càng được giới trẻ ở các tỉnh thành lân cận biết đến. Phong cảnh hoang sơ và những cung bậc thiên nhiên của thác làm du khách khi đến đây có cảm giác bao nhiêu lo âu của đời thường đã được rũ sạch…
Bài & ảnh: Anh Duy

Thác Mai kỳ ảo

Sau 3 tiếng chạy xe máy từ Sài Gòn, đến ngã ba Dầu Dây rẽ trái vào Quốc lộ 20, qua khỏi cầu La Ngà chừng 10 km thì rẽ phải, men theo con đường nhỏ xuyên rừng thêm 20 km nữa thì đến Thác Mai, thuộc huyện Định Quán, Đồng Nai.
Phong cảnh sông nước, rừng cây, bến đá… nơi đây đầy hấp dẫn, ẩn chứa sự mạo hiểm nhưng cũng không kém hữu tình.
Thác Mai kỳ ảo
Thác Mai nằm giữ khu rừng và dòng thác uống lượn
Đường vào Thác Mai nhỏ, lát sỏi, mới mở nên tự nó tạo cho chúng tôi có cơ hội phóng xe máy với cảm giác phấn khích, vì cảm nhận được vẻ huyền bí từ cuộc hành trình xuyên rừng tìm Thác Mai.
Thác Mai kỳ ảo
Du khách như được tiếp thêm sức mạnh khi đến nơi còn hoang sơ, tự nhiên này
Những khúc cua gấp gáp như những khủy tay khổng lồ hiện lên liên tục trước mắt, đẩy những người cầm lái phải liên tục rơi vào thế bị động.
Không gian khu khuôn viên Thác Mai cực kỳ trong lành, mát mẻ thổi vào du khách nguồn sinh lực dồi dào bởi cánh rừng bạt ngàn với đủ các loại cây quý hiếm.
Thác Mai kỳ ảo
Những phiến đá lớn có mặt phẳng như thạch bàn
Thác Mai đầy những phiến đá lớn, mặt phẳng như thạch bàn, đủ để tung tăng chơi đùa, ngồi tán gẫu và chậm rãi thưởng thức những đồ ăn, thức uống.
Dưới tán rừng, trên mặt đá, bên dòng thác chảy xiết phía dưới chân là những chiếc cầu treo, cầu khỉ đong đưa đầy mạo hiểm.
Thực ra, khi xây dựng những cầu treo này, người ta đã cố tình chọn những chỗ nước chảy xiết nhất, nhằm tạo thêm phần mạo hiểm, kích thích cho du khách.
Thác Mai kỳ ảo
Những cây cầu khỉ chông chênh đầy mạo hiểm
Chính vì vậy, khi đi trên cầu tuy tay đã vịn chắc chắn vào những hàng rào, song nếu như mắt bạn cứ chỉ nhìn xoáy vào lòng thác đang hun hút chảy, thì chắc chắn sẽ bị choáng, xuất hiện mối lo “rơi tự do” xuống dòng thác.
Cho nên, khi đến Thác Mai muốn thử cảm giác mạo hiểm bằng cách dạo bước trên những cây cầu treo và cầu khỉ này, bạn phải thật bình tĩnh và cần có chút can đảm.
Thác Mai kỳ ảo
Trèo cây, lội thác rất được các bạn trẻ ưa thích
Vào mùa xuân, toàn cảnh Thác Mai như được phủ lên một tấm áo lụa nhung vàng óng ánh của những bông hoa mai 5 - 6 cánh to lớn, vàng rực lạ thường. Thời gian nở của chúng cũng kéo dài và lâu tàn nhất. Có thể nói đây là vựa mai lớn nhất của miền Đông Nam Bộ.
Thác Mai kỳ ảo
Mùa xuân xung quanh đây sẽ phủ một màu vàng óng ả, rực rỡ của hoa mai
Ngoài hoa mai nở rộ vào mùa xuân sắp đến, dòng thác ở đây hoàn toàn có thể được quy hoạch, đầu tư để biến thành những bể bơi tự nhiên, trong lành.
Điểm đặc biệt lý thú nữa là khi đến Thác Mai, ngoài việc ngắm cảnh thác, rừng tuyệt đẹp, huyền bí du khách còn được ngâm chân tại hồ nước nóng nằm trong khu du lịch sinh thái rừng Thác Mai.
Thác Mai kỳ ảo
Tiềm năng du lịch ở Thác Mai còn rất lớn
Đây là một hồ nước nóng tự nhiên với diện tích rộng 7 ha, xung quanh hồ là những thảm thực vật xanh tươi quanh năm.
Thác Mai sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách trên hành trình từ TP.HCM đi Đà Lạt, hoặc với các tour đi La Ngà, Cát Tiên hoặc Madagui….
TRẦN NHÃ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét