Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Hương nếp cái hoa vàng Kinh Môn

Giữa tháng 10, về Kinh Môn, quê hương của Nếp cái hoa vàng - một đặc sản nổi tiếng thơm ngon khắp cả nước sẽ cảm nhận thấy mùi thơm mát dịu của hương lúa nếp cái Hoa vàng nơi đây.
Gạo nếp cái hoa vàng được chế biến thành xôi. Ảnh minh họa.
Gạo nếp cái hoa vàng được chế biến thành xôi. Ảnh minh họa.
Nếp cái hoa vàng chỉ được trồng vào vụ mùa, khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch. Nếp được gọi là nếp cái hoa vàng do khi lúa trổ đòng, phấn hoa có màu vàng chứ không trắng như các loại lúa khác và nếp cái hoa vàng còn được gọi là mẹ của các loài lúa.
Nếp cái hoa vàng ở Kinh Môn được nhiều người biết đến  bởi chất lượng của nếp cái hoa vàng tốt hơn các giống lúa nếp khác như: nếp Thái Bình, nếp Trung quốc, nếp quýt, nếp Hà Bắc, nếp Lang Niêu….Chất lượng gạo nếp hoa vàng Kinh Môn ngon đứng đầu các loại lúa nếp, khi nấu lên hạt trong và ráo, mềm nhưng không nát, ăn vừa thơm lại đậm đà, hạt gạo nếp đầy tròn, không vỡ, gạo có mùi thơm, đặc biệt khi nấu chín xôi có mùi thơm nhẹ, hấp dẫn, xôi dẻo, hạt  bóng. Vì thế, tiếng lành đồn xa, gạo nếp cái hoa vàng được người tiêu dùng biết đến như một loại đặc sản của địa danh Kinh Môn.
Gạo nếp cái hoa vàng được chế biến thành nhiều món như xôi, bánh trưng, nấu rượu. Bánh chưng được làm từ gạo nếp cái hoa vàng thường để được lâu mà không bị cứng hay thiu, mốc như một số loại giống lúa nếp khác. Cùng với bánh chưng, vào dịp tết, nhà nào ở Kinh Môn cũng nấu vài lít rượu bằng gạo nếp cái hoa vàng để thưởng thức, đãi khách và biếu người thân.  Rượu nếp cái hoa vàng uống rất êm, ngọt hậu và có mùi thơm…
Đặc sắc là vậy nhưng sản phẩm lúa nếp cái hoa vàng của bà con nông dân Kinh Môn đang bị nhầm lẫn với các loại nếp  khác đã làm giảm uy tín của nếp cái  hoa vàng.
Nguyễn Thị Thuận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét