Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Thú vị những "quả trứng khủng long" bên suối

Suối đá trứng ở xã Gia Phú (Bảo Thắng, Lào Cai) là một thắng cảnh độc đáo còn ít người biết đến.
Mỗi dòng sông, con suối đều gắn với mình một huyền thoại và như đời người, trên mỗi khúc sông, khúc suối lại có một phẩm hạnh riêng. Bắt nguồn từ núi rừng Hoàng Liên hùng vĩ, nơi có đỉnh Phan Xi Păng cao ngất, đoạn đầu đời như đứa trẻ hiếu động quần quật chảy để lại đằng sau nó những khối đá ngổn ngang bên thung lũng Mường Hoa (huyện Sa Pa).
 
Thú vị những
Tác giả bên suối đá trứng.
 
Vượt qua khe núi hẹp cuối dãy Hoàng Liên (xã Thanh Phú, Sa Pa), dòng suối đổ ra địa phận xã Gia Phú (huyện Bảo Thắng) và cũng kể từ đây nó đã mang tên gọi khác, suối Ngòi Bo. Dấu hiệu của "sự trưởng thành, quãng đời đẹp nhất" của dòng suối là ở đây.
 
Trước khi lững lờ trôi giữa đôi bờ yên ả và kết thúc sứ mệnh khi hoà mình với dòng sông Hồng ở cửa Ngòi Bo, dòng suối đã hiến cho đời những tinh tuý với chuỗi thắng cảnh đậm màu thi ca và cơ man bí ẩn hấp dẫn.
 
Thú vị những
  Trứng đá đồ chơi yêu thích của lũ trẻ.
 
Một trong những điểm như thế là suối Đá trứng. Suối Đá trứng là ranh giới giữa thôn Tả Thàng và thôn Khe Luộc, xã Gia Phú. Suối Ngòi Bo đang cuồn cuộn chảy đến đây bỗng lặng lờ trôi êm đềm và phóng khoáng với bến nước rộng như hình thái của một dòng sông.
 
Phía bờ hữu (thôn Tả Thàng), bên bồi là một doi những cát vàng và bãi đá màu trắng tăm tắp. Điều thú vị là những viên đá ở đây dù to hay nhỏ đều rất nhẵn và tròn hoặc chí ít cũng là hơi dẹt hoặc hình bầu dục như quả trứng. Vì thế từ lâu người dân nơi đây vẫn gọi là suối Đá trứng, suối Đá tròn.
 
Thú vị những
 
Thiên nhiên khéo tạo dựng, người dân thôn Tả Thàng, Khe Luộc chọn những viên đá trứng, đá tròn mang về làm cảnh, trang trí cho ngôi nhà. Một vài người đã nghĩ đến việc sơn màu hoặc sơn hoạ tiết nghệ thuật cho các viên đá này với mục đích thương mại.
 
Ý tưởng này là hoàn toàn có cơ sở bởi mới đây ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì… nhiều cửa hiệu đã bán chạy như tôm tươi những viên đá cảnh tự nhiên như thế với giá từ 500.000 tới 1 triệu đồng, với viên có khối lượng lớn giá còn cao hơn.
 
Để đến tham quan suối Đá trứng kỳ thú và chứa nhiều bí ẩn bạn có thể đi từ chợ Xuân Giao hoặc từ chân cầu Bến Đền, nhưng chỉ từ chợ Xuân Giao mới có đường nhựa.

Cuối tuần, đãi cả nhà món chả cá nổi tiếng của người Hà Nội

Đến Hà Nội, khách du lịch khó có thể bỏ qua món chả cá nổi tiếng. Bạn hãy thử tự làm món này tại nhà nhé, vừa ngon lại vừa kinh tế hơn nhiều so với đi ăn hàng đấy!
Cuối tuần, đãi cả nhà món chả cá nổi tiếng của người Hà Nội
Nguyên liệu:
- 1kg lăng
- 100g giềng
- 1 thìa cà phê bột nghệ
- 1 thìa canh mẻ
- 2 thìa canh dầu ăn
Bún
- Mắm tôm
- Lạc rang
- Rau húng láng, húng bạc hà, thì là, hành.
Cuối tuần, đãi cả nhà món chả cá nổi tiếng của người Hà Nội
Bước 1:
Cá làm sạch, lọc bỏ xương, thái miếng dày 1cm.
Cuối tuần, đãi cả nhà món chả cá nổi tiếng của người Hà Nội
Bước 2:
Ướp với bột nghệ, giềng giã nhỏ, mẻ, dầu ăn trong khoảng 1 tiếng.
Cuối tuần, đãi cả nhà món chả cá nổi tiếng của người Hà Nội
Lưu ý:
- Nếu giềng còn tươi, nhiều nước thì bạn nên giã giềng, vắt lấy nước cốt, không lấy bã. Nếu giềng đã già và khô bạn có thể giã nhỏ rồi ướp cùng cá đến khi nướng thì giũ bỏ bã giềng.
- Chả qua nướng và chiên nếu ướp gia vị sẽ nhanh bị cháy do đó mình không ướp gia vị. Ngoài ra để được tươi và không ra nước, quá trình ướp các bạn nên đậy kín  rồi để ở ngăn mát tủ lạnh nhé.
Cuối tuần, đãi cả nhà món chả cá nổi tiếng của người Hà Nội
Bước 3:
Nếu có than hoa các bạn kẹp vào vỉ nướng vàng 2 mặt.
Cuối tuần, đãi cả nhà món chả cá nổi tiếng của người Hà Nội
Nếu không có bếp than hoa bạn có thể nướng vỉ trên bếp ga như nhà mình.
Cuối tuần, đãi cả nhà món chả cá nổi tiếng của người Hà Nội
Bước 4: Chuẩn bị các loại gia vị ăn kèm bao gồm:
- Mắm tôm pha với đường, chanh, ớt; đánh bông
- Lạc rang
- Hành lá và thì là thái khúc dài 5cm, trộn lẫn.
- Hành củ chẻ sợi
- Rau húng láng, húng bạc hà
Để bếp tại bàn ăn, làm nóng dầu, cho đã nướng vào chiên ngập dầu, thêm hành lá cùng thì là vào đảo sơ. Khi ăn, gắp chút bún, rau thơm, kèm hành, thì là, thêm mấy hạt lạc rang và rưới chút mắm tôm vào. Nhà mình hay nói đùa ăn món chả cảm giác như ăn cả đất trời vậy!
Cuối tuần, đãi cả nhà món chả cá nổi tiếng của người Hà Nội
Vị ngọt và thơm của lăng không có nào sánh được; miếng chắc, không bị bở; béo mà không ngán, chắc mà không bị khô. Sự hoà quyện giữa những sợi bún tươi mềm mượt với mắm tôm đậm đà cùng lạc rang thơm thơm, bùi bùi, rau húng thơm mát và không thể không kể đến miếng chả thơm, ngọt - thật đúng là sự giao thoa hoàn hảo của đất trời.
Cuối tuần, đãi cả nhà món chả cá nổi tiếng của người Hà Nội
 Món chả lăng tự làm tại nhà vừa ngon miệng vừa kinh tế hơn đi ăn ở ngoài hàng. Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!
Cuối tuần, đãi cả nhà món chả cá nổi tiếng của người Hà Nội

Tĩnh Gia, đi chợ biển - ăn đồ biển

Tôi là người vùng núi, nên cứ được ra biển là thấy rất sung sướng. Lần này tôi có 1 ngày khám phá biển Tĩnh Gia (Thanh Hoá) quả là 1 trải nghiệm khó quên.
Chúng tôi đến Tĩnh Gia khoảng 2h30 chiều. Chọn một khách sạn ngay ven biển làm chỗ trú chân, nghỉ ngơi. 4 giờ, cả nhóm ùa ra biển tận hưởng những con sóng ào ạt, và làn gió biển mát rượi giữa cái nóng như rang của miền Trung. Trước khi xuống biển, cả đoàn đã tự mình mua những món hải sản và thuê người dân ven biển nấu nướng.
 
Tĩnh Gia, đi chợ biển - ăn đồ biển
Tự chọn cho mình những thứ hải sản ưa thích trong sự phấn chấn lạ thường.

Tĩnh Gia, đi chợ biển - ăn đồ biển
Cá thu bông được  ưa thích nhất khi ăn với cơm trắng
 sau một buổi tắm mệt lử người.
 
Buổi tối, ngay tại bờ biển, cả nhóm quây quần bên đống lửa đỏ và thưởng thức hải sản. Tĩnh Gia gây ấn tượng đặc biệt với chúng tôi chính từ sự hoang sơ của nó. Các dịch vụ chưa chuyên nghiệp, nhưng chính vì thế mà giá hải sản tương đối mềm so với vùng biển khác.
 
Những người bán hàng, nấu nướng thuê cũng chính là những ngư dân chính cống, họ chế biến các món ăn cho ta xem và ăn nóng ngay tại chỗ. Họ có những câu chuyện rất thú vị về các chuyến hải hành đã qua của mình. Họ bật mí rằng chợ hải sản sớm mai rất nhiều đồ…
 
Tĩnh Gia, đi chợ biển - ăn đồ biển
Món ngao giấy nướng này chuyên nghiệp và ngon không kém tại các nhà hàng.

Tĩnh Gia, đi chợ biển - ăn đồ biển
Một buổi tối thú vị, được ăn ngay tại biển, được tổ chức văn nghệ
 quanh đống lửa đỏ với tiếng sóng là nhạc cụ chủ yếu.
 
4 giờ sáng hôm sau, chúng tôi dậy sớm chạy vài chục mét ra biển đi chợ hải sản. Trời mới tang tảng sáng nhưng biển đã nhộn nhịp lắm. Vài chiếc thuyền no cá đã về bến đỗ, cạnh đó, các mẹ, các chị đang phân loại hải sản: những con tôm, con ghẹ còn tươi rói, những con nhạnh biển vẫn còn ngoe nguẩy đuôi…
 
Du khách tha hồ mặc cả, lựa chọn những món mình thích. Vài người sành sỏi đợi con thuyền phía xa về bến và ùa ra mua trọn gói cả túi hải sản ngư dân vừa kéo lên còn chưa kịp phân loại.
 
 Tĩnh Gia, đi chợ biển - ăn đồ biển
Tha hồ xem hải sản, bình luận, chụp ảnh, mặc cả….

Tĩnh Gia, đi chợ biển - ăn đồ biển
Ra tận nơi thuyền đỗ mặc cả và mua hải sản.

Tĩnh Gia, đi chợ biển - ăn đồ biển
Phân loại hải sản ngay khi trở vê, chuẩn bị bán.
 
Mọi người dân Tĩnh Gia đều có phần làm cho những buổi sớm ở biển như thế này trở nên thú vị và nhiều góc cạnh. Từ những em bé chưa đầy tuổi đến những cụ già râu tóc đã bạc như những con sóng ngoài kia.
 
Tĩnh Gia, đi chợ biển - ăn đồ biển
Chỉ lát nữa thôi, khuôn mặt lão ngư dân này sẽ rạng rỡ hơn vì mẻ cá đầy.
 
Tĩnh Gia, đi chợ biển - ăn đồ biển
Có đủ loại thức ăn phục vụ những người đi biển trở về: xôi, bún, bánh…

Tĩnh Gia, đi chợ biển - ăn đồ biển
Em bé này còn chưa tỉnh ngủ, nhưng cũng đã được mẹ cho đi chợ biển.

Tĩnh Gia, đi chợ biển - ăn đồ biển
Giữa sự ồn ã của biển, cậu nhóc vẫn dửng dưng: Cái ống đang nhòm
 vào mình thú vị hơn.

Tĩnh Gia, đi chợ biển - ăn đồ biển
Phút giải trí hiếm hoi của các nam ngư dân sau 1 đêm lênh đênh ngoài biển.
 
Thú nhất với các bạn trẻ là được cùng ngư dân kéo lưới. Một chiếc lưới dài vài chục mét, gần 10 ngư dân đang ra sức kéo từ biển vào. Họ bảo, một mẻ lưới kéo thế này phải mất 3 tiếng. Với chúng tôi, việc kéo lưới này khá lâu nhưng sự chờ đợi vào mẻ lưới đầy cá quả là hồi hộp và thích thú.
 
Tĩnh Gia, đi chợ biển - ăn đồ biển

Tĩnh Gia, đi chợ biển - ăn đồ biển
Ra sức cùng ngư dân kéo lưới với những nụ cười rạng rỡ.
 
Tips:
- Bạn có thể đặt món ở các nhà hàng ven biển, nhưng tốt hơn cho những trải nghiệm là tự mua và thuê người bạn làm. Giá hải sản và giá làm thuê cũng khá mềm. Người dân đa phần chân thật và không nói thách.
- Nếu có ý định mua hải sản đem về vào sáng hôm sau, hãy dặn trước người dân, họ sẽ chuẩn bị hộp xốp và đá để bạn bảo quản.
- Bạn có thể chèo lên thuyền của ngư dân để chụp ảnh nhờ, rất đẹp, nhưng lưu ý hỏi họ trước, vì đa phần kiêng phụ nữ bước lên thuyền.

Bò quấn sả thơm phức khó chối từ

Với món thịt bò quấn sả này, vị ngọt của mật ong và mùi thơm của sả cùng thịt bò mềm ngon sẽ hấp dẫn mọi thành viên trong nhà bạn đấy!
Bò quấn sả thơm phức khó chối từ
Nguyên liệu:
- 300g thịt bò phi lê cắt miếng mỏng, bản to
- Vài cây sả
- Mật ong, muối, bột ngọt
- Vừng, ớt bột
- Mỡ chài, dầu ăn.
Bò quấn sả thơm phức khó chối từ
Bước 1:
Thịt bò rửa sạch, cắt miếng mỏng to bản, ướp với 1 muỗng café mật ong, 1 muỗng café muối, 1 muỗng café bột ngọt, 1 muỗng café ớt bột, 1 chút dầu ăn, 1 muỗng vừng.
Bò quấn sả thơm phức khó chối từ
Trộn đều, dùng tay bóp nhẹ cho thịt ngấm gia vị, ướp khoảng 30 phút.
Bò quấn sả thơm phức khó chối từ
Bước 2:
- Sả cắt cây dài khoảng 10cm, có thể bóc bớt lớp vỏ bên ngoài để cho cây sả nhỏ hơn một chút.
- Trải miếng thịt bò lên tay, đặt cây sả lên và quấn thịt lại.
Bò quấn sả thơm phức khó chối từ
Bước 3:
- Mỡ chài rửa sạch, để ráo, cắt miếng vừa và quấn quanh cây thịt bò.
- Món này nướng trên bếp than là ngon nhất, nếu không có bếp than các bạn có thể chiên cũng được.
- Làm nước chấm: nấu nước mắm và đường hơi sệt, cho tỏi đập dập và ớt xay vào khuấy đều, các bạn nấu nước mắm với lượng đường hơi nhiều để nước mắm kẹo lại là được.
Với món thịt bò quấn sả này, vị ngọt của mật ong và mùi thơm của sả cùng thịt bò mềm ngon sẽ hấp dẫn mọi thành viên trong nhà bạn đấy!
Bò quấn sả thơm phức khó chối từ
Chúc các bạn thành công nhé!

Ngôi nhà tâm linh của đồng bào Cơ Tu

TTCT - Dân tộc Cơ Tu sống chủ yếu ở ba huyện miền núi cao Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang (Quảng Nam), A Lưới (Thừa Thiên - Huế) và một bộ phận khác cư trú ở huyện Đắc Chưng và Kà Lùm (Seekoong, Lào).
Các nghệ nhân phối hợp thực hiện những chi tiết trên nhà mồ

Nhà mồ là một trong những công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất, vừa là văn hóa vật thể, vừa là văn hóa phi vật thể mang tín ngưỡng dân gian truyền thống hướng về tổ tiên, nguồn cội của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Huyện Tây Giang đã chủ trương bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Cơ Tu cho mục tiêu phát triển, trong đó có việc khôi phục nhà mồ - ngôi nhà tâm linh của đồng bào Cơ Tu - tại làng truyền thống của huyện.
Già làng Clâu Nâm (thôn Pơrning, xã Lăng) cho rằng nhà mồ là để đưa tiễn người sang thế giới xa xăm. Hồn của những người chết sẽ hóa thành thần phù hộ cho dân làng đoàn kết và gặp nhiều điều lành, mùa màng bội thu, no đủ, sức khỏe dồi dào... Vì vậy, tục làm nhà mồ là ước vọng của người Cơ Tu từ bao đời nay.
Hầu hết nhà mồ của người Cơ Tu làm từ gỗ, với những dụng cụ đơn sơ như rìu, cưa tay, rựa, đục... nhưng được chế tác tỉ mỉ, công phu, khắc họa rất sống động những vật thể, hình ảnh sinh động, gần gũi với đời sống thường ngày bằng cả tấm lòng, tình cảm chân thành dành cho người đã khuất.
Mặt cắt ngang của nhà mồ người Cơ Tu
Sau khi cắt tiết heo, già làng lấy một ít để báo với các thần núi rừng, Giàng: Chúng tôi hiến trước cho các vị máu heo tươi và gan ngon để các vị thưởng thức - các vị ban cho dân làng những điều tốt lành để bắt đầu công việc khôi phục nhà mồ
Bằng dụng cụ đơn sơ nhưng nhờ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, những khúc gỗ tròn từ rừng đã bắt đầu nên hình, nên tượng, nên hồn
Hình tượng con trâu luôn xuất hiện ở những công trình kiến trúc như: gươl, quan tài, nhất là nhà mồ, rất rõ nét, sinh động. Trong ảnh là phác thảo hình đầu trâu để tạc tượng ở hai đầu quan tài và ở một phía đầu hồi nóc của nhà mồ
Một trong những tác phẩm điêu khắc trên cột chính của nhà mồ Cơ Tu

ĐĂNG KHOA - MINH HẢI

Món ngon cá chình

TTO - Tôi sinh ra và lớn lên nơi chốn ruộng đồng với con sông quê hiền hòa, êm ả. Bốn mùa quanh năm, sông cung cấp cho người quê tôi bao nhiêu tôm cá tươi ngon. Một trong những loại cá ngon mà không phải ai cũng có thể bắt được là cá chình.
Cá chình nướng lá chanh - Ảnh: K.L.

Cá chình sống nơi khe suối các tỉnh miền Trung nhưng lại sinh sản tại biển. Hết mùa sinh sản, cá chình con theo mẹ ngược về vùng thượng các sông để sinh sống. Thỉnh thoảng, người quê tôi lại bắt được vài con cá chình. Cá chình thịt ngon, bổ, lại hiếm nên mọi người thường mang về nhà chế biến thành những món ngon chứ ít mang ra chợ bán.
Ngày nay cá chình đã có mặt trong thực đơn của các nhà hàng, khách sạn và được xem là đặc sản. Nhưng với người dân quê tôi, cá chình chỉ cần kết hợp với những nguyên liệu có sẵn trong vườn nhà là đã có thể có được những món ăn thơm ngon, đậm hương đồng cỏ nội.
Cá chình còn sống thịt tươi, ngon và béo. Cá mổ bụng, dùng tro vuốt sạch lớp nhớt bên ngoài cho đến khi da cá bóng láng rồi cắt cá thành từng khúc.
Cá chình nướng lá chanh là một món ngon không tốn nhiều thời gian chế biến. Ướp cá với muối, bột ngọt, tiêu bột, sa tế cho cá thấm gia vị rồi dùng lá chanh gói từng khúc, tiếp tục dùng một lớp lá chuối bọc bên ngoài rồi nướng trên bếp than hồng. Khi lớp lá chuối cháy hết lộ ra lớp lá chanh tươi non, tươm mỡ cá và hương thơm từ vỉ cá nướng tỏa ra thơm phức là món cá nướng đã hoàn thành.
Cá chình nướng lá chanh ăn nóng ngon tuyệt. Thịt cá béo nhưng không ngán, quyện với hương thơm thoang thoảng của lá chanh khiến những ai lần đầu thưởng thức món ngon này đều khó lòng quên.
Cá chình um chuối chát - Ảnh: K.L.

Cá chình um chuối chát là món ngon thường được các bà mẹ quê tôi chế biến đãi cả nhà. Cá chình ướp gia vị gồm muối, nước mắm, dầu phộng, bột ngọt, nghệ tươi, tiêu, ớt, hành, tỏi khoảng 15 phút. Chuối chát chọn trái non, gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt lát, luộc chín để loại bớt vị chát. Cho cá và chuối vào nồi, để lửa liu riu, um đến khi những miếng chuối thấm vị béo và gia vị từ cá, đậm đà, thơm ngát là được. Món này ăn rất “tốn” cơm.
Đầu và đuôi cá chình dùng nấu canh chua cũng là một món ngon, lạ miệng, thích hợp những ngày hè nắng nóng. Nguyên liệu nấu canh chua cá chình không thể thiếu măng chua. Mùi thơm của cá chình quyện với vị chua của măng và các loại rau thơm tạo nên những hương vị thơm ngon, rất đặc trưng mà các loại canh chua khác không thể nào có được.
Ngoài ra, cá chình còn dùng nấu lẩu, nấu cháo hay hấp, món nào cũng thơm ngon, bổ dưỡng. 
KIM LOAN

Lũng Vân – Xứ sở huyền thoại




Ai đã từng khám phá  dải núi trùng điệp tít tắp của vùng đất Tây Bắc có lẽ sẽ rất ấn tượng với Lũng Vân – nơi vốn được ví như nóc nhà của đất Mường Bi.
Nằm cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 40km, Lũng Vân (huyện Tân Lạc) là một trong bốn cái nôi văn hóa lớn và cổ xưa nhất ở xứ Mường Hòa Bình. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hùng vỹ cùng nét văn hóa đặc trưng, Lũng Vân đang là điểm đến của không ít người đam mê xê dịch. Được coi là “nóc nhà xứ Mường Bi”, bởi đó là vùng đất sinh sống cao nhất của người dân tộc Mường, đồng thời cũng là nơi chứa đựng rất nhiều câu chuyện đã đi vào huyền thoại.
Lũng Vân gồm những ngọn núi cao hùng vĩ điệp trùng thấp thoáng trong mây, với những con đường nhỏ nhưng dốc cao và vô cùng hiểm trở…Chính vì những điều kiện thiên nhiên và địa hình đó, nơi đây đã từng là điểm đến của một số nhóm phượt và off-road muốn trốn tránh sự ồn ào thành thị để tìm cho mình những giây phút trải nghiệm trong một không gian thiên nhiên tĩnh lặng.
Nằm ở độ cao 1200m so với mặt nước biển, nơi đây quanh năm mây mù bao phủ nên còn có tên gọi Thung Mây. Thung lũng được bao bọc bởi núi Trâu, núi Pó, núi Tiên, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình vào khoảng 20 - 23,3ºC. Cái tên Lũng Vân hẳn còn xa lạ với nhiều người. Một phần bởi nó nằm sâu bên trục đường Hòa Bình - Mộc Châu, đường tới Lũng Vân lại vô cùng hiểm trở với những đèo dốc liên tiếp dài 13km. Bởi thế, cũng dễ hiểu khi ít người biết về Lũng Vân.
Theo truyền thuyết được ghi lại trong áng mo “Đẻ đất, đẻ nước” của người Mường thì đã lâu lắm rồi, chẳng ai còn nhớ được, giữa chốn núi non hiểm trở đã xảy ra một cơn đại Hồng thuỷ. Nó bất thần đổ ập xuống trong một đêm mưa gió bão bùng. Dòng nước cuộn xiết đã cuốn trôi hết nhà cửa, trâu bò, con người và cả núi rừng. Giữa cuộc tan tác ấy, có đôi vợ chồng bấu víu được trên chiếc bè. Cứ thế, chiếc bè chìm nổi trong sóng dữ hết ngày này sang này khác cho đến khi vướng vào một cây cổ thụ khổng lồ có tên là Bi, rễ cây ăn xuyên qua “chín sông, mười núi” bền chắc đến nỗi cơn đại Hồng thuỷ kia không thể làm bật gốc. Khi cơn Hồng thuỷ rút đi, đôi vợ chồng nọ cũng không biết quê xứ của mình ở đâu để trở về. Bởi sau cơn Hồng thuỷ, mặt đất như trở lại thời hỗn mang, mọi thứ đều tan tác hoặc bị cuốn trôi. Không biết đi đâu, họ ở lại dựng nhà dưới gốc cây Bi, sinh con đẻ cái, phát rừng làm nương, cày cuốc sườn đồi thành ruộng bậc thang, làm Cọn lấy nước, thuần phục muông thú thành vật nuôi, lập bản, lập mường. Nhớ ơn cây thần cứu mạng, họ đã lấy tên cây đặt tên cho mường. Đó là vùng Mường Bi ngày nay - một mường lớn và trù phú nhất trong 4 mường Bi - Vang - Thàng - Động của xứ Mường Hoà Bình. Cái tên Lũng Vân, có lẽ được bắt nguồn từ điểm đặc trưng của một thung lũng với bốn bề là núi cao dựng, nối nhau trùng điệp quanh năm chờn vờn mây phủ. Xưa, Lũng Vân còn có tên là Mường Chậm. Theo những người dân thì chữ Chậm ở đây không phải là sự nhanh, chậm theo nghĩa thông thường. Nhưng trong tiếng Mường nó cũng chẳng thể hiện ý nghĩa gì. Nguồn gốc xa xưa của địa danh này cũng chẳng mấy ai rõ. Chỉ biết rằng truyền thuyết tạo nên xứ Mường trong mây này là một câu chuyện buồn của một cuộc trốn chạy quan Lang của một gia đình nghèo còn được ghi trong trí nhớ của một lớp người xưa cũ như một câu truyện truyền thuyết đời nối đời.
Tương truyền thì trong xứ Mường Hoà Bình, Mường Chậm là xứ mường trẻ nhất, nằm ở địa thế sâu, xa nhất. Nó là kết quả cuộc trốn chạy của một nhà dân thường. Vì phạm tội với nhà Lang nên phải bồng bế nhau bỏ mường đi tìm đất mới. Thuở ấy, nhà lang xứ Mường Bống ở đất Lạc Sơn cho đắp một con đập dẫn nước về các thửa ruộng bậc thang lẩn khuất giữa các khe nách núi. Từ khi có con đập, lũ trẻ thường rủ nhau tắm và chui luồn như những con rái cá trong cái cống dẫn nước bắc ngang qua chân núi. Một nhà dân thuộc họ Bùi vô tình đan cái ngõ hầu (đó) chặn một đầu bên kia miệng cống. Mải nô đùa, luồn lách 9 đứa trẻ bị giắt vào ngõ hầu và chết trong đó. Nhà lang phạt vạ, bắt nhà họ Bùi đan đủ 9 cái ngõ hầu, mỗi năm nộp lúa, ngô... quy ra vàng bạc đầy 9 cái ngõ hầu để nộp vạ cho mường... Không chịu được sự bất công, sau một mùa lúa mới, trong một đêm tối trời, nhà họ Bùi đã gùi chín gùi lúa mới bồng bế nhau bỏ mường, trốn khỏi nhà lang. Họ đi miết cho tới khi lạc vào một vùng hoang vu cây cối rậm rạp. Nghe tiếng Cuốc kêu, biết là vùng này có nước, họ mới dừng chân ở lại.... Mường Chậm được hình thành như thế. Con Cuốc chỉ đường cho người trốn vạ nhà lang được nhà họ Bùi nhớ ơn, không bao giờ ăn thịt. Cuộc sống bình yên trên vùng đất mới của dòng họ Bùi bắt đầu như vậy. Một năm sau, người vợ của nhà họ Bùi đi xúc cá, được một quả trứng. Bỏ đi đâu bà cũng bắt đúng quả trứng ấy. Lấy làm lạ, bà mang về cho gà ấp, quả trứng nở ra một con rắn. Con rắn hiền lành chẳng bao giờ làm hại ai cả.. Lớn lên, con rắn bò về cái lằn nước nơi trước kia người vợ nhà họ Bùi vớt được quả trứng. Trước khi đi, rắn bảo: “Con trả ơn nuôi dưỡng của bố mẹ bằng cách mở rộng đất cho bố cày”. Một đêm mưa gió, sấm chớp đùng đùng, nước ngập cả mường, kéo đổ cây, cuốn cả nhà... Đúng lúc ấy, con rắn hiện lên bảo với ông lão họ Bùi: “con sẽ đi dập dòng nước dữ cứu mường. Lúc con đi, bố phải nhắm mắt đọc câu thần chú “con tôi làm được” và không được mở mắt nhìn. Nếu không con sẽ chết ngay!”. Nói rồi, con rắn lao vào dòng nước dữ trong đêm giông gió. Người cha nghe theo, nhắm mắt đọc câu thần chú. Nhưng rồi cuối cùng vì sự tò mò, ông mở mắt ra và nhìn thấy một con giao long khổng lồ đang hút từng đụn nước vào bụng, vừa hút, vừa lấy thân mình khoét núi cho nước thoát đi...
Cùng với những huyện thoại, cùng với cảnh đẹp mà không ít người đã phải thốt lên đầy kinh ngạc khi đặt chân lên vùng đất này là một cuộc sống thanh bình như ở chốn tu tiên. Cuộc sống trong thung lũng này cứ lung linh huyền ảo như trong một câu truyện cổ tích có thật. Còn đối với những người dân thì “đây thực sự là một xứ thần tiên. Ở đây ai cũng được ân hưởng tuổi giời . Cả xã có hơn 400 nóc nhà với hơn 2.000 nhân khẩu thì có rất nhiều cụ già thọ hơn trăm tuổi mà vẫn minh mẫn, khỏe mạnh.
Bất chấp dòng chảy thời gian, văn hóa Mường ở Lũng Vân được bảo tồn khá nguyên vẹn, từ những mái nhà sàn dốc hình con rùa với đức tin con rùa tượng trưng cho sự vững chãi đến những bộ váy của người phụ nữ Mường. Những chiếc váy truyền thống đa phần là màu đen, đầu váy trang trí bằng những hoa văn thổ cẩm nổi bật. Ngày nay, để phù hợp với lao động, váy có ngắn hơn song những đường nét tinh tế trong trang trí vẫn được lưu giữ. Lễ hội văn hóa xứ Mường Bi là một trong những sinh hoạt văn hóa cộng đồng được đông đảo người dân và du khách quan tâm. Mỗi lễ hội là một bức tranh phản ánh hiện thực xã hội Mường cổ, tiêu biểu như Nạ Mụ, Nhóm lửa, Xuống đồng, Rửa lá lúa, đặc biệt là hai lễ hội lớn: Khai hạ, Cơm mới. Bên cạnh đó, người dân Lũng Vân với sự chân chất vốn có từ trong nếp ăn ở tới lối suy nghĩ hay niềm tin thờ tự cũng tạo ra sức hấp dẫn không kém với du khách. Cảnh sác thiên nhiên thanh bình và con người hiền hòa nơi đây cách xa những ồn ã, khói bụi của thành thị, dễ khiến du khách mở lòng và tạm gác mọi toan lo thường nhật.
Với những tiềm năng sẵn có, Lũng Vân hiện đang là một điểm thu hút khách du lịch. Đến Lũng Vân đẹp nhất vào thời điểm sau tết đến tháng Tư hàng năm, đó là lúc có nhiều mây bao phủ nhất. Mây bắt đầu từ chiều tối và đến sáng sớm hôm sau tan dần, đến giữa trưa thì trời quang hẳn. Đến Lũng Vân, du khách có thể tham quan, nghỉ đêm tại nhà sàn của người Mường, cùng làm những công việc hàng ngày với người dân hay tham gia các sinh hoạt văn hóa cộng đồng… Ở Lũng Vân có một chợ duy nhất, nằm ngay trung tâm xã, họp mỗi tuần một lần vào ngày thứ 3, du khách có thể đến đây để tìm hiểu những màu sắc văn hóa của dân tộc Mường. Những du khách thích khám phá sẽ không quên dành thời gian tắm suối, leo núi cô Tiên…
Bảo Anh (TTVN)
Trên đỉnh Lũng Vân
TTO - Nằm ở độ cao hơn 1.200m so với mực nước biển, Lũng Vân (huyện Tân Lạc, Hòa Bình) được bao bọc bởi những ngọn núi Pó, núi Trâu, núi Tiên, sớm tối mây phủ trắng như trong xứ thần tiên huyền ảo.
Thung lũng trong mây nhìn từ dốc Mùn - Ảnh: Tiến Thành

Cái tên Lũng Vân hẳn còn xa lạ với nhiều người. Một phần bởi nó nằm sâu bên trục đường Hòa Bình - Mộc Châu, cánh dân "phượt" thường ít để ý. Đường tới Lũng Vân lại vô cùng hiểm trở với những đèo dốc liên tiếp dài 13km là thử thách trêu gan những người không ưa mạo hiểm. Bởi thế, cũng dễ hiểu khi ít người biết về Lũng Vân - thung lũng mây, còn được mệnh danh là nóc nhà của xứ Mường Bi.
Đó cũng là lý do để chúng tôi vác balô, bắt đầu hành trình chinh phục và khám phá nơi này dịp cuối tuần.
Khởi hành từ Hà Nội lúc 15g, 6 người chúng tôi với 3 xe máy nối đuôi nhau theo quốc lộ 6 đi Hòa Bình. Gần 3 giờ chạy xe, nhóm đặt chân đến địa phận Mường Khến, Tân Lạc. Tấm bảng chỉ dẫn đi Lũng Vân nằm bên rìa trái ngã ba đường.
Trời ngả về chiều, hoàng hôn ửng hồng đổ xuống những dãy núi cao. Ba chiếc xe liên tục vít ga qua những con dốc thẳng đứng, quanh co theo sườn núi. Chốc chốc, đi được một đoạn, cả bọn lại dừng xe chụp ảnh, ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang cùng nếp nhà sàn nhỏ xinh chìm trong màn sương chiều và núi rừng.
Bản làng ở Lũng Vân - Ảnh: Tiến Thành

Gần 19g thì đặt chân đến xóm Bách. May mắn được trưởng văn hóa xã Hà Văn Tuấn chào đón với ấm trà từ lá cây rừng, một đặc sản của người Mường. Trong căn nhà sàn rộng, ánh điện tù mù, ông Tuấn lần lượt hỏi thăm và hồ hởi kể cho chúng tôi nghe đủ chuyện về Lũng Vân.
Chuyện thời tiết quanh năm không cần dùng quạt mà cứ 23g phải đem chăn bông ra đắp, chuyện về phiên chợ Lũng Vân chỉ họp vào thứ 3 hằng tuần, chuyện điện về xã cách đây 4-5 năm… Cuộc chuyện trò cứ nối tiếp và chỉ kết thúc khi màn đêm đã ken đặc và ai nấy đều cảm thấy lạnh buốt.
Phụ nữ Mường gùi củi về nhà - Ảnh: Tiến Thành

Sáng sớm hôm sau, được sự chỉ dẫn của trưởng văn hóa xã, chúng tôi bước vào hành trình mới: khám phá Bắc Sơn, nơi cao nhất ở thung lũng Tân Lạc vẫn còn nguyên sơ, địa hình hiểm trở. Quả thật, đường đến Bắc Sơn chỉ 7km nhưng có những khúc cua tay áo rợn người, dốc cao hun hút. 2km đường cuối cùng còn chưa được rải nhựa, lởm chởm đá tai mèo cùng đất cát.
Ấn tượng nhất ở đây là những thửa ruộng bậc thang đẹp không kém Sa Pa. Đứng trên con dốc cao còn thấy những áng mây trắng bồng bềnh trên những ngọn núi mà cứ ngỡ chỉ với thêm một sải tay sẽ chạm tới trời. Dừng chân ở bản cuối cùng của Bắc Sơn, chúng tôi còn bắt gặp những phụ nữ Mường đang gùi củi theo một hàng dài.
Trên lưng và đôi má còn ướt đẫm mồ hôi, các chị nở nụ cười tươi rói, nhiệt tình kể cho chúng tôi nghe cuộc sống khó khăn ở Bắc Sơn, chuyện gùi củi, gùi bắp nặng 20-50kg vẫn băng băng trên quãng đường rừng dài hàng chục kilômet, chuyện đi từ Bắc Sơn có thể sang đất Thanh Hóa, Mai Châu...
Thỉnh thoảng, lũ trẻ con trong xóm lại xúm xít vây quanh, lạ lẫm nhìn và tạo dáng trước ống kính máy ảnh…
Nụ cười hồn nhiên của cậu bé người Mường - Ảnh: Tiến Thành
Một góc xóm Lũng Vân thanh bình - Ảnh: Tiến Thành

Buổi chiều ở Lũng Vân, cả nhóm tìm đến hai “địa chỉ văn hóa” được người dân mách bảo. Đó là thầy mo Bùi Văn Kình, 89 tuổi và Bùi Văn Tâm, 86 tuổi - hai người có công giữ “hồn” xứ Mường. Các cụ tuổi đều đã cao nhưng tinh thần còn mẫn tiệp, say sưa kể về những nghi lễ, vật dụng cúng mo Mường. 
Nhờ câu chuyện của hai cụ mà mọi người có dịp hiểu thêm về tục cúng tang ma độc đáo của người Mường, càng trân trọng hơn những giá trị văn hóa trong pho sử thi “Đẻ đất, đẻ nước”… Và một điều bất ngờ nhất mà tôi được biết là cụ Kình từng rời thung lũng mây ngàn tham gia đoàn binh Tây Tiến trong bài thơ cùng tên của Quang Dũng.
Lũng Vân một sáng đẹp trời với gió mát và nắng nhẹ, để mặc cho xe tự bon bon xuống chân núi, cả bọn vẫn thổn thức khi chưa một lần “mắt thấy tai nghe” thung lũng mây như tên gọi. Chỉ đến khi xe đi được nửa quãng đường, từ dốc Mùn bỗng thấy rõ một thung lũng huyền ảo với những áng mây trắng chờn vờn trên khắp các đỉnh núi, bản làng...
Trong khoảnh khắc ấy, những hoài nghi về tên gọi thung lũng mây ngàn mới thật sự xua tan…
TIẾN THÀNH