Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Bãi Bàng - Bãi Gốc, Phú Yên

Từ Quốc lộ 1A đi theo đường ô tô liên xã khoảng 10 km về phía Đông hoặc theo lộ trình ven biển từ Bãi Ngà (thôn Vũng Rô) khoảng vài hải lý hoặc đường bộ khoảng vài km du khách sẽ đến Bãi Bàng và Bãi Gốc - một thắng cảnh tự nhiên tuyệt đẹp của xã Hoà Tâm.

Bãi cát phân bố trên địa hình rộng bằng phẳng, trải dài trên 3 km từ Mũi Lớn ở hướng Nam đến núi Bãi Gốc ở hướng Bắc. Cát ở đây trắng mịn, độ dốc thoai thoải dần ra xa với nước biển luôn trong xanh, sạch và lặng sóng.

Gắn với hai đầu Bãi Bàng là những đồi núi đá chồng chất lên nhau với nhiều hang gộp, cùng những trảng cây xanh che phủ góp phần tôn thêm vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ của khu vực này. Ở đây rất tốt cho cho du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển.

Theo dulichvn

Bãi biển đẹp Long Thủy - Hòn Chùa, Phú Yên

Đi về hướng Bắc, cách trung tâm thành phố Tuy Hoà-Phú Yên khoảng 10 km đường ôtô, nằm gần kề Quốc lộ 1A thuộc địa phận xã An Phú, thành phố Tuy Hòa. Long Thuỷ đã từ lâu được xem là bãi biển đẹp, được kết hợp hài hoà độc đáo của phong cảnh thiên nhiên, cùng với những rặng dừa xanh rợp bóng kéo dài trên bờ biển cát mịn.

Dong lai
Cách bờ không xa có cụm đảo còn hoang sơ như đảo Hòn Chùa có diện tích khoảng 0,22km2 và 2 đảo nhỏ là Hòn Dứa và Hòn Than. Khu vực quanh các đảo này có những rạn san hô có diện tích khoảng 100 ha. Long Thuỷ – Hòn chùa rất thích hợp cho đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Có thể tổ chức các dịch vụ: lặn biển, câu cá, lướt ván và các trò chơi thể thao trên biển…
Vào trung tuần tháng 6 Âm lịch hàng năm, tại đây thường diễn ra lễ hội cầu ngư. Trong dịp này có những nghi thức cúng tế để cầu an, cầu phúc vạn làng.
Người dân Long Thuỷ phần lớn đến đây chuyên làm nghề đánh bắt hải sản, du khách có thể tắm biển hoặc du thuyền và được thưởng thức nhiều loại hải sản tươi,là những loại đặc sản không phải nơi nào cũng có.
Theo dulich vn

Thăm Nhị Hồ, Thừa Thiên Huế

Thác Nhị Hồ, thuộc thôn Hoà Mậu, xã Lộc Trì (Phú Lộc) là một thác nước đẹp của Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 45km về phía nam, cách Quốc lộ 1A gần 4km. Thác như một tuyệt tác của thiên nhiên với dòng thác đổ xuống từ vách núi réo rắc mà nhẹ nhàng tạo thành hai hồ nước xanh mát cạnh nhau.
Diện tích mỗi hồ khoảng 30x30m. Nằm giữa rừng núi hoang sơ và hầu như còn chưa bị khai phá bởi con người, nơi đây người ta có thể tìm thấy một không gian thiên nhiên bừng sống với tiếng thác đổ đêm ngày, tiếng chim hót hòa trong không gian xanh mát. Nhị Hồ thật sự là một bức tranh thủy mặc, vẽ cảnh thiên nhiên đất trời tuyệt đẹp.
Từ khá lâu, Nhị Hồ thu hút được nhiều du khách tới tham quan, thưởng ngoạn, đặc biệt là với giới trẻ. Du khách về với Nhị Hồ để tránh cái nóng của mùa hè, hòa mình vào thiên nhiên, xua tan những bộn bề của cuộc sống hiện đại. Về đây, ngoài được tắm mát, du khách còn có thể thưởng thức những sản vật của địa phương. Hơn thế nữa, với vị trí địa lí cực kì thuận lợi, có thể dễ dàng tạo với Đập Truồi - Suối Voi - Lăng Cô thành một tuyến du lịch cực kỳ hấp dẫn. Tuy nhiên, việc khai khác tiềm năng này qua nhiều năm không những chưa đem lại được nhiều hiệu quả mà còn làm cho Nhị Hồ đứng trước nguy cơ mất đi vẻ đẹp hoang sơ vốn có.
Điều đầu tiên phải bàn đến đó là chính quyền địa phương vẫn không có nhiều sự quan tâm đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch ở đây. Ở bên ngoài Quốc lộ 1A, biển chỉ đường đi vào Nhị Hồ không biết bị dỡ xuống từ khi nào.Trước đây, tấm biển chỉ đường đó là hướng dẫn duy nhất cho du khách tìm đến với Nhị Hồ và cũng là “phương tiện quảng cáo” hiếm hoi mà Nhị Hồ có được. Đường tới thác đã xa, nay còn xa hơn đối với du khách. Từ Quốc lộ 1A muốn vào đến nơi phải đi khoảng 4km. Gần 3km đầu là đường bê tông, hơn 1km còn lại là đường đất và đây chính là thử thách cho những ai còn muốn khám phá Nhị Hồ. Con đường đất đỏ dài, quanh co, đầy sỏi đá, nhiều dốc nhỏ thật sự là một thách thức, chưa kể đến mặt đường nhiều đoạn bị cày xới, lồi lõm cực kỳ khó đi. Lái xe ô tô du lịch chắc chắn sẽ nản lòng khi nghĩ tới những rủi ro cho phương tiện của mình. Với xe máy thì có đỡ vất vả hơn nhưng cũng phải tốn nhiều công sức để vào được tận nơi. Được biết, trước đây đoạn đường này đã được địa phương cho tu sửa nhưng qua một thời gian, đường đã xuống cấp nghiêm trọng. Người dân ở đây cho rằng, do là đường đất đỏ nhưng xe tải chở gỗ với trọng tải lớn thường xuyên qua lại nên con đường dần dần bị cày xới, xuống cấp. Sau khi vượt qua chặng đường “gian khổ”, du khách sẽ gặp một bãi đất trống khá rộng dành làm bãi giữ xe. Du khách được gửi xe miễn phí và mua vé từ người bảo vệ rồi tiếp tục đi bộ thêm chừng 300m nữa thì đến thác.
Về cơ sở vật chất, dịch vụ thì nơi đây hầu như chưa được đầu tư gì đáng kể. Ở các sườn núi là dãy hàng quán của cư dân địa phương dựng lên những lán trại để phục vụ cho du khách nghỉ ngơi và ăn uống. Nhưng không gian nhỏ hẹp, lán trại xập xệ theo thời gian và hầu như không hề thay đổi phát triển gì thêm nên việc đáp ứng nhu cầu của du khách là không thể. Ngoài các hàng quán trên thì hầu như không còn dịch vụ du lịch nào đúng nghĩa ở Nhị Hồ! Xét trên góc độ kinh tế thì cách làm trên ắt hẳn không thể mang lại nguồn thu lớn cho chính quyền địa phương hay người dân, tương xứng với tiềm năng vốn có của Nhị Hồ. Một điều đáng ngại khác là ở đây cũng không có một ai làm công tác cứu hộ khi xảy ra sự cố nên về đây, mọi người dường như “thân ai nấy lo”.
Trong khi khai thác chưa có hiệu quả thì Nhị Hồ đang phải đối mặt với nguy cơ bị hủy hoại. Không cần phải chú ý nhiều lắm cũng có thể thấy rằng Nhị Hồ đang dần dần biến thành một bãi rác tự phát. Xung quanh thác có khá nhiều các loại rác, phần lớn do du khách để lại. Không chỉ thế mà rác thải còn nằm trong lòng hai hồ nước, làn nước trong nên có thể nhìn thấy khá nhiều rác ở đáy hồ, phần lớn là các loại bao bì ni-lông trông rất nhếch nhác. Đặc biệt hồ nước phía dưới hầu như không ai tắm vì vệ sinh không còn đảm bảo.
Nhị Hồ vẫn đang chờ đợi bàn tay của con người, dĩ nhiên là với thái độ trân trọng, khai thác đi kèm với gìn giữ và phát triển.
Theo duilichvn

Di tích chùa hàng São - Yên Bái

Chùa hang São thuộc thôn São, xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Chùa có tên gọi theo tiếng địa phương là chùa São, São là một bản của làng Nhân Mục, thuộc tổng Lâm Trường Hạ, châu Lục Yên xưa. Lý giải về tên chùa có ý kiến cho rằng trước đây thường có đàn chim São bay về và làm tổ trong hang, vì vậy đặt tên São cho tên chùa.

Chùa có tên chữ là Hương Thảo tự, Hương tên chữ là Hương Núi, Thảo có nghĩa là Thảo mộc, với ý nghĩa:” Mùi thơm của các loài cây nơi núi cao”.
Di tích chùa hang São có toạ độ VN2000; 497921m, 2243113m, nằm trong núi São độ cao 200 m, thuộc địa khối Đông nam dãy Phu Sa Phìn, chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, thuộc thôn São, xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Di tích chùa hang São cách UBND xã Tân Lập 1.2km về hướng Nam, cách huyện lỵ Yên Thế 25 km về hướng Bắc, cách thành phố Yên Bái 82km về hướng Nam. Để đến được di tích có thể đi bằng đường bộ và đường thuỷ khá thuận lợi. Đường bộ: từ  thành  phố  Yên Bái, theo quốc  lộ 70 Yên Bái - Lao Cai đi tới ngã ba Khánh Hoà, rẽ phải theo đường Đông Hồ tới km10, địa phận làng Sâng, xã Tân Lĩnh rẽ phải theo đường liên xã đi Phan Thanh khoảng 7 km, là tới di tích. Đường thuỷ: từ cảng Hương Lý, du khách du ngoạn trên Hồ Thác Bà, ngược dòng sông Chảy tới bến São là tới di tích.
Di tích chùa hang São, xã Tân Lập, huyện Lục Yên được xếp vào loại hình di tích Lịch sử –Văn hoá. Hang chùa São, thôn São, xã Tân Lập huyện Lục Yên nằm trong vành đai kiến tạo địa chất của vỏ trái đất, quá trình đứt gãy của địa khối Đông Nam dãy Phu Sa Phìn kéo dài từ kỷ Cambri cách đây 540 triệu năm chấm dứt vào kỷ Krêta, cách đây 65 triệu năm. Có thể nói đây là một giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử nước ta. Trong giai đoạn này Lục Yên chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn nếp của các vận động tạo núi Calêđôni và Kimêta thuộc đại trung sinh, vì vậy các dãy núi vùng Lục Yên đều có hướng Tây Bắc - Đông Nam. Sự uốn nếp và nâng lên trong các hoạt động tạo núi đã tạo điều kiện cho nước dễ thấm và hoà tan đá vôi thành Các bon natcaxi cùng các điều kiện vật lý hoá khác là nguyên nhân chính tạo ra địa hình địa mạo và sự kỳ ảo của hệ thống hang động đất Ngọc Lục Yên  nói chung, Hang chùa São nói riêng.
Chùa hang São là một trong những chùa hang nổi tiếng đẹp và linh thiêng ở Yên Bái, tuy vậy nguồn tài liệu, thư tịch cổ nghi chép về chùa São không nhiều, sử liệu trong hồ sơ là tài liệu ghi chép điền dã thực địa và tài liệu dân tộc học.
Khởi thuỷ chùa São được các cư dân Tày bản địa xây vào thế  kỷ  XIII – XIV để thờ Phật. Tới thời Lê Trung Hưng Khi Vũ Văn Mật xây thành Đại Đồng, châu Thu Vật, trấn Tuyên Quang, con gái là Vũ Thị Ngọc Anh tinh thông văn võ lại am hiểu nghề nông. Vũ Văn Mật tiến cử bà với vua Lê và được vua Lê phong chức phó tướng, phụ trách quân lương hậu cần. Với trọng trách của mình, bà chúa Bầu họ Vũ đã đem kinh nghiệm canh tác ở miền xuôi lên; phổ biến cho bà con Tày bản địa và quân binh trong vùng khai hoang ruộng nước, trồng bông dệt vải. Bà đã cùng chủ tướng Vũ Văn Mật xây dựng nên một hệ thống thành nhà Bầu rộng khắp. Bà cũng là người trực tiếp luyện quân, tập binh để bổ sung lực lượng, riêng Chùa hang São bà biến làm kho tập kết lương thực phòng khi chiến tranh với nhà Mạc.
Theo “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quí Đôn, bà Vũ Thị Ngọc Anh do có nhiều công lao trong xây dựng căn cứ và dạy dân trồng lương thảo được bà con trong vùng tôn từ như: “Bà chúa lương”- “Bà chúa kho”- “Bà chúa Bầu”- “Bà Anh thần nông”. Người địa phương còn gọi bà là “Bà Bụt hay bà Ỏn”. Theo “Đại Nam nhất thống chí”, doanh trại chính của bà Vũ Thị Ngọc Anh là thành Bến Lăn, nơi có võ trường huấn luyện quân binh. Sau khi bà mất, tưởng nhớ tới công ơn của bà, sau này nhân dân thôn bản  tôn thờ bà Vũ Thị Ngọc Anh trong chùa hang São.
Sang tới thời Nguyễn với việc coi trọng việc tu bổ đình đền chùa và nghi thức tế tự, nhân dân bản São dựng thêm một ngôi chùa nhỏ với ba gian nhà tranh, kết cấu theo kiểu chuôi vồ thờ Phật và bà Vũ Thị Ngọc Anh ở trước chùa hang.
Chùa hang São nằm  trong núi  São (Ta Di), chạy theo hướng  Tây Bắc - Đông Nam có độ cao 150m so với mặt ruộng, cửa hang quay theo hướng Đông Bắc, gần song song so với tả ngạn sông Chảy, cách sông chảy khoảng 500m. Quần thể chùa hang São gồm 1 chùa thiên tạo (chùa São) và một chùa nhân tạo (chùa hang).
Chùa São cách chùa hang 100m, hiện tại chỉ còn phần nền nằm trong khu khuôn viên trường tiểu học xã Tân Lập và nhà ông Hoàng Thanh Nghị. Quan sát chúng ta thấy phần nền đã bị biến dạng, không thể nhận biết chính xác vị trí từng hàng chân cột và các bước gian. Trong lớp đất mặt có nhiều ngói vỡ, so sánh chúng khá đồng dạng với các mẫu ngói được phát hiện tại Đình làng São.
Chùa hang là một ngôi chùa thiên tạo, từ lâu đời đã được nhân dân sử dụng làm nơi thờ cúng. Chùa hang chia làm ba chùa; chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.
Chùa Hạ, là một mái đá có mặt nền gồ ghề, cách mặt ruộng hiện tại 2m, rộng 10m, sâu 5m, chính giữa là một ban thờ bằng đá khá bằng phẳng.
Chùa Trung là một vách đá dựng đứng và được nối với chùa Hạ bằng một con đường nhỏ cheo leo bám theo vách đá.
Chùa Thượng là ngôi chùa có diện tích lớn nhất, chùa có cấu tạo gồm 2 phần; hang trên và hang dưới:
Hang trên (Tiền Đường) có mặt nền tương đối bằng phẳng, có đường thông với Trời, sâu hang 32m, rộng hang 38m, cao trần 15 – 18m, diện tích 1216m2.
Hang dưới (Hậu cung) thấp hơn so với hang trên khoảng 5m, sâu hang 79m, rộng hang 22m, cao trần 15 – 18m, diện tích 1738m2.
Chùa hang São là một trong những hang động đẹp, là một bảo tàng địa chất sống động có giá trị đặc biệt trong việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển của các cư dân Việt cổ. Chùa hang São đã ăn sâu trong tiềm thức dân gian, là nơi sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng lành mạnh của các cư dân địa phương.
Hang chùa São khác với hang Cảm Dương và hang Hùm, hang Cảm Dương có giá trị về Bảo tàng thạch học, hang Hùm có giá trị khảo cổ học nổi tiếng phía Bắc, hang São có giá trị về Phật giáo sơ khai ở Yên Bái, ngoài ra chùa còn có giá trị về mặt quân sự… Trong ba hang động ở Lục Yên ngoài giá trị riêng biệt của nó, thì hang chùa São nằm ở địa đầu của Hồ Thác Bà ngay sát bên dòng sông Chảy. Đứng ở hang São bạn có thể vừa ngắm dòng sông chảy qua dãy núi đá vôi nơi đây  như “Hạ Long nổi trên núi”, và các đảo xa xa. Trước cửa hang là cánh đồng ruộng lúa, những ngôi nhà sàn thấp thoáng của dân tộc Tày – Nùng tạo thành bức tranh thiên nhiên sinh động trên trốn bồng lai.
Chùa Hang São đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái cấp bằng chứng nhận di tích cấp tỉnh theo quyết định số 1395/QĐ – UBND Ngày 17/9/2009.
Theo dulichvn

Di tích Thành Bản Phủ - Điện Biên

 

Nằm cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 8km, di tích Thành Bản Phủ, thuộc xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, được xây dựng cách đây hơn 200 năm. Đây là nơi ghi dấu các hoạt động nổi bật nhất của người anh hùng áo vải Hoàng Công Chất. Ông là biểu tượng, là niềm tin cho tinh thần đại đoàn kết các dân tộc, yêu nước, chống giặc ngoại xâm ở nước ta thế kỷ 18.
Thành dựa lưng vào sông Nậm Rốn, xung quanh phía ngoài có hào sâu bao bọc, chân thành rộng 15m, mặt thành rộng 5m, cao 15m, phía ngoài được trồng 3 vạn gốc tre gai đem từ miền Tây Thanh Hóa lên.
Thành Bản Phủ hiện được tôn tạo một đoạn trường thành để du khách có thể liên tưởng về toà thành cổ nguy nga ngày ấy. Thành Bản Phủ đến nay vẫn còn dấu tích khá rõ nét, thành được xây dựng ở một vị trí rất đẹp và quay mặt sang hướng Đông Nam, thành có hình chữ nhật, chiều dài hơn hơn 100m, chiều rộng khoảng 70m.
Phía trước thành là Hồ sen rộng khoảng 7ha và cánh đồng Cao Bình bằng phẳng, tiếp đó là cánh đồng Tổng Chúp. Gần chân thành là giếng ngọc (nay gọi là Bó Phủ) nước trong vắt quanh năm.
Di tích Thành Bản Phủ còn là minh chứng cho cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc dưới sự chỉ huy của Hoàng Công Chất đánh tan giặc Phẻ, bắt sống tướng giặc là Phạ Chẩu Tin Toòng, giải phóng Mường Thanh bảo vệ núi rừng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc vào tháng 5/1754.

Di tích còn thể hiện tinh thần đại đoàn kết các dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Hoàng Công Chất nhân dân các dân tộc nơi đây đã đoàn kết một lòng đánh đuổi kẻ thù chung ra khỏi bờ cõi của đất nước, cùng nhau xây dựng Bản, Mường âm no hạnh phúc.
Theo dulichvn

Di tích lịch sử bến phà Gianh, Quảng Bình

Di tích Lịch sử bến phà Gianh nằm ở hạ Lưu sông Gianh, cách cửa biển về phía tây 2 km (bến phà I) và 5 km (bến phà II). Với vị trí địa lý như vậy, đến với di tích bến phà Gianh bằng đường bộ hoặc đường thủy đều thuận lợi. Trên quốc lộ 1A, bến phà Gianh ở tại km 625 + 500, cách Hà Nội 462 km về phía Nam, cách tỉnh lỵ Quảng Bình 34 km về phía Bắc.
Đi bằng đường thủy, từ cửa biển vào sông Gianh, ngược về phía thượng nguồn từ 2 đến 7 km là có thể ghé thuyền thăm di tích.
Các sông ngòi ở Quảng Bình đa phần đều chảy từ Trường Sơn ra biển (theo hướng tây sang đông). Chính vị trí địa lý đó cửa Quảng Bình nếu xét về mặt giao thông vận tải, các con đường, các dòng sông, cửa biển đều có một vị trí quan trọng trong thời chiến tranh cũng như trong hòa bình, xây dựng. Lúc xưa, khi phương tiện chiến tranh còn thô sơ, núi và sông thường được lợi dụng làm phòng tuyến thành lũy thiên nhiên, hỗ trợ đắc lực cho các kế sách tranh giao đất đai, quyền lực giữa các thế lực chống đối nhau. Sông Gianh là một chiến lũy thiên nhiên lợi hại, sông rộng to, đôi bờ khá trống trải tạo nên sự cản trở đắc lực trong những cuộc giao tranh. Các triều đại phong kiến, bọn xâm lược ngoại bang đều lợi dụng sự chia cắt địa lý của sông Gianh ở Quảng Bình để phục vụ lợi ích của mình.
Đặc biệt, dòng sông Gianh đã từng là chứng nhân của một thời kỳ lịch sử Trịnh - Nguyễn phân tranh, của hai tập đoàn phong kiến này lấy sông Gianh làm giới tuyến. Nhân dân 2 bờ Nam - Bắc sông Gianh phải chịu đựng biết bao tang thương, khổ đau do nội chiến kéo dài, dai dẳng.
Sau khi chiếm được nước ta, thực dân Pháp thực hiện công cuộc thực dân hóa, bóc lột thuộc địa. Chúng cho xây dựng Quốc lộ 1 để tiện bề khai thác, vơ vét và đưa quân đàn áp phong trào phản kháng của nhân dân ta. Tại đoạn Quốc lộ 1 đi qua Quảng Bình, chúng cho xây bến phà Gianh (vào năm 1886).
Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền về tay nhân dân. Cùng với những công việc bề bộn khác, chính quyền tỉnh nhà đã nhanh chóng khôi phục hoạt động của bến phà để phục vụ cuộc sống của nhân dân.
Năm 1947, thực dân Pháp quay trở lại đánh chiếm Quảng Bình. Từ đây, nhân dân Quảng Bình cùng với nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ bước vào cuộc kháng chiến gian nan, quyết liệt chống thực dân Pháp, giành độc lập, tự do.
Những năm thực dân Pháp chiếm đóng Quảng Bình (1947 - 1954), ở vùng sông Gianh, chúng đóng đồn ở Thanh Khê, ngay cạnh bờ Nam bến phà Gianh nhằm bảo vệ đường chuyển quân trên Quốc lộ 1, và để từ đây đưa quân ngược sông Gianh đánh phá cướp bóc vùng thượng lưu. Nhân dân ta tích cực kháng chiến, tổ chức đánh du kích, kìm hãm bước tiến của kẻ thù. Đoạn Quốc lộ 1 từ bờ bắc phà Gianh trở ra bị nhân dân, du kích ta triệt để phá hoại. Vì vậy, giặc Pháp không thể sử dụng được. Bến phà Gianh ngừng hoạt động.
Năm 1954, hòa bình lập lại trên miền Bắc. Thực hiện kế hoạch hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, bến phà Gianh nhanh chóng được khôi phục. Bằng tinh thần lao động cần cù, thông minh, sáng tạo chỉ trong một thời gian ngắn, bến phà Gianh bị bỏ hoang từ lâu đã được sửa chữa, phục hồi và đi vào hoạt động.
Năm 1960, bến phà Gianh xưa không còn đáp ứng được yêu cầu cho việc chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam, Bộ Giao thông Vận tải quyết định xây bến phà Gianh mới, chuyển lên phía thượng lưu, cách bến phà cũ 5 km, bờ bắc thuộc xã Quảng Thuận, bờ nam thuộc xã Hạ Trạch với qui mô lớn hơn nhiều so với trước đây. Đây là vị trí sông hẹp nhất (ở hạ lưu) cách xa cửa Gianh 7 km. Bến phà mới có tên là bến phà Gianh (hay là bến phà lI) bến phà cũ mặc nhiên được gọi là bến phà I.
Bị thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Ở Quảng Bình, máy bay Mỹ đánh vào cửa Roòn, cửa Gianh. Bộ đội phòng không, hải quân và dân quân tự vệ, các đơn vị và nhân dân trong vùng đã kịp thời tổ chức lực lượng phối hợp chặt chẽ đánh trả địch quyết liệt.
Lúc này, cán bộ chiến sỹ phà Gianh thực hiện vượt sông ở cả 2 bến. Nếu bến phà I bị tắc đường thì sử dụng bến phà II và ngược lại. Ngoài ra, chúng ta còn xây dựng các bến phụ, lập phương án điều hành các đoàn xe vượt sông theo các tình huống khác nhau được chuẩn bị từ trước. Ở các điểm vượt sông đều có phương án “4 trước”: Đề án thiết kế trước, vật liệu thì công chuẩn bị sẵn trước, bố trí lực lượng thi công trước và phân công người chỉ huy trước. Nhờ vậy, bến phà Gianh tuy gặp vô vàn khó khăn nhưng vẫn đảm bảo mạch máu giao thông thông suốt, chi viện kịp thời cho cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở chiến trường miền Nam. Khẩu hiệu hành động “Đầu đội bom, chân bám phà, tay lái, tay súng, miệng hát bài ca chiến thắng” đã trở thành phong trào cách mạng trong toàn đơn vị.
Bằng những việc làm sáng tạo, với lòng dũng cảm trong chiến đấu và lao động của các đơn vị bộ đội, thanh niên xung phong và nhân dân địa phương, phà Gianh vẫn hoạt động thông suốt, chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam.
Bến phà Gianh nhiều đêm bị tắc, chi đoàn bến phà Gianh phát động phong trào đoàn viên làm nòng cốt trong việc mở luồng vượt sông. Bí thư chi đoàn Võ Xuân Khuể là người đi tiên phong, lái ca nô mở hết tốc lực lướt nhanh qua bom từ trường, kích cho bom nổ đằng sau, mở luồng an toàn cho phà chở hàng, chở xe qua sông. Hành động của anh được ghi nhận bằng câu thơ thật giản dị, nhưng sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng:
"Giọt máu đỏ quí hơn vàng
Nhưng khi Đảng gọi, sẵn sàng hiến dâng’’
Công việc đưa hàng, đưa xe vượt sông ban đêm đầy hiểm nguy, vất vả. Nhưng việc ban ngày đưa phà, ca nô đi dấu cũng chẳng kém phần gian nan. Lúc đầu, phải đưa phà, ca nô lên tận Thuận Bài, Minh Lệ, La Hà, vừa xa, vừa kém an toàn. Công việc này đòi hỏi một cuộc đấu trí vô cùng gay go, quyết liệt. Cuối cùng chiến sỹ bến phà Gianh đã tìm ra cách thích hợp. Có chiếc ca nô đậu gần bến bị địch đánh hỏng, ngày ngày máy bay Mỹ nhận biết đó là “Mục tiêu chết” không dòm ngó nữa, anh em cho thay vào đó chiếc ca nô “sống” và ngụy trang giống như chiếc ca nô hỏng, vậy là lừa được địch. Nhưng với con phà, mục tiêu lớn hơn, không thể “chơi trò ú tim” như với ca nô được. Các kỹ sư Hoàng Ngọc Bích, Lê Văn Câu... đã tích cực nghiên cứu, vắt óc sáng chế đóng mới loại “phà dìm” tại chỗ. Phà có 3 khoang, 2 khoang ngoài có “lổ lù” cho nước vào ra được. Khoang giữa để rỗng, bít kín không cho nước vào. Mỗi khi nước vào đầy hai khoang ngoài, phà chìm lơ lững dưới mặt nước, máy bay địch không thể phát hiện được mục tiêu. Tối đến bơm rút nước ra, phà nổi dần, đưa vào bến hoạt động bình thường. Chiếc “phà dìm” ra đời là một sáng tạo có hiệu quả tốt của cán bộ, chiến sỹ bến phà Gianh, tiện lợi trong việc cất giấu đã rút ngắn được thời gian chờ đợi, nhờ vậy tăng chuyến vượt sông mỗi đêm.
Mặc dù địch đã huy động đến mức cao nhất lực lượng và vũ khí tập trung đánh phá có tính hủy diệt các mục tiêu quân sự, kinh tế... nhưng địch vẫn không ngăn nổi sự chi viện của đồng bào, chiến sỹ miền Bắc cho cuộc đấu tranh thống nhất Tổ quốc của đồng bào, chiến sỹ miền Nam. Trong thành tích chung của quân và dân Quảng Bình có sự cống hiến xuất sắc của cán bộ, chiến sỹ bến phà Gianh trên mặt trận đảm bảo giao thông. Nhiều gương hy sinh anh dũng, nhiều hành động dũng cảm của cán bộ, chiến sỹ bến phà Gianh đã xuất hiện, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam được phát huy cao độ trên mặt trận giao thông vận tải.
Theo dulichvn

Ngắm 8 kiến trúc ít được biết đến của Đà Lạt



Huỳnh Hằng
Theo Bưu điện Việt Nam

t538241Ngoài các kiến trúc Pháp nổi tiếng được nhiều người biết đến, thì ở Đà Lạt vẫn còn những nơi mà các du khách chưa có dịp khám phá như Nhà Thủy Tạ, Trưởng Cao đẳng sư phạm Đà Lạt,...
1. Nhà Thủy Tạ
Khởi nguyên là những túp lều nhỏ trên một bán đảo giữa hồ Xuân Hương để du khách nghỉ chân. Sau đó, kiến trúc thành câu lạc bộ thể thao dưới nước, rồi trở thành quán nước nhỏ. Hiện nay, trên bán đảo là nhà hàng Thuỷ Tạ được thiết kế hiện đại, sang trọng với tông màu trắng nổi bật trên màu xanh của nước, của hàng thông ven hồ.

Ngắm 8 kiến trúc ít được biết đến của Đà Lạt

2. Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt
Được xây dựng từ năm 1935 để làm trường trung học (Lycée Yersin). Trường gồm khối lớp học “uốn mình” theo một đường cung tròn mềm mại ôm lấy khoảng sân khá rộng và một tháp chuông lợp ngói thạch bản vút lên cao 54m. Nơi đây như một dấu ấn mạnh mẽ hình cây bút vươn cao giữa rặng thông xanh, soi bóng xuống mặt hồ Xuân Hương thơ mộng và những công trình phụ đối xứng. Màu gạch cùng thiết kế ấn tượng của nơi này đã khiến bao du khách say mê, cũng như khiến bao học sinh, sinh viên ao ước được học tại trường.

Ngắm 8 kiến trúc ít được biết đến của Đà Lạt

3. Bản đồ Đà Lạt
Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt giáp với Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt và cách nhà ga xe lửa không xa. Công trình được xây dựng từ năm 1939 và hoàn thành năm 1943. Vòm cong của cầu đá kết hợp với đường cong nhẹ nhàng của con đường trải nhựa tạo ra một nét duyên riêng. Thiết kế bên trong của tòa nhà khá đặc sắc nhưng do tính chất của công việc, tòa nhà không mở cửa cho du khách vào thăm quan.

Ngắm 8 kiến trúc ít được biết đến của Đà Lạt

Đập ngay vào mắt người thưởng thức là 3 chóp mái tiếp nối liền nhau chạy suốt từ đỉnh xuống bờ mái đón ở lối vào sảnh chính. Phía dưới của chóp mái có gắn nổi dòng chữ DALAT khá lớn. Tất cả các chi tiết trang trí đều thực sự đơn giản, toát lên vẻ hiện đại của tổng thể công trình. Toàn bộ khối nhà tạo cho ta sự liên tưởng tới những đỉnh núi nhấp nhô của vùng đất cao nguyên. Hiện nay ga chỉ phục vụ một chuyến đi dài khoảng 7km, từ ga đến Trại Mát.

Ngắm 8 kiến trúc ít được biết đến của Đà Lạt

5. Trường Đại học Đà Lạt
Trường Đại học Đà Lạt rộng hơn 30 ha với hơn 40 công trình lớn nhỏ ẩn mình bên cạnh những con đường uốn lượn dưới hàng thông, kế bên những con dốc thoai thoải rất Đà Lạt. Cổng vào trường khá ấn tượng với hàng thông xanh ngát, những thảm có trải dài, hòn non bộ thơ mộng.

Ngắm 8 kiến trúc ít được biết đến của Đà Lạt

6. Viện Sinh học Tây Nguyên
Phân Viện Sinh học nằm trên đỉnh đồi Tùng Lâm cao 1.548m, giữa khu rừng thông cách trung tâm thành phố Dalat gần 10km trên đường đi Suối Vàng. Toà nhà bằng đá có nhiều cửa sổ thật tĩnh lặng giữa rừng thông mà nổi bật ở mặt tiền là cây thập giá với hai dòng chữ bằng tiếng Latin: ”Copiosa Apud Eum Pedemptio”, có nghĩa: “Ơn cứu độ chan chứa nơi Ngài". Phân Viện Sinh học còn hoạt động như một bảo tàng nhằm giới thiệu những loài đặc hữu tại Tây Nguyên và Lâm Đồng gồm bảo tàng động vật và vườn thực vật phục vụ tham quan và du lịch.

Ngắm 8 kiến trúc ít được biết đến của Đà Lạt

7. Khách sạn Du lịch Công đoàn
Được xây dựng từ năm 1936. Ngày trước, đây là biệt thự của bác sỹ Lemoine, nằm trên một ngọn đồi cạnh hồ Xuân Hương, có diện tích hơn 15 ha. Sau đó bác sỹ Sohier thành lập một dưỡng đường tư. Kiến trúc mang dáng dấp vùng Bretagne với sự phô diễn các khối tường đầu hồi tam giác vững chắc và mạnh mẽ. Cảnh quan khu vực rất yên tĩnh, thơ mộng với rừng thông trải tầm nhìn về mặt nước hồ Xuân Hương và toàn cảnh trung tâm thành phố xa xa.

Ngắm 8 kiến trúc ít được biết đến của Đà Lạt

8. Chi cục thuế
Nằm ở góc đường Hà Huy Tập – Trần Phú, là một trong những công trình có mặt sớm ở Đà Lạt. Tầng hầm được xây kiên cố để làm kho an toàn chứa tiền bạc. Kiến trúc điển hình kiểu vùng Normandie: khung sườn gỗ sơn màu sẫm, xây tường lấp bằng gạch quét vôi màu nhạt, mái lợp ngói, có mái nhỏ bẻ góc... Tất nhiên, là cơ quan nhà nước nên nơi đây không thể cho du khách vào tham quan.

Ngắm 8 kiến trúc ít được biết đến của Đà Lạt

Khám phá tháp Chăm huyền bí


Linh San
 
Về Ninh Thuận thăm thác Po Klong Garai In
Thứ ba, 13 Tháng 12 2011 09:00
Tháp Chàm hay còn gọi là tháp Champa, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc đền tháp Champa, thuộc dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam.
Nằm trên quốc lộ 20 từ Phan Rang đi Đà lạt, cách Thành phố Phan Rang 5km về hướng đông sẽ đưa các bạn đến tháp chàm Po Klong Garai.

Cụm tháp được do vua Chế Mân - người đã cưới Huyền Trân Công Chúa xây dựng từ cuối thế kỷ 13 và hoàn thành vào đầu thứ kỷ 14 nằm trên đồi Trầu để thờ vua Po Klong Garai, vị vua có công lớn trong việc khai thông hệ thống thủy lợi của mảnh đất khô hạn đầy xương rồng này.

Tháp Chàm là khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm, lấy từ đất địa phương, các viên gạch được liên kết rất bền vững qua hàng thế kỷ bằng một chất keo được tyinh chế từ một loại thực vật có nhiêu trong vùng, mà người dân ở đây gọi là dầu rái. Phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa, không gian bên trong chật hẹp, cửa duy nhất mở về hướng đông, các phía còn lại là cửa giả.


Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muôn, vũ nữ, thần thánh

Quần thể này gồm 3 tháp: Tháp Chính cao 20,5m, có nhiều tầng giả, mà tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới. Tượng thần Shiva sáu tay đang múa trên cửa tháp chính là một pho tượng tuyệt đẹp. Hai bên cửa là bia ký chữ chăm cổ ghi lại những lần trùng tu tháp.

Tháp Lửa: nằm ở phía đông Tháp Chính, tháp cao 9,31m, hai mái cong hình chiếc thuyền - biểu tượng của tín ngưỡng Ba La Môn (thuyền chở người quá cố về phía tây - nơi mặt trời lặn). Tháp Lửa tương truyền là nơi để long bào, đai mão, xiêm y và các vật quý để tế lễ.

Tháp Cổng nằm phía trước phía đông Tháp Lửa, tháp cao 8,56m, hoa văn chạm trổ giống tháp chính, có hai cửa thông nhau theo trục Đông-Tây tạo thành một lối cổng tháp. Nơi đây là cổng ra vào hành lễ, cúng tế.

Ngay dưới chân tháp là bảo tàng văn hóa dân tộc Chăm, nơi bảo tồn lưu giữ những vật dụng, tập quán của người Chăm từ thời sơ khai lập nghiệp vùng đất này.

Kim Hoa - Theo yume
 
Về Ninh Thuận thăm thác Po Klong Garai In
Thứ ba, 13 Tháng 12 2011 09:00
Tháp Chàm hay còn gọi là tháp Champa, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc đền tháp Champa, thuộc dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam.
Nằm trên quốc lộ 20 từ Phan Rang đi Đà lạt, cách Thành phố Phan Rang 5km về hướng đông sẽ đưa các bạn đến tháp chàm Po Klong Garai.

Cụm tháp được do vua Chế Mân - người đã cưới Huyền Trân Công Chúa xây dựng từ cuối thế kỷ 13 và hoàn thành vào đầu thứ kỷ 14 nằm trên đồi Trầu để thờ vua Po Klong Garai, vị vua có công lớn trong việc khai thông hệ thống thủy lợi của mảnh đất khô hạn đầy xương rồng này.

Tháp Chàm là khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm, lấy từ đất địa phương, các viên gạch được liên kết rất bền vững qua hàng thế kỷ bằng một chất keo được tyinh chế từ một loại thực vật có nhiêu trong vùng, mà người dân ở đây gọi là dầu rái. Phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa, không gian bên trong chật hẹp, cửa duy nhất mở về hướng đông, các phía còn lại là cửa giả.


Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muôn, vũ nữ, thần thánh

Quần thể này gồm 3 tháp: Tháp Chính cao 20,5m, có nhiều tầng giả, mà tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới. Tượng thần Shiva sáu tay đang múa trên cửa tháp chính là một pho tượng tuyệt đẹp. Hai bên cửa là bia ký chữ chăm cổ ghi lại những lần trùng tu tháp.

Tháp Lửa: nằm ở phía đông Tháp Chính, tháp cao 9,31m, hai mái cong hình chiếc thuyền - biểu tượng của tín ngưỡng Ba La Môn (thuyền chở người quá cố về phía tây - nơi mặt trời lặn). Tháp Lửa tương truyền là nơi để long bào, đai mão, xiêm y và các vật quý để tế lễ.

Tháp Cổng nằm phía trước phía đông Tháp Lửa, tháp cao 8,56m, hoa văn chạm trổ giống tháp chính, có hai cửa thông nhau theo trục Đông-Tây tạo thành một lối cổng tháp. Nơi đây là cổng ra vào hành lễ, cúng tế.

Ngay dưới chân tháp là bảo tàng văn hóa dân tộc Chăm, nơi bảo tồn lưu giữ những vật dụng, tập quán của người Chăm từ thời sơ khai lập nghiệp vùng đất này.

Kim Hoa - Theo yume

Về Ninh Thuận thăm thác Po Klong Garai In
Thứ ba, 13 Tháng 12 2011 09:00
Tháp Chàm hay còn gọi là tháp Champa, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc đền tháp Champa, thuộc dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam.
Nằm trên quốc lộ 20 từ Phan Rang đi Đà lạt, cách Thành phố Phan Rang 5km về hướng đông sẽ đưa các bạn đến tháp chàm Po Klong Garai.

Cụm tháp được do vua Chế Mân - người đã cưới Huyền Trân Công Chúa xây dựng từ cuối thế kỷ 13 và hoàn thành vào đầu thứ kỷ 14 nằm trên đồi Trầu để thờ vua Po Klong Garai, vị vua có công lớn trong việc khai thông hệ thống thủy lợi của mảnh đất khô hạn đầy xương rồng này.

Tháp Chàm là khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm, lấy từ đất địa phương, các viên gạch được liên kết rất bền vững qua hàng thế kỷ bằng một chất keo được tyinh chế từ một loại thực vật có nhiêu trong vùng, mà người dân ở đây gọi là dầu rái. Phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa, không gian bên trong chật hẹp, cửa duy nhất mở về hướng đông, các phía còn lại là cửa giả.


Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muôn, vũ nữ, thần thánh

Quần thể này gồm 3 tháp: Tháp Chính cao 20,5m, có nhiều tầng giả, mà tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới. Tượng thần Shiva sáu tay đang múa trên cửa tháp chính là một pho tượng tuyệt đẹp. Hai bên cửa là bia ký chữ chăm cổ ghi lại những lần trùng tu tháp.

Tháp Lửa: nằm ở phía đông Tháp Chính, tháp cao 9,31m, hai mái cong hình chiếc thuyền - biểu tượng của tín ngưỡng Ba La Môn (thuyền chở người quá cố về phía tây - nơi mặt trời lặn). Tháp Lửa tương truyền là nơi để long bào, đai mão, xiêm y và các vật quý để tế lễ.

Tháp Cổng nằm phía trước phía đông Tháp Lửa, tháp cao 8,56m, hoa văn chạm trổ giống tháp chính, có hai cửa thông nhau theo trục Đông-Tây tạo thành một lối cổng tháp. Nơi đây là cổng ra vào hành lễ, cúng tế.

Ngay dưới chân tháp là bảo tàng văn hóa dân tộc Chăm, nơi bảo tồn lưu giữ những vật dụng, tập quán của người Chăm từ thời sơ khai lập nghiệp vùng đất này.

Kim Hoa - Theo yume

Theo Bưu điện Việt Nam


t542849Ngoài những ruộng nho mênh mông, cái nắng bạt ngàn, thành phố Phan Rang còn được biết đến với cụm tháp PôKlông Garaido huyền bí, với màu gạch Chăm nổi bật giữa nền trời xanh thẫm.
Cụm tháp PôKlông Garaido do vua Chế Mân xây dựng trên đồi Trầu để tưởng nhớ PôKlông Garaido, vị vua bị hủi nhưng tài giỏi đã đưa Chămpa thành một quốc gia hưng thịnh. Cụm tháp gồm nhiều công trình lớn nhỏ, nhưng hiện nay còn lại ba ngôi tháp xây bằng gạch Chăm. Đó là tháp Cổng, tháp Lửa và tháp Chính - tháp thờ vua PôKlông Garaido. Ngoài ý nghĩa lịch sử, tháp còn là một trong những biểu tượng của văn hóa chăm với 4 lễ hội đặc biệt diễn ra tại đây hàng năm: Lễ Đầu năm, lễ cầu mưa, lễ hội Katê, lễ Chabun.
Khám phá tháp Chăm huyền bí
Sau khi bước qua cổng, men theo những bậc thang lên tháp, màu rêu phong của đá hàng trăm năm tuổi đối lập với màu đỏ như máu của những bụi hoa xương rồng khiến bước chân du khách như chùng lại, như lắng đọng hơn về ký ức hào hùng.
Khi bước vào tháp, cái uy nghiêm của những bệ thờ, của những bức tượng, đặc biệt là tượng vua PôKlông Garai khiến du khách không ai nhắc ai đều “đi khẽ nói nhẹ”. Không ai muốn làm vỡ cái yên tĩnh vốn có của nơi đây, hoặc ai cũng sợ một danh tướng Chăm nào đó sẽ đột ngột xuất hiện, quắc mắt, vung gươm trừng trị những kẻ dám quấy rối nơi yên nghỉ của tiên vương.
Mỗi cạnh, mỗi tầng và các mặt của từng tháp được chạm khắc trang trí nhiều họa tiết bằng gốm đá với hình đuôi rồng, hình lá, hình bò thần, đủ loại hình người. Các học tiết sắc nét đến nỗi tưởng như chỉ cần chạm tay, vũ nữ trên tường sẽ uốn mình, vươn vai, di chuyển theo điệu nhạc, đưa du khách trở về những buổi yến tiệc linh đình. Hay chiếc đuôi rồng bất ngờ chuyển động, lộ dần ra chiếc đầu với cặp sừng to lớn ản dấu bên kia bức tường.
Cũng trong không khí ấy, tượng Linga - vật thờ trong văn hóa phồn thực của người Chăm - lại mang đến cho du khách một cảm giác khác. Lạ lẫm và lý thú về một hiện tượng tự nhiên được con người đưa lên thành biểu tượng thần thánh.
Tại nơi cao nhất của tháp, một phần của thành phố Phan Rang hiện ra duyên dáng với những nếp nhà, những triền cát trắng xóa. Hay hình dáng của những cô gái Chăm với khăn vắt hờ che mặt, đầu đồi lọ nước, thoăn thoắt trên đường làng. Đẹp như bức tranh trong câu chuyện 1001 đêm.
Thời điểm đẹp nhất của tháp là khi màu của gạch Chăm dần chìm vào màu đỏ của mặt trời lặn xuống chân núi. Song cũng vào thời điểm này, tháp trở nên cực kỳ huyền bí, âm u với những “bóng ma hời” trong các câu chuyện truyền miệng khiến người can đảm nhất cũng rùng mình. Vì lý do này, hầu hết du khách đều “di dời” xuống chân đồi trước thời điểm đó, rồi đứng từ xa chiêm ngưỡng vẻ đẹp này của tháp. Sau đó, họ ghé vào nhà trưng bày, tìm hiểu lịch sử của dân tộc Chăm hay mua vài món quà lưu niệm về tặng bạn bè, người thân.
Khám phá tháp Chăm huyền bí
Khám phá tháp Chăm huyền bí
Khám phá tháp Chăm huyền bí
Khám phá tháp Chăm huyền bí
Khám phá tháp Chăm huyền bí
Khám phá tháp Chăm huyền bí