Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Bánh áp chao – đặc sản Cao Bằng

Không ai biết bánh áp chao có từ khi nào, chỉ biết đây là món quà đêm quen thuộc, thơm ngon, đồng hành cùng với  người dân Cao Bằng từ đầu mùa đông năm này và kéo dài đến hết mùa xuân năm sau.
Nguyên liệu để làm bánh áp chao gồm bột gạo tẻ, bột gạo nếp và thịt vịt. Người Cao Bằng có câu: “Không có thịt gì ngon bằng thịt vịt, không có thứ tình cảm nào tha thiết bằng tình cảm chị em gái”. Chính vì vậy, ăn bánh áp chao không hẳn chỉ là ăn một món ngon mà còn là thưởng thức và cảm nhận cái tình chị em gái thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, thật khó chia lìa mà người Cao Bằng đã ví như chính sự kết hợp tuyệt vời, gắn kết vào nhau của bột gạo tẻ, gạo nếp và thịt vịt, một sự gắn kết và hòa quyện mà dù có dùng răng nghiền nát vẫn không thể tách riêng từng thứ một ra được.
Bánh áp chao vàng rộm, nóng hổi.
Bánh áp chao vàng rộm, nóng hổi.
Để làm bánh áp chao, người Cao Bằng xay gạo tẻ và gạo nếp thành bột mịn rồi hòa với một lượng nước vừa đủ tạo nên một hỗn hợp bột sánh đặc. Thịt vịt lọc bỏ xương, cắt miếng nhỏ, ướp gia vị cho thấm rồi cho vào trong bột, làm nhân, bánh được đặt vào cái muôi hình hoa cúc rồi thả vào chảo dầu đang nóng. Chỉ hơn một phút sau là bánh chín vàng rộm cả hai mặt, tỏa hương thơm quyến rũ. Bánh được vớt ra, để lên vỉ cho ráo dầu rồi cắt thành miếng nhỏ vừa ăn, bày lên đĩa.
Bánh áp chao ăn nóng kèm với nước mắm chua ngọt, rau thơm và đu đủ bào sợi mỏng mới cảm nhận được hết những hương vị thơm ngon của bánh và mới hiểu vì sao nhắc đến Cao Bằng là phải nhắc đến bánh áp chao và ngược lại, nói đến bánh áp chao là phải nói đến đất Cao Bằng. Những hương vị nóng, giòn, thơm của bánh, đậm đà, ngọt của thịt vịt hòa quyện cùng hương vị thơm ngon của nước mắm chua ngọt và tươi non của rau xanh thật ngon, thật lạ. Đặc biệt, hương thơm của bánh áp chao lan tỏa cả một vùng không gian rộng, níu chân bao người khách qua đường ghé vào thưởng thức vài đĩa áp chao nóng hổi, thơm ngào ngạt cho thỏa mãn cả khứu giác lẫn vị giác và để được ấm bụng giữa tiết trời đông.
Khách phương xa khi rời mảnh đất nghĩa tình này luôn ước mong sớm có một ngày được quay lại nơi đây, để được thưởng ngoạn phong cảnh núi non, sông nước hữu tình, mây trời bảng lảng, và khi hoàng hôn buông xuống lại ghé vào một hàng bánh áp chao nào đấy, vừa ngắm cô bán hàng hai má ửng hồng, tay thoăn thoắt chiên bánh bên lò thn đỏ rực, vừa nhâm nhi, thưởng thúc những hương vị thơm ngon của món bánh đặc sản này.
Thanh Nga
Ngày lạnh về Cao Bằng ăn bánh áp chao
(LV) - Đến với Cao Bằng những ngày đông lạnh, thưởng thức món bánh áp chao nóng hổi,đậm đà hương vị béo bùi của thịt vịt lẫn trong vị nếp dẻo quạnh, thực khách sẽ phải xuýt xoa và tấm tắc khen ngon.

Nguyên liệu để làm bánh áp chao gồm bột gạo tẻ, bột gạo nếp và thịt vịt. Để làm bánh áp chao, người Cao Bằng xay gạo tẻ và gạo nếp thành bột mịn rồi hòa với một lượng nước vừa đủ tạo nên một hỗn hợp bột sánh đặc. Vỏ bánh là hỗn hợp của gạo nếp, gạo tẻ và đỗ tương. Loại gạo được chọn là loại gạo mới thu hoạch, hạt mẩy, được trộn lẫn cùng nhau, ngâm kỹ trong khoảng nửa ngày cho gạo nở mềm mới đem xay thành bột. Người ta cũng chọn đỗ tương Quảng Uyên hạt vừa phải, lòng vàng trộn cùng bột gạo để tạo ra hỗn hợp bột đặc sánh, đảm bảo độ mềm dẻo và thơm ngon.
Sau khi đã có đầy đủ nguyên liệu, người làm lấy một lượng bột vừa đủ, nhồi nhân vịt (Thịt vịt lọc bỏ xương, cắt miếng nhỏ, ướp gia vị cho thấm) bánh được đặt vào cái muôi hình hoa cúc rồi thả vào chảo dầu đang nóng. Chỉ hơn một phút sau là bánh chín vàng rộm cả hai mặt, tỏa hương thơm quyến rũ. Bánh được vớt ra, để lên vỉ cho ráo dầu rồi cắt thành miếng nhỏ vừa ăn, bày lên đĩa.
Bánh áp chao - đặc sản Cao Bằng
Bánh áp chao - đặc sản Cao Bằng.
Bánh áp chao ăn nóng kèm với nước mắm chua ngọt, rau thơm và đu đủ bào sợi mỏng mới cảm nhận được hết những hương vị thơm ngon của bánh và mới hiểu vì sao nhắc đến Cao Bằng là phải nhắc đến bánh áp chao và ngược lại, nói đến bánh áp chao là phải nói đến đất Cao Bằng.
Những hương vị nóng, giòn, thơm của bánh, đậm đà, ngọt của thịt vịt hòa quyện cùng hương vị thơm ngon của nước mắm chua ngọt và tươi non của rau xanh thật ngon, thật lạ. Đặc biệt, hương thơm của bánh áp chao lan tỏa cả một vùng không gian rộng, níu chân bao người khách qua đường ghé vào thưởng thức vài đĩa áp chao nóng hổi, thơm ngào ngạt cho thỏa mãn cả khứu giác lẫn vị giác và để được ấm bụng giữa tiết trời đông.
Độc đáo trong cách thưởng thức
Độc đáo trong cách thưởng thức.
Người Cao Bằng có câu: "Không có thịt gì ngon bằng thịt vịt, không có thứ tình cảm nào tha thiết bằng tình cảm chị em gái". Bánh áp chao không hẳn chỉ là ăn một món ngon mà còn là thưởng thức và cảm nhận cái tình chị em gái thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, thật khó chia lìa mà người Cao Bằng đã ví như chính sự kết hợp tuyệt vời, gắn kết vào nhau của bột gạo tẻ, gạo nếp và thịt vịt, một sự gắn kết và hòa quyện mà dù có dùng răng nghiền nát vẫn không thể tách riêng từng thứ một ra được
Món bánh chao thường được ưa chuộng vào mùa lạnh, người Cao Bằng còn gọi những tháng cuối năm từ 11 đến tháng 2 hằng năm là "mùa bánh áp chao" bởi cứ vào độ này là hương thơm của bánh áp chao lại lan tỏa khắp nơi.
Với riêng người dân Cao Bằng, bánh áp chao từ lâu đã là món ăn chơi, ăn vặt gắn liền với quê hương bình dị, để rồi, những người con xa quê khi vô tình bắt gặp cái lạnh đầu mùa nơi xứ người lại nôn nao nhớ về.
Bảo Trân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét