Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Ăn sáng món gì khoẻ lâu?

SGTT.VN - Bữa ăn sáng rất cần thiết cho tất cả mọi người để giữ sức khoẻ, tăng hiệu quả học tập và làm việc, hạn chế các sai sót trong công việc và phòng ngừa tai nạn lao động. Mặc dù số đông đã có thói quen không bỏ bữa sáng, nhưng không phải ai cũng biết vì sao bữa điểm tâm lại quan trọng và ăn thế nào là có lợi nhất cho sức khoẻ.
Tầm quan trọng của bữa sáng

“Sáng ăn như vua, tối ăn như hành khất” là cách ăn hợp lý nhất. Ảnh: Hồng Thái


Bữa ăn sáng là bữa ăn chính quan trọng nhất trong ngày vì nhiều lý do: đây là bữa ăn đầu tiên sau một khoảng thời gian dài ngưng ăn 10 – 12 tiếng đồng hồ, từ bữa ăn tối hôm trước nên cơ thể rất cần được nạp năng lượng. Thông thường, chúng ta hoạt động nhiều vào buổi sáng, nên để bắt đầu một ngày mới đầy sức sống, cơ thể rất cần được cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất. Bỏ qua bữa ăn sáng dễ dẫn đến hạ đường huyết, giảm khả năng tập trung làm việc và học tập, khả năng sáng tạo cũng giảm, nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến tai nạn lao động như té ngã khi đang làm việc trên cao do thao tác kém chính xác vì cơ thể thiếu năng lượng, hạ đường huyết.
Dù là người đang trong chế độ ăn giảm cân hay không muốn tăng cân cũng cần phải có bữa ăn sáng vì năng lượng từ bữa ăn sáng thường sẽ được sử dụng hết chứ không tích luỹ trong cơ thể như năng lượng từ những bữa ăn chiều tối.
Một điều quan trọng nữa là thức ăn vào dạ dày buổi sáng có tác dụng kích thích sự tiết dịch vị cả ngày làm cho cơ thể tiêu hoá tốt hơn, duy trì khả năng tiêu hoá và sự thèm ăn. Nên cách ăn hợp lý nhất là ăn đầy đủ vào buổi sáng, buổi trưa, ăn ít trong bữa tối.
Gợi ý thực đơn bữa sáng
Bữa ăn sáng đầy đủ phải cung cấp từ 1/4 đến 1/3 nhu cầu năng lượng của cả ngày cho cơ thể, nên có ngũ cốc hoặc khoai củ, thực phẩm giàu đạm, rau và trái cây. Ngũ cốc khoai củ sẽ chuyển hoá thành đường hấp thu từ từ vào máu giúp đường huyết ổn định hơn so với các loại thức ăn/uống ngọt từ đường tinh chế như bánh kẹo, nước ngọt. Đường huyết ổn định sẽ giúp não hoạt động tốt. Chất đạm giúp cung cấp acid amin giúp tái tạo tế bào, tạo chất dẫn truyền thần kinh giúp tăng cường hoạt động trí não. Chất xơ có trong rau giúp làm chậm sự hấp thu đường vào máu. Vitamin và chất khoáng từ trái cây giúp tạo cảm giác khoẻ khoắn.
Bữa ăn sáng đầy đủ có thể là dĩa cơm tấm với miếng sườn nướng, dưa leo, cà chua, thêm trái chuối; một tô phở bò với rau, giá và ly nước cam; hoặc tự chuẩn bị tô mì gói thêm một cái trứng với ít rau xanh, cà chua, một hũ sữa chua. Đơn giản hơn, có thể là một gói xôi đậu xanh (hoặc đậu phộng, đậu đen) với mè, dừa hộp sữa đậu nành (hoặc sữa tươi, sữa chua) cũng rất tốt.
Đối với những người không quen ăn sáng mà chỉ uống càphê hoặc chỉ một ly sữa thì vẫn có thể tập ăn sáng bằng cách thêm một mẩu bánh mì nhỏ hoặc ngũ cốc vào sữa, và khoảng một – hai tiếng sau thì thêm một nắm đậu phộng nấu cùng một trái chuối. Sau đó, tăng dần bữa sáng của mình lên một cách đầy đủ hơn. Đối với học sinh phải đi học từ rất sớm thì có thể chuẩn bị một bữa sáng gọn nhẹ, có thể mang theo đến trường như bánh mì thịt hoặc cá hộp, dưa leo, kèm hộp sữa tươi; hoặc vài củ khoai lang, cái trứng luộc, một trái chuối và hũ sữa chua.
TS.BS Trần Thị Minh Hạnh
Trưởng khoa dinh dưỡng cộng đồng,
trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Khám phá 'chiến thuyền' của Thủy quân Việt xưa

Khám phá 'chiến thuyền' của Thủy quân Việt xưa
VietnamDefence - Theo sử sách, chiến thuyền dưới các vương triều phong kiến Việt Nam không chỉ được sử dụng nhằm mục đích tăng sức đánh bộ trong những trận tập kích vượt biển, mà còn chuyên chở lương thực hoặc lễ vật làm quà trong những lễ nghi ngoại giao.

Đất Việt điểm mặt một số chiến thuyền của Thủy quân Việt xưa:
Thuyền mẫu tử
Theo Võ bị chế thắng chi, đây là loại thuyền chuyên dùng để đánh hoả công, gồm 2 thân lồng vào nhau, 4 mái chèo, 1 buồm. Khung thuyền giả to (thuyền mẹ) bọc ngoài, ở phía trước một chiếc thuyền thật nhỏ hơn (thuyền con).
Trên khung thuyền to, người ta chất củi lửa và thuốc cháy, mũi thuyền có những đinh nhọn, hông thuyền cũng đầy đinh sắt. Khi đánh địch, người ngồi núp trong thuyền nhỏ chèo thật nhanh, lao thật mạnh vào thuyền đối phương, khiến cho những đinh sắt nhọn ở mũi khung thuyền giả cắm vào mạn thuyền đối phương.
Sau đó, người ta đốt chất cháy củi và thuốc súng trên thuyền giả, rồi rút thuyền con khỏi khung thuyền to chạy về. Thuyền giả cháy sẽ đốt luôn thuyền đối phương.
Lâu thuyền là một loại thuyền chiến lớn, đóng đinh sắt, có hai tầng boong
với hàng chục tay chéo và hai người điều khiển một mái chèo

Lâu thuyền (thuyền Cổ lâu)
Trước họa xâm lăng của nhà Minh, nhà Hồ đã phải lo củng cố quốc phòng. Năm 1404, Hồ Hán Thương cho chế tạo thuyền cổ lâu - một loại thuyền chiến lớn, đóng đinh sắt, có hai tầng boong với hàng chục tay chéo và hai người điều khiển một mái chèo, có tên gọi là Trung tàu tải lương, Cổ lâu thuyền tải lương, để chở lương nhưng cũng sẵn sàng chiến đấu.
Theo mô tả, nếu thuyền bình thường có một đáy, thì thuyền loại này làm thêm một “đáy” nữa, tức một tầng sàn ở trên, chia bụng thuyền làm hai phần: phần dưới để lính chèo thuyền, phần trên giấu lính chiến đấu. Thuyền được trang bị súng Thần Cơ, nhưng hiện tài liệu về những con thuyền Cổ lâu còn lại rất hiếm hoi.
Sử sách chép rằng, Việt Nam là một trong những nước có thuyền lầu sớm trong quân thuỷ, đó là những lâu thuyền đơn giản khắc trên trống đồng Đông Sơn, kèm theo hình ảnh người lính luôn sẵn sàng chiến đấu với cung nỏ trên tay.
Tới thế kỷ 19, theo ý nghĩa hình khắc trên chín đỉnh linh thiêng của triều Nguyễn, thì lâu thuyền được chọn như một loại thuyền chiến tiêu biểu cho quân thủy.
Tẩu kha thuyền
Thuyền do nữ tướng chỉ huy, không dùng buồm, thân thon dài, trên có 3 cột cờ đại và 2 hàng cờ nheo dọc thân thuyền, phu chèo và thủy binh đều tinh nhuệ, lợi hại và đi lại như bay, đột kích bất ngờ, rút lui nhanh chóng.
Du đĩnh thuyền
Thuyền có nhiều tầng to cao, trên có mái che với hàng dọc cờ xí, chứa được nhiều quân cung thủ, quan sát giặc từ xa, lợi hại khi đổ bộ binh đánh úp.

Là thuyền chiến to lớn và rắn chắc với hàng chục tay chèo, hàng trăm binh sĩ, dàn trận trực chiến với thuyền giặc.
Dưới triều Lê Thánh Tông, bên cạnh bộ binh, kị binh, tượng binh… thì thủy binh cũng đã trở thành một binh chủng độc lập với việc chia thành nhiều phiên hiệu rõ ràng như: Thiện Hải thuyền, Đấu thuyền, Lâu thuyền, Tẩu Kha thuyền, Khai Lãng thuyền, Hải Cốt thuyền...với hình dáng, cấu trúc, chạm khắc, màu sắc, cờ hiệu khác nhau.
Đấu thuyền
Là hạm thuyền lớn chỉ huy, với cột cờ soái và nhiều cờ xí, xung phong chiến đấu, dẫn đầu đoàn chiến thuyền.
Ở đây lại nói về chiến thuyền Tây Sơn, lúc bấy giờ, công nghệ đóng thuyền ở nước ta đã có những tiến bộ nhất định. Cuối thế kỷ XVIII, John Barraw - hội viên Hội Hoàng gia Anh - đã đến xứ Đàng Trong (miền Trung và miền Nam Việt Nam) và chứng kiến: "Thuyền của họ đóng rất đẹp, thường dài từ 50 đến 80 pied (1pied = 0,30m). Đôi khi một chiếc thuyền như vậy chỉ gồm 5 tấm ván, kéo dài từ đầu nọ đến đầu kia và được ghép vào nhau bằng mộng. Thuyền biển của họ đi không nhanh lắm, nhưng rất an toàn. Bên trong được chia thành từng khoang, loại này rất chắc có thể đâm vào đá ngầm mà không chìm vì nước chỉ vào một khoang mà thôi. Hiện tại, ở Anh đã bắt chước cách làm này để áp dụng vào việc đóng tàu".
Theo sử sách, một số lớn thuyền chiến của Tây Sơn được trang bị pháo, nhằm tăng cường hỏa lực, tạo nên mũi đột kích có sức công phá và tiêu diệt lớn. Thủy đội Tây Sơn có 54 tàu, 93 chiến thuyền, 300 pháo hạm, 100 tàu buồm trang bị khá hùng hậu. Tuy nhiên, triều vua Việt Nam sở hữu những chiến thuyền hiện đại lại là Hoàng đế Minh Mạng - rất quan tâm đến việc học hỏi, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật của phương Tây, trong đó có việc cải tiến kỹ thuật đóng thuyền. Không chỉ chú trọng gia tăng số lượng, vua còn cho tăng chủng loại tàu thuyền, đặc biệt cho đóng thuyền bọc đồng theo mẫu của người Pháp.
Vào năm Nhâm Ngọ (1822), vua cho mua một chiếc thuyền bọc đồng của Pháp đưa về Huế, đặt tên là Điện Dương, để làm mẫu cho các xưởng đóng thuyền tại kinh đô nghiên cứu, triển khai đóng theo mẫu. Chiếc thuyền bọc đồng đầu tiên hoàn thành được đặt tên là Thụy Long; sau đó hàng hoạt thuyền bọc đồng được đóng thêm chủ yếu là thuyền chiến…
Vào thời Gia Long, chiến thuyền cũng lên tới cả ngàn chiếc và người ngoại quốc rất khâm phục.
  • Nguồn: Vĩnh Khang // ĐV, 22.6.2011.
Hải cốt thuyền là thuyền chiến lớn, vững chắc với hàng chục tay chèo,
hàng trăm binh sĩ, dàn trận trực chiến với thuyền giặc.
Hải cốt thuyền

Chiến tranh Nguyễn Ánh - Tây Sơn (1790-1802)

Chiến tranh do Nguyễn Ánh cầm đầu các thế lực phong kiến họ Nguyễn chống triều đình Tây Sơn nhằm giành lại chính quyền.
Chiến thuyền Tây Sơn
Sau khi chiếm lại vùng Gia Định (1788), lợi dụng tình hình triều Tây Sơn lúc đó chưa ổn định vững chắc và đang phải lo đối phó với nhà Thanh (Trung Quốc) ở phía Bắc, Nguyễn Ánh được các thế lực phản động trong nước và tư bản Pháp ủng hộ, tích cực chuẩn bị chống Tây Sơn.

Tháng 5.1790, quân Nguyễn bắt đầu đánh Bình Thuận nhưng thất bại, phải chuyển sang lấn dần đất, đến tháng 6.1792 đánh thắng quân Tây Sơn ở cửa Thi Nại (Quy Nhơn).

Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ quyết định tập trung lực lượng lớn (khoảng 300.000 quân), truyền hịch chuẩn bị tiến đánh Gia Định, nhưng chưa kịp thực hiện thì chết đột ngột (16.9.1792), con là Quang Toản còn nhỏ tuổi lên nối ngôi, chưa đủ uy tín, khiến nội bộ Tây Sơn lục đục, suy yếu.

Nguyễn Ánh nhân cơ hội mở rộng hoạt động, đánh Phú Yên và thành Quy Nhơn (1799), chiếm thành Phú Xuân (6.1801).

Quang Toản chạy ra Bắc thu nhập lực lượng, cùng tướng Bùi Thị Xuân vượt Sông Gianh (tỉnh Quảng Bình) mở cuộc phản công lớn nhưng thất bại.

Tháng 6.1802, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế rồi tiến quân ra Bắc, đến tháng 7.1802, chiếm được Thăng Long.

Chiến tranh Nguyễn Ánh - Tây Sơn kết thúc bằng việc triều Nguyễn thay thế triều Tây Sơn, đồng thời tạo tiền đề cho sự xâm nhập của thực dân Pháp vào VN.
  • Nguồn: TĐBKQS / Trung tâm TĐBKQS - BQP.-H.: QĐND, 2004.

Chiến tranh phá hoại lần 1 (7.2.1965-1.11.1968) của đế quốc Mỹ


VietnamDefence - Bộ phận của chiến tranh xâm lược VN do Mỹ tiến hành ở miền Bắc bằng không quân và hải quân, nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế-quốc phòng, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân VN, hỗ trợ cho chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam VN.

Sau khi gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ (8.1964) và tiến hành các hoạt động khiêu khích, đánh phá một số vùng ven biển miền Bắc VN, ngày 7.2.1965 lấy cớ "trả đũa việc Quân Giải phóng miền Nam VN tiến công căn cứ Mỹ ở Pleiku", Mỹ chính thức phát động chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc VN.

Mở đầu là chiến dịch Mũi lao lửa (7-11.2.1965), đánh phá các mục tiêu quân sự và khu dân cư ở Vĩnh Linh, Quảng Bình; từ ngày 2.3.1965, mở chiến dịch Sấm rền (2.3.1965-31.10.1968) từng bước leo thang chiến tranh, mở rộng quy mô dùng không quân đánh phá miền Bắc bằng nhiều loại máy bay hiện đại, kể cả B-52 (từ 4.1966).

Trong 4 năm (1965-68), không quân Mỹ đã tiến hành hơn 190.000 trận, ném hơn 700.000t bom vào các mục tiêu quân sự, đầu mối giao thông, cơ sở kinh tế và khu dân cư.

Cùng với việc sử dụng không quân, từ tháng 10.1966, Mỹ cũng huy động lực lượng lớn hải quân đánh phá các mục tiêu ven biển và ngăn chặn tuyến vận chuyển tiếp tế trên biển từ miền Bắc vào miền Nam (xem chiến dịch Rồng biển, tháng 10.1966-10.1968).

Quân và dân  miền Bắc xây dựng và phát triển lực lượng phòng không, phòng thủ bờ biển của ba thứ quân, tổ chức phòng tránh và đánh trả có hiệu quả, bắn rơi 3.243 máy bay (có 6 B-52 va 3 F-111), bắn chìm, bắn cháy 143 tàu chiến, tàu biệt kích của Mỹ.

Bị thất bại trên cả hai miền Nam, Bắc VN, từ 31.3.1968 Mỹ buộc phải thực hiện ném bom hạn chế từ vĩ tuyến 20 trở vào; ngày 1.11.1968, tổng thống Mỹ Giônxơn tuyên bố chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc.
  • Nguồn: TĐBKQS / Trung tâm TĐBKQS - BQP.-H.: QĐND, 2004.

Chiến tranh phá hoại lần 2 (6.4.1972-15.1.1973) của đế quốc Mỹ

Bộ phận của chiến tranh xâm lược VN do Mỹ tiến hành ở miền Bắc bằng không quân và hải quân, nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế-quốc phòng, cắt đứt nguồn chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân VN, cứu nguy cho sự sụp đổ của QĐ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam.
Được thực hiện với quy mô và cường độ đánh phá hơn hẳn so với chiến tranh phá hoại lần 1 (7.2.1965-1.11.1968), bắt đầu bằng chiến dịch Linebacker I (6.4-22.10.1972) triển khai đánh phá ồ ạt các mục tiêu quân sự, kinh tế, hệ thống giao thông, đê điều và khu dân cư từ Vĩnh Linh đến Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn… thả hàng ngàn thuỷ lôi, mìn từ trường phong toả các cảng, cửa sông và vùng ven biển miền Bắc; đặc biệt là cuộc tập kích đường không chiến lược vào Hà Nội-Hải Phòng với chiến dịch Linebacker II (18-29.12.1972).
 
Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) bị máy bay B-52 ném bom hủy diệt
lúc 4g sáng 22-12-1972 - Ảnh: Chu Chí Thành
 
Khu phố Khâm Thiên bị bom B-52 san phẳng
 
Khu phố Khâm Thiên bị máy bay B52 Mỹ ném bom hủy diệt tháng 12-1972
 
Một góc phố Khâm Thiên sau khi Mỹ dội bom B-52 - Ảnh: Chu Chí Thành

Trong chiến tranh phá hoại lần 2, Mỹ đã huy động 31,5% lực lượng máy bay chiến thuật, 37,5% máy bay chiến lược B-52, 42,8% tàu sân bay, trong đó không quân Mỹ sử dụng hơn 54.000 lần chiếc máy bay (có 3.280 lần chiếc B-52), ném hơn 200.000t bom, nhưng không đạt mục đích đề ra, bị quân và dân miền Bắc bắn rơi 735 máy bay (có 61 máy bay B-52, 13 máy bay F-111), bắn chìm, bắn cháy 125 tàu chiến.

Ngày 15.1.1973, chính phủ Mỹ buộc phải tuyên bố chấm dứt mọi hành động ném bom, bắn phá miền Bắc; 27.2 ký hiệp định Paris 1973 về Việt Nam.
  • Nguồn: TĐBKQS / Trung tâm TĐBKQS - BQP.-H.: QĐND, 2004

Chiến dịch Cánh Đồng Chum-Mường Sủi (18.12.1971-6.4.1972)

Chiến dịch tiến công của quân tình nguyện VN phối hợp với LLVT CM Lào đánh QĐ phái hữu Lào và QĐ Thái Lan ở khu vực Cánh Đồng Chum-Long Chẹng (t. Xiêng Khoảng, Lào), nhằm tiêu diệt sinh lực, phá âm mưu lấn chiếm của địch, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng. 

Lực lượng tham gia chiến dịch:
Lực lượng địch gồm: 30 tiểu đoàn bộ binh (18 tiểu đoàn Vàng Pao, 4 tiểu đoàn QĐ Vương quốc Lào, 8 tiểu đoàn Thái Lan), 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 đại đội máy bay T-28, 1 trung đội xe bọc thép.
Chiến dịch diễn ra hai đợt:
  • Đợt 1 (18-22.12.1971), ta đồng loạt tiến công vào đội hình phòng ngự của địch ở Cánh Đồng Chum, đánh chiếm Phu Tâng, Phu Tôn, Na Hin, Phu Keng, thọc sâu tập kích vào Phu Phaxay, Phu Xeo, truy quét và giải phóng toàn bộ Cánh Đồng Chum (x. trận Cánh Đồng Chum, 8-20.12.1971); trên hướng phối hợp, LLVT CM Lào tiến công chiếm Mường Sủi, phát triển đến Salaphukhun, Ca Sỉ… (23.12.1971-6.4.1972), ta tiến xuống phía Nam, đánh chiếm Sảm Thông; ta tiếp tục tiến công giành, giành giật quyết liệt với địch ở Phu Mộc, Sảm Thông, Nậm Chế, sau đó chuyển sang phòng giữ Cánh Đồng Chum, kết thúc chiến dịch.
  • Đợt 2
Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 8.000 địch (bắt 1.137), bắn rơi và phá huỷ 143 máy bay, thu 30 khẩu pháo, 106 súng cối; giải phóng Cánh Đồng Chum, làm thất bại âm mưu của Mỹ sử dụng QĐ phái hữu Lào và quân Thái Lan lấn chiếm vùng giải phóng ở Lào.
Quân tình nguyện VN có 2 sư đoàn (312 và 316), 2 trung đoàn (866 và 335) bộ binh, 2 tiểu đoàn đặc công, 2 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn pháo phòng không, 1 tiểu đoàn thiết giáp; LLVT CM Lào có 9 tiểu đoàn bộ binh, 1 đại đội pháo binh và 3 đại đội LLVT địa phương.

Chiến dịch Cao Bắc Lạng (15.3-30.4.1949)

Chiến dịch tấn công của LLVTND VN đánh vào tuyến phòng thủ đường 4 và lực lượng chiếm đóng của Pháp ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, nhằm diệt sinh lực và triệt đường tiếp tế của địch trên vùng Đông Bắc, làm tan rã khối nguỵ quân, buộc địch phải rút khỏi Bắc Kạn. 
gồm: 3 trung đoàn bộ binh (28,72 và 74) của Liên khu 1, 4 tiểu đoàn bộ binh (29,35,23 và 18), Tiểu đoàn pháo binh 410 và 2 đại đội trợ chiến, 1 đại đội công binh của Bộ tổng tư lệnh cùng LLVT địa phương, do BTL Liên khu 1 tổ chức, chỉ huy. Để đánh lạc hướng địch, phối hợp với chiến dịch, ta mở chiến dịch Đông Bắc II (4.3-30.4.1949) và các mặt trận Trung Du, đường 5.
Chiến dịch diễn ra hai đợt:  (15.3-14.4), phục kích các đoàn xe địch trên đường Cao Bằng-Thất Khê, tiến công diệt các đồn Bản Trại, Đèo Khách, uy hiếp cứ điểm Bông Lau, thị trấn Thất Khê, pháo kích thị trấn Na Sầm; đánh đồn Bản Ne, Nà Leng, bức rút 2 vị trí Bình Nhi, Nà Mần, chặn đánh viện binh địch từ Thất Khê lên ứng cứu cho Bản Trại. Từ cuối 3. 1949 nhiều lần pháo kích sân bay Mai Pha, thị xã Lạng Sơn và Cao Bằng, đánh giao thông trên đường Đông Khê-Phục Hoà.
 (25-30.4), chuyển sang đánh địch cơ động là chính, mở đầu bằng trận Bông Lau-Lũng Phầy (25.4.1949); bao vây tiến công một số đồn bốt trên đoạn Cao Bằng-Trà Lĩnh, diệt đồn Bản Pát, phát động chiến tranh du kích đánh quấy rối ở nhiều nơi buộc địch ở Pò Mã, Pò Pao rút chạy. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 1.400 địch, phá huỷ hơn 80 xe quân sự, san bằng và bức rút hàng chục đồn bốt, nhưng do ham đánh điểm nên bỏ lỡ nhiều cơ hội diệt viện và chưa thực hiện được mục tiêu chủ yếu là làm tê liệt đường 4. (MH162).
  • Đợt 1
  • Đợt 2
  • Nguồn: TĐBKQS / Trung tâm TĐBKQS - BQP.-H.: QĐND, 2004.
Lực lượng tham gia chiến dịch

Chiến dịch Đà Nẵng (28-29.3.1975)

Chiến dịch tiến công của LLVT Quân khu 5 (gồm Sư đoàn bộ binh 2, Lữ đoàn bộ binh 52, 2 tiểu đoàn tăng thiết giáp, 1 tiểu đoàn pháo binh, 2 trung đoàn và 3 tiểu đoàn bộ đội địa phương, du kích và lực lượng tự vệ, biệt động…) phối hợp với Quân đoàn 2 (thiếu Sư đoàn 324) nhằm tiêu diệt lực lượng thuộc Quân đoàn 1 - Quân khu 1 QĐ Sài Gòn co cụm phòng thủ tại Đà Nẵng, trong tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. 
Vào Đà Nẵng
Sau khi mất các tỉnh Quảng trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Ngãi và phần lớn tỉnh Quảng Nam, địch cố gắng co về giữ Đà Nẵng, lực lượng khoảng 75.000 quân, gồm: Sở chỉ huy Quân đoàn 1 - Quân khu 1, Sư đoàn bộ binh 3, tàn quân của các sư đoàn bộ binh 1 và 2, Sư đoàn không quân 1 (279 máy bay, trong đó có 96 máy bay chiến đấu), Liên đoàn biệt động quân 17, Thiết đoàn 11 và tàn quân của Thiết đoàn 20, 7 tiểu đoàn pháo binh, 15 tiểu đoàn bảo an, 240 trung đội dân vệ và 24.000 phòng vệ dân sự…
Vào thời điểm này, địch tại Đà Nẵng đã ở vào thế bị bao vây, cô lập; từ 26.3, Mỹ lập cầu hàng không di tản cơ quan lãnh sự Mỹ ở Đà Nẵng về Sài Gòn khiến tinh thần binh lính càng thêm rối loạn.
Thực hiện phương án thời cơ (đánh địch ở tư thế rút chạy), 5 giờ 30 phút ngày 28.3, Chiến dịch Đà Nẵng bắt đầu bằng đợt pháo kích mãnh liệt vào các khu vực Hòn Bằng, Trà Kiệu, Vĩnh Điện, sân bay Đà Nẵng, cảng Sơn Trà, sân bay Nước Mặn… kịp thời chi viện cho các mũi bộ binh, xe tăng tiến công từ nhiều hướng: hướng Bắc theo Quốc lộ 1 đột phá qua đèo Hải Vân, chiếm kho xăng Liên Chiểu, thọc sâu vào Đà Nẵng ra bán đảo Sơn Trà, chiếm quân cảng (13 giờ 30 phút, 29.3); hướng Tây Bắc theo Quốc lộ 14 tiến công trong hành tiến, làm chủ Phước Tường, Hoà Khánh và Sở chỉ huy Sư đoàn 3 của địch, sau đó phối hợp đánh chiếm đài phát thanh, toà thị chính (9 giờ 30 phút, 29.3), phát triển ra bán đảo Sơn Trà; hướng Tây Nam đập tan địch ở Phú Hương, Đồng Lâm, truy kích về Ái Nghĩa, chiếm trung tâm huấn luyện Hoà Cầm và phối hợp đánh chiếm sân bay Đà Nẵng; hướng Nam đánh chiếm các khu vực Bà Rén, Duy Xuyên, Nam Phước, Vĩnh Điện rồi phát triển vào Đà Nẵng, chiếm Sở chỉ huy Quân đoàn 1, Sư đoàn không quân 1 và sân bay Đà nẵng (12 giờ, ngày 29.3); hướng Đông Nam làm chủ thị xã Hội An, khu Non Nước, căn cứ hải quân, phối hợp đánh chiếm sân bay Nước Mặn…
Đến 15 giờ, 29.3, chiến dịch kết thúc, ta giải phóng hoàn toàn thành phố Đà Nẵng và các vùng phụ cận; diệt, bắt và làm tan rã toàn bộ quân địch, thu và phá huỷ 115 máy bay, 47 tàu xuồng, 138 xe tăng và xe bọc thép, hơn 69.000 súng các loại (có 109 khẩu pháo từ 105-175 mm) và nhiều trang bị kỹ thuật khác.
Cùng với thắng lợi của chiến dịch Trị Thiên-Huế (5-26.3.1975) và chiến dịch Tây Nguyên (4.3-3.4.1975), Chiến dịch Đà Nẵng có ý nghĩa quan trọng về chiến lược, góp phần làm thay đổi so sánh thế và lực trên chiến trường, đập tan ý đồ co cụm chiến lược của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho ta tập trung lực lượng thực hiện đòn tiến công chiến lược cuối cùng giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam VN. (MH165)
  • Nguồn: TĐBKQS / Trung tâm TĐBKQS - BQP.-H.: QĐND, 2004.

Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Junction City (22.2-15.4.1967)

Chiến dịch phản công của QGPMN VN đánh trả cuộc hành quân quy mô lớn của quân Mỹ và QĐ Sài Gòn vào Chiến khu Dương Minh Châu, nhằm bảo vệ căn cứ, làm thất bại biện pháp “ tìm diệt” trong chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền nam VN. 
Lực lượng ta: Sư đoàn bộ binh 9, Trung đoàn bộ binh 16, 1 tiểu đoàn cối 120mm, 3 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm, 9 đại đội bảo vệ cơ quan, 13 đại đội đại phương và 4.000 du kích.
Lực lượng địch: 31 tiểu đoàn bộ binh thuộc các sư đoàn 1, 25, 4, 9 và các lữ đoàn 196, 173 của Mỹ, 1 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến, 1 liên đoàn biệt động quân QĐ Sài Gòn; 1 trung đoàn và 8 tiểu đoàn xe tăng, thiết giáp, 4 trung đoàn pháo binh (tổng số khoảng 45.000 quân) với sự yểm trợ của 17 phi đoàn không quân các loại.
Chiến dịch diễn ra 2 đợt:
  • Đợt 1 (22.2-15.3), địch từ hướng Tây đánh sang, từ hướng Nam đánh lên, hình thành thế bao vây, đánh thọc vào căn cứ. Ta sử dụng LLVT tại chỗ chặn đánh, diệt địch ở Sê Lô, Rùm Đuôn, Ang Khắc, Sóc Ki…, đồng thời đưa lực lượng cơ động đánh vào bên sườn và sau lưng địch ở Trảng A Lấn, suối ông Hùng…
Bị thiệt hại nặng, từ 1.3, địch phải dừng lại, đóng chốt dọc đường 22, đường 4. Ta bám đánh, tập kết địch ở Trảng Chiên, Cà Tum, Ang Khắc, Rùm Đuôn, Tà Xia, Bàu Cỏ, Đồng Pan…
  • Đợt 2 (18.3-15.4), địch chuyển hướng tiến công sang hướng Đông Bắc, Tây Nam. Ta chặn đánh, tiến công địch ở Đồng Rùm (x. trận Đồng Rùm, 21.3.1967), bàu Tri Giết, trảng Ba Vũng, sóc Con Trăng… Không đạt mục tiêu đề ra lại bị tổn thất lớn, từ 4 đến 15.4, địch rút lui từng bước, chấm dứt cuộc hành quân.
Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 14.000 địch, phá huỷ 992 xe quân sự, 112 khẩu pháo, bắn rơi và phá huỷ 160 máy bay; bảo vệ vững chắc căn cứ, cơ quan đầu não cuộc phản công chiến lược lần II và cả cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam VN. (MH166).
  • Nguồn: TĐBKQS / Trung tâm TĐBKQS - BQP.-H.: QĐND, 2004.

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Đình Kỳ Hà

Đình Kỳ Hà toạ lạc tại ấp An Thạnh, xã Phú Đức, huyện Long Hồ, được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX. Đến năm 1852, đình được vua Tự Đức sắc phong "Thành Hoàng bổn cảnh".


Đình Kỳ Hà nằm giữa huyện lỵ Long Hồ và căn cứ Rừng Dơi. Trước 1927, nhiều nhân sĩ, trí thức về đây hoạt động. Đến khi chi bộ Ngã tư Long Hồ được thành lập, đình là địa điểm họp dân để cán bộ tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng Cộng sản. Khi bị mật thám ruồng bố thì cán bộ, nhân dân từ đình chạy vào Rừng Dơi ẩn náu, bình yên lại trở ra hoạt động cách mạng. Đình Kỳ Hà là một điểm tựa của cách mạng trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
Năm 1947, nhằm tiêu thổ kháng chiến, ngăn chặn bước chân thực dân Pháp tái chiếm miền Nam, nhân dân Phú Đức đã tháo dỡ ngôi đình, đến năm 1956 mới xây dựng lại như ngày nay.
Đình Kỳ Hà được xây dựng bằng bê-tông, nóc lợp ngói, nền lót gạch tàu, có hai gian : chánh điện và võ quy.
Sau năm 1975, đình Kỳ Hà có đổi tên là Đền thờ Hùng Vương. Hiện nay, trong đình thờ vua Hùng cùng Thành Hoàng bổn cảnh và các anh hùng liệt sĩ.
Đình Kỳ Hà tuy quy mô không rộng lớn, nhưng là nơi thờ tự tôn nghiêm, lại nằm cạnh bờ sông Cái Cau thơ mộng gợi nhớ không khí hội hè, náo nhiệt và không khí uy nghi của một ngôi đình xưa. Hàng năm,  đình Kỳ Hà có các lệ cúng theo âm lịch :
- Giỗ Tổ Hùng Vương : mùng 10 tháng 3
- Lễ Thượng điền : 15 – 16 tháng 3
- Lễ Hạ điền : 15 – 16 tháng 11
Đình Kỳ Hà được công nhận là Di tích lịch sử – văn hoá cấp tỉnh ngày 20 tháng 12 năm 2000.
Theo sách Di tích Lịch sử – Văn hóa tỉnh Vĩnh Long

Nghĩa Trủng miếu

Nghĩa Trủng miếu còn gọi là miếu Âm Nhơn, tọa lạc tại tổ 9, ấp Phước Hanh B, xã Phước Hậu, huyện Long Hồ. Di tích gồm có 02 phần : ngôi miếu và nghĩa trang là nơi thờ tự và yên nghỉ của nghĩa sĩ vì nước quên thân.
Ngày 20 tháng 5 năm 1862, thực dân Pháp tấn công Vĩnh Long. Quan quân thành Vĩnh Long chiến đấu anh dũng nhưng không ngăn được sự tấn công của quân Pháp nên đốt các kho tàng dinh thự trong thành và rút đi. Các tử sĩ được đưa về làng Phước Hanh mai táng.


Đến năm 1867, thành Vĩnh Long mất vào tay Pháp, nhiều binh lính không chịu qui hàng nên lui ra vùng ngoại thành kháng chiến. Nghĩa quân chia ra nhiều nhóm nhỏ quần nhau với giặc. Nhưng vì vũ khí thô sơ không chống lại vũ khí tối tân nên nhiều nghĩa quân anh dũng ngã xuống. Nhân dân các nơi chuyển tử sĩ về làng Phước Hanh mai táng.
Nghĩa trang mở rộng khoảng 7.000 mét vuông. Tử sĩ mai táng ở đây lên đến 2.000 người. Nhân dân dựng nên ngôi miếu thờ các vị anh hùng vì nước quên thân. Ngôi miếu ban đầu đơn sơ bằng tre lá. Năm 1945, dân làng Ngươn Hanh góp công sức dựng lại ngôi miếu có phần kiên cố hơn. Năm 1972, ông Đỗ Phước Trinh cúng số tiền đại tu ngôi miếu.
Ngôi miếu xây hình vuông, mỗi cạnh 9 mét, nền đá xanh cao 0,85 mét, tường xây ô dước, nền lát gạch tàu, nóc lợp ngói âm dương.
Nghĩa trang nằm cách miếu 100 mét, diện tích nghĩa trang trước kia là 7.000 mét vuông, nay thu hẹp còn 4.000 mét vuông. Trước đây, bốn góc nghĩa trang có bốn trụ gạch, cao 1,2 mét, rộng 0,8mét, nay chỉ còn hai trụ. Cạnh nghĩa trang hiện còn dấu vết tấm bình phong, xây bằng gạch. Bên cạnh nghĩa trang hiện còn hai cây dương cổ thụ. Lâu nay, dân quanh vùng vẫn luôn cố gắng giữ gìn khu nghĩa trang này, vì nơi đây là chỗ yên nghỉ của hơn 2.000 anh hùng tử sĩ vì nước hy sinh.
Với tinh thần uống nước nhớ nguồn, lâu nay, người dân nơi đây truyền đời thay nhau chăm sóc nghĩa trang, hương khói ngôi miếu. Hàng năm có các lệ cúng : rằm tháng giêng, rằm tháng bảy, rằm tháng mười cùng các lệ cúng : 20 – 21 tháng ba, 16 – 17 tháng tư, mùng năm tháng năm âm lịch.
Ngày 20 tháng 12 năm 2000, UBND tỉnh ra quyết định số 3439/QĐ.UBT công nhận Nghĩa Trủng miếu là di tích lịch sử – văn hóa.

Chùa Phước Hậu

Khởi nguyên, chùa Phước Hậu chỉ là một chiếc am tranh. Thỉnh thoảng, có một vài thiền sư vãng du đến rồi đi. Mãi đến năm 1894, ông Hương cả làng Đông Hậu là Lê Văn Gồng vốn lòng mộ đạo, vận động thiện nam tín nữ trong làng xây dựng một ngôi chùa sườn gỗ, mái ngói âm dương, vách ván, nền gạch. Ngôi chùa này là một dạng chùa làng, nên được đặt tên là chùa Đông Hậu. Đến năm 1910, ông Hương cả Lê Văn Gồng mất, con gái ông là bà Lê Thị Huỳnh và Phật tử địa phương đã thỉnh Hoà thượng Hoằng Chỉnh ở chùa Thiên Ấn (Quảng Ngãi) vào trụ trì. Hoà thượng Hoằng Chỉnh đã đổi hiệu chùa Đông Hậu thành Phước Hậu cho thích hợp hơn. Hòa thượng Hoằng Chỉnh là một cao tăng nên hoằng dương một thời gian thì thiền môn vào quy củ, tăng ni tín đồ đến quy y thọ giới mỗi ngày một đông.
Năm 1939, Hoà thượng Hoằng Chỉnh viên tịch nên đến năm 1942, bổn đạo thỉnh Hòa thượng Khánh Anh từ chùa Long An (Đồng Đế – Trà Ôn) về trụ trì chùa Phước Hậu. Hòa thượng Khánh Anh quê tại Quảng Ngãi, vào Nam hành đạo từ mấy mươi năm trước. Ngài là một cao tăng có nhiều đệ tử tài đức.

Chùa Phước Hậu thuộc xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình


Năm 1961, do thời gian, chùa Phước Hậu bị xuống cấp. Lúc bấy giờ, Hoà thượng Khánh Anh đang làm Thượng thủ Giáo hội Tăng già toàn quốc. Hoà thượng chuẩn bị trùng tu chùa Phước Hậu thì viên tịch.
Hòa thượng Thiện Hoa kế thế trụ trì chùa Phước Hậu và bắt đầu xây dựng lại ngôi chùa. Tuy danh nghĩa là trụ trì, nhưng Hoà thượng Thiện Hoa là Viện phó, rồi Viện trưởng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nên phải giao chùa Phước Hậu cho Hòa thượng Thích Hoàn Phú xây dựng tháp Đa Bảo thờ xá lợi đức Phật Thích Ca và các vị tổ sư tiền bối hữu công. Ngoài ra, Thượng tọa Hoàn Phú còn xây dựng nhiều công trình xung quanh chùa Phước Hậu.
Chùa Phước Hậu hiện nay gồm nhiều công trình : chính điện, trung điện, hậu tổ, tàng kinh các, hệ thống bảo tháp… Trừ chính điện là công trình xây năm 1962, bằng vật liệu hiện đại như bê-tông, xi-măng, gạch ngói, gỗ… theo mô hình kiến trúc kết hợp Đông phương và Tây phương. Còn các công trình khác là các bộ phận của ngôi chùa cũ, có từ năm 1894, tất nhiên có sửa chữa bồI bổ.
Chính điện chùa Phước Hậu hình chữ “sơn”, nhìn xuống dòng sông Ba Sác (một nhánh của sông Hậu). Mặt tiền chùa xây theo kiểu cổ lầu, giữa trang trí mô hình ngôi tháp bảy tầng cao chót vót. NộI điện rộng rãi trang trí đơn giản, nền lót gạch bông, lại có nhiều cửa ra vào nên trông trống trảI. Bàn thờ giữa trang trí tượng đức Phật Thích Ca dạng đang tọa thiền dưới gốc bồ đề. Tầng dưới là tượng Thái tử Tất Đạt Đa sơ sinh và bộ tượng Tây Phương Tam Thánh : Di Đà, Quan Âm và Thế Chí. Ưu thế của mô hình này là cùng lúc có thể chứa hàng trăm người hành lễ, hai bên tả hữu ban có hai bàn thờ, đa số là tượng của chùa Đông Hậu cũ còn để lại như tượng Tiêu Diện Đại Sĩ, Hộ pháp Di Đà, Địa Tạng, Chuẩn Đề và “Thập lục La Hán”, bằng gỗ hoặc bằng gốm Cây Mai (Chợ Lớn).
Chùa Phước Hậu được xây dựng theo mô hình hiện đại, nhưng lại là ngôi chùa có rất nhiều câu đối. NộI dung các câu đối này đều ca tụng đức Phật và các vị Bồ Tát, ca tụng địa phương theo quan niệm “địa linh nhân kiệt”, ca tụng đức độ của các vị tổ sư tiền bối hoặc lòng hảo tâm chùa các tín đồ mộ đạo.
Một câu đối ca tụng lòng từ bi của đức Phật Di Đà như sau :

“Như thị ngã văn, cảm ứng tùy tâm, thành tắc hữu
Nhĩ thời Phật thuyết, viên thông nhập đạo diệu ư vô”.
(Ta từng nghe rằng, cảm ứng tùy tâm, thành ắt có
Bấy giờ Phật thuyết, viên thông nhập đạo, diệu mà không).
Một câu đối ý nghĩa thâm trầm :
Phật cảnh u huyền, như vân quảI sơn đầu, hành đáo sơn đầu, vân cánh viên
Thiền cơ hạo đảng, tự nguyệt phù thủy diện, bác khai thủy diện, nguyệt hoàn thâm.
(Cảnh vật u huyền, như đám mây treo đỉnh núi nhưng người leo đến đỉnh núi thì mây lại xa
Mái thiền rộng lớn, giống bóng trăng trên mặt nước, nhưng khi khuấy động mặt nước thì trăng càng sâu).
Một câu đối mang nộI dung tiến bộ :
Phước địa kiến pháp trường, đảo đảo thần quyền trừ ủy mị
Hậu cơ huy Phật nhật, thủ tiêu ma chương diệt tà mê.
(Phước địa dựng pháp trường, đảo đảo thần quyền trừ ủy mị
Hậu cơ soi Phật nhật, thủ tiêu ma chương diệt tà mê).
Phước Hậu cổ tự là tổ đình Phật giáo dòng Lâm Tế (Chúc Thánh). Dòng Phật giáo này từ Hội An vào Quảng Ngãi rồi vào Trà Ôn. So với các thiền phái khác thì thiền phái Lâm Tế chi nhánh Chúc Thánh đến Vĩnh Long khá muộn, nhưng dòng thiền này đào tạo rất nhiều tăng ni tài đức trong giai đoạn chấn hưng và giai đoạn thống nhất Phật giáo. Riêng trong giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc, chùa Phước Hậu là nơi nuôi chứa cán bộ cách mạng ngay trong lúc khó khăn nguy hiểm nhất. Nhiều tu sĩ tu học ở chùa, đã tuân lời dạy dỗ của các vị Hòa thượng nghe theo lời kêu gọi của Tổ quốc, đã “cởi áo cà sa, khoác áo chiến bào” và có vị hy sinh trên chiến trường, đến ngày hòa bình không trở về ngôi chùa cũ.
Chùa Phước Hậu, ở ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình (ngang thị trấn Trà Ôn ngày nay) đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cách mạng ngày 25 tháng 01 năm 1994 (Quyết Định số 152 QĐ ngày 25/1/1994).
Theo sách Di tích Lịch sử – Văn hóa tỉnh Vĩnh Long

Vườn kinh đá có một không hai ở chùa Phước Hậu


Nằm bên dòng sông Trà Ôn, chùa Phước Hậu tọa lạc trong khu vườn rộng gần 2 ha ở ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Cổng trước chùa Phước Hậu /// Ảnh: Hoàng Phương
Cổng trước chùa Phước Hậu
ẢNH: HOÀNG PHƯƠNG

Đây là ngôi cổ tự tổ đình Phật giáo dòng Lâm Tế, phái Chúc Thánh, đồng thời nổi tiếng với công trình vườn kinh đá độc đáo, có một không hai ở Nam bộ.
Current Time0:00
/
Duration1:46
Auto
[VIDEO] Vườn kinh đá có một không hai ở Nam Bộ
Công đức của người xưa
Nhìn từ cổng chính, mặt tiền chùa xây theo kiểu cổ lầu, giữa đặt mô hình ngôi tháp 7 tầng. Nội điện khá rộng, bàn thờ giữa đặt tượng đức Phật Thích Ca dạng tọa thiền cùng với tượng Thái tử Tất Đạt Đa sơ sinh và bộ Tam tôn (Quan Âm, Di Đà, Thế Chí). Hai bên tả hữu ban có hai bàn thờ. Ở đây có nhóm tượng rất quý của ngôi chùa Đông Hậu xưa còn giữ được như tượng Tiêu Diện đại sĩ, Hộ Pháp, Địa Tạng, Chuẩn Đề và bộ tượng La Hán đều bằng gỗ hoặc bằng gốm Cây Mai.
Độc đáo đình, chùa, miếu miền Tây: Vườn kinh đá có một không hai ở chùa Phước Hậu - ảnh 1
Cổng sau chùa Phước Hậu

Theo lịch sử chùa chép lại, nguyên thủy chùa Phước Hậu là một am tranh. Khoảng năm 1894, Hương cả làng Đông Hậu tên là Lê Văn Gồng đã vận động người dân xây dựng một ngôi chùa gỗ, vách ván, mái lợp ngói âm dương và lấy tên làng đặt cho chùa. Năm 1910 ông Hương cả mất, con gái ông tên là Lê Thị Huỳnh cùng phật tử địa phương thỉnh Hòa thượng Hoằng Chỉnh từ chùa Thiên Ấn (Quảng Ngãi) về trụ trì và đổi hiệu chùa Đông Hậu thành Phước Hậu, tăng ni tín đồ đến quy y thọ giới ngày thêm đông.
Độc đáo đình, chùa, miếu miền Tây: Vườn kinh đá có một không hai ở chùa Phước Hậu - ảnh 2
Vườn kinh Pháp Cú
Đến năm 1939, Hòa thượng Hoằng Chỉnh viên tịch, bổn đạo thỉnh Hòa thượng Khánh Anh từ chùa Long An (Trà Ôn) về trụ trì. Hòa thượng Khánh Anh hiệu Chơn Húy (1895 - 1961) xuất gia thọ giới tại chùa Cảnh Tiên (Quảng Ngãi). Năm 1927 ông vào vùng Bạc Liêu, Trà Vinh, Trà Ôn hành đạo. Ông tham gia thành lập Hội Phật học Lưỡng Xuyên, là một nhà Hán học uyên bác, tác giả tập Khánh Anh văn sao, đào tạo nhiều danh tăng như Hoàn Tâm (Chủ tịch hội Phật giáo cứu Quốc tỉnh Trà Vinh), Hoàn Tuyên (tức hòa thượng Thích Thiện Hoa, Viện trưởng Viện Hóa đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất).
Độc đáo đình, chùa, miếu miền Tây: Vườn kinh đá có một không hai ở chùa Phước Hậu - ảnh 3
Vườn kinh Pháp Cú

Khi chùa Phước Hậu bị xuống cấp, năm 1961 Hòa thượng Khánh Anh chuẩn bị trùng tu thì viên tịch. Hòa thượng Thiện Hoa kế thế trụ trì chùa Phước Hậu, nối tiếp tâm nguyện của thầy tiến hành xây dựng lại ngôi chùa và mọi công việc trùng tu ông giao cho Hòa thượng Hoàn Phú đảm nhiệm.
Theo ông Phạm Văn Cảnh, 78 tuổi, là cháu Hòa thượng Thiện Hoa, đồng thời là Thư ký thường trực, Phó ban Bảo vệ di tích lịch sử chùa Phước Hậu, thì chùa Đông Hậu xưa được xây bằng vôi vữa, hẹp và thấp. Thầy Thiện Hoa trùng tu xây lại chánh điện, trung điện bằng vật liệu xi măng, gạch ngói… theo mô hình kiến trúc Đông Tây kết hợp.
Độc đáo đình, chùa, miếu miền Tây: Vườn kinh đá có một không hai ở chùa Phước Hậu - ảnh 4
Ngọn núi có tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Các công trình khác như hậu tổ, tàng kinh các là các bộ phận của ngôi chùa xưa có từ 1894, chỉ sửa chữa tu bổ thêm. Riêng tháp Đa Bảo thờ các vị tổ sư tiền bối là công trình tạo dấu ấn của hòa thượng Hoàn Phú. Tháp được xây dựng vào năm 1966, gồm ba tầng. Tầng trên thờ tượng đức Phật nhập niết bàn, tầng giữa thờ Pháp bảo. Tầng dưới bố trí bốn phía: Thờ di ảnh và tiểu sử Tổ Khánh Anh, Hòa thượng Thích Quảng Đức, Hòa thượng Khánh Hòa, Tổ Huệ Quang.
Độc đáo đình, chùa, miếu miền Tây: Vườn kinh đá có một không hai ở chùa Phước Hậu - ảnh 5
Độc đáo vườn kinh đá
Theo lời kể của ông Phạm Văn Cảnh, công trình vườn kinh đá được thực hiện đầu tiên là vườn kinh Pháp Cú khởi công ngày 25.3.2014, bố trí phía hậu bên phải từ cổng vào. Năm đó thầy trụ trì Thích Phước Cẩn được phật tử mời sang Miến Điện du lịch, được dịp ngắm nhiều ngôi chùa đẹp có những phiến đá khắc kinh bằng tiếng Phạn rất độc đáo mà các chùa ở nước ta không có. Trên chuyến bay trở về Việt Nam, thầy có duyên trò chuyện với một doanh nhân ở Sài Gòn. Vị doanh nhân này đã phát tâm đề nghị cúng dường cho chùa xây dựng mô hình vườn kinh đá.
Độc đáo đình, chùa, miếu miền Tây: Vườn kinh đá có một không hai ở chùa Phước Hậu - ảnh 6
Hòn giả sơn biểu tượng núi Thất Sơn

Về đến chùa, thầy đã bỏ công tìm cách khắc những bài kinh bằng tiếng Việt lên phiến đá rồi quyết định làm vườn kinh Pháp Cú. Vườn kinh Pháp cú gồm 213 phiến đá hoa cương, khắc 423 câu kinh trên hai mặt do cố Hòa thượng Thích Minh Châu, Viện trưởng Viện Đại học Phật giáo VN, dịch từ tiếng Pali sang tiếng Việt. Các phiến đá được sắp xếp bố cục mô phỏng lá bồ đề xòe ra theo tám hướng, tượng trưng Bát chánh đạo. Trung tâm vườn là ngọn núi có bốn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngoài ra còn có một số phiến đá khắc thêm tiếng Anh cạnh tiếng Việt để khách du lịch nước ngoài hiểu được khi đến tham quan và nhiều phiến đá khắc chữ tâm, nhẫn, những lời răn dạy của đạo Phật rất độc đáo…
Độc đáo đình, chùa, miếu miền Tây: Vườn kinh đá có một không hai ở chùa Phước Hậu - ảnh 7
Hòn giả sơn biểu tượng núi Yên Tử

Sau thành công của vườn kinh Pháp Cú, thầy Phước Cẩn thực hiện các công trình kế tiếp là vườn kinh A Di Đà và vườn kinh Bắc Truyền trích diễm. Vườn kinh A Di Đà có 31 phiến đá được bố cục theo một dãy hồ nhỏ trồng sen hình chữ S, tượng trưng nước Việt. Mỗi miền Bắc, Trung, Nam có một phiến đá đặt giữa hồ ghi ngôi chùa biểu trưng, thêm những hòn giả sơn biểu tượng như núi Yên Tử, Thất Sơn… Các bài kinh ở vườn kinh này được dịch theo thể thơ lục bát.
Độc đáo đình, chùa, miếu miền Tây: Vườn kinh đá có một không hai ở chùa Phước Hậu - ảnh 8
Hang đá Phật tu khổ hạnh

Riêng ở khu vực cạnh bờ sông đặt những phiến đá cao. Đây là vườn kinh Bắc Truyền trích diễm được xây dựng từ tháng 9 đến tháng 12.2016 gồm 15 phiến đá. Các khối đá, cột đá lớn khắc chữ to những câu triết lý Phật giáo đều do thầy Phước Cẩn trích dịch. Ở đây ngoài một số tượng dạng phù điêu như Thích Ca thành đạo, Phật nhập niết bàn… còn có những tác phẩm điêu khắc độc đáo khác, như phiến đá khắc hình ảnh tổ Thiện Hoa và Hòa thượng Hoàn Phú, hay những tác phẩm ghi lại sự kiện quan trọng của chùa như hòn non bộ “Bà Cháu” có tấm bia ghi kỷ niệm đứa trẻ Nguyễn Văn Đẹp (tức sư Phước Cẩn) được bà Cao Thị Phố dẫn đến chùa hành lễ xin xuất gia. Hay bức chạm hình chú tiểu Phước Cẩn chèo xuồng đưa tổ Thiện Hoa về thăm chùa Phật Quang vào ngày 15.8.1966. Những bức tranh đá có bố cục giản dị nhưng nét chạm khá tinh xảo.
Độc đáo đình, chùa, miếu miền Tây: Vườn kinh đá có một không hai ở chùa Phước Hậu - ảnh 9
Hồ sen hình chữ S

Theo ông Phạm Văn Cảnh thì nghệ nhân trực tiếp vẽ, khắc các bia đá trong vườn có ông Thế Đệ, còn gọi là Hai Lúa, ở Vĩnh Long. Nghệ nhân này làm theo ý tưởng của thầy trụ trì Phước Cẩn.
“Thầy là người rất giỏi Hán văn, từng dịch thuật một số tác phẩm kinh kệ. Để làm được vườn kinh đá này thầy rất tâm huyết, phải đi Long Thành, Vũng Tàu, Trị An hoặc Châu Đốc mua đá chở về. Mỗi ngày có vài ba chục phật tử lo việc khuân vác, vận chuyển đá, đặt bia, làm chân đế… Chưa thống kê, nhưng công trình vườn kinh đá cũng phải bạc tỉ. Đây là công trình có một không hai ở Nam bộ”, ông Cảnh nói.
Độc đáo đình, chùa, miếu miền Tây: Vườn kinh đá có một không hai ở chùa Phước Hậu - ảnh 10
Chú tiểu Phước Cẩn chèo xuồng đưa tổ Thiện Hoa về thăm chùa Phật Quang