Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

Chùa Xiêm Cán

Vị trí: Chùa Xiêm Cán thuộc xã Hiệp Thành, Tx. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.Đặc điểm: Chùa Xiêm Cán là một ngôi chùa của người Khmer, có kiến trúc giống những ngôi chùa Khmer khác ở Trà Vinh và Sóc Trăng.

Được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, chùa Xiêm Cán mang kiến trúc Angkor của người Campuchia, thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang. Đối với chùa Khơ-me, chánh điện thường quay về hướng Đông vì họ cho rằng con đường tu hành của Phật đi từ Tây sang Đông.

Bên trong chánh điện (hay còn gọi là sala) của chùa Xiêm Cán đã phản ánh tính thẩm mỹ rất cao của người Khơ-me với những hoa văn độc đáo. Ở vị trí trung tâm trên nóc sala trang trí hình ảnh đền Angkor Wat – nơi khởi nguồn của phong cách kiến trúc Khơ-me.

Quan sát trên những hàng cột là phù điêu các tiên nữ và những quái vật. Theo triết lý của người Khơ-me, đó là những thử thách đối với Phật tử trên bước đường tu thành chánh quả. Trên mái vòm và cầu thang chùa đều chạm trổ họa tiết có hình rắn vì họ quan niệm rằng tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hóa được loài vật nguy hiểm này.

Người Khơ-me tu theo thuyết của Phật Thích Ca nhưng theo hướng của Phật giáo Tiểu Thừa nên trong Chánh điện thờ Phật Thích Ca là chính. Một điều đặc biệt nữa là xung quanh 4 bức tường của chánh điện bày trí rất nhiều hình vẽ giải thích quá trình tu hành khổ luyện của Đức Phật từ lúc sinh ra, đến lúc làm Thái tử cho đến khi vào cõi Niết bàn. Đối diện chánh điện là cột trụ biểu, là hình tượng của con rắn 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ ngụ ý rằng giáo lý Phật pháp sẽ soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn đã thiện.




Ngày nay, người ta có thể cảm nhận được một sắc thái văn hóa đang phồn thịnh và rất đặc trưng của người Khơ-me đang từng ngày được gìn giữ, phát huy nhằm làm đẹp, phong phú và đa dạng hơn cho văn hóa Việt Nam

Chùa tọa lạc tại ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, thị xã Bạc Liêu, cách trung tâm thị xã 12 km về hướng đông nam. Tổng diện tích bảo vệ của chùa là 43.790 m2. UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là di tích kiến trức nghệ thuật năm 2001.

Hiện nay, chùa vẫn giữ được nét kiến trúc truyền thống của người Khơme và còn lưu giữ được khá nhiều tượng cổ và các tác phẩm nghệ thuật độc đáo như những tác phẩm điêu khắc (tập trung ở chính điện) diễn tả quá trình tu hành của đức Phật Thích Ca, các con rồng Cabacroca uốn éo mềm mại (ở cửa chính điện), hoặc tượng chim thần Krud đính ở các đầu cột hay tượng thần nhân điểu (nữ thần) Kây - no hai tay nâng đỡ mái chùa,...

Chùa tổ chức lễ hội vào các ngày 13, 14, 15 tháng 4 dương lịch, lễ Choi -Chnăm -Thmây (năm mới); ngày 8, 9, 10 tháng 10 dương lịch lễ hội Sen -dol-ta (lễ ông bà) và một trong các ngày 21, 22, 23 tháng 11 dương lịch tương đương ngày 15 tháng 10 âm lịch lễ hội Bonh sen pres - OK OM BOK (lễ cúng trăng),...
Người Khơme theo đạo Phật Tiểu thừa, không những xem chùa là nơi thờ phụng tu hành, học tập mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Vì vậy, lễ hội chính của chùa Xiêm Cán cũng là lễ hội của cả cộng đồng người Khơme.
Vào ngày lễ, người dân Khơme mang rất nhiều đồ lễ đến chùa sinh hoạt văn hoá và vui chơi trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.
Theo Bạc Liêu thế và lực trong thế kỷ XXI

Một lần thăm chùa Xiêm Cán ở Bạc Liêu

(Zing) - Chỉ có vỏn vẹn chưa đầy 1 ngày lưu lại Bạc Liêu, chúng tôi cảm thấy thật may mắn khi vẫn kịp chiêm ngưỡng công trình kiến trúc tuyệt đẹp của Khmer - chùa Xiêm Cán.

Tôi và hai người bạn dừng chân ở Bạc Liêu trong một ngày nắng khá nóng, chúng tôi quyết định thuê xe máy đi "bụi" để tiện thăm thú những địa danh nổi tiếng nơi đây. Đáng tiếc rằng trong thời điểm này, ngôi nhà của công tử Bạc Liêu, nay cũng là khách sạn đang trong quá trình tu sửa, vì vậy chúng tôi không có dịp chiêm ngưỡng nội thất hay các căn phòng ở đây. Chuyến đi thăm biển Bạc Liêu cũng không thu được thành quả gì khi bờ biển ở đây đang được kè, chỉ có các quán hải sản vẫy tay mời gọi. Trên đường về, chúng tôi quyết định rẽ vào khu Du lịch sinh thái trồng nhãn, và phát hiện rằng đây cũng chính là đường tới một điểm đến đã nằm sẵn trên lịch trình: chùa Xiêm Cán.
Sau quãng đường khoảng 7km dưới những hàng cây, chiêm ngưỡng những vườn cây nhãn rộng và xum xuê, đập vào mắt chúng tôi là một kiến trúc chùa của Khmer tuyệt đẹp và hùng vĩ, nổi bật hẳn trên bầu trời xanh đầy nắng. Ghé chùa vào buổi trưa nên không gian ở đây thật yên tĩnh và thanh bình, khiến tâm hồn tôi thư thái và thả sức ngắm nhìn những công trình công phu ở đây.

Ngôi chùa thu hút sự chú ý ngay từ cổng vào rất to, với tường bao quanh có nhiều hình ảnh về văn hóa, lịch sử của người Khmer (vì sơ suất nên lúc đó tôi không kịp chụp hình cổng vào, nên xin phép "mượn tạm" hai tấm hình tìm được trên mạng để minh họa cho lời mình nói)
 
 Đường từ cổng vào nằm dưới hai hàng cây cao vút
Chùa được xây dựng hồi thế kỷ 19 với kiến trúc độc đáo trên một khuôn viên rộng tới 50.000 mét vuông
 Chùa mang kiến trúc Angkor của người Campuchia, thể hiện ở những họa tiết nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang.
 Gian chính điện nằm ngay trung tâm của khuôn viên, trên nền cao 1,5m, nhiều bậc cấp và có hành lang bao quanh.
 Trên mái vòm và cầu thang chùa đều chạm trổ họa tiết có hình rắn vì họ quan niệm rằng tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hóa được loài vật nguy hiểm này.
Với hai màu chủ đạo là đỏ và vàng, kiến trúc ở đây lúc nào cũng rực rỡ dưới nắng, dường như không chịu sự chi phối của thời gian
 Tượng Phật nằm là nơi được nhiều người dân hương khói
 Cột trụ biểu là hình tượng của con rắn 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ.
Tháp chuông cổ, trên tầng 2 là nơi thờ xá lị
 
 
 Nơi đây cũng có những sala là nơi sư sãi nghỉ ngơi
 
 Ngôi chùa này không ngừng được người dân xây dựng ngày một to đẹp hơn để thể hiện lòng tôn kính với nền văn hóa của dân tộc mình
 Ngay cả miếng giẻ cũng đầy màu sắc sinh động
 Hoa văn chạm khắc đều mang đậm phong cách của người Khmer
 Bên trong điện thờ trưng bày nhiều bức vẽ về quá trình khổ luyện của Đức Phật, có thể coi là tư liệu quý báu cho những người theo đạo Phật
 Khu mộ tháp yên bình dưới bóng cây
 
 Cổng sau của chùa

 


Độc giả T.N
Theo Infonet.vn

Lộng lẫy chùa trăm tuổi Xiêm Cán

authorTrọng Chính 

(Dân Việt) Được coi là một trong những ngôi chùa Khmer lớn và lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer Nam Bộ, chùa Xiêm Cán là công trình kiến trúc tuyệt đẹp, điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Bạc Liêu.

 
long lay chua tram tuoi xiem can hinh anh 1
Với hai màu chủ đạo là đỏ và vàng lúc nào cũng rực rỡ dưới nắng, , chùa Xiêm Cán được coi là một trong những     ngôi chùa Khmer lớn nhất và lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ.
 long lay chua tram tuoi xiem can hinh anh 2
  Khuôn viên rộng với những cây thốt nốt lâu năm cao vút, xếp thẳng hàng ở ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1887.

 long lay chua tram tuoi xiem can hinh anh 3
  Hình tượng của rắn 5 đầu trang trí tại một tăng phòng trong chùa Xiêm Cán. 
Nằm cách TP.Bạc Liêu khoảng 7km về phía đông nam, ngôi chùa có tuổi thọ hơn một thế kỷ này vẫn giữ nguyên những đường nét hoa văn tinh xảo, lối kiến trúc độc đáo trong số 22 ngôi chùa Khmer trong tỉnh. Cổng chùa với tông màu vàng đất dịu mắt, mang đậm sắc thái Khmer. Bên trên là hình ba ngọn tháp, mô phỏng theo kiểu kiến trúc Angkor và tượng hình rắn nhiều đầu được chạm trổ công phu. Bao quanh chùa nối với cổng là các bức tường rào, nơi chạm khắc rắn thần và nhiều hoa văn sặc sỡ, đẹp mắt.
Từ cổng vào trung tâm chùa Xiêm Cán là một khuôn viên rộng với những cây sao, cây dầu cổ thụ, xếp thẳng hàng và tỏa bóng mát rượi.
Không chỉ là nơi thực hiện các hoạt động tôn giáo, chùa Xiêm Cán cũng như các ngôi chùa Khmer khác ở Nam Bộ còn là trung tâm văn hóa, giáo dục của phum, sóc, lưu giữ các tập truyện kể dân gian xưa và nay hoặc các vốn văn hóa truyền thống...

 long lay chua tram tuoi xiem can hinh anh 4
Trong chánh điện, cao hơn hết là một bàn thờ với một tượng Phật lớn, đặt trên các tượng Phật khác ở nhiều tư thế khác nhau biểu hiện cho các thời kỳ hóa thân của đức Phật.
 long lay chua tram tuoi xiem can hinh anh 5
Tượng Phật nằm - một trong những nơi được nhiều du khách dừng lại thắp nén hương mỗi dịp ghé thăm chùa.
 long lay chua tram tuoi xiem can hinh anh 6
Trong khuôn viên chùa có trường dạy chữ Khmer, chữ Pali, dạy kinh…, là nơi lưu giữ các tập truyện kể dân gian và các vốn văn hóa truyền thống cho con em phật tử.
 long lay chua tram tuoi xiem can hinh anh 7
   Ba ngôi tháp nơi cổng chùa mô phỏng kiểu kiến trúc Angkor của người Campuchia và tượng hình rắn nhiều đầu được chạm trổ công phu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét