Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Vẻ đẹp ngỡ ngàng của đảo núi lửa ở Biển Đông

Từ cảng Sa Kỳ (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), chạy tàu cao tốc theo hướng Đông Bắc chừng hơn 1 giờ đồng hồ, bạn sẽ đến được đảo Lý Sơn, một thiên đường với cát trắng, biển xanh và nắng vàng.
Đảo Lý Sơn hay còn gọi là Cù Lao Ré nằm ở 15,23 độ vĩ Bắc, 109,07 độ kinh Đông, cách đất liền 18 hải lý (22,336km) có diện tích khoảng 11 km², gồm đảo Lớn và đảo Bé, chia làm 3 xã: An Vĩnh, An Hải và An Bình. Hòn đảo là vết tích còn lại của một núi lửa đã tắt từ thời tiền sử.
Dân số Lý Sơn vào khoảng 21.000 người (là huyện đảo có mật độ dân số lớn nhất Việt Nam), chủ yếu làm nghề nông ngư nghiệp với việc đánh bắt xa bờ và trồng đặc cây tỏi, hành.
Trong những năm trở lại đây, mặc dù các dịch vụ du lịch ở Lý Sơn chưa được chú trọng phát triển song chính sự hoang sơ cùng vẻ đẹp của biển xanh nước trong, cát trắng... Lý Sơn đang là điểm đến vô cùng hấp dẫn đối với du khách.

Vẻ đẹp ngỡ ngàng của đảo núi lửa ở Biển Đông
Đảo Lý Sơn nhìn từ ngoài khơi.
Vẻ đẹp ngỡ ngàng của đảo núi lửa ở Biển Đông
Những vạt sóng biển tuyệt đẹp.
Vẻ đẹp ngỡ ngàng của đảo núi lửa ở Biển Đông
Đảo lớn Lý Sơn nhìn từ vụng Mù Cu với làn nước xanh ngắt.
Vẻ đẹp ngỡ ngàng của đảo núi lửa ở Biển Đông
Đất đỏ baza làm nền để trồng hành, tỏi. Cát trắng (phần lớn là vỏ sò điệp nghiền nát, có tác dụng phản quang), trải lên bề mặt, giữ độ ẩm cho cây tỏi, hành. Hành, tỏi là đặc sản của đảo Lý Sơn.
Vẻ đẹp ngỡ ngàng của đảo núi lửa ở Biển Đông
Tới Lý Sơn, không thể không tới chùa Hang, một di tích lịch sử quốc gia nằm dưới chân miệng núi lửa Thới Lớn, ngọn núi lớn nhất trên đảo. (Trong ảnh là cảnh chùa Hang nhìn từ trong ra ngoài biển).
Vẻ đẹp ngỡ ngàng của đảo núi lửa ở Biển Đông
Tượng Quan Âm Nam Hải, vị bồ tát của biển cả ở đỉnh Liêm Tự, chùa Đục dưới chân núi Hòn Tai.
Vẻ đẹp ngỡ ngàng của đảo núi lửa ở Biển Đông
Tuyệt sắc núi Hòn Tai và lòng chảo miệng núi lửa.
Vẻ đẹp ngỡ ngàng của đảo núi lửa ở Biển Đông
Đảo bé (xã An Bình) hay còn gọi là Cù Lao Bờ Bãi, một thiên đường của những trầm tích núi lửa.
Vẻ đẹp ngỡ ngàng của đảo núi lửa ở Biển Đông
Hoàng hôn trên đảo Lý Sơn.




  Cách thủ đô Hà Nội 913 cây về phía Nam và cách dải đất miền trung 30 cây số về phía Đông Bắc, Lý Sơn được mệnh danh là hòn đảo thiên đường bởi phong cảnh thiên nhiên hết sức kì thú và hùng vĩ.

Đến cảng Sa Kỳ lúc 9h sáng vì xe bus đến muộn, tôi bị trễ chuyến tàu cao tốc ra đảo Lý Sơn. Mất thêm 2 tiếng chờ tàu gỗ xuất bến và một tiếng rưỡi long đong trên tàu gỗ, cuối cùng tôi cũng đặt chân lên hòn đảo Lý Sơn xinh đẹp.
Hành trình khám phá đảo Lý Sơn
Hành trình khám phá đảo Lý Sơn

Điểm tham quan đầu tiên của chúng tôi là Chùa Đục, gần đỉnh ngọn núi lửa. Phải đến đây mới thấy được, Lý Sơn là sự kết hợp hài hòa của trời, mây, nước, núi và đá. Mùa nước cạn tháng 7, những ngọn cỏ trên đỉnh núi lửa chỉ kịp mọc lún phún nhưng cái màu xanh mướt ấy trải dài tít đến tận chân mây tạo cho ta có cảm giác như đang lạc vào thảo nguyên nào đó.
Hành trình khám phá đảo Lý Sơn
Hành trình khám phá đảo Lý Sơn

Cũng ngay trên đỉnh núi lửa đó thôi, nếu tầm mắt không bị thu hút bởi cái thảo nguyên kia, người ta cũng có thể bị hớp hồn những khung cảnh nên thơ khác của hòn đảo.
Hành trình khám phá đảo Lý Sơn
Hành trình khám phá đảo Lý Sơn

Một bên là cảnh tượng Quan âm tựa mình vào lưng núi, một bên là những ruộng tỏi đang độ ươm.
Tạm biệt chùa Đục, chúng tôi vòng qua phía bên kia của hòn đảo để khám phá Chùa Hang. Cảnh hoàng hôn ở trên chùa Hang là một trong những khung cảnh nên thơ nhất mà tôi gặp trong chuyến đi dài ngày này.
Hành trình khám phá đảo Lý Sơn

Dưới ráng chiều vàng ruộm của buổi hoàng hôn, trẻ con thi nhau lần mò trên bãi cạn để bắt những con cầu gai còn vướng vào đám rong rêu.
Hành trình khám phá đảo Lý Sơn
Hành trình khám phá đảo Lý Sơn

Phía xa xa, con thuyền đánh cá chầm chậm tiến ra khơi chuẩn bị cho một mẻ đánh bắt xa bờ. Mọi thứ diễn ra thật thong thả và yên bình giống như một thước phim quay chậm.
Tạm biệt cảnh hoàng hôn ở chùa Đục chúng tôi vòng qua phía bên kia của hòn đảo, nơi ánh nắng vẫn còn lan tỏa. Băng qua những cánh đồng dưa ngút ngát. để lên đỉnh Thới Lới, chúng tôi không thể không dừng lại mua vài ba trái dưa ăn đường. Dưa hấu ở đảo là loại dưa trồng trên đất cát, rất ngọt và nhiều nước.
Hành trình khám phá đảo Lý Sơn
Hành trình khám phá đảo Lý Sơn

Con đường đèo lên đỉnh Thới Lới cũng lắt léo và uốn lượn như những cung đường đèo ở Mai Châu hay Mộc Châu vậy.
Qua lên đến gần đỉnh dốc, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng và ngạc nhiên trước khung cảnh hùng vĩ nơi đây.
Hành trình khám phá đảo Lý Sơn
Hành trình khám phá đảo Lý Sơn
Hành trình khám phá đảo Lý Sơn

Trước mắt chúng tôi là những vách đá phủ dây leo men theo triền bờ biển trải dài, mênh mông, xanh mượt. Buổi chiều của chúng tôi kết thúc trong tiếng sóng biển vỗ rì rào đập vào ghềnh đá.

Độc Giả Khánh Ly

Theo Zing
Theo VTC



Trên miệng núi lửa Lý Sơn

Tôi đi khá nhiều đảo trên đất nước mình, nhưng không thấy cấu tạo địa chất của hòn đảo nào giống như đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Cả năm ngọn núi đều là năm miệng núi lửa của thời tiền sử

Khi mùa mưa đã vãn, mùa trồng tỏi ở Lý Sơn bắt đầu, cát trắng và đất đỏ chen giữa những bờ thửa bờ vùng ngăn ngắt xanh, cánh đồng tỏi lúc này chẳng khác nào như một bức tranh nhiều màu được chia thành miếng mảng, trông rất bắt mắt. Đứng trên miệng núi lửa Thới Lới, nhìn vào lòng chảo, trông giống như một sân bóng cỡ lớn, hoang vắng sau một trận cầu sôi động. Đất trong lòng chảo khá phì nhiêu, trở thành điểm hẹn của những đàn bò béo tốt. Buổi chiều, nhìn xuống lòng chảo sẽ bắt gặp sự yên tĩnh đến lạ kỳ. Đàn bò lúc này thành những đốm lửa yếu ớt, như sắp tiễn chiều vào đêm.

Các cụ già ở Lý Sơn nói rằng, trong lòng chảo của núi lửa Thới Lới trước đây là một cánh rừng nguyên sinh với nhiều loại gỗ quý, to bằng hai người ôm. Sau năm 1945, dân lên đây khai thác hết, khai tử luôn cánh rừng từ bấy đến nay. Khi còn cánh rừng nguyên sinh này, nguồn nước ngọt trong lòng chảo của núi lửa khá phong phú. Nước ngọt từ đây thoát ra, đổ thẳng xuống chân núi, tạo nên suối Chình. Có lẽ những cư dân cách nay 2 - 3 ngàn năm đã chọn khu đất bên suối Chình làm nơi sinh sống. Những hiện vật lấy được từ cuộc khai quật di chỉ khảo cổ học bên suối Chình cách đây hơn mười năm đã giải mã nhiều điều về hòn đảo đầy quyến rũ nhưng cũng rất bí ẩn này.

Con người đã có mặt tại Lý Sơn từ khá sớm, dấu vết mà họ để lại là các loại gốm có từ thời văn hóa Sa Huỳnh, xuyên qua văn hóa Chămpa. Trong các hố khai quật, những lớp gốm chồng lên nhau, có cả gốm Việt và gốm Trung Hoa, đã chứng minh rằng, từ rất xa xưa, những con thuyền xuyên đại dương đã từng ghé lại đây để giao lưu, buôn bán với người bản địa trên đảo Lý Sơn.

(Theo Lao Động)
Miệng núi lửa Thới Lới nhìn từ biển
Trong 5 ngọn núi hình thành nên đảo Lý Sơn thì núi Thới Lới được xem như núi toàn đá. Trông xa xa, những vỉa đá dát vào núi Thới Lới như da một con khá sấu khổng lồ. Tiến sát lại, lớp đá này mang những hình thù kì quái, trông giống như lớp bọt của một chảo đường lúc sôi trào. Có lẽ, khi hình thành hòn đảo này, các ngọn núi lửa tại đây hoạt động liên tục trong một thời gian rất dài.

Chùa Hang dưới chân núi là một ví dụ. Có lẽ trong lòng chùa Hang là một lớp kiến tạo địa chất khác nên khi gặp sóng biển vỗ vào liên tục hàng ngàn năm, lớp đá mềm bị xói mòn và khoét sâu để tạo nên một ngôi chùa độc nhất vô nhị trên nước Việt Nam này: Không xây bất cứ một viên gạch, một lớp vôi vữa nào mà vẫn có chùa! Ngôi chùa đã được công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia là vì vậy.

Nếu núi Thới Lới toàn đá thì núi Giếng Tiền lại có rất nhiều đất đỏ, giống đất bazan Tây Nguyên. Lòng Giếng Tiền cũng có miệng núi lửa nhưng không lớn bằng Thới Lới. Đất đỏ của ngọn núi lửa này được người dân Lý Sơn lấy về rải lên ruộng tỏi. Cùng với cát được lấy từ biển quanh đảo, loại đất đỏ ở núi Giếng Tiền đã thành lớp phân để bón tỏi. Chính hai loại đất và cát ấy đã tạo nên hương vị rất riêng cho tỏi Lý Sơn.

Cũng tại miệng núi lửa Giếng Tiền, có một khoảng đất nhỏ, dù là đất đỏ nhưng lại không có một loài cây cỏ nào mọc được. Những ông thầy cúng ở đảo, lên núi Giếng Tiền đào đất chỗ này mang về làm hình nhân để chôn trong những ngôi mộ gió. Có lẽ, các thầy cúng quan niệm rằng đây là chỗ đất tinh khiết nhất nên dành để làm thân thể cho người đã khuất.
Trên miệng của cả 5 ngọn núi lửa ở Lý Sơn đều có lòng chảo hình phễu nhưng tất cả đều bị khuyết một góc. Riêng miệng núi Thới Lới, người ta đang bít lối thoát nước này để hình thành một cái hồ chứa nước khổng lồ ngay trên đỉnh núi. Những cánh đồng tỏi, hành và hai vạn dân trên đảo sẽ có một chiếc máy điều hòa nhiệt độ khổng lồ từ ngay miệng núi lửa này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét