Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Đúng điệu cao lầu


Nói đến Hội An mà không nói đến cao lầu cũng như Nha Trang không biển, Sài Gòn không chợ Bến Thành. Món ăn cao lầu là di sản văn hóa phi vật thể của những thương gia Nhật đến làm ăn buôn bán tại Hội An từ 400 năm trước.
Cao Lầu, mới nghe tưởng như món ăn này có nguồn gốc cành cội từ bên Tàu nhưng không phải. Cao lầu đọc trại ra từ chữ "cao lâu", muốn ăn phải lên lầu mới có được. Nghe vậy nhưng cao lầu không hàm ý phải là món ăn "cao sang".
Theo các nhà Quảng Nam học, món cao lầu có gốc gác từ xứ Nhật Bản xa xôi. Một trong số các lý do đó là lập luận "nếu cao lầu mà là món ăn Tàu thì tại sao Sài Gòn Chợ Lớn đông Hoa kiều mà không hề có món ăn này?" Sự thật, chính các du khách đến từ Nhật Bản là những người đầu tirn đã phát hiện ra sự tương đồng của cao lầu với một trong số các món ăn của Nhật. Mà điều này thì không có gì là lạ, bởi cách đây khoảng bốn thế kỷ các doanh nhân Nhật đã đến Hội An để làm ăn. Và chính họ đã đem theo món cao lầu truyền bá vào Hội An. Món ăn này tồn tại trong lòng người Việt cho đến nay, và là bằng chứng "sống" về tình cảm của người dân hai nước.
  Nhìn bề ngoài, mì Quảng và cao lầu có vẻ giống nhau: cũng là những sợi mì làm từ bột gạo, cũng có thịt, rau và dùng ít nước lèo. Cả mì Quảng và cao lầu đều không dùng thìa. Đúng điệu, chúng được ăn bằng đũa, và lua lua chứ không húp nước. Tuy nhiên, cao lầu "khó tính" hơn nhiều. Với mì Quảng, nhưn có thể là các loại từ tôm, cá, cua, đến thịt heo, thịt gà (tên gọi theo nhưn như mì tôm, mì cá, mì gà...), còn cao lầu chỉ có một loại nhưn duy nhất được dùng đó là là thịt heo xá xíu mà dân Quảng thường gọi tắt là thịt xíu. Nước lèo của Cao Lầu chỉ là thứ nước duy nhất tiết ra khi hong thịt xíu có ướp ngũ vị hương. Cao lầu ngon là do có nước xíu ngọt, hương vị đậm đà, và... kèm theo đó là các miếng thịt xíu thơm, ngon.
 Sự "khó tính" của món cao lầu còn thể hiện qua sự chế biến sợi mì. Người ta trộn bột gạo chín và sống vào nhau. Hỗn hợp này phải qua 4 "lửa" để tiếp tục nhào trộn theo kỹ thuật riêng. Sản phẩm cuối cùng là những sợi mì "Cao Lầu" có màu hơi sậm (màu của nước tro), cứng và dai hơn mì Quảng.
Việc làm ra sợi mì cao lầu hao tốn công sức nên đa số các tiệm bán cao lầu ở Sài Gòn đều phải mua trực tiếp từ Hội An. Có hai loại cao lầu, cao lầu tươi và cao lầu khô.  Cao lầu khô có thể chế biến thành cao lầu tươi. Từ Hội An, cao lầu tươi được gửi vào bằng máy bay, còn cao lầu khô được chở bằng xe đò. Có người nói rằng chỉ có Hội An mới làm được sợi mì cao lầu do có nước giếng Bá Lễ -- trong và ngọt.
 Chưa hết, món cao lầu chỉ dùng với ba loại rau cơ bản là cải non, tần ô và rau đắng được trồng ở vùng rau Trà Quế - Hội An. Nếu dùng không đúng những rau ấy, không thể gọi là cao lầu!

Theo Ẩm thực

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét