Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Dạo chơi đền Bà Chúa Kho và chợ Ninh Hiệp

Mấy người bạn rủ nhau đi Bà chúa kho đúng vào ngày mưa phùn, đi đường mà bùn đất bắn bẩn kinh khủng mời mọi người đi thăm quan đền.
  
  
 
 
  Chụp ảnh dạo
   
Người lễ thuê trấn ngữ ngay trước điện
  
    Người khấn vái thuê còn đông hơn cả khách.
   
   
   
   
   
 
 
   
  
    Mời kéo và khấn thuê như kiểu cưỡng bức phải khấn công khai.
   
 
Khách ở xa đến chụp ảnh lưu niệm.
  
 
   
  
   
Cô chủ quán nói: "Lần sau mọi người cứ vào quán em nhé! Quen biết vẫn hơn". Vâng năm kia cũng ở đoạn quán này Tôi mua lễ rồi chủ quán gọi người bê hộ lễ lên và khấn hộ. Nó bê lễ chạy lên trước, bọn tôi đi theo sau, cứ ngóng mãi chẳng thấy nó ra hóa ra nó bê lễ vòng đường sau trốn mất, thật chẳng ra sao. 
   
 
Chợ mới xây xong đã lâu, to đẹp vậy mà chẳng mấy người vào ngồi, họ vẫn ở khu cũ này.
Tôi hỏi cô bé bán quần soocs này: "Ai mà mặc quần này thì hở hết ngấn mông em nhỉ! Cô ấy bảo: "Làm gì có chuyện đó hả! Vâng cứ thử mặc mà xem!"
 
  
   
   
  Cô bán trứng ngỗng
   mua 2 quả 50 nghìn về rán lên ăn cũng ngon lắm.
  
 
Lễ xong lại rủ nhau vào chợ Ninh Hiệp xem. Cánh phụ nữ đi mua sắm nhìn thấy quán bán chim rán trông rất ngon liền xà vào ăn, vừa ăn được mấy miếng thịt chim cút thì bà ăn bún ngồi cùng bàn là người sở tại nói: mọi người  ăn chim này chứ, ở đây dân chúng tôi chẳng ai ăn! Tôi mới hỏi bà: Sao lại không ăn hả bà? Bà ấy bảo: Chim này chẳng biết nó nhập ở đâu về, mỗi lần nhập về mỗi nhà để đầy mấy tủ đá, mà nhìn ghê lắm mùi của nó cũng sợ lắm. Bà ấy nói đến đây thì tôi  bỏ hẳn miếng thịt chim xuống và bắt đầu lợm giọng, thảo nào ăn thịt chim mà nhạt thếch ngang ngang, chỉ thấy mùi của tẩm ướp. Tôi ngó qua mấy hàng bán chim rán thấy khách ở xa kiểu gì cũng kéo nhau vào ăn.
Ở khu chợ Ninh Hiệp này thấy rõ nhất là vải và quần áo may sẵn nhiều vô kể , đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Sau đó là hàng bán chim cút rán, chim được bán từ 20 nghìn đến 30 nghìn một con rán rồi. Ai  cũng thắc mắc lắm, không biết xuất xứ loại chim này từ đâu, nhưng tất cả các hàng đều bán một loại y sì nhau và được nhuộm mầu vàng đỏ bắt mắt. Nếu các bạn đi đến chợ này nhớ suy nghĩ trước khi quyết định ăn loại chim này nhé.
  
   Chim cút bán rất nhiều!
 
 

                     Chợ vải Ninh Hiệp
                                                                
Chợ vải Ninh Hiệp, chợ Ninh Hiệp hay chợ làng Nành là một chợ vải sầm uất cách Hà Nội 12km đường chim bay, 25km đường bộ. Chợ Ninh Hiệp là một trong những chợ cổ nhất Việt Nam[ hình thành từ rất sớm, trải qua rất nhiều thăng trầm cùng lịch sử đất nước. Chợ vải Ninh Hiệp ngày nay được biết đến như là một trong những đầu mối trung chuyển vải Trung Quốc lớn nhất miền Bắc  Ngoài vải Trung Quốc, chợ Ninh Hiệp còn phân phối rất nhiều sản phẩm may mặc khác nhau như có đủ từ như quần áo thời trang, vải Hàn Quốc, Nhật Bản, giầy dép, mũ nón, phụ kiện may mặc,... Và đặc biệt là chợ còn bán buôn các sản phẩm may mặc, quần áo thời trang do chính các xưởng thủ công tại đây sản xuất với giá vô cùng cạnh tranh. Do hướng tới thị trường tiêu thụ bình dân nên cho đến thời điểm hiện nay (4/2010), các mẫu quần áo do người Ninh Hiệp sản xuất có giá bán buôn từ 20 ngàn đồng một chiếc mẫu mã và chất liệu đều không phải là đẹp nhưng cũng rất ổn.

 Lịch sử hình thành và các thời kì của chợ Ninh Hiệp

Chợ vải Ninh Hiệp không biết chính xác được hình thành từ bao giờ, nhưng có lẽ nó chính là kết quả của sự phát triển ngành trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ dệt lụa những năm đầu thế kỉ thứ 11, 12 tại đây (gắn liền với sự tích Lý nhũ Thái Lão Ngoài chợ Nành như hiện nay còn 2 dấu tích chợ cũ:
1/ Bãi mả chợ:
Theo Thần phả miếu Thượng Thôn (Ninh Hiệp), triều đại nhà Lý, ông Đào Chân từ dưới nam đem vợ con đi làm ăn, đến hương Phù Ninh (tên cũ của Ninh Hiệp), thì dừng lại mở quán nước gần Song Lâm Tự nơi đây có đường thông đi các ngả như Đình Bảng, Phù Chẩn, Phù Đổng và đi sâu vào các làng khác trong vùng. Người qua lại ngày càng đông, hàng hóa ngày càng nhiều, cần có nhu cầu trao đổi, nên khu vực bán hàng của ông dần dần trở thành cái chợ, trước vắng sau đông.[
2/ Soi chợ Nành:
Có lẽ việc giao lưu ngày càng mở rộng, hàng hóa càng ngày càng nhiều, chợ ngày càng đông, chợ cũ không thích hợp với nhu cầu mới nên đã chuyển ra bãi rộng ven sông Thiên Đức, cạnh bến Dỹ. Trên bến dưới thuyền, là đầu mối giao thông giữa kinh đô Thăng Long với các tỉnh phía Bắc thật là thuận tiện
Năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758), có lẽ lúc này đất nước biến loạn, giặc cướp triền miên, chợ ở ngoài làng không an toàn nên phải chuyển vào giữa làng nên mới có vị trí như hiện nay. Thời gian đầu chợ nhỏ, cũng chỉ có rau, gạo,... sau đó do hàng hóa phát triển, người đông, thì có những quy định về an ninh, ngày phiên chợ. Ca dao xưa có câu "chợ Nành một tháng sáu phiên". Chợ Nành trước năm 1945 có 4 dãy, 30 gian, dãy trong 5 gian đủ kèo cột, bán đủ các loại mặt hàng từ thịt, gạo, vải lụa, tạp hóa,... Năm 2002 chợ mở rộng quy mô một lần nữa tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được thành ra vải vẫn trải suốt từ đầu làng, dọc đường tới chợ khoảng 1000m như hiện nay.

Đường tới chợ Ninh Hiệp

Hướng dẫn đường tới chợ Ninh Hiệp tại website ninhhiep.com:
Nếu đi bằng xe bus: phải bắt 2 chuyến xe bus, một chuyến tới bến xe Long Biên hoặc bến xe Gia Lâm. Quan trọng nhất là chuyến thứ 2 để tới Ninh Hiệp thì chỉ có xe số 10 (bảo anh lơ xe là đến Dốc Lã thì nhắc hộ), hoặc xe số 54 (xe này đắt hơn vì nó tới tận Bắc Ninh).

Đi chơi chợ vải Ninh Hiệp
TTO - Những ngày đầu thu này, nếu đang tìm một địa chỉ đến, bạn hãy ghé thăm chợ Nành Ninh Hiệp và đắm mình vào “không gian vải” ngập trong sắc nắng.
Cổng chợ Nành Ninh Hiệp

Ra đời từ đầu thế kỷ 20, chợ Nành từ chỗ là nơi trao đổi, buôn bán các sản phẩm nghề truyền thống trong làng (đồ dệt vải, đồ da, thuốc nam…) dần dần đã phát triển trở thành đầu mối giao thương với các địa phương trên khắp cả nước.
Ca dao xưa có câu chợ Nành một tháng sáu phiên, từ chỗ một tháng sáu phiên họp, ngày nay chợ hoạt động nhộn nhịp suốt bảy ngày trong tuần với các loại hàng hóa vải vóc vô cùng đa dạng và phong phú. Được mở rộng vào năm 2002, nhưng quy mô hiện tại vẫn chưa đáp ứng được so với tầm vóc thật sự, thế nên các sạp vải vẫn trải dài hơn 1km dọc con đường suốt từ đầu làng vào tới chợ như hiện nay.
Làng Nành, tên chữ là Phù Ninh, xưa vốn thuộc huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; ngày nay thuộc xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội. Chợ Nành hay còn được quen gọi là chợ vải Ninh Hiệp là trung tâm vải vóc lớn nhất miền Bắc, nơi nối liền “con đường tơ lụa” của thế giới với Việt Nam.
Con đường dẫn vào chợ Ninh Hiệp rực rỡ bởi mọi sắc màu của vải. Các cửa hàng kinh doanh đủ mọi quy mô từ lớn, vừa cho tới những quán nhỏ chuyên bán vải vụn. Đâu đâu cũng chỉ thấy vải và vải.
Vải được cuộn lại thành từng cuộn, được xếp thành từng khối, xếp san sát trong cửa hàng, chất cao chót vót và khi hết chỗ thì được trải cả ra lối đi. Những súc vải tròn trịa được xếp thành cuộn dựng đứng tựa như những người mẫu đang xếp hàng trong kho.
Ở Hà Nội hiện nay, ngoài làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông) thì chợ vải Ninh Hiệp có thể được coi là “đặc khu” hàng vải, có nguồn gốc chủ yếu là vải nhập về từ Trung Quốc.
Ở “đặc khu” này, những phụ nữ, những bà chủ đảm đang mới là những người thổi hồn cho cuộc sống của chợ vải. Các chị, các cô nay ở Chiết Giang, mai sang Hàng Châu, hôm sau lại có mặt ở Nhật Bản hay Hàn Quốc tìm mối đánh hàng về. Nhờ vậy, mọi mẫu vải mới nhất có mặt trên “con đường tơ lụa” thế giới đều ngay lập tức có mặt ở đây.
Các sạp vải san sát dọc đường vào chợ.

Vải trong chợ đủ màu sắc

Vào đến chợ, bạn có thể thỏa sức lựa chọn. Các loại vải đủ mọi chất liệu, màu sắc đan xen, đa dạng. Từ vải thô, vải trơn, vải thường, vải bò, vải kaki đến vải xanh, vải đen, vải sọc, vải kẻ ô… Tất cả cùng hòa trộn tạo thành một bản hòa tấu rực rỡ của màu sắc, họa tiết và chất liệu.
Du khách có thể lang thang mê mải trong chợ, đắm chìm vào “không gian vải” mà quên mất cả việc mình định làm. Mê mải với những cuộn vải tròn trên sạp, với những tấm vải trải ngổn ngang, chưa kịp gấp gói nằm phơi mình lấp lóa trong nắng.
Chợ vải không chỉ có vải vóc mà có cả quần áo và nhiều phụ kiện khác. Đến lúc không còn nhớ ra mình đang ở đâu thì bạn đã đặt chân tới những gian hàng bán quần áo, khăn mũ đủ chủng loại. Những chiếc khăn quàng cổ hoa văn rạng rỡ, đua mình trong gió thu nhẹ, như những nghệ sĩ biểu diễn cống hiến hết mình trong ngày hội carnival đường phố.
Ở đây bạn cứ thỏa sức ngắm nhìn, không phải ngại ngần gì cả. Nếu có ‎ý định mua vài thước lụa hay một món hàng nào đó thì cũng cứ yên tâm về giá cả. Vốn dĩ một phần là chợ bán buôn nên lệ thường của chợ Ninh Hiệp là hạn chế nói thách và mặc cả. Khách mua lẻ, dù số lượng không nhiều như khách mua buôn nhưng số đông khách lại chính là phần bù đáng kể cho số lượng hàng.
Hiểu được điều này nên mọi bạn hàng đều được những người kinh doanh tôn trọng. Hơn thế, giá cả ở đây thật sự rẻ, ấy là nhờ được “mua tận gốc, bán tận ngọn”.
Trong chợ vải.

Dãy hàng bán khăn

Nếu đã thấm mệt sau một hồi lang thang trong chợ, bạn hãy hướng ra phía ngoài, chọn một hàng chè để nghỉ chân và vừa nhâm nhi ly chè vừa ngắm dòng người mỗi lúc một đông ra vào chợ.
Lúc bụng đã thấy kiến bò thì ngay bên cạnh là những hàng chim cút rán vàng ươm, một món ăn rất độc đáo. Những chú chim cút được tẩm ướp gia vị, rán vàng rộm cùng với lá mác mật. Chén sung muối căng mọng với trái ớt chín đỏ, chỉ cần nhìn qua là chân đã muốn dừng bước. Chỉ từ 5.000-8.000 đồng một chú.
Với người dân Ninh Hiệp, chợ vải đã góp phần đáng kể làm thay đổi cuộc sống mỗi gia đình. Những ngôi biệt thự dần mọc lên trong ngôi làng cổ. Thấp thoáng đây đó vẫn còn khoảng sân và vòm cổng cũ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20, đậm dấu thời gian. Bên ngoài cổng nhà ai đó vẫn còn chiếc xe kéo gắn máy cũ, từng gắn bó với thời khởi nghiệp thuở ban đầu.
Và nếu còn thời gian, bạn đừng quên ghé thăm chùa Nành (còn gọi chùa Pháp Vân) nổi tiếng trong hệ thống chùa tứ pháp.
Chùa Nành (chùa Pháp Vân)

Hãy ghé thăm chợ Nành và đắm mình vào không gian đầy màu sắc...
HOÀNG HÀ MAI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét