Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

Đảo Cát Bà, nơi nghĩ dưỡng và ngắm cảnh núi non

Đảo Cát Bà là một trong số 367 đảo thuộc quần đảo Cát Bà, nằm phía Nam vịnh Hạ Long nhưng thuộc tỉnh Hải Phòng, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 30 km, thành phố Hạ Long khoảng 25 km. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
    Cát Bà, còn gọi là đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất trên tổng số 1.969 đảo trên vịnh Hạ Long. Theo truyền thuyết địa phương thì tên Cát Bà còn được đọc là Các Bà. Vì  vào thời chiến các bà, các chị ở đây đứng ra lo việc hậu cần cho các ông đánh giặc trên một hòn đảo lân cận (có tên là đảo Các Ông), như vậy Cát Bà là đọc chệch của các Bà.
Rời thuyền từ Vịnh Hạ Long để lên đảo.



    Tuy là đảo nhưng ở đây rất phát triển, đường xá rộng rãi, sạch đẹp; nhà cửa đông đúc và sang trọng. Đây là khu trung tâm, có rất nhiều nhà và khách sạn để phục vụ cho du khách.



Ghe thuyền đánh cá neo đậu trước khu phố tạo nên cảnh quan thật đẹp mắt.
























Một ngôi chùa nằm chót vót trên núi .



Trước khung cảnh này không thể không làm một tấm ha !



Những con thuyền trước hoàng hôn.



Sau một đêm nghĩ ngơi lấy sức, sáng hôm sau chúng tôi đi leo núi.
Đường xá rất tốt .



   Ngôi nhà dưới chân núi. Ở đây xa xa lại có một ngôi nhà như thế này. Sống ở đây thật là yên tỉnh, trong lành, nhưng hơi bất tiện về việc đi lại, còn buổi tối thì chắc là buồn lắm.



Ngắm cảnh từ đỉnh núi.





















    Hôm đó không có lấy chút gió nên khỏi phải nói là leo lên được tới đây mệt và nóng đến cỡ nào nên cứ phải nói là..... mặc càng ít càng tốt! hihi



Một loại hoa tím rất đẹp trong rừng.



Một cảnh sinh họat dưới chân núi.



Chiều hôm ấy, chúng tôi được chở đến đây để bơi thuyền, những cây cầu dài nằm trên mặt nước thật tuyệt.






   Vậy là đã kết thúc một cuộc hành trình đầy thú vị dù vẫn còn rất nhiều nơi nữa để khám phá. Tuy giá cả ở đây có cao hơn vài nơi khác một chút do khó khăn về vận chuyển, nhưng không khí thì  thật  trong lành, mát mẻ; cảnh vật đẹp và hiền hòa vì vậy nếu có một kỳ nghỉ hoặc một tuần trăng mật, đừng quên Cát Bà, nơi sẽ làm nên niềm hạnh phúc và nghỉ dưỡng  tuyệt vời đấy các bạn nhé!
Thanh Hồng

Ngỡ ngàng cuộc sống 'nguyên thủy' ở làng Việt
Cập nhật lúc :2:15 PM, 22/11/2011
(ĐVO) Nằm lọt thỏm giữa biển khơi, bao bọc xung quanh là núi cao và rừng già của vườn quốc gia Cát Bà, dân làng Việt Hải gần như tách biệt với thế giới, nên cuộc sống đậm chất "nguyên thủy". 
Việt Hải có chưa đầy 80 hộ dân. Đến nay, ngôi làng Việt này vẫn chưa được khách “ta” biết đến nhiều, vì đây là một xã miền núi nằm tách biệt là “đảo của đảo”. Song, ngôi làng lại đang là điểm thu hút khá nhiều khách du lịch nước ngoài.

Làng Việt Hải là điểm thu hút khá nhiều khách du lịch
nước ngoài. Ảnh: DDDN

Nhắc tới Việt Hải, dân tour thường "kháo" nhau câu chuyện "thật như đùa" rằng, nhiều năm trước đây, vì rừng núi hoang vu, vắng vẻ nên mỗi khi đến đoạn đường ngập nước trong mùa mưa, dân địa phương cứ vô tư "thoát y" ngụp, lội. Lắm khi gặp nhau giữa dòng trong tình trạng “nude 100%” thì mới ngỡ ngàng. Và ông Hoàng, người dân ở Cát Bà, thú nhận ở rể làng này cũng từ chuyện ấy.

Theo ông Hoàng, lần ấy, ông mang thuốc vào bán cho dân làng, đến giữa suối thì gặp một cô gái cũng trong tình trạng giống như mình. Cô gái thẹn thùng, bối rối vứt cả quần áo, đồ đạc xuống nước. Sau đó, ông phải tự nguyện cho cô mượn quần áo của mình mặc tạm. Vậy rồi quen và yêu nhau, thành vợ thành chồng.

Việt Hải ngày nay vẫn hoang sơ.

Nhiều khách du lịch cho biết, để ra được Việt Hải, phải đi bằng tàu mất 50 phút trên vịnh Lan Hạ. Đến rồi sẽ thấy nét văn hóa vùng đặc sắc, khơi gợi sự tò mò của du khách khi chính họ đang muốn khám phá những bản chất thật của người dân nơi đây. Đó là nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước, của sự thân thiện, sự chân thành...

Vì nằm gọn trong rừng, chỉ có một con đường duy nhất, nên người dân Việt Hải rất lành. Họ không biết trộm cắp, cờ bạc, hút hít là gì. Vì thế, không nhà ở nào có khóa, cửa mở suốt ngày đêm. Xe máy, xe đạp cắm chìa khóa để cả đêm ngoài sân, sáng mai ra vẫn "y như cũ". Rồi sinh hoạt làng xóm ở đây cũng mang dáng dấp của một cộng đồng thời nguyên thủy: mổ một con chó, con lợn, cả làng đến ăn; một nhà có việc, cả làng đến giúp...

Hơn nữa, dù bây giờ khách du lịch đang đến nhiều với Việt Hải, nhưng người dân không tận dụng để làm kinh tế; họ lúc nào cũng hiền lành, thân thiện với khách. Xe ôm tự bảo nhau làm ăn, không tranh giành khách như ở các nơi khác…

Hiện, để giúp người dân phát huy thế mạnh, từng bước phát triển kinh tế, xã hội, Bộ đội Biên Phòng thành phố Hải Phòng đã triển khai dự án “Liên kết xây dựng, phát triển du lịch cộng đồng tại xã Việt Hải, huyện Cát Hải”, như: xây dựng trang trại chăn nuôi các loại động vật có hiệu quả kinh tế như lợn rừng, nhím, cầy hương, tắc kè... kết hợp nuôi các loại thú rừng cần bảo tồn phục vụ tham quan du lịch; phát triển một số lồng bè nuôi cá, tu hài... gắn với tham quan mặt nước câu cá; trồng các loại cây lương thực, thực phẩm, dược liệu... ẩm thực và chữa bệnh; các sản phẩm văn hóa, thể thao du lịch, vận động người dân xây nhà kiến trúc thuần Việt, đảm bảo đủ điều kiện cho khách du lịch nghỉ tại gia đình để tham gia sinh hoạt cùng người dân; xây dựng khu nghỉ thân thiện với môi trường và phục hồi sức khỏe bằng cây thuốc dân tộc; ẩm thực dân tộc...

Yên Chi

Đẹp mơ màng làng chài đảo Cát Bà

Cát Bà là hòn đảo lớn nhất trong số 366 hòn đảo thuộc miền Bắc Việt Nam, bao gồm cả quần đảo trong vịnh Hạ Long.
Trong khi phần lớn các đảo chính của vịnh Hạ Long đều không có người sinh sống thì đảo Cát Bà lại có một vài làng chài đang phát triển nhanh chóng.
 
Ngoại trừ một số vùng đất màu mỡ, địa hình quá nhiều đá trên đảo không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Do đó, hầu hết cư dân ở đây đều kiếm sống từ biển, một số khác mưu sinh bằng du lịch.
Có khoảng 13.000 cư dân sống trên đảo Cát Bà và 4.000 người sinh sống trực tiếp trên các làng chài nổi ở ngoài khơi. Phần lớn cư dân tập trung chủ yếu tại thị trấn Cát Bà nằm ở mũi phía nam của đảo và là trung tâm thương mại trên đảo. Từ năm 1997, thị trấn Cát Bà đã phát triển mạnh mẽ và đã trở thành một trung tâm du lịch đảo lớn. Cuộc sống của ngư dân đã có nhiều cải thiện đáng kể trong suốt thập kỷ qua bởi hòn đảo đã trở thành điểm đến yêu thích vào mùa hè của cả khách du lịch trong nước và quốc tế.

Năm 1986, gần một nửa diện tích đảo Cát Bà (đảo Cát Bà rộng 354 km2) và 90 km2 vùng biển lân cận đã được quy hoạch thành một công viên quốc gia để bảo vệ sự đa dạng của hệ thống sinh thái trên đảo. Chúng bao gồm các khu rừng cận nhiệt đới trên đồi, rừng đầm lầy nước ngọt, rừng ngập mặn ven biển, các vùng nước ngọt nhỏ có và các rạn san hô. Hầu hết các bờ biển đều có nhiều vách đá nhưng có một vài bãi biển có cát nằm ẩn trong các vịnh nhỏ.
Vẻ đẹp tự nhiên của đảo Cát Bà đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường trước mắt. Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh của ngành du lịch, săn bắn bất hợp pháp, đánh bắt quá mức và ô nhiễm nước từ vịnh Hạ Long đã đe dọa sự toàn vẹn sinh thái và đa dạng sinh học của đảo, làm giảm và phân mảnh môi trường sống tự nhiên của nhiều loài sinh vật ở Cát Bà.
 
 
Theo Linh Nhi 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét