Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

Ra đảo Bé mùa khô hạn

Đảo bé Lý Sơn - nơi bạn muốn đến không chỉ một lần

Đảo An Bình, thường được gọi là đảo bé Lý Sơn, đúng như tên gọi, rất bé. Nhưng nếu đã đến đây một lần, chắc chắn bạn sẽ muốn có lần thứ hai. 

.
LS15.jpg
Đảo bé là đảo thứ 2 trong 3 đảo tại Lý Sơn (Quảng Ngãi) và cũng được đánh giá là đảo có bãi biển đẹp và hoang sơ nhất tại Lý Sơn. Để ra đây các bạn phải bắt một tàu địa phương khởi hành khoảng 8h sáng từ đảo lớn. Mỗi ngày chỉ có duy nhất một chuyến.
LS1.jpg
Bạn không cần đặt trước khi muốn ra đảo bé. Giá vé mỗi người là 50.000 đồng. Thời gian di chuyển từ cầu tàu đảo lớn sang đảo bé khoảng 30 phút. 
LS2.jpg
Trên đảo bé chỉ có hai con đường, dài nhất vỏn vẹn 1km nên đi bộ là tốt nhất.
LS3.jpg
Con đường dẫn tới một bãi biển đẹp tuyệt vời, nước trong vắt và cát trắng.
LS6.jpg
LS8.jpg
Đây là nơi mà bất kỳ ai đến với Lý Sơn cũng không thể bỏ qua. Ở đây, bạn có thể chụp ảnh hoàng hôn ấn tượng.
LS1.jpg
 
LS9.jpg
Ở đảo không có nhà nghỉ, khách sạn. Cách duy nhất bạn muốn nghỉ lại là ở nhà dân. Ở đó bạn sẽ được nghỉ ngơi, tắm giặt và ăn uống đủ 3 bữa.
LS7.jpg
LS10.jpg
LS18.jpg
Đảo bé khá đẹp và hoang sơ hơn đảo lớn, cũng rất sạch sẽ, không có dấu hiệu của rác. 
LS19.jpg
LS13.jpg
Bạn sẽ không hối tiếc khi được một lần tới đây.
Hải Nam
Ra đảo Bé mùa khô hạn
TT - “Đảo Bé đang khát”, “bão tố bao vây đảo Bé”... Bên cạnh những dòng tin thời sự, ít người biết đảo Bé (xã đảo An Bình, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) còn là một điểm đến đáng để khám phá.
Tảng đá trên bãi biển phía nam đảo Bé - Ảnh: Đ.K.

Để đến được đảo Bé, chúng tôi phải đón tàu từ đất liền ra đảo Lý Sơn rồi sáng hôm sau ra cầu cảng đón chiếc tàu đò duy nhất trong ngày qua đảo Bé. Mất 40 phút dập dềnh trên sóng, con tàu đò cũ kỹ mới “đo” được hơn 5km mặt biển. Vào quán nước ở cuối cầu cảng, chị chủ quán bảo: “Ăn xu xoa hả mấy anh?”. Nghe lạ tai, chúng tôi đồng ý ngay. Ly xu xoa trông giống rau câu, ăn nghe ngon quá nên mỗi người “làm” ba ly. Chủ quán cho biết món này được chế từ rong biển quanh đảo Bé.
Đối diện với quán xu xoa là ngôi miếu cổ thờ những tiền nhân khai hoang lập làng. Làng chài với gần 100 nóc nhà và khoảng 500 nhân khẩu sống tập trung ở phía tây hòn đảo chỉ có diện tích 1km2 mặt đất khá bằng phẳng. Đó cũng là dân số và diện tích của xã đảo An Bình. Nhà cửa đậm “chất” đảo xa, nhỏ và thấp, nằm san sát nhau để chống chọi với gió to bão lớn.
Mùa này trời yên biển lặng, làng chài vốn bình yên càng yên bình hơn khi hầu hết đàn ông đều ở ngoài biển đánh bắt. Trên những con đường nhỏ, mấy cô gái thong thả quay cối đá xay đậu và bột. Những liếp rau nhỏ xíu che đậy cẩn thận, những lu nước lớn đặt dưới mái nhà chờ nước mưa. Ngoài rìa làng, những thửa ruộng toàn cát trắng khô rang đang chờ mùa trồng tỏi. Ngoài cùng là một vùng đất chỉ có sỏi đá khô cằn.
Bắt đầu từ cuối làng chài, men theo ghềnh đá đi về phía nam, qua một ngôi miếu thờ lặng lẽ bên mép biển là bãi cát trắng phau, thoai thoải cong cong chiếm trọn bờ phía nam. Vẫy vùng một hồi để giải nhiệt cơ thể nóng hầm hập, chúng tôi tiếp tục khám phá bờ biển phía đông dài khoảng 1km. Khác hoàn toàn với bờ nam, phía đông toàn ghềnh đá được tạo bởi vô số tảng đá đen, có đoạn gồ ghề lởm chởm, có đoạn hiểm trở do có nhiều tảng đá lớn.
Bờ biển phía bắc là một bãi biển cong cong toàn đá cuội pha lẫn cát trắng ngà dưới ánh mặt trời chói chang. Chẳng mấy chốc, chúng tôi băng qua bãi biển khoảng 500m để tiếp cận với bờ biển phía tây dài khoảng 1km, một nửa là ghềnh đá trắng được tạo bởi những viên đá nhỏ màu trắng, một nửa là ghềnh đá đen lởm chởm... Bờ biển đa dạng về địa hình lẫn màu sắc, những rặng dứa rừng ấn tượng được tạo bởi vô số cây dứa cổ thụ to lớn như thách thức phong ba bão tố.
Chống chọi với thiên nhiên để sinh tồn, để bảo vệ biển đảo của người Việt xưa, ngay những em bé thơ ngây cũng ý thức “nước ngọt là vàng” nên sau khi tắm biển xong, chạy về nhà múc một ca nước trong lu cũng đến đứng sát gốc cây để vừa tắm vừa tưới nước...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét