Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Cá ngừ đại dương - Hương vị độc đáo từ biển Đông

Cách đây 10 năm, nghề câu cá ngừ đại dương ở Việt Nam bắt đầu tại Tam Quan và bây giờ đã lan ra nhiều tỉnh.
Cá ngừ đại dương chế biến theo kiểu sashimi của Nhật thì ở Tam Quan rất nhiều. Cách chế biến món ăn này không khó. Mua cá về người nội trợ làm vệ sinh sạch sẽ, rồi cắt cá thành miếng 4x5x0,5 cm, sau đó xếp cá vào khay đem ướp lạnh ( để ngăn đông trong tủ lạnh trước khi ăn). Khi thấy miếng thịt cá ngừ đông cứng, có màu sắc từ đỏ tươi chuyển sang hồng hoặc trắng hồng thì ăn được.
Món này thường ăn kèm với các loại rau thơm như: cải xanh, ngò tàu, ngổ, é quế, é ta, húng dũi, húng đứng... Những người sành ăn thì ăn kèm với cải đắng và nhiều loại ra khác tùy quán, tùy khẩu vị của khách.
Cách ăn cá ngừ là chuyện không khó nhưng phải được hướng dẫn. Trước hết chuẩn bị chén nước chấm. Thường là dùng nước xì dầu trộn đều với một ít mù tạt (dân Tam Quan thường gọi là bồ tạt), sau đó gắp miếng cá ngừ sống đã ướp lạnh bày sẵn trên bàn cho vào chén nước chấm để thấm đều khoảng 30 giây hay một phút, rồi rắc mấy hột đậu phộng rang đã giã bể làm hai lên trên ăn cùng với các loại rau thơm, ớt, tỏi... Có người không ăn theo kiểu này, mà ăn theo cách: khi miếng cá ngừ đã thấm đều trong nước xì đầu có mù tạt, dùng lá cải cuộn tròn miếng cá ngừ để ăn cùng với rau thơm.
Dù ăn bằng cách nào, khi đã nhai miếng cá ngừ thì người ăn sẽ có cảm giác đầu óc của mình như thanh thản hẳn nhờ mùi thơm đặc trưng của các loại rau thơm và chất nồng cay của mù tạt cùng các loại gia vị xông lên mũi, chạy lên óc, đôi khi làm cho nước mắt nước mũi túa ra... hoành tráng! Thịt cá ngừ tuy dùng sống nhưng ăn theo kiểu này không còn mùi tanh, mà lại vừa dẻo, vừa giòn và có mùi thơm đặc trưng làm cho nhiều người vắng lâu ngày cảm thấy nhớ da diết. Món cá này khi ăn phải kèm theo ly rượu để hai chất nóng, lạnh trung hòa với nhau dễ tiêu hóa, kích thích ăn được nhiều. Ăn cá ngừ đại dương kiểu này, chúng tôi chưa hề thấy ai bị đau bụng...
BAO TỬ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG
Đây là món hiếm, ít được bày bán ở hàng quán, bởi ngư dân đánh bắt cá ngừ thường dùng món này trong lúc họ còn lênh đênh trên biển hoặc về "lưu hành nội bộ". Chỉ cần rửa sạch bao tử bằng nước muối rồi bỏ vào nước lã luộc chín, sau đó rửa lại nước lạnh cho giòn, xắt thành miếng vừa ăn ướp với  xả, hành tây, tiêu, ớt, muối, đường, bột ngọt... trộn đều là có món gỏi bao tử cá ngừ. Món này mà nhắm với rượu Bàu Đá Tây Sơn thì đúng nghĩa của sự hòa quyện trong ẩm thực.
Nếu không dùng món gỏi trộn, thì có thể dùng nó để nướng. Với cách làm như trên thay vì trộn. Thì người ta đem cuốn lá chuối ( hoặc giấy bạc) để nướng, tạo ra một hương vị khác biệt. Không thể lộn vào đâu được, mùi thơm đặc trưng của cá tỏa nhẹ...
CÁCH CHẾ BIẾN BAO TỬ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG
MÓN GỎI TRỘN
- Rửa sạch bằng nước muối.
- Đem luộc với nhiệt độ sôi & lấy ra ngâm lại bằng nước lạnh ( hoặc để nguội) dùng dao bén
sắc miếng vừa ăn.
- Trộn với các loại rau ( rau quế, rau thơm, diếp cá, khế chua sắc miếng dài nhỏ, đậu phụng giả mịn và một ít loại bẻ đôi.)
- Gia vị : đường, muối, một ít bột nem, nước giấm hoặc chanh.
- Trộn đều, thử xem hợp khẩu vị từng người ăn.
MÓN NƯỚNG
- Các khâu sơ chế biến làm như trên.
- Trộn đều bao tử cá sau khi sắc nhỏ với hành tím + củ xả + tỏi ( đường + muối ...) để ướp.
- Sau khi ướp 10 phút đem cuốn vào là Chuối hoặc giấy bạc và nướng trên lửa than là tốt nhất.
- Khi thấy có mùi thơm thì cũng là lúc chuẩn bị cho ra dĩa ( khi ăn sẻ ăn kèm với rau thơm, rau diếp cá, rau tía tô).
NƯỚC CHẤM
Khi dùng món này thường người ta chấm với nước mắm gừng.
Hoặc chấm với nước chấm pha theo công thức sau : Nước tương + tương ớt + đậu phụng giả mịn (nhuyễn). Theo tỷ lệ cho hợp lý và khuấy đều. Thế là có chén nước chấm khác biệt.
Với giá phân phối tại Thành Phố HCM là 80.000 vnđ/cái.
Riêng phần Thịt Cá Ngừ Đại Dương với giá 150.000 vnđ/kg
( Giá trên có thể thay đổi vào từng thời điểm cụ thể khi quý khách đặt hàng)

5 khúc biến tấu lạ của món tào phớ Hà Nội

Món ăn giản dị, lâu đời này giờ lại lắm khúc biến tấu. Người ta ăn tào phớ cùng với chính nguyên liệu tạo nên nó, hay thêm đậu xanh, thạch, thậm chí thêm cả nếp cẩm vào.
Tào phớ là cách gọi phổ biến của món ăn được chế biến từ đậu nành, xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt, cho thêm chất tạo đông (ngày xưa là thạch cao thực phẩm, nay là các loại bột thạch, đường nho...). Không biết xuất xứ chính xác của món này, nhưng nhiều người nói nó do người Hoa làm, món ăn này cũng rất phổ biến ở các nước Châu Á, ở Trung Quốc, người ta coi tào phớ như một món canh, có thể chan ăn với cơm.
Tại miền Trung, miền Nam, tào phớ còn được gọi là tàu hũ, đậu hủ nước đường... Ở miền Bắc, rất nhiều người quen thuộc với câu rao: Phơơơớ đây! với giọng nam trầm to khỏe.

Phớ chan nước đường truyền thống ở miền Bắc. Nguồn báo Hải Quan.
Thuở ban đầu, tào phớ được ăn rất đơn giản, phớ được múc ra bát sành, sứ, chán ít nước đường trắng, đường đỏ. Tới mùa hoa bưởi, hoa nhài, đường được ướp hương hoa tăng thêm phần hương vị thơm mát cho món ăn này.
Ở Huế, người ta gọi tào phớ là đậu hủ. Món này khi làm đông không đặc bằng ở Hà Nội, người Huế cũng không quen chan ngập nước đường như cách ăn ở ngoài Bắc mà cho nước vừa phải, họ còn rắc thêm đường trắng, thêm gừng vào nước đường hoặc đơn giản chỉ là ăn không.
Đậu hũ Huế.
Còn ở Sài Gòn, món tào phớ thường được gọi là tàu hủ. Và cách ăn cũng khiến không ít người Bắc ngạc nhiên vì tuy Sài Gòn không có mùa đông nhưng món tàu hủ lại được ăn rất nóng. Nóng từ tàu hủ, tới nước đường mật nấu lên cùng với gừng đập dập. Ngoài ra, điểm đặc trưng của hầu hết các món ngọt ở Sài thành là đều thêm nước cốt dừa vị beo béo, bùi bùi.
Tàu hủ Sài Gòn.
Đó là món tào phớ truyền thống, cách ăn riêng theo từng vùng miền. Nhưng ngày nay, ở Hà Nội, còn rất nhiều "khúc biến tấu" lạ của món táo phớ do người bán sáng tạo hoặc do người ăn yêu cầu, thấy hay hay, lạ lạ người bán giữ lại để tạo thành món mới.
1. Tào phớ sữa đậu nành
Món này không cách biệt với món tào phớ truyền thống là bao. Nhưng cái cách "lấy nó ăn nó" quả thật là một sáng tạo thú vị. Thay bằng nước đường chính là sữa đậu nành, cách ăn này giúp món ăn tăng thêm hương vị, thêm chất, đồng thời bớt cái vị ngọt the thé của đường.
Món này ra đời sau món tào phớ truyền thống và nhanh chóng phổ biến khắp các hàng quán Hà Nội. Bạn có thể thưởng thức món này tại quán vỉa hè số 9 Đoàn Thị Điểm, số 8 phố Quang Trung... Giá mỗi cốc, bát tào phớ từ 5.000-7.000 đồng.
2. Tào phớ ăn cùng với chè đậu xanh
Món này khá mới mẻ, do một hàng vỉa hè rất nhỏ nằm ở ngõ 105 phố Bạch Mai (Q. Hai Bà Trưng, HN) tự sáng chế ra. Món này thường dược ăn nóng, tạo phớ có thể nguội nhưng chè đậu xanh là loại chè nóng. Khi trộn 2 thứ đó vào nhau tạo nên một bát phớ-đậu xanh với màu rất hấp dẫn. Mùi thơm của đậu xanh hòa cùng với cái sự sần sật của phớ khá hợp nhau. Chè đậu xanh cũng thay luôn nước đường hay đậu nành.

Nguồn ảnh facebook: địa chỉ Hà Nội.
Với nhiều người, cách ăn này phần nào làm "lu mờ" món tào phớ vì cái sự ngọt và bùi của đậu xanh lấn át quá nhiều. Nhưng cũng có nhiều người khác nhận xét, nó làm cho món đậu xanh thêm mát, vị của món phớ cũng đậm đà hơn.
Quán nằm ở số nhà 46 trong ngõ, bán buổi sáng, giá mỗi bát phowsd-đậu xanh từ 5.000-10.000 đồng, tùy lượng đậu xanh bạn gọi.
3. Tào phớ hạt sen
Nếu bạn có dịp đi qua khu tập thể Vĩnh Hồ (ở phố Thái Thịnh, Q. Đống Đa, HN), ắt hẳn bạn sẽ ấn tượng bởi một quầy hàng rong nhưng rất khang trang, với biển hiệu rất "oách" : vua tào phớ. Chỉ 3 chữ đó thôi cũng khiến bạn tò mò: tại sao lại là vua tào phớ, món ăn này có gì đặc biệt mà chủ quán dám xưng vua...
Tào phớ hạt sen. Nguồn ảnh FB địa chỉ Hà Nội.
Ghé vào, bạn sẽ thấy quả thực ở đây đúng là có lắm món tào phớ lạ lẫm, có cái chủ quán nói du nhập từ Hồng Kông, Đài Loan về, có món do anh tự nghĩ ra.
Trong đó, món tào phớ hạt sen là một ví dụ. Hạt sen được nấu chín cùng với nước đường, sau đó mới múc tào phớ vào, thêm đá bào nhỏ. Món này khá gần gũi với món tào phớ nước đường truyền thống vì nước nấu hạt sen khá ngọt, thơm. Còn hạt sen ăn cùng thì có vị bùi bùi, thường thì tào phớ tan trước khi hạt sen được... nhai gọn trong bụng.

Cửa hàng "vua tào phớ".
Có 2 cách đi vào phố Vĩnh Hồ, bạn có thể đi từ đường Tây Sơn (phố đối diện với trường Đh Thủy Lợi, cạnh mấy hiệu thuốc to), hoặc đi từ đường Thái Thịnh hoặc Thái Hà vào (phố bị cắt bởi đường Thái Hà).
Hiện có 2 hàng vua tào phớ ở phố này, 1 ở đầu Thái Thịnh, 1 ở gần phố Tây Sơn. Giá mỗi bát tào phớ ở đây là 10.000 đồng. Theo đánh giá của nhiều người đã từng thưởng thức quá, tùy hôm và tùy mùa mà hạt sen ăn cùng tào phớ mềm, nhừ. Nếu chủ quán làm ẩu thì hạt sen ăn bị cứng. Hàng ở đầu phố Tây Sơn được đánh giá là ngon hơn.
Quán bán cả ngày, tuy nhiên, món tào phớ hạt sen bán từ trưa tới khoảng 6 giờ chiều là đóng cửa.
 4. Tào phớ... cafe
Trên phố Quang Trung có một quán chuyên bán tào phớ và sữa đậu nành với phong cách rất hiện đại. Quán nhỏ nhưng cách bài trí gọn gàng, thu hút những thực khách nào ưa sự mới mẻ, sạch sẽ.
Trong thực đơn của quán có rất nhiều món tào phớ với sự kết hợp lạ và có phần táo bạo. Chủ quán chia sẻ anh đã ăn hầu như tất cả các món tào phớ khắp đất nước. Mỗi món có một cái ngon riêng, hương vị độc đáo từng vùng miền hay do chính tay người làm sáng tạo ra.
Về đất Thủ đô mở quán, anh cũng tự mình mày mò học hỏi, sáng tạo ra kha khá các món tào phớ độc đáo. Lạ nhất trong số đó phải kể tới việc kết hợp giữa tạo phớ và cafe.

Nguồn ảnh Zing.
Cafe cũng có vô vàn khúc biến tấu với sữa chua, trứng, sữa..., nhưng sự kết hợp với tào phớ lại mang tới sự lạ lẫm cho thực khách. Một cốc cafe được pha ở độ vừa phải, thêm chút sữa tươi hoặc sữa đặc, sau đó, múc tào phớ thành từng lát mỏng vào ly. Nhìn bình thường, nhiều thực khách lầm tưởng đó là món cafe kem từ phương Tây nhưng không ngờ đó là món 100% Việt Nam.
Vị đắng ngọt của cafe kết hợp với tính mát, thanh của tào phớ quả thật là một thức uống khá hay ho mà bạn nên thử mới cảm nhận hết được.
Bạn có thể tới số 8 phố Quang Trung để thưởng thức.
5. Tào phớ thập cẩm
Món tào phớ này có thể coi là tổng hòa của các món tào phớ kể trên. Tuy nhiên, nó lại nghiêng về phía các loại chè thập cẩm có thêm tào phớ gia giảm.
Tào phớ mềm hơn thạch, ăn tan nhanh trong miệng, điểm nổi bật của nó là "mượn" nước cốt của các loại chè để trở nên ngon hơn. Vì thế cũng dễ hiểu, với món thập cẩm này, tào phớ thường "bị" hết trước.
Cũng là tào phớ thập cẩm nhưng mỗi quán lại có cách kết hợp nguyên liệu khác nhau, như quán ở số 8 phố Quang Trung, chủ quán đã khéo léo kết hợp nước pha cùng tào phớ của cả 3 miền Bắc-Trung-Nam, rồi thêm đậu đỏ, hạt sen...
Nguồn ảnh Zing.
Hầu hết các quán bán tào phớ hiện đại đều có món tào phớ thập cẩm này.
theo Afamily

Tháng 3 Âm Lịch - Tháng của những lễ hội truyền thống

Ngoài tháng giêng với nhiều Lễ hội xuất hành đầu năm lấy may thì các Lễ hội tháng 3 ÂL được tổ chức với quy mô không kém phần long trọng và đây cũng thời khắc chuyển mùa kết thúc 3 tháng đầu năm bằng Tiết thanh minh ấm cúng:
“Tháng Giêng là tháng ăn chơi
Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba rượu chè”
1.  Lễ hội Yên Thế (ngày 16 tháng 3 ÂL)
Địa điểm: Phồn Xương, Bắc Giang 
Lễ hội được tổ chức tại Phồn Xương, đại bản doanh của nghĩa quân Yên Thế do Đề Thám trực tiếp chỉ huy trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Từ các làng quê xung quanh, người người lũ lượt kéo nhau trẩy hội, quần áo chỉnh tề, tham gia hội hoá trang, diễu hành và tái hiện cuộc khởi nghĩa Yên Thế, múa kỳ lân. Sau lễ là hội, các trò vui chơi, giải trí được tổ chức.
  2.     Lễ hội đền Suối Mỡ (30 – 3 và 1- 4 ÂL)
Địa điểm: Xã Nghĩa Phương, Lục Nam, Bắc Giang                  
Lễ hội diễn ra ở cả Đền Thượng, đền Trung và đền Hạ. Đền Hạ là nơi tập trung đông nhất. Đây là lễ hội cầu mùa màng bội thu, bởi đền Suối Mỡ là nơi thờ Công chúa con vua Hùng thứ 16 (Hùng Định Vương), người có công giúp dân làm ruộng, xây dựng cuộc sống, là vị nữ thần nông nghiệp của cư dân nông nghiệp cổ xưa. Trong ngày hội đền diễn ra lễ tế theo tục lệ rất trang nghiêm. Sau lễ là phần hội, dân làng mở các trò vui chơi như đấu vật, bắn cung, hát chầu văn…
3.     Hội Đền Đô (Ngày 16 tháng 3 ÂL)
Địa điểm: Đền Đô, Bắc Ninh (nơi thờ 8 vị vua Lý).
Mở đầu hội có lễ trình Thánh, có thi đấu cờ người, đấu vật và các trò vui khác. Đặc biệt có rước kiệu long trọng vào ngày chính hội 16 tháng 3 rất đông người tham dự. Hàng năm lễ hội được tổ chức từ ngày 15 tháng 3 âm lịch và kéo dài trong 4 ngày. Hội mở đúng vào ngày vua Lý Thái Tổ lên ngôi Hoàng đế (còn gọi là lễ đăng quang)
4.     Hội đình Đình Bảng (Từ 12 – 16 tháng 3 ÂL)
             Địa điểm: Đình Bảng, Bắc Ninh
Hàng năm lễ hội Đình Bảng được tổ chức để tưởng nhớ 3 thiên thần là Cao Sơn Đại Vương (thần núi), Thuỷ Bá Đại Vương (Thần Nước), Bạch Lệ Đại Vương (thần Đất) và 6 vị nhân thần là 6 vị tổ của 6 dòng họ có công dựng lại làng sau cuộc tàn phá của quân Minh vào thế kỷ XV. Sau lễ là phần hội, tổ chức các trò chơi đấu vật, chọi gà…
5.     Hội Đình Phú Lễ (18- 19 tháng 3 ÂL)
       Địa điểm: Bến Tre
Đây là lễ hội được tổ chức ở đình làng để tưởng nhớ Thành hoàng làng, người có công khai hoang lập ấp. Hội đình Phú Lễ mỗi năm được tổ chức 2 lần: Lễ kỳ yên, ngày 18 đến 19 tháng 3 Âm lịch, cầu cho mưa thuận gió hoà, và lễ cầu bông vào ngày 9 và 10 tháng 11 ÂL, cầu cho mùa màng tươi tốt. Lễ hội có rước sắc thần, tế lễ Thành hoàng. Sau lễ có tổ chức hội. Trong đêm hội thường có hát bội, đàn ca tài tử.        
6.     Lễ cúng Cá Ông (15 tháng 3 ÂL)
Địa điểm: Các làng ven biển Bình định, Đà Nẵng
Thờ cá Ông ở các làng ven biển không chỉ là sự tôn kính thần linh mà còn là cầu mong sự hưng thịnh của làng cá. Lễ hội cá Ông thường được tổ chức vào trung tuần tháng 3 âm lịch. Ngày đầu các nhà đều bày hương án để tế lễ. Lễ cầu an được tổ chức vào đêm đầu tiên tại làng.Sáng hôm sau dân làng làm lễ rước trên biển, có dàn nhạc dân tộc trình diễn, hát bội. Trong hai ngày hội, tất cả tàu thuyền đều tập trung về bến để tham gia.
7.     Hội Thanh Minh (khoảng tháng 3 ÂL)
Địa điểm: Xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, Cao Bằng.          
Hội gắn liền với truyền thuyết dân tộc Nùng về đôi trai gái yêu nhau nhưng không lấy được nhau. Cả hai đều nhảy xuống giếng tự vẫn. Cảm thương mối tình thuỷ chung ấy, dân bản lập miếu thờ và cứ mỗi dịp tết Thanh Minh, dân bản mở hội với ý nghĩa cầu mùa cho bản, cầu phúc cho lứa đôi.
8.     Hội đua voi (khoảng tháng 3 ÂL)
Địa điểm: Buôn Đôn, Đắk Lắk
Lễ hội diễn ra vào mùa xuân, ở các vùng dân tộc M’nông, Lào… Hội thường tổ chức ở Buôn Đôn hoặc ở những cánh rừng thưa ven sông Sêrêpôk. Bãi đua voi là một dải đất tương đối bằng phẳng, thường là ngọn đồi bằng ít cây, đủ để 10 con voi giăng hàng ngang chạy cùng một lúc, chiều dài khoảng 1 đến 2km. Sau một hồi tù và rúc lên, từng tốp voi đứng vào vị trí xuất phát. Khi có lệnh xuất phát,  các chú voi thi nhau phóng về phía trước, cùng với tiếng chiêng trống hò reo cổ vũ âm vang cả núi rừng. Cuộc đua kết thúc, những chú voi được giải giơ cao vòi vẫy chào mọi người rồi ngoan ngoãn bước đi.
Ngày hội đua voi Tây Nguyên thể hiện tinh thần thượng võ của người M’nông, một dân tộc giàu đức tính dũng cảm.
9.     Lễ hội Gò Tháp (16 tháng 3 ÂL)
Địa điểm: Gò Tháp, Đồng Tháp Gò Tháp là một quần thể gồm 5 di tích tiêu biểu, trong đó có đền thờ cụ Đốc binh Kiều , bà Chúa Xứ là nổi danh hơn cả. Lễ Viếng Bà Chúa Xứ cử hành vào ngày 16. 3 hàng năm. Nội dung lễ hội hầu như năm nào cũng giống nhau, gồm lễ cầu an, thảnh sanh, tế Thần Nông, cúng Ông (Đốc binh Kiều) hoặc cúng Bà Chúa Xứ. Các buổi lễ được tiến hành long trọng theo nghi lễ cổ truyền. Sau lễ có hội vui múa lân, hát bội, đấu võ, lửa trận. Lễ hội Gò Tháp là lễ hội cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, bội thu.                                                                          
10.   Hội Chùa Đọi Sơn (Ngày  21 tháng 3 ÂL)
Địa điểm: Hà Nam                         
Chùa thờ Phật và thờ vua Lê Thái Tông, bà Nguyên Phi Ỷ Lan và vua Lê Đại Hành. Hàng năm lễ hội diễn ra vào ngày 21 tháng 3 âm lịch. Sau phần tế lễ là đến phần hội có đấu vật, hát chèo.
11.Lễ hội chùa Thầy (Ngày 5 -7 tháng 3 ÂL)
Địa điểm: Chùa Thầy, Hà Tây
Chùa thờ Phật Thích Ca, thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh với ba kiếp sống của Thiền sư. Trong những ngày lễ hội có nhiều trò chơi, đặc biệt có màn múa rối nước. Trẩy hội chùa Thầy, ngoài việc lễ Phật, khách hàng hương còn được leo núi, thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên của Hà Tây. Đặc biệt du khách sẽ được chiêm ngưỡng ba pho tượng chuyển tiếp ba kiếp của Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
 12.Hội chùa Tây Phương (Ngày 6 tháng 3 ÂL)                           
Địa điểm: Chùa Tây Phương, Hà Tây
Lễ hội diễn ra hàng năm. Khách thập phương đến dự lễ hội vừa cầu kinh niệm Phật, cầu phúc, cầu yên vừa được tham quan cảnh chùa, một công trình kiến trúc nổi tiếng thời Hậu Lê và đặc biệt chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc gỗ các tượng Phật, nhất là 18 tượng La Hán.
13.Hội cầu mưa (Tháng 3 hoặc 4 ÂL) – lễ hội của người Thái ở Hoà Bình                                                                      
Đại điểm: Hòa Bình
Hàng năm vào tháng 3 hoặc 4 âm lịch, thời tiết ít mưa, hanh khô, để chuẩn bị cho vụ gieo trồng, người Thái Hoà Bình tổ chức lễ hội cầu mưa. Đầu tiên một đoàn thanh niên nam nữ kéo vào nhà của một bà già nhất trong bản và bắt đầu làm lễ hát cầu mưa. Buổi tối đám thanh niên này rước đuốc đi quanh bản, hát bên bờ suối, té nước cho nhau, cho tới khi mọi người đều ướt cũng là lúc tan hội.
14.    Lễ hội Hùng Vương (Ngày 10 tháng 3 ÂL)
Địa điểm: Núi Nghĩa Lĩnh, Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Ngày giỗ của toàn dân tộc. Cùng lúc với lễ hội dâng hương tại đền Hùng ở Phú Thọ còn có lễ dâng bái tại đền Hùng ở TP Hồ Chí Minh, đền Hùng ở Nha Trang và nhiều địa phương khác.                                                                           
Việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3), bắt đầu bằng lễ dâng hương có đại diện của Nhà nước, tại đền Thượng là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất. Ðồ tế lễ ngoài mâm ngũ quả còn có bánh chưng, bánh dày để nhắc lại sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc nhở công đức các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa.
Phần rước, có nhiều cuộc rước thần, rước voi, rước kiệu... của các làng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích... Sau tế lễ còn có múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ) và nhiều trò chơi khác. 
Hội đền Hùng không chỉ thu hút khách thập phương đến dự lễ bởi những nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc mà còn ở tính thiêng liêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt Nam. Ðến hội, mỗi người đều biểu hiện một tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ về quê cha đất tổ. Ðây là một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người ViệtNam, cho dù họ ở bất cứ nơi đâu.                   
15.  Hội Chử Đồng Tử (Từ 10 -12 tháng 3 ÂL)
Địa điểm: đền Chử Đồng Tử, Hưng Yên                                 
Hàng năm lễ hội diễn ra trong 3 ngày. Lễ có đám rước rồng. Sau lễ có tổ chức hội với nhiều trò chơi: vật, võ, múa sư tử, hát chèo, bơi thuyền…
16.Lễ hội Tháp Bà (Từ 20 – 23 tháng 3 ÂL)
Địa điểm: Khu tháp Pô Nagar, Tp Nha Trang, Khánh Hoà         
Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của Khánh Hoà để tưởng niệm Nữ Thần Mẹ xứ sở (tiếng Chăm là Po Inưnơgar). Theo truyền thuyết, Mẹ Xứ sở là người có công tạo lập xứ sở, duy trì nòi giống, người tìm ra cây lúa, dạy dân cày cấy trồng trọt. Thường nghi lễ có hai phần: Vào ngày 20. 3 là lễ thay y, tháo bỏ xiêm y, mũ miện cũ, tắm tượng Nữ thần bằng nước lá thơm và thay xiêm y, mũ miện mới. Lễ cầu cúng diễn ra ngày 23.3. Đây là phần lễ được tổ chức hết sức trang nghiêm, ca ngợi công đức Mẹ Xứ sở và cầu cho dân an, sống ấm no.
Sau phần lễ có tổ chức hội múa dâng bông, hát bộ, diễn ra các tích tuồng.
17.Lễ cúng đất (cuối tháng 2 đầu tháng 3 ÂL)
Địa điểm: Bản người Bana ở Kom Tum                                 
Đây là lễ hội của người Bana ở Kom Tum và Gia Lai được tiến hành vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 âm lịch, lúc buôn làng chuẩn bị cho vụ sản xuất mới hoặc khi dọn đến vùng đất mới.
Đặc biệt trước khi dựng buôn làng mới, người Ba Na làm lễ cúng bái dài hai ngày. Họ khấn bái cho thần linh phù hộ cho dân làng làm ăn thuận lợi.
18.Hội đền Tả Phủ (Ngày 15 tháng 3 ÂL)
Địa điểm: Tả Phủ, Lạng Sơn          
Hội đền Tả Phủ có quy mô lớn, đặc sắc nhất trong các lễ hội dân gian ở Lạng Sơn, được tổ chức hàng năm tại đền Tả Phủ, nơi thờ Thân Công Tài, người có công mở mang phố thị Lạng Sơn, để tưởng nhớ công ơn ông. Sau phần lễ có tổ chức hội với nhiều trò chơi như múa rồng, sư tử, đặc biệt là tục cướp đầu pháo.
19.Lễ hội Phủ Giầy (Từ 1 -10 tháng 3 ÂL)
Địa điểm: Xã Kim Thái, Vụ Bản, NamĐịnh                             
Lễ hội được tổ chức hàng năm. Chính hội là 3.3 ÂL. Trong dân gian Bà Chúa Liễu Hạnh được suy tôn là Thánh Mẫu, nằm trong Tứ bất tử của Thánh Thần Việt  Nam.
Nét tiêu biểu nhất của lễ hội là nghi lễ rước Thánh Mẫu và hội kéo chữ. Trong hội có nhiều trò vui như hát chèo, hát trống quân, hát xẩm, hát văn, múa hầu bóng…và thi đấu vật, đấu võ, kéo co, chọi gà, đánh cờ người.
Hội Phủ giầy còn là ngày hội chợ. Vào ngày này, người nông dân quanh vùng đem các loại nông sản thực phẩm và các hàng hoá thủ công mĩ nghệ đến đây buôn bán, trao đổi.
20.Lễ hội Trường Yên (Từ 10 -13 tháng 3 ÂL)
Địa điểm: Ninh Bình                       
Lễ hội diễn ra hàng năm trên cố đô Hoa Lư của nước Đại Cồ Việt xưa. Lễ hội kéo dài trong 3 ngày, ngày 10.3 là chính hội. Phần lễ tế được tiến hành rất nghiêm trang ở đền vua Đinh, vua Lê. Phần hội có nhiều trò chơi như cờ lau tập trận, kéo chữ…        
21.Hội Đình Xốm (Từ 9 – 11 tháng 3 ÂL)
Địa điểm: Xã Hùng Lô, huyện Phong Châu, Phú Thọ                
Hội lễ Đình Xốm, tên chữ là đền Hùng Lô, được tổ chức đúng dịp giỗ tổ Hùng Vương. Ngoài các nghi lễ truyền thống, lễ hội có rước kiệu từ đình về Đền Hùng vào 10.3 rất long trọng.
Sang mồng 9 làng làm lễ tại đình. Sau lễ bắt đầu rước kiệu: đi đầu là đoàn hát chèo, đội múa lân, 300 nam áo quần trắng, thắt lưng màu hoa lý, nón chóp, chân quấn xà cạp, rước chấp kinh, bát bửu…đi trước và sau kiệu để làm nhiệm vụ bảo vệ. Dẹp đường cho kiệu là 12 ông coi cờ cưỡi ngựa, mỗi ông có 5 người phục dịch. Tối mồng 9, đoàn rước đến chân đền Hùng, làm lễ hạ kiệu, nghỉ ngơi, xem hát. Sáng mồng 10, rước kiệu lên đền Thượng làm lễ các vua Hùng. Chiều rước kiệu về làng.
22.Lễ hội cầu ngư
Địa điểm: Tỉnh Phú Yên                 
Thường được tổ chức ở những làng chài ven biển vào tháng 3 âm lịch hàng năm khi ngư dân bước vào vụ đánh bắt cá chính của năm. Phần lễ chủ yếu cúng tế các vị tiên hiền địa phương và thần ông Nam Hải Đại Vương (ông cá voi), cầu cho biển lặng sóng êm, cá đầy thuyền. Lễ cầu ngư với nhiều nghi thức: lễ dâng cúng vật phẩm, lễ đọc văn tế, tiết mục múa thiêng, hò Bả Trạo…Phần hội là tiệc chiêu đãi, có tổ chức các trò vui dân gian.                                                    
23.Lễ hội đền Đức Ông (Ngày 24 tháng 3 ÂL)
Địa điểm: Chùa Long Tiên, dưới chân núi Bài thơ, TP Hạ Long, Quảng Ninh                                                              
Đền Đức Ông là đền thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và một số tướng sĩ nhà Trần. Lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ công ơn các vị. Mở đầu lễ là rước bài vị Đức Ông từ đền đến chùa Long Tiên, sau khi làm xong lễ tế lại rước về đền. Trong ngày hội có tổ chức vui chơi: đấu cờ tướng, đấu vật, hát chầu văn, diễn chèo.
24.Hội Thượng Phước (Ngày 13 -15 tháng 3 ÂL)
Địa điểm: Thôn Thượng Phước, xã Thượng Triệu, Triệu Phong, Quảng Trị                                                                 
Hội được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quận Công Hoàng Dũng, người có công khai sơn phá thạch dựng lên làng Thượng Phước. Ngày 13 – 14 bắt đầu lễ hội cả làng Thượng Phước đi săn, lấy đầu muông thú để làm lễ vật dâng cúng. Sáng ngày 15 làng bắt đầu tổ chức tế lễ. Cuộc cúng tế lễ kéo dài đến hết ngày 15.                                    
25. Lễ hội Nghinh Ông (Ngày 21 tháng 3 ÂL)
      Địa điểm: Kinh Ba, LongPhú, tỉnh Sóc Trăng
      Là ngày lễ mang đậm tính truyền thống của những ngư dân miền biển Sóc Trăng. Để tỏ lòng kính trọng và cầu mong mưa thuận gió hoà,      sóng yên biển lặng, hàng năm lễ hội Nghinh Ông được tổ chức vào ngày 21.3 Âl tại vùng biển Kinh Ba,Long Phú.
      Vào ngày hội, tất cả thuyền bè đều được trang hoàng lộng lẫy cùng những thức cúng như heo quay, hoa quả, nhang đèn…tập trung ra cửa biển làm lễ rước Ông vào. Trước và trong ngày hội, tại lăng Ông còn tổ chức hát bộ, các trò chơi dân gian, thi đấu thể thao có nhiều người tham gia.
26.  Hội đền Hét (Ngày 6 -9 tháng 3 ÂL)
Địa điểm: Thôn Bích Du, xã Thái Thượng, Thái Thuỵ, Thái Bình
Đền Hét thờ Phạm Ngũ Lão, một danh tướng lừng lẫy thời Trần. Khi ông qua đời dân lập đền thờ ông. Hàng năm từ 6 đến 9 tháng 3 Âl dân làng mở hội.
 Ngày mồng 8 tổ chức môn vật cầu. Tuyên truyền đó là ngày tướng quân chiến thắng quân Nguyên – Mông ở cửa biển Đại Toàn. Môn vật cầu có quả cầu làm bằng gốc cây chuối hột, nặng khoảng 10kg. Sân chơi kẻ một vạch ngang. Chính giữa vạch đào một lỗ đặt quả cầu. Hai bên vạch đặt hai chiếc sọt. Sọt làm bằng cây luồng to, gốc chôn xuống đất, phần ngọn trên cao 1,8m, chẻ làm 18 nan, rồi đan theo hình hoa, bồi giấy ngũ sắc. Sọt bên trái màu đỏ, bên phải màu xanh, có ghi “tả”, “hữu”. Đấu thủ là các trai làng khoẻ, đại diện cho các giáp, chia làm hai phe tả hữu. Mỗi bên chín người: một tướng và tám quân. Quân cởi trần, đóng khố, mỗi bên đeo đai màu đỏ và màu xanh ứng với màu sọt tả, hữu. Tướng chít khăn cùng màu với quân.
Vào đấu, quân tả hữu xếp hàng hai, hai tướng đứng đầu vào làm lễ thánh. Người được Thánh nhập vào hét lên một tiếng vang trời (vì tiếng hét mở đầu cho lễ hội nên gọi là lễ hội đền Hét). Quả cầu chôn sâu 2m trong hố, lấp đất không để lại dấu vết. Rồi cho quân 2 phe đi tìm và dùng chân gẩy đất cho đến khi lộ quả cầu. Quân và tướng hai bên dùng tay cướp quả cầu, chuyền cho nhau ném vào sọt đối phương là thắng cuộc. Bên nào thắng thì được nhận phần thưởng. Nếu sau 2 giờ vẫn bất phân thắng bại thì hoà.
27.  Hội đền Tiên La (Ngày 16 -18 tháng 3 ÂL)
Địa điểm: Xã Đoan Hùng, Hưng Hà, Thái Bình                         
Đền thờ Bát Nàn Vũ Thị Thục, một nữ tướng tài ba của Hai Bà Trưng, hi sinh tại Tiên La ngày 18 tháng 3 năm Quý Mão (43). Hội đền Tiên La tổ chức vào ngày hoá của Bát Nàn Tướng Quân từ 16 đến 18 tháng  âm lịch hàng năm.
 Mở đầu hội là rước kiệu thánh từ đền Rẫy về đến Tiên La. Khi kiệu về đến đền, người ta tổ chức nhiều trò chơi: chọi gà, đấu vật, múa rồng, múa sư tử,  đặc biệt là thi bơi trải và diễn trận là hai hoạt động có nhiều hứng thú. Bơi trải là cuộc đua của tám trải do các trai làng thực hiện từ sông trước của đền đến Cầu Buộm. Trong khi đó trên bờ, các cô gái chưa chồng, đầu chít khăn mỏ quạ, tay cầm cung nỏ, gươm giáo, đóng làm quân của Bát Nàn. Cô gái đóng vai nữ tướng tay cầm cờ, mang gươm, áo dài buộc túm phía bụng, còn các trai làng đóng giả làm giặc. Hai bên dàn quân thành thế trận, đánh nhau.
28.Lễ hội đền Sòng (Ngày 15 tháng 3 ÂL)
Địa điểm: Bỉm Sơn, Thanh Hoá      
Lễ hội để tưởng nhớ bà chúa Liễu Hạnh, người được nhân dân tôn là Thánh Mẫu. Lễ hội đền Sòng thu hút nhiều khách thậpphương tham gia. Với tấm lòng thành kính, mọi người về đây cầu xin Mẫu ban cho nhiều may mắn.
29.Lễ hội Mai An Tiêm (12 -14 tháng 3 ÂL)
Địa điểm: Nga Sơn, Thanh Hoá      
Truyền thuyết về Mai An Tiêm với quả dưa hấu đỏ thời Hùng Vương đã đi vào sử sách, sống mãi với non sông đất nước và người dân Nga Sơn, Thanh Hoá. Họ rất tự hào về sự tích quả dưa hấu đỏ năm xưa, tự hào về chàng Mai An Tiêm và coi đó là biểu tượng đầu tiên của tinh thần vượt khó, cần cù lao động của người dân Nga Sơn. Đền thờ Mai An Tiêm nhỏ nhắn đơn sơ nằm ngay cửa hang. Tương truyền đây là nơi ở của gia đình Mai An Tiêm xưa kia.
Hàng năm nhân dân tổ chức lễ hội để tưởng nhớ Mai An Tiêm vào ngày 12 – 14 tháng 3 ÂL. Ngoài phần nghi lễ còn có phần hội  vui chơi thu hút nhièu người tham gia.                      
30.Lễ hội đền Bà Triệu (20 -23 tháng 3 ÂL)
Địa điểm: Triệu Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá                               
Lễ hội được tổ chức hàng năm, nhân dân các nơi về dự hội, nhắc lại câu nói đầy khí phách của bà: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người”                   
31.Hội Vàm Láng (Ngày 10 tháng 3 ÂL)
Địa điểm: Xã Kiểng phước, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang   Đây là lễ hội nghinh ông của hầu hết ngư dân ở các làng ven biển. Vào đêm hội, lễ nghi được tổ chức tại chùa thờ cá Ông, dân làng dâng lễ vật, các nhà sư tụng kinh, hoá vàng mã. Lễ Nghinh Ông được cử hành vào lúc 1h sáng, thuyền Nghinh Ông được trang hoàng lộng lẫy, trên đặt bàn thờ có mâm xôi cỗ mặn, từ rạch Vàm Láng tiến ra sông Xoài Rạp. Lễ rước có tấu nhạc, ca xướng. Khi quay về, các thuyền thắp đèn kết hoa rực rỡ, sau đó là lễ cúng vong Ông. Kết thúc là lễ an vị Ông, đưa Ông về thờ ở chùa. Trong ngày hội, dân làng tổ chức ăn uống, vui chơi, biểu diễn cải lương.           
32.   Hội chùa Đọi (21/3 âm lịch)
Địa điểm: Chùa Đọi, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh HàNam.
Hội diễn ra nhằm suy tôn Phật và Lý Nhân Tông.
Lễ Phật, rước kiệu từ chân núi lên chùa làm lễ dâng hương tưởng niệm Lý Nhân Tông; đội tế nam quan và tế nữ quan tạ ơn trời Phật. Nấu cơm thi, thi dệt vải, bơi thuyền, hát chèo, múa tứ linh, đấu vật, đánh cờ người.
Tổng hợp

Canh rau tập tàng - Món ăn dân dã miền quê

Vào những ngày nóng oi bức hay vừa ốm dậy, người ta thường thèm ăn một cái gì nhẹ bụng, vừa mát lại vừa lành. Tô canh tập tàng là một trong những lựa chọn hay nhất mà khi ai đã ra khỏi làng bãi quê nhà vẫn không thể nào quên.
Canh rau tập tàng - Món ăn dân dã miền quê

Ảnh: muivi
Gọi là canh rau tập tàng vì nó tập hợp đủ thứ rau hái trong vườn từ rau dền, mồng tơi, rau sam, rau diệu, bồ ngót, lá ớt non, lá khổ qua kể cả trái khổ qua còn non, trái bắp vừa nhú còn thơm mùi sữa, trái mướp vừa hái trên giàn.... Những thứ rau ấy sau khi vừa hái xong về nấu chung với ít cá bống dừa hay tép bạc đâm nhỏ cho ngọt nước là làm nên một tô canh thơm lừng.
Không cao sang như các món ăn khác nhưng chỉ về quê thực khách mới có thể nếm trải món canh ngon nhất và thực nhất mùi vị của nó, từ vị đắng nhẹ của lá khổ qua non đến vị ngọt đậm đà của lá bồ ngót, vị chua nhẹ nhàng của lá rau sam, vị thơm của mướp vừa hái, vị ngọt ngào thơm tho của bắp non...tất cả hòa quyện nên một hương vị đồng quê thơm ngát. Có lẽ cũng vì thế mà người đi xa quê bao giờ cũng nghĩ món ăn quê mình là ngon nhất, ngọt ngào nhất và khó có nơi nào sánh bằng.
Canh rau tập tàng - Món ăn dân dã miền quê

Ảnh: xinhxinh
Mà canh rau đồng thì thức mặn ăn kèm cũng đồng nội, ngon nhất vẫn là cá lòng tong hoặc cá bống kho tiêu, thêm ít trái ớt hiểm chín làm màu. Ơ kho khô quéo dọn ra cùng nồi cơm nóng, tô canh nghi ngút khói. Bữa trưa nắng nóng và chén cơm chan ít nước canh thì mát đến tận ruột gan.
Bạn nào chưa từng thưởng thức món này thì khi về quê nhớ dành chút thời gian thưởng thức chút hương đồng cỏ nội này nhé, tuy rằng không hấp dẫn ở hình thức bề ngoài nhưng mà có ăn thì mới biết.
Simplevietnam

Đậm đà bánh cuốn làng Kênh

Làng Kênh xưa thuộc vùng Thiên Trường - Nam Đinh, nay thuộc thành phố Nam Định. Làng Kênh lắm ao, nhiều hồ, dân cư đông đúc có nghề làm bánh cuốn… Không phải ngẫu nhiên trong dân gian lại có câu:
"Chổi Vĩnh Trường, bánh cuốn Kênh, tương Tức Mặc, rau muống Thượng Lỗi".
Những người làm bánh cuốn làng Kênh có bí quyết riêng của họ và chỉ truyền nghề cho con dâu trong gia đình.
Sản phẩm làm bằng gạo của làng Kênh nghe đâu còn là thứ quà quý để dâng vua và cụ tổ nghề còn được vua Trần sắc phong Thành hoàng làng. Chỉ có điều qua năm tháng chiến tranh, bây giờ tìm tại dấu tích xưa cũng không còn ai biết đã lưu lạc phương nào. Nhưng chắc chắn rằng bánh cuốn làng Kênh đã từng là món ăn nổi tiếng một thời và đến nay số người quay lại làm nghề cũng không phải là ít. 

So với bánh cuốn Thanh Trì, bánh cuốn làng Kênh ăn đứt về độ mỏng, mịn và trắng của hình, độ thơm, mềm, dai của bánh và độ đậm đà của nước chấm. Dụng cụ làm bánh cuốn nghe đơn giản nhưng rất cầu kỳ. Gáo múc bột phải bằng ống nứa tép, que cất và sểu nhân phải bằng tre, phía trong có lớp vải bảo ôn. Vung nồi, phải đạt được hai yêu cầu kỹ thuật là thấm nước và giữ nhiệt, bánh mới chín nhanh. Gạo làm bánh phải là gạo Mộc Tuyền loại ngon, gạo pha tạp bánh sẽ không trắng. Bột bánh phải được xay tay bằng cối đá - Nhiều nơi xay bột bằng máy, bánh không ngon vì bột đã dở chín, dở sống. Dầu tráng bánh ngày xưa là dầu lạc ép (tất nhiên phải là dầu ép đến đâu dùng đến đó). Bởi dùng mỡ bánh dễ bị khô và có mùi không ngon. Ngày nay dùng dầu ô liu phải cho bay hết hơi dầu, bánh mới thơm có độ bóng và mềm. Mộc nhĩ, hành sau khi phơi tái, phi thơm phải giữ sao cho khô, nếu không bánh sẽ hấp hơi. Người ta nói bánh cuốn là "cô nàng rất khó tính", kể cũng không ngoa. Không cẩn thận một chút là mặc dầu tráng đúng kỹ thuật, bánh vẫn nhão và từ chuyên môn trong làng bánh nói là "bánh bị ma vầy". Ngay lá chuối để xếp bánh cũng kén lá chuối tây (goòng), nếu dùng lá chuối tiêu bánh sẽ đắng. Tốt nhất là chọn được lá có độ mềm lại không mang tính chát như lá rong đao (rong diềng). Lau rửa lá, ủ bánh cũng không đơn giản. Vỉ cói sạch khô, đậy trên một lớp lá cũng phải khô, nếu không bánh cũng bị hỏng. Nước mắm chấm bánh cuốn ngày xưa phải là nước mắm Ô Long, vàng óng và thơm. Ngày nay có thể dùng nước mắm ngon loại mười bốn ngàn đồng một lít. Nguyên liệu pha nước chấm gồm có: nước mắm ngon, dấm thanh, đường trắng và gia vị cổ truyền. Nước chấm được pha theo tỷ lệ đặc biệt, khi ăn được vắt thêm một lát chanh. Mùa lúa còn có vài giọt cà cuống.
Từ cái thời cả làng mỗi sáng có hàng trăm đội bánh, có nhà tới hai, ba đội đi bán trong thành phố, đến nay mặc dầu đã bán nghề cho một số nơi, làng Kênh vẫn có trên năm mươi gia đình chuyên làm bánh. Những người làng Kênh không chở bánh đi rong để bán. Họ thường ngồi cố định ở một đường phố đông người qua lại, hoặc tại sạp một chợ nào đó có khách hàng quen ăn bánh cuốn Kênh. Một số gia đình đã có mặt hàng ngay tại các phố, buổi sáng hoặc buổi tối vừa tráng vừa bán luôn nên bánh nóng và ngon. Gia đình anh Chiểu bán bánh ở chợ Văn Miếu. Chị Chè nói rằng khách hàng của chị chủ yếu là các cháu học sinh con cái công nhân nên mặc dù lãi ít chị vẫn rất vui. 

Được những người cùng sản xuất ra một mặt hàng, lại được công nhận bánh cuốn gia truyền làng Kênh là món ăn ngon hơn hẳn phải đâu là chuyện dễ.

Ngày nay để thưởng thức bánh cuốn làng Kênh ở TP Nam Định bạn không chỉ tìm đến làng Kênh xưa mà còn có thể đến những địa chỉ khác như Ngõ Quang Trung, khu vực gần Nhà thờ lớn Nam Định và bất kỳ chợ nào trong thành phố. Ở những địa điểm này có rất nhiều quán bánh cuốn do những người làng Kênh mở ra. Đến nơi đây, bạn có thể vừa thưởng thức món bánh cuốn, vừa tận hưởng cái không khí êm đềm tao nhã của thành Nam cổ kính 750 năm tuổi.
Tổng hợp

Những món bánh ngon truyền thống miền Bắc

Bánh cuốn được làm rất công phu. Bột làm bánh phải làm từ thứ gạo ngon, được xay thật nhuyễn thì bánh mới không nồng, sắc bánh mới trắng.
Nồi tráng bánh phải rửa thật sạch, thường giống như chiếc nồi đồ xôi, bên dưới đựng nước, bên trên để tráng bánh. Tráng bánh phải mỏng như tờ giấy, mướt như mạ non, mỡ thoa phải đều tay cho mướt mặt bánh để khi nếm vào thì thanh nhẹ, mát rượi. Phết nhân bánh cũng đòi hỏi sự khéo léo sao cho bánh không thô, nhân đều từng cái.
Sau khi xếp lần lượt hết vào đĩa, một ít ruốc tôm sẽ được rắc lên trên các miếng bánh cuốn và trên cùng điểm vài cọng rau thơm như rau bạc hà, rau mùi...
Nước chấm được pha đủ vị chua, cay, ngọt… (có pha thêm chút nước sôi nên bao giờ cũng nóng). Chả ăn kèm với bánh cuốn cũng có vị rất đặc biệt, không giống với bất kỳ loại chả phổ thông nào bày bán ngoài thị trường, bởi nó vừa beo béo, vừa giòn, ngọn lịm, lại thơm phưng phức. Khi ăn bánh cuốn sẽ kèm theo 1 đĩa nhỏ rau thơm bày ra bàn ăn.
Bánh cuốn Thanh Trì
Bánh cuốn Thanh Trì được làm từ gạo gié cánh, tám thơm, tráng mỏng như tờ giấy. Món ăn ấy đã trở thành đặc sản được yêu thích nhất của vùng ngoại thành này.
Gọi là bánh cuốn mà chẳng cuốn thứ gì hết, ấy là bánh cuốn Thanh Trì. Đó chỉ thuần là những lá bánh được tráng mỏng như tờ giấy, mướt như mạ non, xếp gọn gàng ngay ngắn từng lớp từng lớp trong lòng một chiếc thúng, trên phủ tờ lá sen hay lá chuối, lá dong. Bánh cuốn Thanh Trì không bao giờ nằm tòng teng trên hai đầu quang gánh. Người bán luôn đội thúng bánh trên đầu, ve vẩy đôi tay mà đi khắp ba mươi sáu phố phường Hà Nội.
Bánh tẻ Phú Nhi
Bánh tẻ có nơi còn gọi là bánh răng bừa, là thứ bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi địa phương có cách làm bánh tẻ riêng, ít nhiều khác nhau. Có thể kể ra một số loại bánh tẻ nổi tiếng như bánh tẻ làng Chờ (Yên Phong, Bắc Ninh), bánh tẻ Phú Nhi (Sơn Tây, Hà Tây), bánh tẻ ở Văn Giang, Hưng Yên (hay còn gọi là bánh răng bừa), bánh lá ở Khoái Châu, Hưng Yên. Ở Mỹ Đức, Hà Tây cũng có bánh tẻ nhưng ít nổi tiếng hơn.
Bánh được làm từ bột gạo tẻ, gói bằng lá dong hay lá chuối và được luộc cho chín. Bánh tẻ chấm với nước mắm rắc hạt tiêu xay hoặc chấm với tương. Ở một số nơi thực khách còn dùng thêm món chả gà và một ít dầu cà cuống cho vào nước mắm để tăng thêm hương vị của món bánh.
Bánh Gio
Có nơi còn gọi là bánh Gio, thứ bánh làm bằng gạo nếp gói lá dong, có màu vàng trong suốt như hổ phách, ăn thấy mát và dẻo. Muốn làm loại bánh này phải lựa loại gạo nếp ngon, nhặt hết các hạt tẻ lẫn trong gạo rồi để ráo. Điều thiết yếu nhất trong bánh này là gạo phải ngâm với nước gio mới thành bánh gio được.
Gạo nếp ngâm với nước gio qua một đêm vớt ra để ráo rồi gói lại bằng lá dong non đã luộc chín. Có thể gói thành bánh dài, ghép hai mép lá với nhau rồi gấp hai đầu lại buộc lạt cho vào nồi luộc chín.
Bánh gio thơm, thoang thoảng mùi vôi, vị ngọt thanh và mát. Ngoài bánh gio ở Phủ Từ còn có bánh gio Yên Thái cũng là những nơi có tiếng làm bánh gio ngon nhất đất kinh thành xưa.
Ngày nay bạn có thể qua chợ Hôm Đức Viên, cổng ra phía phố Huế có bày bán rất nhiều thứ bánh dân dã này. Và ở đây bạn sẽ được thưởng thức vị ngọt mát của mật mía.
Bánh đúc
Chỉ cần một lần được thưởng thức là đã biết bánh đúc có phong vị đặc trưng rất riêng rồi. Cái vị ngon của bất cứ loại bánh đúc lạc hay bánh đúc dừa, bánh đúc chay, bánh đúc om chua, bánh đúc sốt cũng đều phải khởi đầu là thứ bột xay thật nhuyễn, nước vôi gia vừa tay, bánh khuấy thật kỹ để nguội ăn không bị nồng và bẻ ra từng tấm bánh thì giòn dai mà không cứng.
Bánh đúc khuấy khéo ăn trơn tuột, khi nhai thấy thơm ngát, thi thoảng sậm sựt một vài sợi dừa bùi hoặc miếng lạc. Muốn cho đậm đà thì chấm bánh đúc với muối vừng hay nước tương cũng rất thi vị.
Bánh gai
Bánh gai là một loại bánh ngọt truyền thống của miền Bắc, bắt nguồn từ vùng Đồng bằng Bắc bộ ở Việt Nam. Vỏ bánh làm bằng gạo nếp xay mịn cán mỏng rồi cắt thành từng mảng vuông đều nhau và đặt nhân vào giữa mảng bột, vo lại bao kín lấy nhân. Sau đó lăn lên lớp vừng rang đã xát vỏ rắc sẵn trên măt mâm. Lăn vừng xong là gói bánh. Bánh có dạng hình vuông, màu đen, gói trong lá gai xám.
Khi ăn bánh gai có vị ngot hao hao của mùi bánh dẻo mềm kết hợp với vị ngọt mát của nhân đỗ xanh đồ chín giã nhuyễn nấu với đường ính. Ngoài ra còn có vị bùi béo của cùi dừa nạo nhỏ nhai giòn và mét bí vụn cùng với mứt sen bở tan trong vị ngọt thơm cùng với vị béo ngây của miếng mỡ thái vuông nhỏ hạt lựu có pha thoang thoảng mùi thơm dầu chuối khiến cho người thưởng thức đã ăn một lại muốn ăn thêm hai.
Bánh khúc
Bánh khúc hay còn gọi là xôi khúc là loại bánh có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, đươc làm từ lá rau khúc, gạo nếp, nhân đậu xanh, thịt lợn mỡ. Bánh thường ngon nhất là làm vào mùa có rau khúc - dịp tháng 2, tháng 3 Âm lịch.
Ở Hà Nội, bánh thường được rao bán vào các buổi tối, người bán (thường là nam) đội thúng bánh trên đầu đi dọc các phố và rao "Khúc đê..." với một âm điệu rất đặc biệt.
Nguyên liệu chủ đạo làm nên hương vị đặc trưng của món bánh này là lá khúc. Lá khúc tươi non được hái từ buổi sớm rồi giã nhuyễn trộn với bột gạo để làm vỏ bánh. Vào mùa không có rau khúc, có người dùng lá su hào để thay lá khúc, nhưng bánh làm từ lá su hào không thể có được hương thơm đặc trưng của bánh làm từ lá khúc.
Nhân bánh được làm từ đậu xanh bỏ vỏ, ngâm nước cho bở, đồ chín tới, giã thật mịn, viên lại bằng quả trứng gà cùng với thịt ba chỉ thái hạt lựu, rắc thêm chút hạt tiêu cho dậy mùi.
Bánh trôi, bánh chay
Bánh trôi - bánh chay, xuất phát từ bánh Trung Quốc [1] là hai loại bánh cổ truyền tại miền Bắc Việt Nam. Hai loại bánh này thường đi liền với nhau, phổ biến nhất trong dịp Tết Hàn thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, còn gọi là "ngày bánh trôi bánh chay".
Nhưng riêng ở Hà Nội thì “tục” đó đã kéo dài trong suốt một năm bởi bánh trôi bánh chay đã liệt vào hạng quà ở Hà Nội. Người Hà Nội ăn thứ bánh này vào bất kỳ lúc nào trong ngày cũng được. Nhìn viên bánh trôi trắng muốt xếp hàng liền nhau trên chiếc đĩa con con phảng phất mùi nước hoa bưởi làm dậy lên sự ham muốn được thưởng thức thứ bánh ngon, ngọt, mềm dẻo này.
Bánh cốm
Bánh cốm là một trong những đặc sản Hà Nội. Trước năm 1945 đã có nhiều nhà làm bánh cốm nhưng giới sành ăn thường kém bánh cốm Nguyên Ninh.
Bánh cốm Nguyên Ninh được kén từ nguyên liệu cốm đặc biệt của làng Vòng. Nên khi đã mua được cốm rồi thì đem giã cốm cho nhuyễn, hồ nước lá riềng, lá mây cho có màu xanh lá mạ rồi đem xào với đường trắng. Nhân bánh làm từ đậu xanh đồ chín giã nhuyễn điểm thêm những sợi dừa tươi trắng muốt nên khi ăn bánh có vị ngọt đậm lại có vị bùi ngây của dừa và thoang thoảng mùi thơm quyến rũ của vị cốm non.
Bánh dày Quán Gánh
Bánh dày Quán Gánh đã từ lâu nổi tiếng ngon thơm, mềm dẻo, có màu sắc hương vị rất riêng. Tấm bánh hinh tròn và dẹt chỉ to bằng một khoanh cam. Vỏ bánh dày làm từ gạo nếp cái giã mịn, mượt mà, giữa ở mờ mờ nổi lên màu vàng nhạt của nhân đậu xanh. Mỗi chiếc bánh đều có một vòng lá chuối tươi xanh mướt nhẵn bóng lót dưới. Mỗi lần bóc lá bánh ta đều phải nhẹ nhang, tước lần lượt từng mảnh nhỏ để cho bánh khỏi dính.
tổng hợp

Về thăm đình làng Phú Lâm - Phan Thiết

Từ đầu đường ĐT-719 đi về hướng xã Tiến Thành khoảng bốn trăm mét, sẽ nhìn thấy đình làng Phú Lâm khiêm tốn tọa lạc trên sườn đồi cát phía bên phải đường thuộc thôn Tiến Thạnh.
Đình làng Phú Lâm trước năm 1975 thuộc về xã Phú Lâm, quận Hàm Thuận. Từ sau năm 1975, qua thời gian nâng cấp mở rộng các địa bàn, xã Phú Lâm trở thành xã Hàm Mỹ thuộc huyện Hàm Thuận Nam, và khi qua nhiều lần thay đổi đơn vị hành chính của thành phố Phan Thiết, thì phần đất có đình làng Phú Lâm lại thuộc về xã Tiến Lợi như ngày nay. Theo tài liệu cổ cho thấy: Đình làng Phú Lâm được tạo dựng từ đầu thế kỷ XIX để thờ Thành hoàng Bổn cảnh và các bậc Tiền hiền, Hậu hiền có công quy tập dân chúng khai hoang mở đất lập làng. Tương truyền, ông Chánh Thành là người có công quy tụ dân cư rất yêu nước thương dân và có tinh thần chống giặc ngoại xâm nên ông đã bị thực dân Pháp bắt và xử tội bêu đầu tại đình làng Phú Lâm, còn phần thân được bà con chôn bên Phú Hội, sau đó người dân đã đón phần đầu của ông về quy tụ với phần thân. Sau nhiều lần phân chia địa giới hành chính, hiện nay phần mộ của Tiền hiền làng Phú Lâm vẫn còn trên địa phận thôn Phong Phú A (Hàm Mỹ - HTN).
Do ảnh hưởng chiến tranh và tác động môi trường, các hạng mục kiến trúc của đình làng Phú Lâm không còn bảo lưu nguyên vẹn như khi mới tạo dựng, hiện chỉ còn giữ nguyên kiểu dáng, kết cấu và vật liệu kiến trúc dân gian như từ lúc khởi dựng của hai hạng mục chính là chính điện và gian thờ Tiền hiền. Đồng thời, đình làng vẫn lưu giữ được nhiều hiện vật, tư liệu Hán Nôm quý, đặc biệt là năm sắc phong của các vua triều Nguyễn từ đời Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân đến Khải Định ban tặng. Ngoài ra, còn có sáu hoành phi và sáu câu đối ở gian thờ Tiền hiền, hai hoành phi và hai câu đối ở gian chính điện, sáu khám thờ và sáu hương án được tạo tác bằng gỗ quý. Một số hiện vật và đồ tế tự khác hiện vẫn còn lưu giữ như trống, mõ, chân đèn, lư hương…
Hằng năm, đình làng Phú Lâm diễn ra hai kỳ lễ hội chính là lễ hội tế Xuân (15 - 17 tháng 2 âm lịch) và lễ hội tế Thu (16 - 17 tháng 8 âm lịch). Lễ hội thu hút đông đảo bà con không chỉ trong làng mà còn ở các vùng lân cận. Những người đến dự đều thể hiện tấm lòng thành kính biết ơn các bậc tiền bối đã có công khai hoang mở đất lập làng. Sau lễ, là những trò diễn dân gian vui vẻ.
Trải qua gần hai thế kỷ với biết bao thăng trầm của đất nước qua chiến tranh cũng như phong hóa theo thời gian, một vài hạng mục kiến trúc của đình đã bị phá hủy bởi chiến tranh như nhà võ ca, cổng chính, cột cờ, bình phong. Nguyên trạng kiến trúc ngôi đình không còn, song đình làng Phú Lâm vẫn lưu giữ dáng vẻ vốn có của một công trình kiến trúc dân gian thế kỷ XIX uy nghi và trang nghiêm. Với cách bố trí gian thờ, họa tiết trang trí nội ngoại thất, nội dung thờ phụng cùng các nghi lễ diễn ra hằng năm ở đây đã thể hiện rõ chức năng tín ngưỡng tâm linh. Và nhân dịp lễ tế Xuân mới đây, đình làng Phú Lâm vừa tổ chức trọng thể lễ đón nhận bảng xếp hạng  Di tích lịch sử - văn hóa đình làng Phú Lâm do UBND tỉnh Bình Thuận công nhận theo Quyết định số 2599 ngày 5/12/2011./.
Nguồn: dulichvn.org

Ẩm thực Bến Tre: ngọt ngào món ăn xứ dừa

Bến Tre có một vị trí địa lý đặc biệt là rất nhiều sông rạch với nhiều nguồn lợi thủy hải sản tự nhiên phong phú, với nhiều sản vật tự nhiên vốn chỉ có trong rừng dừa. Và người Bến Tre đã biết khai thác các nguồn sản vật đặc trưng đó để sáng tạo các món ăn, kiểu ăn độc đáo của riêng mình.
Dưới những mương rạch của vườn dừa còn có nhiều loài tôm cá đặc biệt như cá bống dừa, cua, tôm càng xanh, tép và nhiều loại thủy sản khác. Trong hệ sinh thái rừng dừa còn có loài ong ruồi chuyên lấy mật từ hoa dừa, các loài rắn, chuột dừa, rắn mối… cũng góp phần làm cho nguồn thực phẩm của người Bến Tre thêm phong phú. Dưới đất trồng dừa còn có nấm mối, các loài rau tự nhiên mọc xen lẫn. Những hệ động thực vật đa dạng trong rừng dừa cũng là thành phần của một số món ăn, đồ uống đặc sắc của người Bến Tre bao đời nay.
Hình ảnh
Nấm mối xào
Đặc biệt, trong rất nhiều món ăn của người xứ dừa luôn có mặt các dạng nguyên liệu từ cây dừa. Ngày thường cũng như ngày giỗ chạp, lễ, tết, những món “đặc sản” dùng để đãi bạn bè, người thân hay thực khách bốn phương đều không thể thiếu nguyên liệu dừa. Có thể nói qua bao đời vừa tích lũy kinh nghiệm, vừa biến tấu, sáng tạo đến độ nhuần nhuyễn, tài tình.
Trước tiên xin nói đến việc uống dừa. Có lẽ nhờ khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp nên những giống dừa trồng ở Bến Tre như dừa dâu, dừa chùm (trái nhỏ chỉ độ hơn nắm tay đàn ông nhưng rất sai, 30 - 40 trái 1 buồng, nước rất ngọt), dừa dứa (thơm mùi dứa), dừa xiêm xanh, dừa Tam quan … mỗi loại dừa đều có kiểu ngon riêng, người Bến Tre có câu “uống nước dừa xiêm khỏi tiêm thuốc bổ” để ca ngợi quả dừa.
Hình ảnh
Dừa dâu
Nước cốt dừa rất đa dụng trong việc chế biến món ăn. Vị béo đậm đà của nước cốt dừa là một hương vị đặc trưng, một trong những nguyên liệu cơ bản. Đây là thành phần không thể thiếu trong rất nhiều món ăn của người Bến Tre. Dừa rám, dừa khô người ta nạo nhuyễn vắt lấy nước cốt, có thể nạo dừa bằng bàn nạo tay hoặc bằng máy, sau đó nhào với nước ấm rồi vắt, ép lấy nước cốt trắng tinh như sữa nên còn được gọi là sữa dừa (tùy theo nhu cầu sử dụng mà lấy nước cốt đặc hay lỏng). Các loại kẹo, bánh, chè, kem cũng như rất nhiều món mặn dùng trong ngày thường hay giỗ chạp, lễ, tết đều không thể thiếu nước cốt dừa.
Hình ảnh
Tép rang dừa
Ẩm Thực Chuồn Chuồn Ớt

Khám phá thành phố Việt Trì xưa qua ảnh

Việt Trì – Phú Thọ vốn là kinh đô đầu tiên của tổ quốc ta thời kỳ dựng nước, thời kháng chiến chống đế quốc và xâm lược, Việt Trì lại là một trong những trung tâm kinh tế của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, với những vị thế nhứ thế nhưng thật khó khăn khi đim tìm những bức ảnh vể nó thời kì trước, rất may bạn tamdoico thuộc diễn đàn donghuongphutho.com đã sưu tầm và chia sẻ lại những bức ảnh quý giá về Việt Trì này với mọi người, chúng ta cùng xem Việt Trì xưa như thế nào nhé
Việt Trì cách Hà Nội 70 cây số về hướng Tây Bắc Nằm ở “Ngã Ba Hạc” trên sông Hồng, nơi hợp lưu của ba dòng sông: Thao (sông Hồng), Đà, Lô.
44 500x312 Khám Phá Thành Phố Việt Trì Xưa Qua Ảnh
Con sông Thao đỏ nước phù sa hợp lưu với dòng sông Lô xanh biếc và dòng sông Đà “nước xanh như ngọc”. Vì thế Việt Trì còn được biết đến với cái tên Thành phố Ngã ba sông.
28 500x324 Khám Phá Thành Phố Việt Trì Xưa Qua Ảnh
Người Pháp gọi Sông Hồng là Fleuve Rouger, Sông Lô là Rivière Claire (Clear River) do nước sông trong xanh, còn Sông Đà là Rivière Noire (Black River), có lẽ do nước sông xậm màu.
9.Noi hop luu cua song lo song hong 500x307 Khám Phá Thành Phố Việt Trì Xưa Qua Ảnh
Ngã ba sông nào cũng huyền sử, huyền thoại, ít nhiều thiêng liêng, cũng là vùng rừng – đất – nước – trời mây mà bà con bản xứ cũng như các lữ khách đều mê mải kiếm tìm.
34 500x317 Khám Phá Thành Phố Việt Trì Xưa Qua Ảnh
Có các vị quan viên lẫy lừng chữ nghĩa viết các bài phú về ngã ba sông. Nguyễn Bá Lân từng viết “Phú ngã ba Hạc”
62 500x318 Khám Phá Thành Phố Việt Trì Xưa Qua Ảnh
Ngã ba sông huyền thoại như Ngã Bạch Hạc với truyền thuyết khai sinh ra dân tộc Việt này và đất Tổ vua Hùng….
22513358 Khám Phá Thành Phố Việt Trì Xưa Qua Ảnh
Ch%E1%BB%A3%20Vi%E1%BB%87t%20Tr%C3%AC Khám Phá Thành Phố Việt Trì Xưa Qua Ảnh
Chợ Việt Trì
22577863 Khám Phá Thành Phố Việt Trì Xưa Qua Ảnh
22513360 Khám Phá Thành Phố Việt Trì Xưa Qua Ảnh
Cầu Việt Trì cũ, đã bị phá bởi bom đạn trong thời chiến tranh. Giờ dấu tích của cầu chỉ là mố cầu nằm cách cầu mới mấy trăm met. Riêng bản thân tôi vẫn thích cây cầu cũ hơn, những đường cong tuyệt mỹ.

 
Sưu tầm

Bất ngờ "vương quốc khỉ lông vàng" trên núi ở Hải Dương

Bà vợ ông Nguyện thấy chồng nói về đàn khỉ, cũng xen vào vẻ tiếc nuối. Bà bảo, chẳng phải đâu xa xôi lắm, mới chục năm trước, bà cùng con cái vào chân núi bọn khỉ “đểu” vẫn tìm cách trêu chọc.
Nhắc đến khỉ, vượn, tôi thường nghĩ đến những đại ngàn xa tít mù tắp, cả ngày cuốc bộ ở vùng cực Bắc, cực Tây của Tổ quốc. Nhưng thật không ngờ, một hôm nói chuyện với ông Tăng Bá Hoành (nguyên Giám đốc Bảo tàng Hải Dương), ông bảo: “Ở Kinh Môn có mấy quả núi nhiều khỉ lông vàng lắm. Tớ đã từng lấy cả danh dự nhà khảo cổ của mình ra để bảo vệ mấy quả núi, quần thể khỉ, nhưng thất bại cậu ạ. Giờ chắc bọn khỉ lông vàng ở đó chết sạch rồi. Cậu thử tìm về xem còn con nào không”.

Nghe chuyện những quả núi ở Hải Dương có khỉ, dù thông tin tịt mịt lắm, song tôi vẫn cố công tìm hiểu.

Bất ngờ vương quốc khỉ lông vàng trên núi ở Hải Dương
Quả núi hiếm hoi chưa bị bắn mìn ở Tử Lạc.
Đường vào làng Tử Lạc (thị trấn Minh Tân, Kinh Môn, Hải Dương) bẩn thỉu, bụi mù. Vào làng mà cứ như kiểu rẽ mây trên Sapa đầu xuân. Các nhà máy xi măng, các công trường khai thác, xe tải chở đá ật ưỡng đi lại thật là khủng khiếp.

Hỏi chị bán nước ở đầu làng, chị bảo: “Khỉ à, đúng là ở đây từng có nhiều khỉ lắm. Khỉ lông vàng, khỉ má đỏ, đít đỏ. Chồng em còn tóm được khỉ con về nuôi mà. Nhưng giờ núi bị bắn phá nhiều lắm. Không biết có còn khỉ không? Anh thử hỏi mấy ông già xem”.

Bất ngờ vương quốc khỉ lông vàng trên núi ở Hải Dương
Ông Nguyện chỉ những quả núi đang bị phá nham nhở. Trên những quả núi đó, từng có rất nhiều khỉ lông vàng.

Tôi tìm vào nhà ông Nguyễn Văn Nguyện, nguyên Bí thư xã Minh Tân, hiện là Chủ tịch Mặt trận thôn Tử Lạc. Ông Nguyện dẫn tôi ra đầu làng, chỉ mấy rông núi bị bắn mìn nham nhở bảo: “Hai mươi năm trước, khu vực này đẹp lắm. Tôi đã từng vào vùng đất ngập nước Vân Long ở Ninh Bình, thấy không đẹp bằng ở đây đâu. Khỉ lông vàng nhiều lắm, phải gọi là “vương quốc khỉ lông vàng”, không biết có bao nhiêu đàn, mỗi đàn từ 10 đến 30 con, hót ríu rít cả ngày…”.

Theo ông Nguyện, 20 năm trước, làng Tử Lạc có phong cảnh vô cùng đẹp. Núi non lô nhô giữa cánh đồng, với các thung, các áng. Ông chỉ tay về những dải đất trống, bảo đó là Mỏ Phượng, Núi Voi, Núi Gấu, Hang Làng, Năm Cửa, Áng Chuối, Áng Thuyền, Áng Thơ, Áng Rong, Áng Sấu, Áng Bát, Chợ Giời… Rồi ông dọc những bài thơ nói về những áng, những núi. Đẹp đến thế là cùng!

Bất ngờ vương quốc khỉ lông vàng trên núi ở Hải Dương
Chùa trong động Hàm Long may mắn còn giữ lại được.
Nhưng giờ núi bị phá, áng bị lấp sạch, tan nát hết rồi. Ông Nguyện nhớ mãi cảnh ông Tăng Bá Hoành về họp bàn, “tuyên chiến” với cả lãnh đạo cấp bộ, cấp tỉnh, để bảo tồn cảnh quan vùng núi ngập nước tuyệt đẹp này, nhưng không được. Nhà máy xi măng Hoàng Thạch đã khởi công xây dựng, thì người ta phải phá núi lấy đá làm nguyên liệu chứ. Đàn khỉ thì cũng chỉ coi là đàn kiến mà thôi!

Nhưng người dân Tử Lạc đều ghi ơn ông Hoành, vì sự kiên quyết của ông mà giữ được núi Hàm Long, nơi có ngôi chùa trong hang nổi tiếng, cùng với Hang Dơi có sức chứa vô vàn bon đạm, hàng vạn người thời chiến tranh.

Bất ngờ vương quốc khỉ lông vàng trên núi ở Hải Dương
Quả núi bị bóc sạch trước khi khai thác đá.
Nhớ về đàn khỉ, ông Nguyện chợt buồn. Ông Bảo, Kinh Môn là vùng đất bán đảo, bị vây quanh bởi các con sông, thì Tử Lạc lại là bán đảo của bán đảo, có con sông Đá Bạc và sông Hàn ôm ấp. Bên kia sông là tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng. Tử Lạc là vùng đất “khỉ hót 3 tỉnh cùng nghe”.

Bây giờ, thi thoảng người dân Tử Lạc vẫn nghe thấy tiếng khỉ hót, nhưng hiếm hoi lắm. Còn nhìn thấy nó thì chẳng mấy ai có cơ duyên nữa. Chúng sợ tiếng mìn, sợ bọn săn bắn, nên trốn sâu vào hang, trốn lên tận đỉnh núi, rúc vào chỗ khuất nẻo.

Ông Nguyện như chợt trở về tuổi thơ cùng chúng bạn trong làng, vào áng, vào núi chăn trâu, cắt cỏ. Khắp các rông núi là những khu vườn vải tu hú, với những cây vải to 2-3 người ôm. Quả vải tu hú nhỏ và chua loét, khó ăn. Nhưng vải tu hú lại là món ưa thích của bọn khỉ.

Bất ngờ vương quốc khỉ lông vàng trên núi ở Hải Dương
Tôi đã cho ông Nguyện xem hình ảnh chú khỉ lông vàng (ảnh trên) tôi chụp được từ một thợ săn ở xã Túng Sán, dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh (Hà Giang) và ông Nguyện khẳng định rằng, nó giống với khỉ lông vàng ở Tử Lạc.
Ông Nguyện và đám trẻ làng thả trâu rồi trèo lên cây vải chọc ghẹo bọn khỉ. Những đàn khỉ hàng trăm con cũng chẳng sợ người, sà xuống ghẹo người, ghẹo trâu, khiến trâu lồng lên giận dữ. Khỉ với người sống vui vẻ, hòa bình lắm.

Bà vợ ông Nguyện thấy chồng nói về đàn khỉ, cũng xen vào vẻ tiếc nuối. Bà bảo, chẳng phải đâu xa xôi lắm, mới chục năm trước, bà cùng con cái vào chân núi bọn khỉ “đểu” vẫn tìm cách trêu chọc đàn bà con gái.

Phụ nữ ở Tử Lạc ít khi một mình dám vào núi lắm. Nếu có việc phải vào, thì phải rủ nhau vài người cùng đi. Nếu phát hiện có một mình, chúng xông đến giật nón, giật mũ, lôi rách cả áo. Xua đuổi chúng, chúng cáu lên, hò hét cả bọn lấy đá sỏi ném như mưa rào. “Bọn khỉ chả khác gì người!” – vợ ông Nguyện cứ thở dài, như thể tiếc nuối một xóm của đồng loại ở những rông núi đang bị bắn phá nham nhở kia.

Bất ngờ vương quốc khỉ lông vàng trên núi ở Hải Dương
Một chú khỉ nhỏ lạc về làng, người dân bắt được nhốt lồng nuôi chơi.
Nhớ nhất là cảnh chị em đi gặt lúa, vừa vui mà vừa tức cái lũ khỉ chúa nghịch ngợm, thọc mạch. Lúa mọc vàng ươm, tốt bời bời, chúng không phá. Nhưng hễ chị em phụ nữ vào khe núi gặt, là chúng kéo đến trêu ghẹo.

Chị em gặt lúa, xếp thẳng thớm, chúng hò nhau kéo xuống ruộng giũ cho rối tinh rối mù lên. Cầm liềm đuổi, chúng lại chạy tót lên núi. Lúc gánh lúa về, mấy tên khỉ đểu cáng xông ra, nhảy lên một bên quang gánh, rồi đột ngột nhảy tót ra, khiến chị em chao đảo, gánh lúa bật tung. Trời thì nóng, tức lắm, nhưng chẳng làm gì được chúng. Đuổi chúng, chúng chạy tót lên núi rồi cả lũ hò hét như thể trêu ngươi.

Bà vợ ông Nguyện nghĩ lại cảnh đàn khỉ trêu đàn bà con gái, mà không thấy có chút gì bực dọc. Chục năm nay, được nghe tiếng khỉ hót vang lại từ những rông núi kia cũng hiếm, chứ nói gì được chúng… trêu ghẹo.

Ông Nguyện bảo rằng, muốn tìm hiểu trên núi còn khỉ hay không, thì gặp anh Đào Văn Mạnh, là trưởng thôn Tử Lạc. Anh Mạnh sống ngay dưới chân mấy quả núi, nên anh là người nắm rõ nhất về đàn khỉ lông vàng.

Bất ngờ vương quốc khỉ lông vàng trên núi ở Hải Dương
Anh Đào Văn Mạnh chỉ nơi đàn khỉ vẫn thường về.

Loanh quanh qua mấy hố nước như thể miệng núi lửa, do khai thác cao lanh, qua chân mấy quả núi đã bị bóc đi, thì thấy một mái nhà lúp xúp giữa những lùm cây thấp phủ một màu trắng xóa của bụi. Căn nhà nhỏ, nhưng đóng kín mít, chằng bạt khắp nơi để ngăn bụi.

Nhắc đến đàn khỉ lông vàng, anh Mạnh hào hứng hẳn lên. Sau nửa tiếng đồng hồ ca ngợi vẻ đẹp của “Hạ Long trên cạn”, anh Mạnh thở dài thườn thượt. Cũng như cư dân Tử Lạc, anh đều tiếc nuối cho một kỳ quan của làng, đã bị đánh đổi vì phát triển kinh tế.

Anh Mạnh bảo, những quả núi ở làng Tử Lạc từng là “vương quốc của Tề Thiên Đại Thánh”. Nhưng giờ thì tan tác cả rồi. Suốt một thời gian dài, các doanh nghiệp đua nhau bắn phá núi. Đàn khỉ bị dồn co cụm lại, rồi thợ săn mò vào tiêu diệt. Chẳng có ai ngoài anh là có trách nhiệm với đàn khỉ, nhưng anh chẳng làm được gì. Giờ đàn khỉ mất môi trường sống, lại sợ bị “người ăn thịt”, nên trốn sâu vào trong núi Mìn. Thời gian nữa, quả núi này bị bắn (bắn mìn, khai thác), thì đàn khỉ cũng sẽ tiêu đời…

Nói rồi, anh Mạnh dắt chiếc Win 100 cũ nát, rồ ga chở tôi đi tìm đàn khỉ đang sợ hãi co rúm trong một xó núi nào đó…
theo VTC News