Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Quảy cơm báo hiếu mẹ cha

"Dù đi góc biển chân trời/ Mâm cơm tháng Chạp nhớ mời mẹ cha" - câu ca ấy ăn sâu vào ký ức của những người con dân tộc Nguồn từ thuở thiếu thời.
Về Minh Hóa (Quảng Bình) những ngày giáp Tết âm lịch, vào bản đồng bào Nguồn, ta sẽ bắt gặp không khí nhộn nhịp chuẩn bị gạo ngon, quang gánh và đòn gánh mới để làm mâm cơm gánh đến nhà ông bà, cha mẹ, dâng lên tỏ lòng hiếu thảo...
"Cuộc sống của người Nguồn trên đất này vất vả từ bao đời. Chính từ những gian truân ấy mà tổ tiên chúng tôi đã hình thành nên một phong tục hiếu nghĩa tốt đẹp. Đó là mỗi năm một lần trước khi ăn Tết, con cháu thành tâm tự tay làm mâm cơm ngon quảy đến dâng mời cha mẹ thưởng thức.  Năm nào  tôi cũng được dâng cơm. Tôi vui và hạnh phúc lắm..." - Cụ Cao Văn Phái ở xã Xuân Hóa chia sẻ.
Tục quảy cơm báo hiếu của cộng đồng người Nguồn có từ bao giờ chẳng ai nhớ. Những bậc cao niên giải thích rằng, từ xa xưa lắm, những đứa con của bản làng phải rời xứ đi tứ phương để kiếm sống nên chẳng thể cận kề chăm sóc cha mẹ. Đến Tết con cái mới về nhà đoàn tụ và dâng lên cha mẹ những món ăn ngon tỏ lòng hiếu thảo, mong cha mẹ luôn mạnh khỏe, trường thọ. Dần dần, không chỉ có con cháu ở xa, mà cả những người con sống ở gần cha mẹ cũng quảy cơm báo hiếu dịp cuối năm.
Mâm cơm hiếu chẳng cần quá cao sang nhưng phải đủ các sản vật của nhà nông như cơm nếp, cơm tẻ, bánh lá, thịt gà, cá ao, rau rừng... và phải tự tay các con chế biến, nấu nướng, bày biện. Người con nào đã có gia đình riêng thì sắp mâm cơm báo hiếu cha mẹ chồng rồi đến cha mẹ vợ.
Mâm cơm hiếu làm xong được xếp cẩn thận vào hai chiếc thúng mới, lấy lá chuối rừng đậy lên trên, đặt vào đôi quang mây và dùng đòn tre gánh. Vợ quảy gánh đi trước, chồng cầm chai rượu hay vài lon bia theo sau cùng đến nhà cha mẹ.
Đến nơi, chọn chính giữa nhà, trải chiếc chiếu hoa, các con chung tay bày mâm tươm tất trước mặt cha mẹ, rồi người chồng khoanh tay kính cẩn mời: "Năm cũ đang qua, năm mới đến gần, mâm cơm này là thể hiện tấm lòng biết ơn chân thành của chúng con kính dâng lên cha mẹ. Mong cha mẹ sức khỏe, hạnh phúc, sống lâu trăm tuổi cùng các con, các cháu”.
Cha mẹ ngồi vào mâm, các con cũng ngồi cùng để rót rượu, gắp thức ăn và hầu chuyện. Mâm cơm ấy cũng là dịp để các con nói với ông bà, cha mẹ những lời xin lượng thứ nếu trong năm qua lỡ có điều gì không phải...
Theo Dân Việt

Độc đáo tục “giỗ sống” cha mẹ của người Nguồn

Cứ mỗi độ Xuân về, người Nguồn ở huyện Minh Hóa, Quảng Bình đều có phong tục sắm sửa một mâm cơm báo hiếu cha mẹ. Sau đó, cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm ấy để cầu mong một năm yên bình, hòa thuận

Giữ nếp nhà từ những bữa cơm gia đìnhNhững cụ già lớn tuổi nhất xứ Nguồn cũng không thể nhớ rõ từ bao giờ, việc “dâng cơm báo hiếu” hay còn gọi là “giỗ sống”, “bưng cỗ Tết”,...  trở thành tục lệ ăn sâu vào tiềm thức của đồng bào miền tây Quảng Bình. Chẳng cần ai nhắc nhớ, ngay từ những ngày giữa tháng 12  âm lịch đến trước phút giao thừa, phận làm con cháu đều thành tâm, tỉ mỉ chuẩn bị mâm cơm báo hiếu để dâng lên các bậc sinh thành.
Tương truyền, tục này đã có từ xa xưa, xuất phát từ câu chuyện về lòng hiếu thảo của một chàng trai người Nguồn đối với mẹ mình. Một hôm có người đàn ông lên rừng bẫy được một con lợn rừng to. Anh ta đem về chọn những miếng thịt ngon nhất để dâng mẹ già cùng với cơm được nấu từ gạo nếp mới trên nương. Một năm sau đó, cũng vào dịp Tết, mẹ anh trở bệnh nặng, ăn uống không còn cảm thấy ngon, bà bèn buột miệng: “Giá mà được ăn một bữa ngon như năm trước thì có nhắm mắt cũng thỏa lòng”. Người con dâu nghe được, liền đem chuyện kể lại cho chồng.

Kính cẩn chăm sóc bữa ăn cho cha mẹ. Ảnh Tiền Phong.

Hai vợ chồng thương mẹ, nhưng nhà nghèo không có tiền để mua những món ngon nên bèn đem chút thóc giống cuối cùng của nhà ra thổi cơm. Người chồng cũng không quản ngại trời rét buốt, lặn lội ra suối bắt cá. Người vợ ở nhà thì làm thịt con gà cuối cùng của gia đình, sắp sửa một bữa cơm thịnh soạn cho mẹ. Lạ thay, mẹ anh dần dần khỏi bệnh và mạnh khỏe trở lại.
Năm sau đó, gia đình anh ăn nên làm ra, có của ăn của để. Một thời gian sau, dân làng biết chuyện đều nói là nhờ con cái hiếu thảo nên trời đất phù hộ. Từ đó, cứ vào dịp Tết đến là các gia đình trong vùng đều học theo anh trai làng hiếu thuận chọn thức ăn ngon nhất dâng lên cha mẹ để báo đáp bậc sinh thành.
Những người con giỏi giang phải biết chọn món cha mẹ thích ăn. Và khi mâm cơm được dâng lên, con cháu lần lượt sẽ nói với ông bà, cha mẹ những lời sám hối của mình nếu như trong năm qua khiến các bậc sinh thành phải phiền lòng. Sau đó, cả nhà cùng dùng bữa cơm báo hiếu để cầu chúc cho cha mẹ, ông bà sống lâu trăm tuổi, mong năm mới gia đình đầm ấm.

Mâm cơm không thể thiếu những món ăn truyền thống của người Nguồn.

Hiếu kính cha mẹ - giá trị đặc biệt của văn hóa và tình người
Ông  Đinh Văn Tân (71 tuổi), xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa: “Mâm cơm báo hiếu phải do con cái tự tay chế biến, tùy theo hoàn cảnh để làm. Ngày nay, cuộc sống hiện đại, tuy cái ăn cái mặc cũng không còn nặng nề nhưng tục lệ này vẫn là một nét đẹp trong ứng xử và là một phần thước đo đạo đức của cá nhân trong cộng đồng làng xã”.
Trao đổi với chúng tôi, bà Đinh Thị Mai Anh, Phó Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Minh Hóa cho biết: “Tục giỗ sống là một nét văn hóa đẹp của đồng bào Nguồn ở huyện Minh Hóa, truyền thống này có từ xa xưa nhưng đến nay vẫn giữ nguyên bản sắc. Dù cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại nhưng đối với mỗi người con nơi đây, dù đi làm ăn xa, cứ mỗi độ Tết đến xuân về cũng đều nhớ về quê hương, nhớ gia đình. Đây cũng là dịp để con cháu sum vầy và báo hiếu lên những bậc sinh thành”.
Mâm cỗ báo hiếu dù lớn hay nhỏ cũng không thể thiếu những món ăn truyền thống của người Nguồn như: cơm tẻ, xôi nếp, péng rò (bánh gói bằng nếp dẻo, hình vuông, mỗi cạnh 10cm, không nhân luộc kĩ), cá sông, thịt gà, rau tớn..
.Theo Báo Pháp luật

Độc đáo tục “giỗ sống” cha mẹ của người Nguồn

Cứ mỗi độ Xuân về, người Nguồn ở huyện Minh Hóa, Quảng Bình đều có phong tục sắm sửa một mâm cơm báo hiếu cha mẹ. Sau đó, cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm ấy để cầu mong một năm yên bình, hòa thuận.


Giữ nếp nhà từ những bữa cơm gia đìnhNhững cụ già lớn tuổi nhất xứ Nguồn cũng không thể nhớ rõ từ bao giờ, việc “dâng cơm báo hiếu” hay còn gọi là “giỗ sống”, “bưng cỗ Tết”,...  trở thành tục lệ ăn sâu vào tiềm thức của đồng bào miền tây Quảng Bình. Chẳng cần ai nhắc nhớ, ngay từ những ngày giữa tháng 12  âm lịch đến trước phút giao thừa, phận làm con cháu đều thành tâm, tỉ mỉ chuẩn bị mâm cơm báo hiếu để dâng lên các bậc sinh thành.
Tương truyền, tục này đã có từ xa xưa, xuất phát từ câu chuyện về lòng hiếu thảo của một chàng trai người Nguồn đối với mẹ mình. Một hôm có người đàn ông lên rừng bẫy được một con lợn rừng to. Anh ta đem về chọn những miếng thịt ngon nhất để dâng mẹ già cùng với cơm được nấu từ gạo nếp mới trên nương. Một năm sau đó, cũng vào dịp Tết, mẹ anh trở bệnh nặng, ăn uống không còn cảm thấy ngon, bà bèn buột miệng: “Giá mà được ăn một bữa ngon như năm trước thì có nhắm mắt cũng thỏa lòng”. Người con dâu nghe được, liền đem chuyện kể lại cho chồng.

Kính cẩn chăm sóc bữa ăn cho cha mẹ. Ảnh Tiền Phong.

Hai vợ chồng thương mẹ, nhưng nhà nghèo không có tiền để mua những món ngon nên bèn đem chút thóc giống cuối cùng của nhà ra thổi cơm. Người chồng cũng không quản ngại trời rét buốt, lặn lội ra suối bắt cá. Người vợ ở nhà thì làm thịt con gà cuối cùng của gia đình, sắp sửa một bữa cơm thịnh soạn cho mẹ. Lạ thay, mẹ anh dần dần khỏi bệnh và mạnh khỏe trở lại.
Năm sau đó, gia đình anh ăn nên làm ra, có của ăn của để. Một thời gian sau, dân làng biết chuyện đều nói là nhờ con cái hiếu thảo nên trời đất phù hộ. Từ đó, cứ vào dịp Tết đến là các gia đình trong vùng đều học theo anh trai làng hiếu thuận chọn thức ăn ngon nhất dâng lên cha mẹ để báo đáp bậc sinh thành.
Những người con giỏi giang phải biết chọn món cha mẹ thích ăn. Và khi mâm cơm được dâng lên, con cháu lần lượt sẽ nói với ông bà, cha mẹ những lời sám hối của mình nếu như trong năm qua khiến các bậc sinh thành phải phiền lòng. Sau đó, cả nhà cùng dùng bữa cơm báo hiếu để cầu chúc cho cha mẹ, ông bà sống lâu trăm tuổi, mong năm mới gia đình đầm ấm.

Mâm cơm không thể thiếu những món ăn truyền thống của người Nguồn.

Hiếu kính cha mẹ - giá trị đặc biệt của văn hóa và tình người

Ông  Đinh Văn Tân (71 tuổi), xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa: “Mâm cơm báo hiếu phải do con cái tự tay chế biến, tùy theo hoàn cảnh để làm. Ngày nay, cuộc sống hiện đại, tuy cái ăn cái mặc cũng không còn nặng nề nhưng tục lệ này vẫn là một nét đẹp trong ứng xử và là một phần thước đo đạo đức của cá nhân trong cộng đồng làng xã”.
Trao đổi với chúng tôi, bà Đinh Thị Mai Anh, Phó Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Minh Hóa cho biết: “Tục giỗ sống là một nét văn hóa đẹp của đồng bào Nguồn ở huyện Minh Hóa, truyền thống này có từ xa xưa nhưng đến nay vẫn giữ nguyên bản sắc. Dù cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại nhưng đối với mỗi người con nơi đây, dù đi làm ăn xa, cứ mỗi độ Tết đến xuân về cũng đều nhớ về quê hương, nhớ gia đình. Đây cũng là dịp để con cháu sum vầy và báo hiếu lên những bậc sinh thành”.
Mâm cỗ báo hiếu dù lớn hay nhỏ cũng không thể thiếu những món ăn truyền thống của người Nguồn như: cơm tẻ, xôi nếp, péng rò (bánh gói bằng nếp dẻo, hình vuông, mỗi cạnh 10cm, không nhân luộc kĩ), cá sông, thịt gà, rau tớn...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét