Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Thác Cối Ngàn: Sơn thủy hữu tình


Dòng thác này xa xưa được gọi là Tà Văng Táo, dịch ra tiếng phổ thông là thác "Ao Tiên". Từ trước ngày người Pháp chiếm đóng Mường Khương (1884), đồng bào trong vùng đã làm một cái cối đá lớn nhờ sức thác nước xay thóc thay cho sức người, mỗi lượt khoảng một tiếng đồng hồ, Cối Ngàn xay được một tạ thóc thành gạo.
Con đường từ thôn Mã Tuyển ra cửa khẩu Sín Tẻn của Mường Khương để sang nước bạn Trung Hoa thật nên thơ. Ngay từ đoạn dốc đèo đầu tiên dưới chân núi Cô Tiên huyền thoại có 2 dòng nước mát tuôn chảy xuống cánh đồng Mã Tuyển - Sảng Chải và đổ về phố huyện Mường Khương.

Dòng suối nhỏ ở phía Tây tuôn xuống đường lớn qua cây cầu bê tông được những người thợ đắp một ngôi sao vàng năm cánh đỏ chói trên thành cầu và đồng bào gọi là cầu Sao Đỏ. Dòng suối lớn ở phía Đông chảy qua cầu Tiên (cầu đá do thiên nhiên ban tặng vừa cho người, ngựa lại qua cũng mới được thay bằng cầu bê tông lớn) đến đầu thôn Sảng Chải tạo thành dòng thác bạc nước tuôn chảy ầm ầm.  
thác này xa xưa được gọi là Tà Văng Táo, dịch ra tiếng phổ thông là thác "Ao Tiên". Từ trước ngày người Pháp chiếm đóng Mường Khương (1884), đồng bào trong vùng đã làm một cái cối đá lớn nhờ sức thác nước xay thóc thay cho sức người, mỗi lượt khoảng một tiếng đồng hồ, Cối Ngàn xay được một tạ thóc thành gạo.
 
Khu thác nước trở nên đông vui tấp nập và cũng từ đó thác Tà Văng Táo được gọi bằng tên mới Cốc Nên - Suối Ngàn (thác xay thóc). Dòng thác Cối Ngàn nhỏ, chiều ngang chỉ 2 mét, cao chưa đầy 12 mét nhưng có sự hấp dẫn.
 
Vách đá dựng đứng, nguồn nước nhiều, mùa mưa nước từ trên triền núi dồn về dòng thác càng mạnh. Mùa khô đến, thác chảy dào dạt nước chải mảnh. Những năm hạn hán thác ít nước, nhưng hồ Ao Tiên vẫn ăm ắp đầy. Ao Tiên khá tròn trịa, có đường kính tới 35 mét và sâu thẳm, sóng nước nổi lên cuồn cuộn đua nhau tung bọt tràn lên tứ phía và dồn chảy xuống mương.
 
 
Nước trong hồ luôn xanh ngắt, phía nước đổ xuống có vô vàn nhũ đá hoắm vào trong chập chờn. Hơi nước từ thác, từ hồ và trong hang đá, rừng cây phả ra ngùn ngụt, rất mát. Trong Ao Tiên có nhiều loài cá, tôm, trong đó có loài cá hoa trắng quý hiếm. Thác Cối Ngàn nằm giữa hai chân núi Cô Tiên và Pháo Đài Mường Khương.
 
Phía bên núi Cô Tiên là vách đá dựng đứng như luỹ, như thành. Còn phía núi Pháo Đài lại là một hang động hai tầng, cửa hang rộng tới 80 mét và cao 50 mét, sâu vào sườn núi 30 mét, trần và sườn hang có vô vàn nhũ đá đủ các hình thù. Và cũng từ trên trần hang có nhiều giọt nước nhỏ xuống tí tách, đồng thời có một dòng nước cong cong như cây tre nối từ trần hang dội xuống một quả đồi tròn chung quanh là ruộng bậc thang.
 
Chân các vách đá hai tầng rủ nhũ đá tạo thành nhiều hang động nhỏ. Đến thác Cối Ngàn, bạn còn thường thấy đàn chim khướu, sáo đen chao lượn trên trần hang, vách đá và tiếng ve ngàn, tiếng thác, tiếng sóng âm vang, cùng tiếng u u của rừng xanh như tiếng đan xen của muôn ngàn vó ngựa. 
 
Hiện nay, người Mường Khương đã làm công trình thoát nước cho cánh đồng Mã Tuyển - Sảng Chải, bê tông hai bờ dòng suối Tiên thành hai con đường đê lớn và cùng 5 cây cầu. Đê và những cây cầu làm cho cảnh trí thác nước Cối Ngàn càng hấp dẫn. Đường vào thác có thể đi bộ từ Cầu Tiên xuống và đi bằng xe đạp, xe máy hoặc tản bộ trên hai bờ suối từ Cầu Trắng thôn Phố Cũ chỉ 800 mét là tới.

Theo Báo Lào Cai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét