Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

Ngườm Ngao - Vẻ đẹp kỳ bí trong lòng đất

Từ thị xã Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng, theo con đường dài hơn 60km, vượt qua đèo Mã Phục, đèo Khau Liêu để đến thị trấn Trùng Khánh, đi thêm 26 cây số nữa đến Bản Giốc, cách Bản Giốc 3km là động Ngườm Ngao (bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh - Cao Bằng).

"Ngườm Ngao” theo tiếng Tày có nghĩa là động hổ (Ngườm: động, Ngao: hổ), vì tương truyền ngày xưa trong động này có nhiều hổ dữ sinh sống. Nhưng cũng có người cho rằng động hổ bắt nguồn từ tiếng suối chảy trong động tạo ra tiếng kêu, gầm như con hổ dữ.
Động cũng có tên gọi là động Gió bởi trong động có dòng suối ngầm chảy mạnh tạo ra luồng gió và tiếng ầm ầm dội vào các vách núi. Năm 1921, một số viên quan người Pháp và Việt Nam khi đến thăm thác Bản Giốc đã phát hiện ra động này
Động này tạo thành do sự phong hoá lâu đời của núi đá vôi. Bước vào cửa động ta như bước vào một thế giới kỳ ảo. Từ trên vòm đá cao rủ xuống những dải thạch nhũ kỳ diệu đủ bảy sắc lấp lánh.
Thiên nhiên đã miệt mài từ bao đời để tạo ra những "tượng" đá quyến rũ có tượng đá mang dáng dấp con người, có tượng giống cây rừng, giống súc vật như trong truyện thần thoại, nhưng lại có những hốc đá trông như "trướng rủ màn che", lại có cả những khối nhũ trông như một nàng tiên, đang nghiêng mình chải tóc, như ông tiên hiền từ, như búp sen khổng lồ...
Nhũ đá như mọc từ dưới đất lên, thả từ trên xuống, nhũ đứng, nhũ nằm ngang, nhũ to, nhũ nhỏ chồng chất lên nhau, đan xen, chen chúc nhiều tầng, nhiều lớp, song không đơn điệu khiến người xem không biết chán.
Nhiệt độ trong động từ 18 đến 25 độ C, mùa hè cho cảm giác mát mẻ, còn mùa đông ấm áp. Động có chiều dài 2.144m, gồm 3 cửa chính: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm (hang gió) và Ngườm Bản Thuôn. Hiện nay, lối ra vào chính đi qua cửa Ngườm Ngao gần bản Gun. Từ đây, khách tham quan có thể vào sâu bên trong động đến gần 1km.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Ngườm Ngao là động đá vôi được hình thành cách đây 300 triệu năm trước Công nguyên. Cùng với thời gian, những nhũ đá và măng đá đã tạo nên những khung cảnh thật sinh động, kì thú khiến con người phải thán phục, kinh ngạc. 
Trải qua nhiều năm, người dân nơi đây cùng các du khách đến tham quan với trí tưởng tượng phong phú của mình đã đặt ra những tên gọi cho các nhũ, cột đá bằng những tên gọi mang đậm tâm thức tín ngưỡng của người Việt.

Động được chia thành nhiều khu, ví dụ như khu “tứ trụ thiên đình” với những cột đá trông như cột chống trời; khu trung tâm với không gian rộng; khu châu báu là những núi nhũ lấp lánh ánh vàng, ánh bạc.
Nhũ đá trong động Ngườm Ngao có màu khác hẳn với những động khác bởi có lượng canxi bị pha nhiều tạp chất. Đưa mắt nhìn bốn phía lên trên vách đá vôi, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều hình ảnh kì thú giống như cây tơ hồng, bầu sữa mẹ, con cóc thần, cây đàn đá…
Và càng không thể bỏ qua những “điểm nhấn” nổi bật nhất của Ngườm Ngao là cây san hô và con tàu, thác vàng, thác bạc, đài sen úp ngược, cột đá cô đơn…
Tất cả những cảnh vật trên đều do thiên nhiên tạo ra từ nhũ và măng đá vôi, không hề có sự can thiệp sắp đặt của con người nhưng chúng hiện lên vô cùng sinh động, quyến rũ. Ngườm Ngao đúng là một món quà thiên nhiên vô giá mà tạo hóa ban cho người dân nơi đây.
Theo PV (Đồng Nai Online)

Kỳ thú hang động đẹp nhất Cao Bằng


Cao Bằng không chỉ nổi tiếng là quê hương cách mạng mà còn là một vùng đất sơn thuỷ hữu tình với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp.

Lên Cao Bằng, người ta không thể không uống dòng nước đầu nguồn mát ngọt của suối Lê Nin, thăm hang Cốc Bó hay ngược đường đến thả hồn mình ngắm nhìn màn nước trắng xoá tung bọt dưới chân thác Bản Giốc... Cách thác Bản Giốc chừng 5km, hang động Ngườm Ngao đang ngày càng thu hút nhiều du khách đến tham quan vẻ đẹp kỳ thú và lắng nghe những câu chuyện mang đậm màu sắc dân gian.
Lạc vào tiên cảnh
Động Ngườm Ngao nằm ở bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Động được một nhà thám hiểm người Pháp phát hiện ra vào năm 1921 (thế kỷ XX). Theo khảo sát của hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh năm 1995, hang động này có tổng chiều dài 2.144 mét, có 3 cửa chính: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm và Bản Thuôn. Hang động hiện mới đưa vào khai thác khoảng 1km. Trước năm 1996, khi động chưa được tỉnh Cao Bằng đưa vào khai thác du lịch, những người dân địa phương vẫn thường dùng đèn pin để dẫn du khách vào thám hiểm và thăm quan hang động.
Theo tiếng Tày, "ngườm" là "động", "ngao" là "hổ"; "Ngườm Ngao" có nghĩa là động hổ. Tên gọi này bắt nguồn từ truyền thuyết về những con hổ sống trong hang. Người dân địa phương cho biết, thuở xa xưa, trong động có rất nhiều hổ dữ sinh sống, chúng thường vào các bản xung quanh để bắt gia súc của dân địa phương, khiến đời sống của nhân dân trong vùng bị đảo lộn. Dân bản bàn nhau tìm cách bẫy hổ, rồi bắt nhốt hết vào trong hang. Cuộc sống yên bình trở lại với người dân nhưng ngày đêm họ vẫn phải nghe tiếng gầm gào từ trong hang phát ra. Một truyền thuyết khác lại cho rằng, động này xưa kia là nơi cất giữ kho báu của triều đình. Để của cải không bị mất, ngọc hoàng đã giao cho những con hổ hung dữ canh gác ngày đêm.
Một khối đá lấp lánh ánh nhũ trong hang Ngườm Ngao
Động Ngườm Ngao được chia thành ba khu chính: Khu Tứ trụ thiên đình, khu trung tâm và khu kho báu. Len người qua cửa hang rộng chỉ khoảng một mét vuông, chúng tôi có cảm tưởng như mình đang lạc vào một thế giới khác. Làn gió mát lạnh từ trong hang thoát ra khiến bao nhiêu mệt nhọc của chặng đường dài tan biến. Ngườm Ngao có một vẻ đẹp vô cùng kỳ thú được tạo nên bởi những lớp thạch nhũ lộng lẫy, vàng rực. Những dải nhũ đá muôn màu sắc mọc từ dưới lên, từ trên các vòm đá cao rủ xuống với nhiều hình dáng đẹp phản chiếu ánh sáng lung linh. Thứ ánh sáng ấy có lẽ sẽ không thể bắt gặp được ở bất cứ một công nghệ ánh sáng hiện đại nào thời nay. Động Ngườm Ngao được hình thành trong lòng dãy núi đá vôi, thành phần chính là can-xi-cac-bo-nat nên những giọt nước đá vôi kết tủa lâu ngày có ánh lấp lánh rất đẹp. Dưới ánh sáng của đèn điện, chúng lại càng trở nên lộng lẫy hơn.
Khám phá từ lòng hang động
Điều đáng suy ngẫm Do những khó khăn về giao thông và cơ sở vật chất, động Ngườm Ngao vẫn chưa thể phát huy được những thế mạnh vốn có. Ngoài khoảng thời gian mùa hè (tháng 5-6-7) đông khách, những tháng còn lại trong năm, lượng khách đến Ngườm Ngao rất ít. Theo người dân địa phương, nhiều người đã "chặt" trộm những nhũ đá đẹp trong động bán ra ngoài để kiếm tiền. Để một "kho báu" không bị lãng quên và không bị khai thác sai mục đích, cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ phát triển du lịch để Ngườm Ngao ngày càng đón nhiều du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng.
Khi tham quan hang động, chúng tôi vừa có dịp ngắm nhìn những nhũ đá lấp lánh vừa thoả sức tưởng tượng và lắng nghe những câu chuyện mang đậm sắc màu dân gian. Hình tượng và câu chuyện về cây rừng, con vật, ruộng tiên, giường tiên, bông sen đá... càng làm cho không gian của động trở nên lung linh, huyền ảo. Chỉ vào một cột đá trên dọc trục đường chính vào hang, cô hướng dẫn viên đi cùng cho hay, cột này được "mọc" từ một nhánh đá dưới đất lên và tiếp xúc với nhũ đá nhỏ từ trên xuống.
Người địa phương quan niệm, đây là sự "giao duyên giữa đất và trời" nên gọi đó là cây tơ hồng. Ngoài ra, nhũ đá còn tạo nên ba cây đàn đá với những âm thanh trầm bổng như tiếng đàn đá của người Tây Nguyên. Du khách nào khéo léo có thể tự đệm một bản nhạc du dương cho mình. Đặc biệt, trong hang động còn có cả một "thác Bản Giốc" thu nhỏ. Mùa mưa, nước từ trong vách núi đá chảy ra. Du khách tới đây may mắn sẽ được nhìn thấy nước trắng bạc chảy ào ào như một thác Bản Giốc thứ hai, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng.
Phía trong hang, những hình ảnh ruộng bậc thang, giường tiên, vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) thu nhỏ, tượng ba ông Phúc - Lộc - Thọ, núi vàng, núi bạc… cũng được kiến tạo thật đặc biệt. Ở giữa hang là đài sen úp ngược, một trong số những cảnh vật đẹp nhất của Ngườm Ngao. Theo cô hướng dẫn viên, đài sen này cũng có sự tích rất thú vị. Chuyện kể rằng, ngày xưa có một vị sư ngồi trên đài sen tu mãi mà không thành chính quả, vì quá buồn chán, phẫn chí nên ngài đã úp ngược đài sen xuống, còn mình thì biến thành cột đá đứng bên cạnh đài sen úp ngược…
Càng đi sâu vào trong động Ngườm Ngao, du khách càng mê mẩn trước cảnh đẹp lung linh, kỳ ảo mà tạo hoá đã ban tặng cho nơi đây và càng tha hồ thoả sức cho trí tưởng tượng bay xa với những hình khối mà nhũ thạch và măng đá tạo nên trong động. Điều kỳ thú mà hang động Ngườm Ngao mang lại cho du khách đến đây không chỉ là những nhũ đá đủ dáng vẻ mà nó là cả một nền văn hóa của người Tày thu nhỏ. Từng bước men theo ánh đèn trong hang, chúng tôi thấy những nhũ đá xếp tầng tầng, lớp lớp giống như những thửa ruộng bậc thang, phía cạnh đó là những gác bếp và chiếc cối giã gạo của người Tày.
Mùa hè là mùa Ngườm Ngao đón nhiều du khách nhất. Vẻ đẹp kỳ thú còn mang đậm nét tự nhiên của hang động đang ngày càng thu hút nhiều du khách trong vùng cũng như khắp mọi miền đất nước về thăm. Người dân quan niệm, đến thăm Ngườm Ngao không chỉ để tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên mà còn để nguyện cầu cho cuộc sống tốt đẹp hơn bởi phía trong hang có ẩn chứa vô vàn những biểu tượng của sự thịnh vượng, ấm no. Người kém duyên mong đến đây để chạm vào cây tơ hồng, người hiếm muộn đến để được thoa tay vào bụng bầu của mẹ Âu Cơ, kẻ nghèo khó đến để xin may mắn từ ông Phúc - Lộc - Thọ và cây vàng cây bạc hay hứng những giọt nước từ bàn tay Phật… Động Ngườm Ngao không những là một thắng cảnh thiên nhiên đẹp mà nó còn là nơi lưu giữ lại ý nghĩa lịch sử quan trọng. Trong chiến tranh, động Ngườm Ngao là nơi trú ẩn an toàn của nhân dân xã Nam Thuỷ.
Hồng Dương

Động hổ trên xứ Cao Bằng

(Dân trí) - Tương truyền ngày xưa trong động này có nhiều hổ dữ sinh sống. Nhưng cũng có người cho rằng động hổ bắt nguồn từ tiếng suối chảy trong động tạo ra tiếng kêu, gầm như con hổ dữ.


Từ thành phố Cao Bằng vượt qua đèo Mã Phục, đèo Khau Liêu là đến động Ngườm Ngao (xã Đàm Thủy, Trùng Khánh) với thế giới nhũ đá nhiều hình dáng, là một trong những hang động đẹp nhất nước.
"Ngườm Ngao” theo tiếng Tày có nghĩa là động hổ - Ngườm: động, Ngao: hổ. Tương truyền ngày xưa trong động này có nhiều hổ dữ sinh sống.Nhưng cũng có người cho rằng động hổ bắt nguồn từ tiếng suối chảy trong động tạo ra tiếng kêu,gầm như con hổ dữ.

Động hổ trên xứ Cao Bằng
Bước chân vào động, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều hình ảnh kì thú giống như cây tơ hồng, bầu sữa mẹ, con cóc thần, cây đàn đá… (ảnh: baoanh.vn)
Điều kỳ thú là trong động Ngườm Ngao, nơi có khe hở thông lên trời (ảnh: dulichcaobang)
Điều kỳ thú là trong động Ngườm Ngao, nơi có khe hở thông lên trời (ảnh: dulichcaobang)
Bước vào cửa động ta như bước vào một thế giới kỳ ảo. Từ trên vòm đá cao rủ xuống những dải thạch nhũ kỳ diệu đủ bảy sắc lấp lánh.
Điều kỳ thú là trong động Ngườm Ngao, nơi có khe hở thông lên trời, vào đúng 14 giờ chiều ngày 22 tháng 4 hàng năm, có luồng ánh sáng gặp nhau làm một khoảng lòng động rực sáng như ban ngày trong vài phút. Có lẽ đây là một hiện tượng kỳ thú mà thiên nhiên ban tặng cho riêng động Ngườm Ngao.
Bước chân vào động, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều hình ảnh kì thú giống như cây tơ hồng, bầu sữa mẹ, con cóc thần, cây đàn đá… Nổi bật nhất của Ngườm Ngao là cây san hô và con tàu, thác vàng, thác bạc, đài sen úp ngược, cột đá cô đơn. Cô tiên trong những câu chuyện cổ tích hiển hiện trong động Ngườm Ngao như cô gái Tày xinh đẹp với cối giã gạo cô tiên và bồn tắm cô tiên. Và đây là thuyền rồng của nhà vua như đang lướt sóng đưa vua và hoàng hậu đi du ngoạn trên sông nước mênh mông. Còn kia là ruộng bậc thang, nơi bà con dân tộc trồng lúa, trồng ngô v.v...
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Ngườm Ngao là động đá vôi được hình thành cách đây
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Ngườm Ngao là động đá vôi được hình thành cách đây
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Ngườm Ngao là động đá vôi được hình thành cách đây 300 triệu năm trước Công nguyên (ảnh: dulichcaobang)
Tất cả những cảnh vật trên đều do thiên nhiên tạo ra từ nhũ và măng đá vôi, không hề có sự can thiệp sắp đặt của con người nhưng chúng hiện nên vô cùng sinh động, quyến rũ. Nhũ đá như mọc từ dưới đất lên, thả từ trên xuống, nhũ đứng, nhũ nằm ngang, nhũ to, nhũ nhỏ chồng chất lên nhau, đan xen, chen chúc nhiều tầng, nhiều lớp, song không đơn điệu khiến người xem không biết chán
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Ngườm Ngao là động đá vôi được hình thành cách đây 300 triệu năm trước Công nguyên.
Trong lòng động Ngườm Ngao suối chảy róc rách, người dân địa phương đưa khách tham quan thường phải đi bằng thuyền. Những dòng suối trong động tạo cho Ngườm Ngao một không gian trong lành mát mẻ quanh năm. Nhiệt độ trong động Ngườm Ngao rất lí tưởng, luôn dao động ở mức 18-25 độ C nên ở đây mùa hè mát còn mùa đông lại ấm.
Ngườm Ngao là một món quà thiên nhiên vô giá mà tạo hóa ban tặng, là một trong những hang động đẹp nhất nước Việt Nam, mà con người chưa khám phá hết vẻ đẹp tự nhiên huyền bí.
Minh Phan


Sững sờ với vẻ đẹp động đá nghìn tuổi đẹp nhất Việt Nam

(TNO) Nói đến những địa danh du lịch nổi tiếng ở Cao Bằng, nhiều người sẽ nhắc tới thác Bản Giốc, khu di tích Pác Bó… Thế nhưng Cao Bằng còn một địa điểm tham quan rất thú vị khác, mà nếu du khách tặc lưỡi bỏ qua vì “chưa nghe đến”, sẽ cảm thấy vô cùng hối tiếc.

Sững sờ với vẻ đẹp động đá nghìn tuổi đẹp nhất Việt Nam - ảnh 1Động Ngườm Ngao có những nhũ đá được gìn giữ khá nguyên vẹn
Địa điểm đó chính là động Ngườm Ngao thuộc địa phận Bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Nhiều người còn cho rằng Ngườm Ngao xứng đáng là một trong những hang động đẹp nhất Việt Nam. Ngườm Ngao được người dân địa phương phát hiện năm 1921. Vì nhiều lý do, đến năm 1996, động Ngườm Ngao mới được đầu tư hạ tầng khai thác du lịch.
“Ngườm Ngao” theo tiếng Tày có nghĩa là động Hổ (Ngườm: động, Ngao: Hổ). Cái tên xuất phát từ câu chuyện được tương truyền rằng tại động Ngườm Ngao xa xưa có nhiều hổ dữ sinh sống.
Ngườm Ngao hiện tại vẫn giữ được tương đối nguyên vẹn những nét tự nhiên hoang sơ của một hang động được hình thành từ sự phong hóa hàng triệu năm của đá vôi. Người dân địa phương cho biết động có ba cửa chính ra vào là cửa Ngườm Lồm, Ngườm Ngao và Bản Thuôn.
Để khám phá Ngườm Ngao, du khách có thể đi từ cửa Ngườm Lồm ra đến cửa Ngườm Ngao sẽ chiêm ngưỡng được vẻ đẹp xuyên suốt trên quãng đường khoảng 1.000 m của động.
Khám phá Ngườm Ngao du khách có thể tìm thấy nhiều hình ảnh đầy màu sắc, kỳ thú do thiên nhiên tạo nên. Những dải nhũ đá, măng đá vôi dưới ánh sáng neon hiện ra hết sức quyến rũ, sinh động, gợi cho tâm trí người xem những giây phút tưởng tượng đầy bay bổng.
Thanh Niên Online giới thiệu một số hình ảnh mới nhất về động đá Ngườm Ngao vô cùng kỳ thú này:
dong-nguom-ngaoĐường lên động Ngườm Ngaodong-nguom-ngaoCác dịch vụ phục vụ hoạt động thăm quan động Ngườm Ngao còn khá đơn giảndong-nguom-ngaoCác nhũ đá với những dáng kỳ thú...dong-nguom-ngao... với những sắc màu hết sức sống độngdong-nguom-ngaoTrong lòng động có những khoảng không gian khá lớndong-nguom-ngaoCó nơi cao tới khoảng trên dưới 20 mdong-nguom-ngaodong-nguom-ngaoMột trong số những không gian đẹp nhất trong độngdong-nguom-ngaoMột khối nhũ đá có hình dáng đặc biệt
Ngọc Thắng - Cẩm Nguyên

Thạch nhũ hình hoa sen úp ngược trong động đẹp nhất Cao Bằng

Cách thác Bản Giốc 3 km, động Ngườm Ngao thu hút du khách với khối thạch nhũ nhiều hình dáng, trong đó nổi bật nhất là hoa sen úp ngược.

Thạch nhũ hình hoa sen úp ngược trong động đẹp nhất Cao Bằng
Động Ngườm Ngao nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Đường vào động hiện được cải tạo cho xe đỗ gần nhất, khách đi bộ chỉ vài trăm mét là vào cửa động. Cửa vào có tên gọi Ngườm Lồm (hang gió). Tại đây, du khách có thể cảm nhận luồng gió mát lạnh từ bên trong động thổi ra.
Thạch nhũ hình hoa sen úp ngược trong động đẹp nhất Cao Bằng
Lối tham quan trong động dài khoảng 2 km, phần lớn đã được trải bê-tông để khách đi qua nhưng vẫn rất trơn trượt. Bên trong có hệ thống đèn chiếu sáng giúp du khách quan sát rõ các nhũ đá và măng đá muôn hình vạn trạng.
Thạch nhũ hình hoa sen úp ngược trong động đẹp nhất Cao Bằng
Nhiều đoạn lối đi chỉ đủ một người, khách buộc phải cúi gập người mới có thể đi qua.
Thạch nhũ hình hoa sen úp ngược trong động đẹp nhất Cao Bằng
Nổi bật nhất trong động là khối thạch nhũ hình hoa sen úp ngược, hay còn gọi là đài sen úp ngược. Nó nằm ở vị trí thấp và khuất nên khi đến phần rộng và cao nhất trong hang, du khách phải đi bộ xuống mới có thể chiêm ngưỡng.
Thạch nhũ hình hoa sen úp ngược trong động đẹp nhất Cao Bằng
Một khối thạch nhũ lớn được du khách tưởng tượng thành nhiều hình dáng con vật như lạc đà, voi... Động được Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh khảo sát năm 1995 và đưa vào khai thác du lịch một năm sau đó.
Thạch nhũ hình hoa sen úp ngược trong động đẹp nhất Cao Bằng
Tham quan trong động, du khách còn có thể nghe thấy tiếng suối chảy róc rách. Có giả thuyết cho rằng, tiếng suối này khiến nhiều người lầm tưởng là tiếng gầm của hổ dữ, nên người ta đặt tên cho động là Ngườm Ngao (Ngườm là động, Ngao là hổ). Trên ảnh là cây vàng.
Thạch nhũ hình hoa sen úp ngược trong động đẹp nhất Cao Bằng
Một phần của khối thạch nhũ này lấp lánh ánh bạc nên có tên gọi là cây bạc.
Thạch nhũ hình hoa sen úp ngược trong động đẹp nhất Cao Bằng
Phần nền hang là những măng đá đang hình thành, có chỗ đã cứng nhưng không ít đoạn vẫn khá mềm, lồi lõm do dòng chảy của nước qua đây và nước nhỏ giọt đọng lại. Đây cũng là phần chưa có lối đi hoặc cầu bắc qua.
Thạch nhũ hình hoa sen úp ngược trong động đẹp nhất Cao Bằng
Bên ngoài động, ngoài các hàng bán đồ lưu niệm, du khách có thể ăn thử và mua hạt dẻ Trùng Khánh về làm quà. Tháng 10 cũng là mùa thu hoạch hạt dẻ ở đây. Giá hạt dẻ tươi là 80.000 đồng, hạt dẻ chín là 100.000 đồng. Vé tham quan động là 30.000 đồng.
Vy An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét