Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

ĐỊA ĐẠO AN THỚI


   An Thới là một trong 8 ấp thuộc xã An Tịnh anh hùng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Nơi đây có địa đạo chiến đấu của một xã địa đầu của tỉnh trong kháng chiến chống Mỹ. Được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số : 937/QĐ-BT ngày 23/7/1993.
  Nằm trên địa đầu của tỉnh, ngay trên quốc lộ 1 (nay là đường Xuyên Á). Vì thế tất cả cuộc càn lớn nhỏ vào căn cứ Bắc Tây Ninh đều phải qua mảnh đất kiên cường này.

   Do vậy, An Thới đã trở thành điểm nóng, có vị trí chiến lược, là vành đai trắng, ở trong thế giằng co quyết liệt giữa ta và địch. Ta muốn bám trụ chiến đấu thì phải ở dưới lòng đất, phải đào địa đạo ngầm trong lòng đất, để ém quân, tích trữ lương thực, vũ khí và bám trụ chiến đấu. Địa đạo được đào từ 1961 đến đầu năm 1965 và từ 1966 – 1968, địa đạo được phát triển dài thêm; kết hợp với địa hình cây cối trong ấp, hầm bí mật, ụ chiến đấu, giao thông hào, hầm chông, bãi mìn để đánh địch bảo vệ địa đạo.

   Địa đạo An Thới là một địa đạo chiến đấu kiên cường, bởi chính địa đạo là nhân chứng của lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, tình đoàn kết quân dân, bởi chiến tranh nhân dân là sáng tạo của nghệ thuật chiến tranh. Từ hầm chông, tầm vông vạt nhọn, giàn phun phóng lựu đạn, ong vò vẽ … Đến địa đạo là hình thức phát triển nghệ thuật chiến tranh rất đặc biệt, rất Việt Nam. Địa đạo chiến đấu – pháo đài "Bót Việt cộng" ở ngay cửa ngõ căn cứ Bắc Tây Ninh ở vùng "Tam giác sắt", đã kiên cường chống giặc góp phần xây nên xã An Tịnh anh hùng, của một huyện Trảng Bàng hai lần anh hùng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét