Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Điện Biên: Hùng dũng những tượng đài

(du lich) - Trên vùng đất Điện Biên Phủ lịch sử, nhiều tượng đài được dựng lên nhằm ghi lại hình ảnh toàn dân tộc hừng hực khí thế ra trận "Quyết chiến quyết thắng" và ca khúc khải hoàn ngày chiến thắng.
Bộ đội kéo pháo bằng tay

Bên dòng Nậm Rốm (xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên) có khối tượng đài bằng đá sừng sững, gồm 28 nhân vật trong tư thế kéo khẩu pháo 105ly ngược dốc, tựa vào sườn đồi- do nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo sáng tác.

Tượng đài dài 21m; cao 10,5m, rộng 3m; trọng lượng nặng 1.200 tấn, đặt trên bệ móng cao vững chãi. Khối tượng có nhiều mảng đường nét khoẻ khoắn, thanh thoát, mô tả tán cây xum xuê, dây leo chằng chịt, thể hiện sự nguyên sơ của núi rừng che chở bộ đội.
Điện Biên: Hùng dũng những tượng đài, Du lịch, tuong dai dien bien, dien bien phu, vung dat dien bien, chien thang dien bien phu, tuong dai lich su, du lich dien bien, du lich trong nuoc, du lich viet nam, du lich
Tượng đài kéo pháo bằng tay

Tượng đài kéo pháo bằng tay là một công trình nghệ thuật độc đáo, hình ảnh cả dân tộc vào trận, nghệ thuật chiến tranh nhân dân, khẳng định ý chí “Không có gì quý hơn độc lập - tự do”. Đường kéo pháo xuyên rừng dài gần 4km, vắt ngang sườn núi, phục chế nguyên trạng có ý kiến thẩm định của một số cựu chiến binh, nhân chứng lịch sử, bảo đảm đúng giá trị lịch sử: vết bánh xe khẩu pháo lún sâu, vết cày xới đất, cho chúng ta cảm nhận hình ảnh bộ đội găm mũi dày xuống đất, gồng mình kéo khẩu pháo nặng ngược dốc.

Kéo pháo vào trận địa là việc làm khó khăn nhất mà ngay cả quân Pháp cũng cho rằng, Việt Minh không thể đưa pháo lên Điện Biên Phủ. Bộ đội ta chia thành 6 tuyến đường kéo pháo với các loại lựu pháo. Để đưa khẩu pháo nặng hàng tấn ngược dốc, lên đỉnh núi, vào hầm ngụy trang, bộ đội ta phải kéo... bằng tay! Khẩu pháo xuyên rừng, băng suối, vượt dốc, bên núi cao, bên vực thẳm.

Kéo pháo bằng tay là cách đánh có một không hai trong lịch sử quân sự thế giới. Anh hùng liệt sỹ Tô Vĩnh Diện đã đi vào lịch sử như một huyền thoại - quên mình cứu pháo; biểu tượng của ý chí "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh"! Tại nơi Anh hùng Tô Vĩnh Diện hy sinh ngày 1-2-1954 được dựng bức phù điêu bằng đá, có khắc chân dung.

Ý chí dân tộc “Quyết chiến quyết thắng”

Cách trung tâm xã Mường Phăng (huyện Điện Biên) chừng 1km, là Công viên Mường Phăng. Nơi đây, vào ngày 13-5-1954, quân và dân ta long trọng tổ chức lễ báo công, duyệt binh mừng chiến thắng. Tượng đài Mường Phăng bằng đá xanh dựng lên trong công viên, người dân nơi đây quen gọi với cái tên thân thiết “Tượng đài mừng công”, bởi vị trí dựng tượng, cách nay 57 năm, là lễ đài của buổi lễ mừng chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điện Biên: Hùng dũng những tượng đài, Du lịch, tuong dai dien bien, dien bien phu, vung dat dien bien, chien thang dien bien phu, tuong dai lich su, du lich dien bien, du lich trong nuoc, du lich viet nam, du lich
Tượng đài mừng công tại Mường Phăng

Khối tượng hoành tráng, hơn 100 khối đá xanh ghép 25 nhân vật thể hiện đại diện cho các lực lượng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ mừng công. Chính giữa là hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trịnh trọng đọc thư của Hồ Chủ tịch khen ngợi bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào Tây Bắc đã chiến thắng vẻ vang. Đại tướng đọc nhật lệnh chào mừng trận đại thắng Điện Biên Phủ. Khối tượng cao 2,7m, có 5 lá cờ Tổ quốc thể hiện 5 Đại đoàn (316, 312, 308, 305, 351); 1 lá cờ lớn khắc dòng chữ "Quyết chiến quyết thắng" - khẳng định ý chí dân tộc.

Theo ông Vũ Nam Hải, Phó Giám đốc Ban QLDA di tích Điện Biên Phủ: Nhóm tượng tượng thể hiện mối quan hệ tổng hòa, vị trí trung tâm là Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tư lệnh Chiến dịch, nhân vật xung quanh hướng vào giữa, hội tụ các đại biểu ưu tú của các đơn vị chiến thắng, thể hiện tướng sỹ một lòng, quân dân một ý chí. Ông Lò Văn Hặc, dân tộc Thái, huyện Điện Biên, người sớm đi theo cách mạng, Chủ tịch Khu tự trị Tây Bắc là người vinh dự được đứng bên cạnh Đại tướng.

Điện Biên: Hùng dũng những tượng đài, Du lịch, tuong dai dien bien, dien bien phu, vung dat dien bien, chien thang dien bien phu, tuong dai lich su, du lich dien bien, du lich trong nuoc, du lich viet nam, du lich
Năm 2004, Đại tướng Võ nguyên Giáp thăm lại lán làm việc
Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Khối tượng đài hoành tráng đặt ở không gian mở; đường nét sắc sảo, các nhân vật rất có hồn, nghệ thuật điêu khắc lồng ghép hình khối với chi tiết đặc tả rõ nét, dấu ấn đậm nét khúc khải hoàn ca.

Đã có người nói: Mỗi tượng đài chiến thắng là một bài ca không lời cất lên từ lòng đất, từ ngọn cỏ lá cây, từ gió mây bầu trời quê hương mà giai điệu chính được chắt lọc ra từ nhọc nhằn, máu và nước mắt, từ đau thương và mất mát, từ những hy sinh vô bờ bến của biết bao con người.

Tượng đài trên vùng đất Điện Biên Phủ là biểu tượng truyền thống chống ngoại xâm, tinh thần đoàn kết quân dân, đoàn kết dân tộc; thể sự trường tồn của dân tộc, mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa nhân văn, mà ở đó toát lên sự linh thiêng, khí phách dân tộc.
Theo Xuân Vũ - Công Dũng (Pháp luật & Xã hội)

Về Điện Biên thăm chiến trường xưa Địa chỉ Hà Nội - Theo MaskOnline

7/5/1954- 7/5/2012, 58 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, dấu tích chiến tranh xưa như đã lùi xa vào dĩ vãng nhưng dư âm oai hùng của cuộc chiến mang ý nghĩa lịch sử của toàn dân tộc thì vẫn còn đọng mãi...
Theo dòng lịch sử, hướng về cội nguồn, và mang trong mình sự say mê với những cung đường, chúng tôi đã có những cuộc hành trình lên Tây Bắc,về với Điện Biên Phủ để thăm các di tích : đồi A1, đèo Pha Đin, hang Thẩm Báng, hầm Chỉ huy tướng Đờ Cát… những địa danh vẫn còn mang hào khí của cha ông.
Tượng đài Chiến thắng sừng sững giữa trung tâm Thành phố Điện Biên.

Chúng tôi, thế hệ sinh ra cách cuộc chiến tranh chống Pháp gần 40
nhưng không ngại xa xôi, tìm về với chiến trường xưa.

Cánh đồng Mường Thanh xưa giờ là Thành phố Điện Biên sầm uất.
 

Cây cầu Mường Thanh dẫn du khách đến khu di tích Hầm Đờ - Cát.
 

Những mảng gạch xưa kiên cố...
 
...đã lấy đi xương máu của bao người con đất Việt...
 

.....nay thật êm đềm qua nước ảnh máy film.....
 

...gợi lại ký ức hào hùng của 58 năm về trước...
 

Nội thất bên trong con hầm ngày nay.
 

Hầm Đờ - Cát là điểm đến không thể bỏ qua khi đến Điện Biên.
 

Để cùng nhau nhìn lại cứ điểm xưa.
 

Và cuộc chiến đấu ngoan cường, bền bỉ của quân và dân Việt Nam.
 



Đối phó với hàng trăm km dây thép ngăn cản bước tiến.
 

Là chục km giao thông hào đào xuyên núi...
 


 Nơi đây, đã ghi lại dấu ấn không thể xóa mờ về 1 cuộc chiến
 " Lừng lẫy năm châu - Chấn động địa cầu".
 



Những mất mát, đau thương vẫn còn hiện hữu.
 





Để hôm nay, trẻ em có thể tự do vui đùa...
 

Đến Điện Biên Phủ, bạn có thể mua những phần quà lưu niệm đầy
 ý nghĩa này để làm quà cho người thân, bạn bè.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét