Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Đèo Hải Vân - đệ nhất hùng quan đang bị quên lãng

Hầm Hải Vân thông xe, người ta đã tưởng đỉnh đèo mù sương chìm vào quên lãng nhưng cái chốn giữa trời xanh mây nước ở cái khúc ruột Tổ quốc vẫn đủ làm bồi hồi lữ khách.

Lối lên đèo Hải Vân giờ đã thưa vắng hẳn, thỉnh thoảng mới gặp một vài chiếc xe máy hay đôi ba chiếc xe bồn chở xăng ì ạch leo đèo. Con đèo dài 22km là một trong những con đèo nguy hiểm nhất nhưng cũng hùng vĩ bậc nhất trên đường Bắc - Nam.
Đường đèo cheo leo, hiểm trở.
Giữa trời mây nước bao la, một bên là núi với quanh năm sương trắng bao phủ và một bên là biển xanh hiền hòa soi mình trong ánh nắng vàng. Thiên nhiên hùng vĩ mà đẹp thơ mộng làm cho lòng lữ khách khi ngang qua đây dậy lên bao niềm cảm xúc.
Dấu tích của "Hải Vân quan".
Miếu thờ trên đỉnh đèo.
Con  đường nhỏ vào cổng Hải Vân Quan, dốc và chỉ có thể leo bộ. Cổng vòm cao bám đầy rêu xanh mang dấu ấn thời gian. Cổng Hải Vân giờ chẳng còn người đi qua, cũng chẳng còn người đứng gác...
Một bên là biển xanh Lăng Cô.
Một bên là thành phố cảng Đà Nẵng.
Hải Vân quan sừng sừng giữa trời xanh.
Hải Vân Quan của 200 năm trước, đèo núi hoang sơ, ngút ngàn lau sậy. Chẳng thế mà lời xưng tặng “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” không chỉ là cảm xúc trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà còn ẩn chứa lòng tự hào về quê hương, đất nước, về sức mạnh của con người.
"Thiên hạ đệ nhất hùng quan".
Nằm ở vị trí hiểm trở nên Hải Vân được xem là yết hầu của vùng Thuận Quảng, là cửa ngõ của kinh kỳ nước ta thời ấy. Hải Vân hùng vĩ đã đi vào bao áng thơ văn. Lê Thánh Tông, đã làm bài thơ “Hải Vân hải môn lữ thứ” trên đường khải hoàn sau cuộc bình Chiêm hay Chu thần Cao Bá Quát có những câu thơ: “Ngoái lại Hải Vân không với tới/ Ròng ròng lệ nhỏ nhớ mù u”.
Còn khá nhiều lô cốt nằm rải rác trên đỉnh đèo.
Dù chìm khuất trong cỏ dại. 
Bước chân lên Hải Vân Quan còn thấy gần chục lô cốt rất vững chắc, dẫu không còn sử dụng nhưng sừng sững giữa trời như chứng tích. Những lô cốt này được người Pháp xây dựng lên từ hàng trăm năm trước, có nhiều hình dạng, quay về các hướng khác nhau để canh phòng, kiểm soát tuyến đường huyết mạch nối liền đất nước.
Những lỗ châu mai từng là nơi kiểm soát con đường.
Những chứng tích của lịch sử.
Những lỗ châu mai - nguyên là đài quan sát, những họng súng... giờ đầy hoa cỏ, lau lách bình yên. Nó đã chứng kiến bao thăng trầm của đất nước, bao cuộc chiến đi qua, bao nhiêu đoàn du khách tứ phương về thưởng ngoạn khu danh thắng...
Từ đây, du khách có dịp thả tầm mắt nhìn bao quát cảnh non nước hữu tình; một bên là đầm Lập An, làng chài Lăng Cô đẹp như tranh vẽ, thấp thoáng những chiếc thuyền đánh cá  ra khơi, một bên là toàn cảnh thành phố Đà Nẵng, xa xa đỉnh Sơn Trà quanh năm mây phủ.
Lãng du ở 'thiên hạ đệ nhất hùng quan'
Gần 5 thế kỷ, con đèo thiên lý Hải Vân Quan đã hoàn thành sứ mệnh giao thông nối Bắc Nam. Sau khi hầm Hải Vân hoàn thành, Hải Vân Quan đã bắt đầu 'vai trò' mới là địa điểm du lịch lý tưởng để khám phá hai bãi biển ở hai đầu con đèo được mệnh danh là những bãi biển đẹp nhất Việt Nam và thế giới.

Trong lịch sử triều Nguyễn, vua Minh Mạng (1791-1840) là người thích ngoạn du, cho nên dấu ấn của ông để lại nhiều nơi.
Vào năm 1826 ông đã cho xây Hải Vân Quan, ông đã cho xây đá thành bậc ở những đoạn đường dốc cho dễ đi lại và ngay trên đỉnh đèo. Phía trên cửa trạm gác quay về hướng bắc treo một tấm biển to bằng đá cẩm thạch khắc ba chữ Hán lớn “Hải Vân Quan”, và phía quay về hướng nam là  biển đá với sáu chữ Hán “Thiên hạ Đệ Nhất Hùng Quan”.
Giờ đây, con đèo hoang vu ít phương tiện giao thông đi lại này là địa điểm lý tưởng để những người ưa xê dịch mạo hiểm khám phá.
Con đèo với những lối cua khúc khuỷu đến rợi người, một bên là lau lách um tùm, một bên là tiếng sóng biển ầm ào có một sức hút kỳ lạ đối với những người ưu thích sự kỳ vĩ.
Hình dung Hải Vân Quan như một chiếc đòn gánh thì hai đầu con đèo như hai chiếc quang gánh, gánh hai bãi biển đẹp.
Tạp chí Mỹ Forbes đã bình chọn biển Đà Nẵng là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất thế giới và Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới (Worldbays Club) bình chọn cho vịnh Lăng Cô (Huế).
Chỉ cần 1 chiếc xe gắn máy, bạn hãy lên đường để thưởng thức cảm giác Thiên hạ đệ nhất hùng quan mà vua Minh Mạng đã từng ban tặng cho Hải Vân Quan.
569696136_20110810175738_1
Con đèo Hải Vân được ví như dải lụa mềm mại vắt ngang dãy núi nơi bắt đầu của dãy Trường Sơn hùng vĩ bạt ngàn lau lách.
1322974377_20110810175738_2
Hàng ngày, có hàng chục chuyến tàu Bắc – Nam vượt Hải Vân gợi đến cảm giác hào hùng một thời trong bài hát 'Tầu anh qua núi' của nhạc sỹ Phan Lạc Hoa.
684347936_20110810175738_3
Vẻ đẹp hoang sơ của biển Đà Nẵng nhìn từ lưng đèo Hải Vân
1480614361_20110810175738_5
Làng chài Nam Ô (Đà Nẵng) đẹp như tranh vẽ
507554999_20110810175738_6
Trạm gác rêu phong được xây dựng từ thời vua Minh Mạng vẫn còn nguyên tấm bia đá đề chữ “Hải Vân Quan”. Còn tấm bia đá trắng ghi “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” đã bị tàn phá cùng thời gian.

1782357218_20110810175738_7

1779176900_20110810175738_8
Một chiếc lô cốt từ thời Pháp thuộc nằm hoang vu giữa bạt ngàn lau lách trên đỉnh đèo cũng gợi nên một thời chinh chiến xa ngái.
555786850_20110810175738_9

1395489532_20110810175738_10
Hải Vân Quan được sách, báo của người nước ngoài  lưu lại dấn ấn của như ký sự và thơ vịnh Hải Vân của Hoà thượng Thích Đại Sán trong tập Hải ngoại kỷ sự, hồi ký của người Pháp, người Anh đăng trên tập san Những người bạn cố đô Huế (Bulletin des Amis du vieux Huế)... đã như một cẩm nang để khách du lịch đến từ Pháp, Anh đến Việt Nam khám phá Thiên hạ đệ nhất hùng quan.
1208303764_20110810175738_11
Một bãi đá gan gà nằm hoang sơ dưới chân đèo Hải Vân
148892488_20110810175738_12

1910724943_20110810175738_13

823683265_20110810175738_14
Cuộc sống sinh hoạt thường nhật của cư dân Vịnh Lăng Cô như điểm xuyến thêm vào vẻ đẹp thơ mộng đã được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới (Worldbays Club) tôn vinh.
2068822087_20110810175738_15
Vịnh Lăng Cô đẹp quyến rũ nhìn từ lưng đèo Hải Vân.


Theo VietNamNet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét