Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

Thác Voi kỳ thú

Con đường dài hơn 30 km men theo triền thông, thị trấn Nam Ban - một nét duyên Hà Nội giữa lòng cao nguyên hiện ra, thoảng trong gió là hương cà phê, xa xa nghe tiếng hát của nàng “Sơn nữ vọng phu”. Nàng đang ngày đêm cất tiếng hát gọi chồng. Đó là tiếng vọng của thác Voi.

Dòng thác trong chảy cuồn cuồn vắt qua sườn đá hoa cương. Ảnh Internet
Thác Voi là một trong những ngọn thác hùng vĩ vào bậc nhất Tây Nguyên… Xe vừa dừng là đã nghe tiếng ầm ầm réo gọi, đi về phía ấy chỉ thấy một dòng nước từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, bất chợt đứt gãy, đổ xuống thung lũng sâu.
Từ trên đỉnh thác ở độ cao 35m nhìn xuống ai cũng muốn đến được chân thác - nơi có những khối đá lô nhô, những thảm thực vật xanh mượt và những hang động kỳ thú. Muốn xuống được nơi đó phải trải qua một đoạn đường “chinh phục”. Bước xuống hơn 150 bậc đá, mỗi bậc là một góc độ, như một cảnh quay chậm của dải lụa trắng rộng 40m cùng ta cuốn xuống thấp, vô tận, không dứt. Hơi nước cuộn lên màn khói, hư ảo mà lại như cầm nắm và cảm nhận được rất rõ.
Đến chân thác, bám theo dây leo rừng, bước lên những tảng đá lô nhô ra ngoài mặt nước. Tạo hóa thật khéo sắp đặt, 7 – 8 “con voi” (tảng đá) khoác trên mình tấm “áo choàng” xanh mướt của những thảm cỏ trông như đàn voi đang chen nhau tắm suối. Ngồi trên “lưng voi”, dưới chân là  dòng nước cuộn chảy qua các ngóc ngách đá, nhìn lên dòng thác - hiện lên trong mắt là một vẻ đẹp tuyệt vời.
Chiêm ngưỡng thác Voi từ nhiều góc độ mới thấy hết vẻ đẹp hoang sơ kỳ vĩ của nó, nhưng nhìn từ chân thác nhìn lên là vẻ đẹp hoàn hảo nhất. Nước tuôn xối xả qua sườn núi đá hoa cương ánh lên bảy sắc phản chiếu dưới ánh sáng xiên của mặt trời buổi sớm. Khói tỏa, sương bay như lạc vào miền thần tiên.
Những cô bé thích thú ngắm cảnh thác Voi từ chân thác. ảnh National Geographic
Những khối đá lô nhô nơi chân thác cũng tạo ra những hang động là nơi trú ngụ của những đàn dơi lớn, có hang sâu đến 50m với vách đá sừng sững, hang Gió vi vút sáo trời… phía sau lưng là dòng thác khổng lồ trút nước. Hơi nước, bụi nước từ dòng thác bay mù mịt, bao phủ khiến đi dưới thảm thực vật, hay đi trong hang đá, những giọt nước đọng trên lá cây ngọn cỏ cứ lộp bộp trên đầu làm ta có cảm giác mưa rừng suốt quanh năm.
Dù đã được đầu tư xây dựng nhưng hành trình chinh phục chân thác cũng lắm gian nan. Vừa đi, lại vừa leo trèo, có khi phải leo lên một khối đá lớn, rồi đổ xuống phía bên kia tảng đá, tay bám vào bất cứ thứ gì có thể để làm điểm tựa. Nhưng chính vẻ đẹp nguyên sinh đó, trong không gian tĩnh mịch, giữa bốn bề là rừng cây, núi đá, tiếng thác đổ đã tạo nên điều kỳ thú, hấp dẫn.

Trước đây, từ Đà Lạt đi Thác Voi phải qua quãng đường dài 70km: xuống đèo Prenn, rồi từ Liên Khương (Đức Trọng) theo hướng đi Đắc Lắc, đến huyện Lâm Hà rẽ vào Nam Ban và theo con đường nhỏ đến thác Voi. Bây giờ, con đường Đà Lạt – Nam Ban đã rút ngắn hơn một nửa so với trước đây. Từ Đà Lạt đi Cam Ly, qua Tà Nung, vào Nam Ban theo con đường trải nhựa thẳng tắp, cuối con đường là Thác Voi.
Từ ngày có xe buýt Phương Trang chạy tuyến Đà Lạt – Nam Ban thì đường đến thác Voi lại càng thuận tiện, ngày càng có nhiều du khách đến với thác Voi. Cùng với việc tiếp tục đầu tư tôn tạo, Ban quản lý khu du lịch đã quan tâm đến việc giữ gìn môi trường và bảo vệ cảnh quan để thác Voi luôn giữ vẻ đẹp hoang sơ - vẻ đẹp kỳ thú có sức hấp dẫn du khách.
 
Huyền thoại kể rằng: Xa xưa lắm, khi đất này còn là núi rừng hoang vu, có một người con gái đẹp là con của tù trưởng Jơi Biêng. Mỗi khi nàng cất tiếng hát thì lá rừng thôi xào xạc, chim muông ngừng tiếng hót để lắng nghe. Ở làng bên, có chàng trai vạm vỡ, gương mặt khôi ngô cũng là con vị tù trưởng và được nhiều người yêu mến, quý trọng bởi sự gan góc, dũng cảm ít ai sánh kịp. Đôi trai tài gái sắc yêu thương nhau tha thiết, đã trao lời thề hẹn nên duyên chồng vợ.
Nhưng rồi chiến tranh xảy ra, chàng trai ra trận, nhiều mùa trăng trôi qua mà vẫn không về. Chờ đợi, đau khổ, nàng sơn nữ tìm đến ngọn núi hoang vắng – nơi họ từng hò hẹn cất tiếng hát thiết tha mong người yêu mau trở về. Tiếng hát khiến loài chim B’ling xúc động, chúng rủ nhau bay đi dò la tin, rồi về báo cho cô gái biết, chàng trai đã hy sinh ở chiến trường.
Không tin vào sự thật, sơn nữ vẫn cứ hát, hát đến khi kiệt sức và chết gục, đàn voi phủ phục nghe nàng hát cũng hóa đá lặng câm. Bỗng có tiếng nổ lớn long trời lở đất, ngọn núi gãy ngang, một dòng thác ào ào tuôn chảy tung bọt trắng xóa, hòa cùng tiếng xào xạc của cây rừng, tiếng chim hót líu lo như nối tiếp lời ca bất tử của người sơn nữ thủy chung. Người K’Ho gọi thác là Liêng Rơwoa Jơi Biêng – thác Voi.
Theo QUỲNH UYỂN (Lâm Đồng Online)

Dưới chân Thác Voi
(Cadn.com.vn) - Thác Voi hay còn gọi là Thác Liêng Rơwoa nằm ở thị trấn Nam Ban, H. Lâm Hà, cách thành phố Đà Lạt 25km về hướng tây nam. Với chiều cao hơn 30m, rộng chừng 15m, nằm giữa một không gian hoang sơ, Thác Voi từng được TripAdvisor bình chọn là một trong những thác nước đẹp nhất Đông Nam Á. Từ năm 2001, thác Voi được công nhận là di tích văn hóa - lịch sử cấp quốc gia. Trong những ngày đầu hè này, khi Đà Lạt vẫn phải trải chịu cái nóng oi bức bất thường, thì Thác Voi càng được xem là điểm đến hấp dẫn được nhiều du khách lựa chọn.
Thác Voi nằm không xa khu dân cư, chỉ cách đường tỉnh lộ khoảng 50m, nhưng lại mang vẻ hoang dã đến bất ngờ. Cạnh thác có chùa Linh Ẩn uy nghiêm, đồ sộ thấp thoáng sau những rặng cây rừng, vườn cây cà-phê bạt ngàn đang cho hoa trắng xóa khiến cảnh quan quanh thác càng thêm quyến rũ... Điều thú vị hơn nữa là đến Thác Voi, nếu muốn có cái nhìn toàn cảnh, du khách  không bắt đầu từ đỉnh, mà phải chinh phục xuống tận chân thác. Bởi từ đỉnh xuống chân thác có khoảng 145 bậc thang, đan xen trong những lối đi quanh co với  đất đá, cây cối um tùm, ầm ầm tiếng thác đổ bên tai, y hệt cảnh tượng thường gặp trong những bộ phim thám hiểm rừng già châu Phi. Người hướng dẫn của đoàn chúng tôi nhắc nhở: "Nếu các bạn ai có bệnh tim mạch, hoặc tự thấy sức khỏe kém thì không nên xuống tận chân thác, cứ nhìn ngắm giữa lưng chừng và chụp ảnh.  Bởi từng có trường hợp những người lớn tuổi xuống thì được, nhưng khi lên thì choáng, không chịu nổi, phải gọi cấp cứu".
Dưới chân Thác Voi.
Ngay khi vừa xuống chân thác, du khách sẽ nhanh chóng nhận ra cái ý nghĩa của tên gọi Thác Voi, bởi những tảng đá nhấp nhô phủ đầy cỏ dại mang hình thù tựa như những chú voi chen nhau tắm suối. Từ dưới chân là dòng nước cuộn chảy qua các ngóc ngách đá, nhìn lên bạn sẽ có góc nhìn đẹp nhất về dòng thác cao tựa một bức tranh sơn thủy. Phía sau thác là những hang sâu kỳ thú: hang Dơi, hang Gió... vi vút phát ra những âm thanh kỳ lạ hòa lẫn trong tiếng thác đổ ì ầm, bất tận. Theo lời kể của người bạn đồng hành, có nhiều câu chuyện dị bản về truyền thuyết Thác Voi, tuy nhiên, người địa phương thường tóm tắt rằng: vào thuở xa xưa, vị tù trưởng của vùng núi Jơi Biêng có người con gái rất đẹp.
Đặc biệt, mỗi khi nàng cất giọng hát thì lá rừng thôi xào xạc, đàn chim ngừng tiếng hót để lắng nghe. Người yêu của nàng là con trai của tù trưởng làng  kế bên-một chàng trai nhiều người yêu mến, quý trọng không chỉ bởi vóc dáng vạm vỡ, khuôn mặt khôi ngô mà còn vì sự gan góc, dũng cảm ít ai sánh kịp. Cả hai đã trao lời hẹn ước nên duyên chồng vợ song chàng trai phải lên đường giết giặc và rồi nhiều mùa trăng trôi qua mà chẳng thấy quay về. Người con gái đau khổ tìm đến ngọn núi hoang vắng mà trước kia họ từng hò hẹn, cất tiếng hát tha thiết, sầu thảm với hy vọng người trong mộng tìm về chốn xưa. Tiếng hát khiến loài chim B'ling xúc động. Chúng rủ nhau bay đi thật xa để dò la tin tức rồi về báo cho nàng biết là chàng trai đã hy sinh ngoài chiến trường.
Nhưng cô gái không tin, nàng cứ hát, hát mãi đến khi kiệt sức, ngã quỵ và không bao giờ gượng dậy được nữa. Đàn voi phủ phục nghe nàng hát bấy lâu nay cũng hóa đá lặng câm. Bỗng có tiếng nổ lớn, trời đất rung chuyển khiến ngọn núi gãy ngang và một dòng thác đột ngột tuôn chảy, tung bọt trắng xóa. Tiếng thác nước rì rầm hòa cùng tiếng xào xạc của rừng cây, tiếng líu lo chim hót như tiếp nối lời ca, tiếng đàn của sơn nữ xinh đẹp, thủy chung. Người K'ho bèn đặt tên cho thác là Liêng Rơwoa Jơi Biêng - thác của những con voi phủ phục hóa đá trước tình yêu nồng nàn, son sắt...
Những năm gần đây, nhiều du khách nước ngoài tự thuê xe máy chạy dọc đường 725 từ làng hoa Vạn Thành (Đà Lạt) đến thị trấn Nam Ban để thưởng lãm vẻ đẹp hoang sơ của Thác Voi, đồng thời xem người dân nuôi tằm, dệt lụa; tham quan làng thổ cẩm, xem các sơn nữ dệt ui (vải), và thưởng thức các món ăn đặc sản của cư dân địa phương...Tuy nhiên, trên thực tế, so với những điểm tham quan khác, Thác Voi vẫn còn trong tình trạng thưa khách tham quan, do thiếu sự đầu tư, quảng bá, khách trong nước nhiều người vẫn ít biết...
Trần Trung Sáng

Hoang sơ thác Voi

Thác Voi còn được gọi là thác Liêng Rơwoa, thuộc thị trấn Nam Ban, H.Lâm Hà, Lâm Đồng, cách TP.Đà Lạt khoảng 25 km về hướng tây nam.

Dù nằm giữa thị trấn, chỉ cách tỉnh lộ 725 khoảng 50 m nhưng thác vẫn giữ được nét hoang sơ đầy quyến rũ. Dưới chân thác có những tảng đá nhấp nhô phủ đầy cỏ dại, hình thù tựa như những chú voi nên người ta gọi là thác Voi. Năm 2001thác Voi được công nhận là di tích thắng cảnh quốc gia.
Thác có chiều rộng hơn 20 m và cao hơn 30 m, ngày đêm tuôn nước trắng xóa, tạo ra những màn sương li ti, mát lạnh. Khi ánh mặt trời chiếu rọi vào thác tạo nên những sắc cầu vồng đan xen rất kỳ thú. Muốn xuống chân thác, du khách phải bám dây leo hoặc vách đá "chinh phục" 145 bậc cấp vòng vèo. Khu vực chân thác là rừng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, chằng chịt dây leo. Phía sau dòng thác trắng xóa đang tung bụi nước mù mịt là những hang động sâu hun hút đầy bí ẩn. Người dân địa phương cho biết đó là hang dơi ăn sâu xuống lòng đất đến 50 m với những vách đá có hình thù, màu sắc rất lạ mắt.
Hoang sơ thác Voi
Thác Voi - Ảnh: Lâm Viên
Thác Voi gắn liền với truyền thuyết về một mối tình thủy chung bi tráng. Ngày xưa vị tù trưởng tộc K’ho của vùng núi Jơi Biêng có cô con gái xinh đẹp. Tù trưởng làng bên cạnh có cậu con trai khôi ngô, vóc dáng vạm vỡ, dũng cảm, gan lì nên sơn nữ đem lòng yêu thương. Hai người đã trao lời hẹn ước nên duyên vợ chồng, nhưng chàng trai phải lên đường giết giặc và rồi nhiều mùa trăng trôi qua mà chẳng thấy quay về. Sơn nữ đau khổ tìm đến ngọn núi hoang vắng mà trước kia họ từng hẹn hò và cất tiếng hát tha thiết, sầu thảm với hy vọng người trong mộng tìm về chốn xưa. Mỗi khi sơn nữ cất giọng hát thì lá rừng thôi xào xạc, đàn chim ngừng tiếng hót để lắng nghe. Tiếng hát khiến loài chim B'ling xúc động, chúng rủ nhau bay đi để dò la tin tức rồi về báo cho nàng biết là chàng trai đã hy sinh ngoài chiến trường. Thế nhưng, sơn nữ vẫn không chịu chấp nhận sự thật phũ phàng đó. Nàng cứ hát, hát mãi cho đến khi kiệt sức, ngã quỵ và không bao giờ gượng dậy được nữa. Đàn voi phủ phục nghe nàng hát bấy lâu nay cũng hóa đá lặng câm. Bỗng có tiếng nổ lớn, trời đất rung chuyển khiến ngọn núi gãy ngang và một dòng thác đột ngột tuôn chảy, tung bọt trắng xóa. Tiếng thác nước rì rầm hòa cùng tiếng xào xạc của núi rừng, tiếng líu lo chim hót như tiếp nối lời ca của sơn nữ thủy chung. Người K'ho bèn đặt tên cho thác là Liêng Rơwoa Jơi Biêng - thác của những con voi phủ phục hóa đá trước tình yêu son sắt.
Những năm gần đây, nhiều du khách nước ngoài tự thuê xe máy chạy dọc đường 725 từ làng hoa Vạn Thành (Đà Lạt) đến thị trấn Nam Ban để thưởng lãm vẻ đẹp hoang sơ của thác Voi. Đồng thời xem người dân nuôi tằm, dệt lụa; tham quan làng thổ cẩm, xem các sơn nữ ngày nay dệt ui (vải), xem mô hình nuôi dế và thưởng thức món dế rang của cư dân địa phương. Một chuyến trở về với thiên nhiên hoang dã, khám phá thác Voi trong những ngày nghỉ sẽ giúp bạn trải nghiệm nhiều điều thú vị.
Lâm Viên

Ngắm toàn cảnh hùng tráng của Thác Voi Lâm Đồng 

Ngoài Thác Voi, hang Gió núp dưới chân còn bí hiểm, hoang sơ thu hút những ai ưa mạo hiểm.

Ngắm toàn cảnh hùng tráng của Thác Voi Lâm Đồng - 1
Thác Voi nằm cách thành phố Đà Lạt 25km, thuộc thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng là một trong những thác nước đẹp của Tây Nguyên.
Ngắm toàn cảnh hùng tráng của Thác Voi Lâm Đồng - 2
Thác nằm trên dòng suối Cam Ly, cao hơn 30 m, rộng chừng 15 m.
Ngắm toàn cảnh hùng tráng của Thác Voi Lâm Đồng - 3
Ngoài ra, còn nằm gần chùa Linh Ẩn, trở thành địa điểm du lịch thú vị cho du khách khi đến đây.
Ngắm toàn cảnh hùng tráng của Thác Voi Lâm Đồng - 4
Để ngắm toàn cảnh thác Voi, du khách phải xuống dưới tận chân núi, khoảng 145 bậc thang. Cung đường khá gập ghềnh với những phiến đá mấp mô, xung quanh tán cây chằng chịt và các tảng đá to, đủ hình thù.
Ngắm toàn cảnh hùng tráng của Thác Voi Lâm Đồng - 5
Ngay dưới chân thác còn có một hàng động, gọi là hang Gió. Đường vào hang Gió dài khoảng 20m, khá khó đi vì hẹp, tối, trơn trượt nhưng khi tới nơi, hang rộng và thoáng mát.
Ngắm toàn cảnh hùng tráng của Thác Voi Lâm Đồng - 6
Vẻ đẹp hoang sơ cũng như sự bí hiểm, tráng lệ của thác Voi và hang Gió đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan, khám phá, đặc biệt là các dịp cuối tuần.
Kinh nghiệm “quét sạch”  Bảo Lộc đẹp thần sầu chỉ trong một ngày
Lâm Đồng không chỉ có một thành phố đẹp nên thơ mang tên Đà Lạt. Cách Đà Lạt khoảng 110km về phía nam còn có một Bảo...
Theo An Chi (Thế giới trẻ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét