Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Đến với di tích Văn Chỉ thời kỳ hậu Lê


Thứ bảy, 18 Tháng 6 2011 00:00
dichiDi tích Văn Chỉ, thuộc thôn Văn Hội, xã Văn Bình, huyện Thường Tín tồn tại đã lâu đời, nhưng không mấy ai hiểu được lai lịch, nguồn gốc cũng như nội dung hoạt động của nó từ xa xưa như thế nào!






Qua nhiều lần khảo cứu, dịch thuật các tấm bia đá còn bảo tồn tại nội tự, các nhà nghiên cứu thấy đây chính là Di tích văn hóa lịch sử có bề dày từ thời Hậu Lê để lại. Văn Chỉ ở Văn Hội không đơn giản là địa chỉ của các hoạt động văn hóa (hội họp, tế lễ, bình văn chương...) của một vùng phía Nam Hà Nội xa xưa, mà đây còn là trường học, là nơi tổ chức các khoa thi bậc tú tài, cử nhân trong thời kỳ hưng thịnh của văn tự Hán – Nôm.

Theo các bậc lão thành kể lại, xưa kia, khi đặt ở thôn Văn Hội, Văn Chỉ được xây dựng theo mô hình kiến trúc “nội công, ngoại quốc”, ở giữa là khu nhà bia tám mái nối tiếp giữa tiền sảnh với hậu cung. Mặt tiền được gắn bốn chữ “Vạn Thế Văn Minh”.

Trải qua mấy thế kỷ, ngôi nhà tám mái bị sập, các tấm bia đá được gỡ ra, rồi đặt lại, nội tự trùng tu nhiều lần, tới nay, vị trí bia không còn nguyên như cũ, phần lớn các bia không còn chân đế và đặt thẳng lên nền gạch. Nhiều mặt bia đã mở, có bia còn bị một lớp xi măng... phủ kín. Trong những tấm bia được bảo tồn, vẫn còn giữ được hai bia trụ vuông cao chừng 1,5m (không chân đế), rộng 0,65m và đều khắc chữ cả hai mặt.

Qua khảo sát trên mười mặt bia, chỉ còn một số mặt nổi rõ chữ. Rõ nhất là bia có tiêu đề “Văn Chỉ Bi Ký” (bia ghi về Văn Chỉ). Tuy không chụp được ảnh bia này vì mặt bia đặt sát vào tường rào, nhưng chúng tôi đã ghi được toàn văn cảnh theo đúng trình tự trên bia, qua đó được biết rõ nguồn gốc: Văn Chỉ xưa được đặt tại Yên Duyên (Thanh Trì) từ thời Chính Hòa Triều Lê (cuối thế kỷ XVII, nhưng nơi đây trũng úng. Sau khi được cân nhắc, tính toán kỹ, lại được sự đồng thuận của người dân Văn Hội, nên mới dịch chuyển về Văn Hội và bia được dựng vào năm Tự Đức thứ 28 (khoảng 1875) cách đây gần 140 năm.
Ở bia có tiêu đề “Hội Biện Quan tính” (danh sách quan chức hội đồng biện xét) – bia trụ bên phải – liệt kê các danh nhân có học vị: từ tú tài, cử nhân, giải nguyên (thủ khoa) đến tiến sỹ. Bia được dựng năm Tự Đức thứ hai (1849), cách nay trên 160 năm.

Với hơn 20 danh nhân đương thời, có nhiều vị là người Thường Tín, Thanh Trì (như: Bình Vọng, Nhị Khê, La Phù, Yên Duyên, Đức Trạch) đương nhiệm ở nhiều huyện khác như: Thiên Trường (Nam Định), An Lão (Hải Phòng), Từ Sơn (Bắc Ninh), Văn Chấn (Yên Bái),... cũng được tiến cử vào hội đồng biện xét. Ngoài ra, lại có nhiều chức danh khác như Đốc học, Tổng đốc (ở Nam Định; Nghệ An) cũng tham gia hội đồng.

Ngay trong việc soạn thảo và chấp bút văn bia đã thấy sự tôn nghiêm của những người tham gia như:
“Đốc học Dương Bá Cung, Đại phu tỉnh Biên Hòa, Cử nhân An khoa Tân Tỵ soạn”.
“Đốc học Lê Duy Trung, tỉnh Thanh Hóa, tiến sỹ khoa Mậu Tuất phụng nhuận”.

Một điều gây sự chú ý nữa là: ngay sau tiêu đề của bia, có một dòng chữ ghi “Tú tài chư viên Minh Mệnh niên vấn thủy vọng nhân hội đa hữu tình nguyện đãi khoa giả” (Người mong được hỏi đầu là các bậc tú tài năm Minh Mệnh, được biết phần đông là người tự nguyện chờ khoa thi).
Điều đó thể hiện rõ sự quan tâm đến nền giáo dục và đào tạo của nước nhà đã được chú trọng từ nhiều thế kỷ trước.

Từ cuối thế kỷ XIX, vai trò và chức năng của Văn Chỉ bị mờ nhạt dần. Tình trạng ấy có thể bị chi phối bởi mấy nguyên nhân sau đây:
-    Văn tự Hán – Nôm được thay thế dần bằng chữ quốc ngữ, đồng nghĩa với việc: người biết chữ Hán – Nôm dần dần bị mai một.
-    Quy chế đào tạo nhân tài; thể chế xây dựng trường lớp đào tạo thay đổi khác hẳn thời kỳ trước, kể từ thời Pháp thuộc (cuối thế kỷ XIX) đến Cách mạng tháng 8 – 1945 và tiếp đó là cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.

Vì vậy, phần nào nhân dân địa phương từ chỗ ít người để ý đến, dẫn tới tình trạng không nhận biết hết giá trị lịch sử của nó.
Với nền văn hóa nước nhà phát triển thời Hậu Lê, Văn Chỉ ở đây có thể coi là một chứng tích Văn hóa – Lịch sử, là nơi hội tụ các bậc danh nhân đương thời của một vùng miền.

Để có được danh nghĩa tương xứng, thiết nghĩ cần phải tu bổ những gì đã và đang xuống cấp, tiến tới phục hồi kiểu dáng vốn có, nhằm giữ gìn và bảo tồn một di sản văn hóa bị lãng quên, một thực địa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, góp phần phát huy truyền thống hướng về cội nguồn, đề cao khuyến học, vươn lên đáp ứng yêu cầu về văn hóa giáo dục thời kỳ mới, và điều đó cần được sự quan tâm đầy đủ của các cơ quan chức năng.

Trần Bá Lạn
Thứ bảy, 18 Tháng 6 2011 00:00
dichiDi tích Văn Chỉ, thuộc thôn Văn Hội, xã Văn Bình, huyện Thường Tín tồn tại đã lâu đời, nhưng không mấy ai hiểu được lai lịch, nguồn gốc cũng như nội dung hoạt động của nó từ xa xưa như thế nào!






Qua nhiều lần khảo cứu, dịch thuật các tấm bia đá còn bảo tồn tại nội tự, các nhà nghiên cứu thấy đây chính là Di tích văn hóa lịch sử có bề dày từ thời Hậu Lê để lại. Văn Chỉ ở Văn Hội không đơn giản là địa chỉ của các hoạt động văn hóa (hội họp, tế lễ, bình văn chương...) của một vùng phía Nam Hà Nội xa xưa, mà đây còn là trường học, là nơi tổ chức các khoa thi bậc tú tài, cử nhân trong thời kỳ hưng thịnh của văn tự Hán – Nôm.

Theo các bậc lão thành kể lại, xưa kia, khi đặt ở thôn Văn Hội, Văn Chỉ được xây dựng theo mô hình kiến trúc “nội công, ngoại quốc”, ở giữa là khu nhà bia tám mái nối tiếp giữa tiền sảnh với hậu cung. Mặt tiền được gắn bốn chữ “Vạn Thế Văn Minh”.

Trải qua mấy thế kỷ, ngôi nhà tám mái bị sập, các tấm bia đá được gỡ ra, rồi đặt lại, nội tự trùng tu nhiều lần, tới nay, vị trí bia không còn nguyên như cũ, phần lớn các bia không còn chân đế và đặt thẳng lên nền gạch. Nhiều mặt bia đã mở, có bia còn bị một lớp xi măng... phủ kín. Trong những tấm bia được bảo tồn, vẫn còn giữ được hai bia trụ vuông cao chừng 1,5m (không chân đế), rộng 0,65m và đều khắc chữ cả hai mặt.

Qua khảo sát trên mười mặt bia, chỉ còn một số mặt nổi rõ chữ. Rõ nhất là bia có tiêu đề “Văn Chỉ Bi Ký” (bia ghi về Văn Chỉ). Tuy không chụp được ảnh bia này vì mặt bia đặt sát vào tường rào, nhưng chúng tôi đã ghi được toàn văn cảnh theo đúng trình tự trên bia, qua đó được biết rõ nguồn gốc: Văn Chỉ xưa được đặt tại Yên Duyên (Thanh Trì) từ thời Chính Hòa Triều Lê (cuối thế kỷ XVII, nhưng nơi đây trũng úng. Sau khi được cân nhắc, tính toán kỹ, lại được sự đồng thuận của người dân Văn Hội, nên mới dịch chuyển về Văn Hội và bia được dựng vào năm Tự Đức thứ 28 (khoảng 1875) cách đây gần 140 năm.
Ở bia có tiêu đề “Hội Biện Quan tính” (danh sách quan chức hội đồng biện xét) – bia trụ bên phải – liệt kê các danh nhân có học vị: từ tú tài, cử nhân, giải nguyên (thủ khoa) đến tiến sỹ. Bia được dựng năm Tự Đức thứ hai (1849), cách nay trên 160 năm.

Với hơn 20 danh nhân đương thời, có nhiều vị là người Thường Tín, Thanh Trì (như: Bình Vọng, Nhị Khê, La Phù, Yên Duyên, Đức Trạch) đương nhiệm ở nhiều huyện khác như: Thiên Trường (Nam Định), An Lão (Hải Phòng), Từ Sơn (Bắc Ninh), Văn Chấn (Yên Bái),... cũng được tiến cử vào hội đồng biện xét. Ngoài ra, lại có nhiều chức danh khác như Đốc học, Tổng đốc (ở Nam Định; Nghệ An) cũng tham gia hội đồng.

Ngay trong việc soạn thảo và chấp bút văn bia đã thấy sự tôn nghiêm của những người tham gia như:
“Đốc học Dương Bá Cung, Đại phu tỉnh Biên Hòa, Cử nhân An khoa Tân Tỵ soạn”.
“Đốc học Lê Duy Trung, tỉnh Thanh Hóa, tiến sỹ khoa Mậu Tuất phụng nhuận”.

Một điều gây sự chú ý nữa là: ngay sau tiêu đề của bia, có một dòng chữ ghi “Tú tài chư viên Minh Mệnh niên vấn thủy vọng nhân hội đa hữu tình nguyện đãi khoa giả” (Người mong được hỏi đầu là các bậc tú tài năm Minh Mệnh, được biết phần đông là người tự nguyện chờ khoa thi).
Điều đó thể hiện rõ sự quan tâm đến nền giáo dục và đào tạo của nước nhà đã được chú trọng từ nhiều thế kỷ trước.

Từ cuối thế kỷ XIX, vai trò và chức năng của Văn Chỉ bị mờ nhạt dần. Tình trạng ấy có thể bị chi phối bởi mấy nguyên nhân sau đây:
-    Văn tự Hán – Nôm được thay thế dần bằng chữ quốc ngữ, đồng nghĩa với việc: người biết chữ Hán – Nôm dần dần bị mai một.
-    Quy chế đào tạo nhân tài; thể chế xây dựng trường lớp đào tạo thay đổi khác hẳn thời kỳ trước, kể từ thời Pháp thuộc (cuối thế kỷ XIX) đến Cách mạng tháng 8 – 1945 và tiếp đó là cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.

Vì vậy, phần nào nhân dân địa phương từ chỗ ít người để ý đến, dẫn tới tình trạng không nhận biết hết giá trị lịch sử của nó.
Với nền văn hóa nước nhà phát triển thời Hậu Lê, Văn Chỉ ở đây có thể coi là một chứng tích Văn hóa – Lịch sử, là nơi hội tụ các bậc danh nhân đương thời của một vùng miền.

Để có được danh nghĩa tương xứng, thiết nghĩ cần phải tu bổ những gì đã và đang xuống cấp, tiến tới phục hồi kiểu dáng vốn có, nhằm giữ gìn và bảo tồn một di sản văn hóa bị lãng quên, một thực địa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, góp phần phát huy truyền thống hướng về cội nguồn, đề cao khuyến học, vươn lên đáp ứng yêu cầu về văn hóa giáo dục thời kỳ mới, và điều đó cần được sự quan tâm đầy đủ của các cơ quan chức năng.

Trần Bá Lạn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét