Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Ngôi chùa cổ và “bảo bối” Hạ Liên Lan


46Trong văn học, chúng ta đã từng thấy nhiều hình tượng cây và hoa không có thật ngoài đời. Ví như lá diêu bông trong thơ của Hoàng Cầm, hay hoa thảo mưa trong tranh vẽ Nguyễn Quang Thiều. Chúng ta cũng được biết câu ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình/ Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen”. “Cành hoa sen” được nhắc đến trong câu ca dao dường như hiện lên trong trí tưởng tượng của dân gian là có thật trong một ngôi chùa ở Hà Nội.
“Cành sen” đã khiến nhiều người, trong đó có tôi và không ít nhà văn về chùa Đại Bi - làng Bối Khê (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội) để mục sở thị loài sen vừa quen vừa lạ này. Và khi nhìn thấy tấm biển ghi “Cây sen đất”, tôi lại nhớ đến câu dân ca Thanh Hóa: “Lên chùa bẻ một cành sen/ Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng giăng”. Cây sen ở đây không phải là cây sen chúng ta vẫn thường thấy ở các đầm hồ vào mùa hạ, hoa màu hồng hay màu trắng, hương ngan ngát thanh cao, lá to bằng cái nón mà tuổi thơ khi đi học qua đầm sen, chúng ta thường ngắt để đội đầu, che nắng, che mưa.
Sen đất chùa Đại Bi là một cây thân mộc, cao khoảng 7 - 8 mét, còn được gọi với cái tên mỹ miều Hạ Liên Lan. Lá sen đơn hình bầu dục, mép lá không có răng cưa, mặt trên xanh bóng như có dầu, mặt dưới màu nâu ngà sang vàng nhạt. Khuôn lá dài chừng 15cm, bản rộng chừng 6cm. Nhìn dáng cây và lá có cái gì đó vừa giống họ trà, lại vừa giống họ đa. Hoa sen đất có màu trắng đục, cánh cứng như hoa trứng gà, nụ trông hệt như một cái nụ hoa sen nước, khi nở hết cỡ xòe to bằng cái bát ăn cơm.
Hương hoa phảng phất mùi hoa mộc hay hoa đại. Một mùi hương rất hợp với đình, chùa, miếu, phủ. Hoa của loài sen này đã trổ dưới những tán lá sen, từ những cành sen. Hai cây sen trong vườn chùa Đại Bi, đã đứng giữa trời đất nắng mưa, đã đâm chồi nảy lộc, đã quang hợp và xanh màu diệp lục, đã nở và tỏa hương quanh ngôi chùa này qua rất nhiều năm tháng. Nhiều cụ già chẳng biết sen trồng từ bao giờ và do ai trồng. Khi các cụ sinh ra đã thấy sen mọc tươi tốt rồi.
46-2Theo sư thầy Đàm Phượng - chùa Đại Bi, không chỉ chùa làng Bối Khê mới có giống sen đất mà ở Hà Nội, trong khuôn viên chùa Quán Sứ, chùa Lý triều Quốc Sư ở phố Lý Quốc Sư cũng có một cây. Trước đây, họ Phạm sinh sống tại số 20 Lò Sũ (Hà Nội) cũng có một cây giống hệt sen đất chùa Đại Bi. Tổ tiên họ Phạm xưa có nghề buôn dầu, nhờ chăm chỉ làm ăn trời cho phát đạt mới quyết chí trồng một cây Hạ Liên Lan sau vườn với ý nghĩa để phúc cho con cháu đời sau. Trải qua hơn trăm năm, cây lan quý đã thành cổ thụ và đơm hoa sum xuê mỗi khi vào mùa. Hai năm trước, gia đình họ Phạm chuyển nhà, không có điều kiện mang theo, cây về với chủ mới đã chết khô!
Sen đất là giống hoa kén đất, kén người chăm. Vì thế đã có nhiều tay chơi, nhiều người ham thích sự lạ kỳ, thậm chí cả công viên cây xanh cũng cử cán bộ đến xin giâm, chiết cành từ cây quý nhà họ Phạm về trồng nhưng đều thất bại. Có một điều lạ, cây sen đất tổ chùa Đại Bi, người ta chiết cành đem đi nơi khác trồng đều không được. Có người bảo linh khí của cây nhớ đất tổ nên chẳng chịu hợp thổ nơi khác. Có người lại bảo sở dĩ cây tồn tại qua hàng trăm năm nay là nhờ uống nước nguồn của con sông Đỗ Động chảy qua làng. Bằng chứng là chỉ hai cây sen đất được chiết từ hơn 40 cành cây tổ là sống được tại chùa Đại Bi hiện nay. Hai cây sen này, giờ đã vươn cao chạm mái đình, mùa nào cũng đơm hoa dù trước đó trong thời gian cải tạo chùa, nó là nơi tập trung vật liệu xây dựng.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng ban bảo vệ di tích chùa Đại Bi là người có công chăm chút cho hai cây sen này lớn lên, kể lại: “Những người trùng tu chùa, nhiều người không biết giống cây này là bảo bối của làng chúng tôi nên cứ tập trung cát sỏi vôi vữa cạnh gốc cây. Ba năm trời trùng tu chùa là ba năm phải dọn dẹp chỗ họ bày bừa để có chỗ chăm bẵm, tưới tắm hằng ngày cho cây. Không phụ công người chăm bẵm, hai cây hoa nhỏ đã vươn lên”. Tấm biển bằng đá có hẳn bức ảnh giới thiệu về hoa được trân trọng dựng hai bên lối vào chùa. Các cụ trong làng không giấu nổi tự hào vẫn ví hai cây hoa như hai vị bồ tát canh giữ cửa thiền, là tấm gương để nhân gian soi vào giũ sạch bụi trần trước khi chiêm bái đức Phật tổ. Để bảo tồn linh vật của làng, các bô lão Bối Khê đã quyết định không cho phép chiết cành sen đất đi nơi khác.
Chùa Đại Bi làng Bối Khê thờ ngài Thánh Bối - một cao tăng đắc đạo và hóa ở chùa Trăm Gian (Thạch Thất - Hà Nội). Bối Khê là quê hương của ngài. Chùa làng Bối Khê ẩn dưới tầng lá mát rượi bóng đề, đa cổ thụ ba người ôm không xuể, kề bên là hàng loạt di tích cổ kính khác. Trên gác chuông chùa có treo quả chuông đồng đường kính 60cm, cao 1m, đúc năm Thiệu Trị thứ 4 (1844). Chùa được dựng vào thời Trần, khoảng năm 1338, toàn bộ kiến trúc được sắp xếp cân xứng hợp thành kiểu nội công ngoại quốc. Qua khỏi gác chuông là sân gạch rộng xanh mát những cây đại, móng rồng, sen cạn... Hai bên là hai hồ sen, cũng là giếng nước sinh hoạt của dân làng trước đây, nay là nơi biểu diễn văn nghệ trong dịp hội chùa. Trong số 58 pho tượng của chùa có những tượng đẹp không kém tượng chùa Mía, chùa Dâu, chùa Thầy..., chẳng hạn tượng Ngọc hoàng Thượng đế, thập điện Diêm vương, và nhất là tượng Phật Quan Âm 12 tay cao chừng 2m ngồi trên tòa sen đặt trên bệ đá chạm khắc hình rồng, chim thần, hoa lá có niên đại 1382, triều vua Trần Phế Đế.
Cây sen đất - Hạ Liên Lan giờ đây trở thành một báu vật, một “bảo bối” quý hiếm của làng Bối Khê, được gìn giữ, chăm sóc cẩn thân. Có lẽ vì quá nhiều người đến tìm hiểu cây sen này nên nhà chùa đã viết sẵn cái biển gỗ đeo nó vào thân cây: “Cây sen đất” để phân biệt với cây sen thông thường mọc ở dưới nước. Loài sen này hiện nay đã trở thành loại hoa quý hiếm và cần phải có biện pháp để bảo tồn và phát triển.


Diên Khánh
46Trong văn học, chúng ta đã từng thấy nhiều hình tượng cây và hoa không có thật ngoài đời. Ví như lá diêu bông trong thơ của Hoàng Cầm, hay hoa thảo mưa trong tranh vẽ Nguyễn Quang Thiều. Chúng ta cũng được biết câu ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình/ Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen”. “Cành hoa sen” được nhắc đến trong câu ca dao dường như hiện lên trong trí tưởng tượng của dân gian là có thật trong một ngôi chùa ở Hà Nội.
“Cành sen” đã khiến nhiều người, trong đó có tôi và không ít nhà văn về chùa Đại Bi - làng Bối Khê (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội) để mục sở thị loài sen vừa quen vừa lạ này. Và khi nhìn thấy tấm biển ghi “Cây sen đất”, tôi lại nhớ đến câu dân ca Thanh Hóa: “Lên chùa bẻ một cành sen/ Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng giăng”. Cây sen ở đây không phải là cây sen chúng ta vẫn thường thấy ở các đầm hồ vào mùa hạ, hoa màu hồng hay màu trắng, hương ngan ngát thanh cao, lá to bằng cái nón mà tuổi thơ khi đi học qua đầm sen, chúng ta thường ngắt để đội đầu, che nắng, che mưa.
Sen đất chùa Đại Bi là một cây thân mộc, cao khoảng 7 - 8 mét, còn được gọi với cái tên mỹ miều Hạ Liên Lan. Lá sen đơn hình bầu dục, mép lá không có răng cưa, mặt trên xanh bóng như có dầu, mặt dưới màu nâu ngà sang vàng nhạt. Khuôn lá dài chừng 15cm, bản rộng chừng 6cm. Nhìn dáng cây và lá có cái gì đó vừa giống họ trà, lại vừa giống họ đa. Hoa sen đất có màu trắng đục, cánh cứng như hoa trứng gà, nụ trông hệt như một cái nụ hoa sen nước, khi nở hết cỡ xòe to bằng cái bát ăn cơm.
Hương hoa phảng phất mùi hoa mộc hay hoa đại. Một mùi hương rất hợp với đình, chùa, miếu, phủ. Hoa của loài sen này đã trổ dưới những tán lá sen, từ những cành sen. Hai cây sen trong vườn chùa Đại Bi, đã đứng giữa trời đất nắng mưa, đã đâm chồi nảy lộc, đã quang hợp và xanh màu diệp lục, đã nở và tỏa hương quanh ngôi chùa này qua rất nhiều năm tháng. Nhiều cụ già chẳng biết sen trồng từ bao giờ và do ai trồng. Khi các cụ sinh ra đã thấy sen mọc tươi tốt rồi.
46-2Theo sư thầy Đàm Phượng - chùa Đại Bi, không chỉ chùa làng Bối Khê mới có giống sen đất mà ở Hà Nội, trong khuôn viên chùa Quán Sứ, chùa Lý triều Quốc Sư ở phố Lý Quốc Sư cũng có một cây. Trước đây, họ Phạm sinh sống tại số 20 Lò Sũ (Hà Nội) cũng có một cây giống hệt sen đất chùa Đại Bi. Tổ tiên họ Phạm xưa có nghề buôn dầu, nhờ chăm chỉ làm ăn trời cho phát đạt mới quyết chí trồng một cây Hạ Liên Lan sau vườn với ý nghĩa để phúc cho con cháu đời sau. Trải qua hơn trăm năm, cây lan quý đã thành cổ thụ và đơm hoa sum xuê mỗi khi vào mùa. Hai năm trước, gia đình họ Phạm chuyển nhà, không có điều kiện mang theo, cây về với chủ mới đã chết khô!
Sen đất là giống hoa kén đất, kén người chăm. Vì thế đã có nhiều tay chơi, nhiều người ham thích sự lạ kỳ, thậm chí cả công viên cây xanh cũng cử cán bộ đến xin giâm, chiết cành từ cây quý nhà họ Phạm về trồng nhưng đều thất bại. Có một điều lạ, cây sen đất tổ chùa Đại Bi, người ta chiết cành đem đi nơi khác trồng đều không được. Có người bảo linh khí của cây nhớ đất tổ nên chẳng chịu hợp thổ nơi khác. Có người lại bảo sở dĩ cây tồn tại qua hàng trăm năm nay là nhờ uống nước nguồn của con sông Đỗ Động chảy qua làng. Bằng chứng là chỉ hai cây sen đất được chiết từ hơn 40 cành cây tổ là sống được tại chùa Đại Bi hiện nay. Hai cây sen này, giờ đã vươn cao chạm mái đình, mùa nào cũng đơm hoa dù trước đó trong thời gian cải tạo chùa, nó là nơi tập trung vật liệu xây dựng.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng ban bảo vệ di tích chùa Đại Bi là người có công chăm chút cho hai cây sen này lớn lên, kể lại: “Những người trùng tu chùa, nhiều người không biết giống cây này là bảo bối của làng chúng tôi nên cứ tập trung cát sỏi vôi vữa cạnh gốc cây. Ba năm trời trùng tu chùa là ba năm phải dọn dẹp chỗ họ bày bừa để có chỗ chăm bẵm, tưới tắm hằng ngày cho cây. Không phụ công người chăm bẵm, hai cây hoa nhỏ đã vươn lên”. Tấm biển bằng đá có hẳn bức ảnh giới thiệu về hoa được trân trọng dựng hai bên lối vào chùa. Các cụ trong làng không giấu nổi tự hào vẫn ví hai cây hoa như hai vị bồ tát canh giữ cửa thiền, là tấm gương để nhân gian soi vào giũ sạch bụi trần trước khi chiêm bái đức Phật tổ. Để bảo tồn linh vật của làng, các bô lão Bối Khê đã quyết định không cho phép chiết cành sen đất đi nơi khác.
Chùa Đại Bi làng Bối Khê thờ ngài Thánh Bối - một cao tăng đắc đạo và hóa ở chùa Trăm Gian (Thạch Thất - Hà Nội). Bối Khê là quê hương của ngài. Chùa làng Bối Khê ẩn dưới tầng lá mát rượi bóng đề, đa cổ thụ ba người ôm không xuể, kề bên là hàng loạt di tích cổ kính khác. Trên gác chuông chùa có treo quả chuông đồng đường kính 60cm, cao 1m, đúc năm Thiệu Trị thứ 4 (1844). Chùa được dựng vào thời Trần, khoảng năm 1338, toàn bộ kiến trúc được sắp xếp cân xứng hợp thành kiểu nội công ngoại quốc. Qua khỏi gác chuông là sân gạch rộng xanh mát những cây đại, móng rồng, sen cạn... Hai bên là hai hồ sen, cũng là giếng nước sinh hoạt của dân làng trước đây, nay là nơi biểu diễn văn nghệ trong dịp hội chùa. Trong số 58 pho tượng của chùa có những tượng đẹp không kém tượng chùa Mía, chùa Dâu, chùa Thầy..., chẳng hạn tượng Ngọc hoàng Thượng đế, thập điện Diêm vương, và nhất là tượng Phật Quan Âm 12 tay cao chừng 2m ngồi trên tòa sen đặt trên bệ đá chạm khắc hình rồng, chim thần, hoa lá có niên đại 1382, triều vua Trần Phế Đế.
Cây sen đất - Hạ Liên Lan giờ đây trở thành một báu vật, một “bảo bối” quý hiếm của làng Bối Khê, được gìn giữ, chăm sóc cẩn thân. Có lẽ vì quá nhiều người đến tìm hiểu cây sen này nên nhà chùa đã viết sẵn cái biển gỗ đeo nó vào thân cây: “Cây sen đất” để phân biệt với cây sen thông thường mọc ở dưới nước. Loài sen này hiện nay đã trở thành loại hoa quý hiếm và cần phải có biện pháp để bảo tồn và phát triển.


Diên Khánh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét