Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Thỏa sức chế biến với lẩu que 20.000 đồng


Tôm, mực, chả... được xiên thành từng que với mức giá 20.000 đồng cho bạn thỏa sức lựa chọn khi ăn lẩu.

Nằm trên con phố thời trang Nguyễn Trãi (quận 1, TP HCM) lúc nào cũng đông người qua lại, quán lẩu que 20 ngàn tuy mới mở nhưng rất nhiều thực khách ghé đến ăn. Tên gọi lẩu que 20 ngàn bắt nguồn từ việc các nguyên liệu ở đây được làm sẵn, xiên vào thành từng que riêng, mỗi que như vậy có giá 20.000 đồng. Đi một vòng trước quầy thức ăn, với rất nhiều nguyên liệu tươi ngon như tôm, cua, cá, mực, nấm, hải sản... bạn sẽ tự do chọn lựa theo ý thích thưởng thức của mình.
Nguyên liệu tươi ngon, được xiên thành từng que cho bạn chọn lựa với mức giá 20.000 đồng.
Nguyên liệu tươi ngon, được xiên thành từng que cho bạn chọn lựa với mức giá 20.000 đồng.
Mỗi nguyên liệu ở đây điều có mức giá sẵn để bạn chon lựa, nồi nước lẩu 20.000 đồng, mỗi que nguyên liệu 20.000 đồng, đĩa rau 10.000 đồng, đĩa mì hoặc bún tươi 10.000 đồng... Như vậy, khi ăn xong bạn không cần gọi nhân viên phục vụ tính tiền mà tự bạn có thể tính được chính xác cho bữa ăn của mình.
Mỗi dĩa rau như vậy có giá 10.000 đồng. Có rất nhiều loại rau cho bạn chọn lựa như rau muống, rau nhút, bắp chuối, các loại nấm...
Có rất nhiều loại rau cho bạn chọn lựa như rau muống, rau nhút, bắp chuối, các loại nấm...
Có hai loại nước lẩu cho bạn lựa chọn đó là nước lẩu Thái và nước lẩu trái cây. Khác với nước lẩu Thái quen thuộc, nước lẩu trái cây vẫn còn là điều mới lạ đối với nhiều người. Theo giải thích của anh chủ quán thì nước lẩu trái cây chính là nước ép từ các loại trái cây tươi, được nêm gia vị lẩu.
Có hai loại nước lẩu là nước lẩu Thái và nước lẩu trái cây.
Có hai loại nước lẩu là nước lẩu Thái và nước lẩu trái cây.
Nếu bạn dùng nước lẩu Thái, sẽ không thể thiếu vị chua cay đặc trưng của món ăn, hương thơm của một ít lá chanh, gừng. Các nguyên liệu tươi ngon hòa trong cái vị chua chua của nước lẩu mang lại cho bạn cảm giác ngon miệng. Riêng với nước lẩu trái cây, bạn sẽ cảm nhận được cái vị ngọt của nước trái cây cùng hương thơm thoang thoảng.
Ngoài ra, bạn có thể đổi vị với các xiên que nướng thơm ngon.
Ngoài ra, bạn có thể đổi vị với các xiên que nướng thơm ngon.
Thực phẩm tươi ngon, nồi nước lẩu đậm đà, bốc khói, được tự do lựa chọn nguyên liệu theo ý thích của mình và người thân là một lựa chọn không thể tuyệt vời hơn trong những ngày trời lất phất mưa. Ngoài món lẩu thì ở đây cũng có các món nướng cũng với mức giá 20.000 đồng đáng để bạn khám phá và thưởng thức.
Địa chỉ dành cho bạn: 54B Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1. Quán bán từ 10h cho đến khuya.
Huấn Phan

Lạ miệng với bánh phở chiên


Những sợi bánh phở được bao bọc bên ngoài một lớp trứng chiên vàng, thơm phức cùng vị cay cay của nước chấm tạo nên một món ăn ngon và lạ miệng.

Khác với món phở cuốn nổi tiếng, phở chiên là một món ăn chưa phổ biến và còn lạ đối với nhiều người. Món ăn được chế biến đơn giản với bánh phở được thái thành từng sợi vừa ăn, cho lên chảo chiên sơ qua, rồi đổ trứng gà vào và chiên giòn.
Phở chiên là một món ăn gần giống với món bột chiên nổi tiếng của người miền Nam.
Phở chiên là một món ăn gần giống với món bột chiên nổi tiếng của người miền Nam.
Có công thức và cách làm tương đối giống với món bột chiên nổi tiếng của người Sài Gòn, phở chiên cũng được làm từ bột gạo, được chiên chung với trứng, ăn kèm với đu đủ, cà rốt thái sợi cùng chén nước mắm chua cay thơm ngon.
Bột làm bánh phở là bột gạo và bột năng được pha theo một tỷ lệ nhât định, khuấy đều cho đến khi bột đặc lại. Ngày xưa người ta tráng bánh theo cách thủ công mà cách thức giống như họ tráng bánh cuốn bây giờ, bánh tráng thủ công thì không đều, bánh dày và cứng. Còn bây giờ người ta tráng bánh bằng máy theo hệ thống dây chuyền, chính vì vậy mà bánh đều, mỏng và ngon hơn.
Những lát bánh phở to được thái thành từng sợi vừa ăn. Để chảo lên bếp, cho dầu vào, chờ nóng và cho bánh phở vào chiên, khi thấy sợi bánh phở hơi ngả vàng và săn lại thì đập trứng gà vào chiên cùng, rắc thêm ít hành lá thái nhỏ để đẹp màu và thơm.
Bánh phở được bao bọc bởi một lớp trứng vàng bên ngoài nhìn thật hấp dẫn.
Bánh phở được bao bọc bởi một lớp trứng vàng bên ngoài nhìn thật hấp dẫn.
Phở chiên có màu trắng đục của từng sợi phở được bọc trong màu vàng của trứng gà chiên giòn, điểm xuyết thêm màu xanh của hành lá thật hấp dẫn và dậy mùi thơm phức. Sẽ thiếu sót nếu không kể đến chén nước chấm chua cay cùng một ít đu đủ, cà rốt thái sợi làm cho món ăn thêm đậm đà và ngon miệng.
Món ăn đơn giản, không khó chế biến sẽ hấp dẫn bạn và người thân trong gia đình. Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức món ăn này tại nhà hàng We, số 8 Lê Quý Đôn, quận 3, TP HCM, trong khoảng thời gian từ 15h đến 18h hàng ngày. Mỗi đĩa phở chiên ở đây có giá 25.000 đồng.
Huấn Phan

9 món lẩu ngon ở Sài Gòn


Có dịp vào miền Nam, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức lẩu mắm, lẩu cá kèo, lẩu cá mú, lẩu ghẹ... vừa ngon vừa rẻ.

1. Lẩu mắm miền Tây
Món ăn thơm phức cùng đĩa rau miệt vườn xanh mướt, mạng đậm chất miền Tây.
Mỗi khi xa quê, những người con đất của phương nam vẫn không thể quên được hương vị món ăn nơi quê nhà, trong đó món lẩu mắm được xem là một món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong những ngày mưa. Chính cái màu nâu đặc trưng của mắm, nước sánh nhờ tỏi ớt băm nhuyễn kết hợp với sả, hương thơm phưng phức từ cá linh, cá sặt, vị ngọt từ thịt và các loại cá tươi… cùng đĩa rau miệt vườn xanh mướt đã tạo nên một món lẩu mắm dân dã đậm chất miền Tây.
Ở Sài Gòn, lẩu mắm được xem là món ăn ngon, đặc trưng, được bán tại một số quán nằm trên đường Hồ Biểu Chánh, Ngô Thời Nhiệm, Lý Chính Thắng, Nơ Trang Long… Xem "Lẩu mắm dân dã thơm nức" tại đây.
2. Lẩu cá kèo
Mùi thơm từ nồi lẩu cá kèo bốc lên sẽ thơm lừng, khó quên.
Mùi thơm từ nồi lẩu cá kèo bốc lên sẽ thơm lừng, khó quên.
Lẩu cá kèo là món mang hương vị miền nam đặc trưng. Món lẩu từ cá kèo thường được nấu kèm với lá giang - loại lá có nhiều ở miền Nam và Trung, có vị chua chua, chát chát đặc trưng. Cá kèo nấu lẩu phải là những con cá còn tươi sống. Khi nước lẩu sôi mới mở vung nồi và cho cá vào. Khi cá không còn quẫy là cá đã chín, và ngay sau đó bạn có thể cho rau vào nồi lẩu. Rau dùng với lẩu cá kèo gồm rau muống, rau nhút và rau đắng, giá, hoa chuối... Mùi thơm từ nồi lẩu cá kèo bốc lên sẽ thơm lừng, khó quên. Bạn có thể ghé số 4 Nguyễn Thị Diệu, phường 6, quận 3 hay một số quán lẩu cá kèo trên đường Sư Thiện Chiếu để thưởng thức món ăn ngon này.
3. Lẩu ghẹ nấu bầu
Lẩu ghẹ nấu bầu có vị ngọt tự nhiên của ghẹ, vị ngọt thanh trong từng miếng bầu.
Lẩu ghẹ nấu bầu có vị ngọt tự nhiên của ghẹ, vị ngọt thanh trong từng miếng bầu.
Món ăn thoạt nghe qua có vẻ khá mới lạ. Tuy nhiên, món ghẹ nấu bầu ngày nay cũng dễ tìm tại một số quán ăn lớn. Lẩu ghẹ nấu bầu có vị ngọt tự nhiên của ghẹ, vị ngọt thanh trong từng miếng bầu, cùng mùi thơm thoang thoảng từ rau gia vị... Nếu muốn ăn lẩu ghẹ nấu bầu, bạn có thể đến Góc Xưa - 310B Điện Biên Phủ, quận 10.
4. Lẩu Thái Lan
được biến tấu phù hợp với sở thích của từng mỗi vùng miền.
Món ăn được biến tấu phù hợp với sở thích mỗi vùng miền, nhưng vẫn giữ được nét riêng chua và cay.
Ẩm thực Thái vốn được nhiều người yêu thích bởi vị chua chua, cay cay và cách sử dụng các loại gia vị. Món lẩu Thái khi du nhập vào Việt Nam cũng được biến tấu phù hợp với sở thích của mỗi vùng miền, nhưng vẫn giữ nguyên hương vị ban đầu của nó. Vì vậy, ngoài việc có các nguyên liệu cần thiết cho món ăn như: tôm sú, cá, ngao, mực, bò… món ăn sẽ không thiếu lá chanh, cà chua, húng quế, nấm rơm, ớt tươi, gừng, đường, nước chanh, sả, riềng… Ở Sài Gòn, món lẩu Thái ngày nay rất phổ biến trong nhiều quán ăn. Tuy nhiên, nếu muốn ăn một món lẩu Thái ngon, đậm chất, bạn có thể đến địa chỉ 26/11 Nguyễn Văn Đậu, quận Phú Nhuận. Xem "Xuýt xoa vị chua cay với món lẩu Thái" tại đây.

Dễ ăn, ngon miệng, lại nóng hổi... món lẩu đã không còn xa lạ trong các buổi tiệc, hay trong những bữa ăn của từng gia đình và là món khoái khẩu của rất nhiều người.

5. Lẩu cá thác lác
Cá thác lác ngon dai, có nhiều đạm. Khổ qua có tính giải nhiệt, mát. Vì vậy, nếu kết hợp cả hai với nhau sẽ tạo nên một món lẩu vừa ngon miệng, bổ dưỡng, lại vừa mang tính lành. Trong những ngày khí hậu nóng, hay khi bạn muốn ăn một món mang tính mát, lành, bạn có thể "giải tỏa" bằng món lẩu cá thác lác khổ qua cho cả gia đình, rất có lợi cho sức khỏe. Món lẩu cá thác lác khổ qua có bán nhiều nơi, tuy nhiên, bạn có thể ghé thưởng thức món ngon này tại quán Ngân Nga, số 26/11 Nguyễn Văn Đậu, quận Phú Nhuận, TP HCM. Quán mở cửa từ 15 tới 22h các ngày trong tuần. Xem "Lẩu cá thác lác khổ qua" tại đây.
6. Lẩu tự chọn
Người Sài Gòn mê lẩu, nên lẩu cũng xuất hiện rất nhiều tại các nhà hàng lớn hay các quán ăn nhỏ như là một món ăn quen thuộc. Hiện trên nhiều con đường của thành phố, hình thức lẩu tự chọn theo sở thích riêng của mỗi người. Nồi lẩu nóng hổi, kết hợp vị cay ngọt của nước dùng cùng rất nhiều loại nguyên liệu tươi ngon đẹp mắt… sẽ mang lại cho bạn cảm giác ngon miệng, thú vị. Lẩu tự chọn được bày bán hai bên lề đường Nguyễn Tri Phương và lúc nào cũng đông nghẹt khách. Khách đến với quán thường là sinh viên vì giá cả phù hợp, thoải mái lựa chọn. Đa phần những người đến quán đi theo nhóm đông. Những quán ở đây bán tầm 16h đến khuya. Xem "Lẩu tự chọn hút khách ở Sài Gòn" tại đây.
7. Lẩu cá mú
Vị chua ngọt từ nước lẩu, vị thơm từ dứa, khế, cà chua, vị ngọt dai từ cá biển… sẽ giúp cho bạn có được một món ăn thơm ngon đặc trưng.
Vị chua ngọt từ nước lẩu, vị thơm từ dứa, khế, cà chua, vị ngọt dai từ cá biển…
Những món ăn từ thịt lợn, gà, vịt trong những ngày tết có lẽ đã làm cho bạn có cảm giác ngán. Còn gì tuyệt vời bằng khi cùng gia đình ngồi thưởng thức bên nồi lẩu cá mú chua ngọt thơm ngon nóng hổi. Đây là món ăn phổ biến của người dân sống ở Hòn Tre (còn gọi là đảo Hải Tặc) tỉnh Kiên Giang. Ở Sài Gòn, khi đến một số nhà hàng lớn, bạn vẫn có thể thưởng thức món ngon mang hương vị từ biển cả này. Xem "Thoát cảm giác ngán với lẩu cá mú chua ngọt" tại đây.
8. Lẩu cá bông lau
Thịt cá bông lau có sức quyến rũ lạ kỳ. Hầu như loại cá nào lúc còn tươi sống cũng tanh, nhưng riêng bông lau lại có một mùi thơm lạ lẫm. Nước lẩu dậy lên mùi thơm quyến rũ, khi nếm thử bạn sẽ cảm nhận ngay vị ngọt tự nhiên từ xương và một chút cay cay ngay đầu lưỡi rất thú vị. Tại Sài Gòn,. món lẩu này cũng được bán rất phổ biến trong một số quán ăn.
9. Lẩu chay
Từ những nguyên liệu tươi xanh từ các loại nấm, rau, củ, đậu phụ… lẩu chay sẽ mang đến cho bạn hương vị hấp dẫn và giá trị dinh dưỡng cao. Món lẩu chay ngon đa phần nhờ những thành phần phong phú từ các loại nấm. Có rất nhiều loại nấm được sử dụng để tạo thành một nồi lẩu chay như: nấm rơm, nấm đông cô, nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm kim châm, nấm đùi gà… Bạn có thể ghé bất kỳ quán ăn chay nào cũng sẽ tìm được món lẩu chay ngon và bổ dưỡng. Xem "Lẩu chay vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe" tại đây.
Thư Kỳ

4 món Thái ngon được ưa thích ở Sài Gòn


Lẩu Thái, chè Thái, gỏi Thái... là những món ăn truyền thống của người Thái với nhiều màu sắc và hương vị thơm ngon.

1. Lẩu Thái
Hương vị cay và thơm nồng từ sả, ớt, riềng, lá chanh kết hợp cùng vị chua chua rất đặc trưng riêng của lẩu Thái sẽ không lẫn với bất kỳ món lẩu nào khác.
Hương vị cay và thơm nồng từ sả, ớt, riềng, lá chanh kết hợp cùng vị chua chua rất đặc trưng riêng của lẩu Thái sẽ không lẫn với bất kỳ món lẩu nào khác.
Nguyên liệu nấu cho món lẩu Thái rất phong phú, nhưng khi du nhập vào Việt Nam cũng được biến tấu phù hợp với sở thích của từng vùng miền. Tuy nhiên, món ăn vẫn giữ nguyên hương vị ban đầu của nó. Vì vậy, ngoài việc có các nguyên liệu cần thiết cho món ăn như: tôm sú, cá, ngao, mực, bò… món ăn sẽ không thiếu lá chanh, cà chua, húng quế, nấm rơm, ớt tươi, gừng, đường, nước chanh, sả, riềng… Món ăn dùng nóng với bún, nước mắm ngon và ớt tươi. Ngoài ra, rau dùng cho lẩu cũng đa dạng không kém, gồm: nấm kim chi, giá, rau nhút, rau muống, hoa chuối, hoa súng, cù nèo… Lẩu Thái đặc biệt ở chỗ gần như không thể thiếu vị cay của ớt tươi và vị thơm của lá chanh, của gừng tươi và một chút vị ngọt của đường.
Ở Sài Gòn, món lẩu Thái ngày nay rất phổ biến trong nhiều quán ăn. Tuy nhiên, nếu muốn ăn một món lẩu Thái ngon, đậm chất, bạn có thể đến địa chỉ 26/11 Nguyễn Văn Đậu, quận Phú Nhuận. Món ăn có giả cả phải chăng, 90.000 đồng cho một nồi lẩu 2 người ăn.
2. Gỏi tôm mực Thái Lan
Chính hương vị cay nồng, kết hợp với một chút chua, một chút đậm đà của ẩm thực Thái Lan sẽ giúp bạn ăn hoài không ngán.
Chính hương vị cay nồng, kết hợp với một chút chua, một chút đậm đà của ẩm thực Thái Lan sẽ giúp bạn ăn hoài không ngán.
Gỏi được xem là món ăn không chỉ ngon, mà còn chống ngán và hầu như mọi người đều ưa thích. Nguyên liệu làm món này đơn giản, dễ tìm, chỉ là dưa chuột, hành tây, cà rốt, cần tàu, rau răm, ớt tươi, lạc rang... hải sản gồm mực, tôm... nhưng cần phải chọn nguyên liệu tươi ngon. Đĩa gỏi tôm mực Thái Lan là sự phối hợp giữa nhiều màu sắc: màu trắng của mực, hành tây, màu đỏ ruộm của tôm và màu xanh dịu mát của cần tàu, dưa chuột... Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm thấy chút vị cay dịu nhẹ nồng nàn mà không quá gay gắt, chút chua nhưng lại rất thanh.
Món gỏi tôm mực Thái Lan nay có mặt hầu hết tại một số quán ăn, với giá cả phải chăng, khoảng 50.000 - 70.000 đồng một đĩa. Món này đã trở nên phổ biến bởi nguyên liệu giòn ngon, lạ miệng và rất dễ ăn. Món dùng kèm nước mắm chua ngọt, cay cay, kết hợp cùng bánh phồng chiên sẽ rất ngon. Địa chỉ gợi ý: Quán Hà Nam, số 28 đường Lê Bình, quận Tân Bình.
3. Lẩu chay Thái
Từ những nguyên liệu tươi xanh từ các loại nấm, rau, củ, đậu phụ… lẩu chay sẽ mang đến cho bạn hương vị hấp dẫn và giá trị dinh dưỡng cao.
Từ những nguyên liệu tươi xanh từ các loại nấm, rau, củ, đậu phụ… lẩu chay sẽ mang đến cho bạn hương vị hấp dẫn và giá trị dinh dưỡng cao.
Nguyên liệu để nấu món lẩu chay cũng đơn giản, dễ tìm, không cần phải chiên xào nhiều, không cần sử dụng bột ngọt. Đó là một vài loại nấm, hai miếng đậu phụ trắng, 1 củ khoai môn, 1 củ cải đỏ, 1 củ cải trắng, cần tàu, mì, bún, cải thảo, rau xanh các loại, 1 nhánh boa rô (tỏi tây), nước dừa xiêm, đường phèn… Món lẩu chay ngon đa phần nhờ những thành phần phong phú từ các loại nấm như: nấm rơm, nấm đông cô, nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm kim châm, nấm đùi gà… Khi tất cả nguyên liệu chín, nước vừa ăn, bạn sẽ cho nấm và rau vào cho chín. Chan nước lẩu với bún, hoặc mì vắt và rau ghém vừa thổi vừa ăn, chấm với nước tương cay sẽ giúp món lẩu thêm phần ngon hơn.
Bạn có thể ghé nhà hàng chay Hương Thiền tại địa chỉ B10 Trường Sơn, Cư Xá Bắc Hải, phường 15, quận 10
4. Chè Thái
Sự hòa quyện và đa dạng của các nguyên liệu giúp món ăn thêm quyến rũ.
Sự hòa quyện và đa dạng giữa các nguyên liệu giúp món ăn thêm thơm ngon và quyến rũ.
Món ché Thái du nhập vào làng ẩm thực Sài thành khá lâu và chiếm được cảm tình của nhiều người. Món ăn hấp dẫn bởi sự đa dạng về màu sắc, mùi vị của hàng loạt nguyên liệu tươi ngon, thơm đậm, nào là sầu riêng, mít thơm lừng, sapoche dẻo thơm, nhãn tươi, hạt lựu, bông tuyết, rau câu thái sợi, nước cốt dừa, sương sa... Song quyến rũ nhất là cái béo của sữa tươi và thơm đậm làm món ăn thêm quyến rũ.
Chạy dọc con đường Nguyễn Tri Phương, quận 10, bạn sẽ dễ dàng tìm cho mình món ăn này với giá chỉ từ 15.000 đồng một ly.
Thư Kỳ

Thơm lừng cá heo Hậu Giang kho tiêu


Dọn ra bàn, nồi cá kho hấp dẫn đi kèm với dĩa rau tập tàng luộc là mặc sức no bụng.
Mùi thơm lừng của cơm gạo dẻo, vị béo, bùi, ngọt của thịt cá và nhất là lớp da cá, mỡ cá béo mà không hề cho cảm giác ngán.
Hơn 30 năm trước khi còn ở quê (xã Đông Phú, H.Châu Thành, Hậu Giang), tôi thích tắm sông khi con nước bắt đầu lớn. Lấy hơi lặn xuống đầu cầu dừa, nghe âm thanh eng éc hồi lâu mới chịu trồi đầu lên.
Eng éc là tiếng kêu của loài cá heo nước ngọt. Cá to hơn ngón tay cái, dài chừng 8 phân, không vảy, đầu mình màu xanh dương lợt, bụng vàng nhạt còn đuôi và vây thì đỏ cam trông rất lạ mắt. Hồi đó, cá tôm tự nhiên còn nhiều. Vãi chài, đóng đáy trúng cá heo, người ta thường gỡ bỏ, ít khi dùng làm thức ăn. Bây giờ cá heo trở thành món ăn đặc sản tại các nhà hàng, thực khách thường phải gọi điện dặn trước mới có.
Cá heo còn sống đem cắt bỏ vây, đuôi, mổ bụng rồi dùng nước cốt chanh, giấm chua hoặc muối bọt chà cho sạch nhớt, khử mùi tanh. Cá heo nấu món canh chua cơm mẻ, nhúng giấm, kho mắm, kho mẳn, kho lạt bằm xoài…đều ngon. Riêng món kho tiêu ăn với cơm trắng là ngon tuyệt.
Cá tươi làm xong để cho ráo nước, bỏ vào nồi đất, chế màu dừa, nước mắm Phú Quốc, tiêu sọ đâm giập giập, ớt tươi ướp cho thấm đều…sau đó đặt lên bếp lửa kho liu riu. Để cá chín đều, thơm ngon, tránh cháy khét, đầu bếp phải chịu khó trở cá đôi lần. Kho xong nhắc xuống bỏ thêm tí dầu ăn, tiêu xay nhuyễn và nhất là phải có hành lá, củ hành tím xắt mịn.
Dọn ra bàn, nồi cá kho hấp dẫn đi kèm với dĩa rau tập tàng luộc là mặc sức no bụng. Mùi thơm lừng của cơm gạo dẻo, vị béo, bùi, ngọt của thịt cá và nhất là lớp da cá, mỡ cá béo mà không hề cho cảm giác ngán.
Theo Thanh niên

Giới đài đầu tiên của Phật giáo được dát vàng ở Sài Thành


Tổng cộng, có hơn 21 ngàn chữ của hai bộ kinh phật là Giới Kinh Tỳ Kheo và kinh Phạm Võng được dát vàng 24k. Chùa Huệ Nghiêm tọa lạc đường Đỗ Năng Tế, phường An Lạc A, quận Bình Tân, TP HCM sở hữu rất nhiều sự độc đáo.

Ngoài hai bộ kinh được dát vàng và áp trên tường, chùa còn giữ hai kỷ lục Guinness Việt Nam: Bộ cửa bằng gỗ lim khắc nổi Bát Bộ Kim Cương và Thập Nhị Địa Chi Thần lớn nhất, pho tượng phật A Di Đà cao 8 mét, nặng 16 tấn được chế tác từ nguyên khối gỗ Giáng hương bông lớn nhất.
Chùa cũng là nơi xây dựng Giới Đài truyền giáo đầu tiên của hơn 2.000 năm lịch sử phật giáo Việt Nam...
Theo Hòa thượng Thích Minh Thông, phó Tăng sự Trung ương, phó Trụ trì chùa Huệ Nghiêm, người đặc trách khu Giới Đài, Giới Đài là nơi thụ giới, tu học, nghiên cứu sâu và hành trì giới luật đúng mực theo tinh thần của người xuất gia.
Cổng tam quan Giới Đài Viện…

Đặc biệt, Giới đài được xem là nơi nghiên cứu, truyền dạy và đào tạo nên những bậc làm thầy chuyên về gìn giữ giới luật đầu tiên ở nước ta...
Giới Đài là quần thể kiến trúc hình chữ “Sơn” độc đáo, bao gồm nhiều hạng mục trang nhã. Ngự trên cổng tam quan là vị Hộ Pháp, hai bên cổng là hai câu đối ý nghĩa cao sâu, huyền bí được chạm khắc trực tiếp lên cột gỗ, các chữ được thếp vàng lóng lánh.

Tượng phật Tỳ Lô cao 2,3m, nặng 1,8 tấn ngự trên đài sen có 200 cánh, mỗi cánh sen có khắc nổi hình đức phật Thích Ca. Tam thân phật tựa lưng nhau hướng ba cõi, cao 2,1m nặng gần 7 tấn.
Bốn tượng phật được nâng bởi đài sen cao 2,2m, nặng 2 tấn, trên đó có 1.000 cánh sen, trên mỗi cánh cũng khắc nổi hình phật Thích Ca. Các tượng phật và đài sen đều được tạo tác từ những khối gỗ nguyên (gõ đỏ) nhập từ Nam Phi.
Giới Kinh Tỳ Kheo được chạm khắc tinh tế trên đỉnh mái vòm của đức phật Tỳ Lô. Có 5.400 chữ của 250 Giới Kinh Tỳ Kheo được dát vàng 24k.
Tòa Giới Đài Viện trang nghiêm, thanh tịnh.

Phật đài ngự trên bậc tam cấp vòng thành xây từ đá hoa cương. Trên mỗi bậc tam cấp đều chạm nổi hình Hộ Pháp. Tổng cộng có 72 vị Hộ Pháp được chạm khắc tinh tế, đường nét thanh thoát, uy nghi, mỗi vị mỗi vẻ...
Trên bốn mặt tường bao quanh Giới Đài có tổng cộng hơn 16.000 chữ của bộ kinh Phạm Võng được khắc vuông vắn, đều đặn, hàng lối ngay ngắn. Các chữ đều được dát vàng 24k tươi sáng, nét chữ hài hòa, trang nhã.
Sau Giới Đài là khu Tịnh Nghiệp đường. Theo Hòa thượng Thích Minh Thông, Tịnh Nghiệp đường là nơi chư tăng, chúng sanh sám hối về tội lỗi mình đã gây ra, từ đó giúp thân tâm thanh tịnh, rời bỏ bến mê quay về bờ giác...
Bên trong Tịnh Nghiệp đường có Cửu thể Di Đà, tượng trưng cho chín phẩm của người tu Tịnh Độ được vãng sanh về thế giới Cực lạc của Đức phật A Di Đà. Cửu thể Di Đà có 8 pho tượng cao 3,6m, nặng 2 tấn được đặt dọc hai bên gian phòng Tịnh Nghiệp đường và 1 pho tượng phật A Di Đà cao 8 mét, nặng 16 tấn được chế tác từ nguyên khối gỗ đường kính 2,6m và tuổi thọ có thể lên đến ngàn năm. Đây là pho tượng được sách Kỷ lục Guinness Việt Nam công nhận là pho tượng phật A Di Đà bằng gỗ cao lớn nhất Việt Nam.
Đức phật Tỳ Lô ngự giữa trung tâm của Giới Đài Viện.

Bộ cửa được chạm khắc rất điêu luyện, đường nét công phu, chi tiết sống động, nhìn vào rất có hồn khí, kỳ ảo. Sách Kỷ lục Guinness Việt Nam đã công nhận bộ cửa bằng gỗ lim khắc nổi Bát Bộ Kim Cương và Thập Nhị Địa Chi Thần là lớn nhất Việt Nam.
Giữa Chánh điện thờ Thích Ca Tam Tôn, gồm Phật Thích Ca (cao 4,7m, nặng 9 tấn ), Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát (mỗi tượng cao 3,6m và nặng 5 tấn).
Tượng Phật Thích Ca rộng mở, đại chúng giữa khu hoa viên xanh mát, thơ mộng… (Bức tượng do Điêu khắc gia Lê Thành Nhơn chế tác)… Tất cả các tượng được tạo tác từ các loại gỗ quý nguyên khối như: giáng hương bông, gõ đỏ, xuyên mộc.
Chùa Huệ Nghiêm do Hòa thượng Thích Thiện Hòa khai lập vào ngày 11/11/1962. Hòa thượng sinh năm 1907, người làng Tân Nhựt (Chợ Lớn), xuất gia thọ giới tổ Khánh Hòa tại Phật học đường Lưỡng Xuyên (Trà Vinh) vào năm 1935.
Sau đó ngài theo học nhiều Phật học đường ở miền Trung và miền Bắc từ năm 1936 đến 1948. Ngài là một danh tăng lỗi lạc của Việt Nam về truyền giới, kiến thiết và trước tác. Hòa thượng Thích Thiện Hòa viên tịch ngày 7/2/1978.
Theo Infonet

Vãn cảnh giới đài đầu tiên của Phật giáo được dát vàng ở Sài Thành

(Zing) - Tổng cộng, có hơn 21 ngàn chữ của hai bộ kinh phật là Giới Kinh Tỳ Kheo và kinh Phạm Võng được dát vàng 24k. Chùa Huệ Nghiêm tọa lạc đường Đỗ Năng Tế, phường An Lạc A, quận Bình Tân, TP.HCM sở hữu rất nhiều sự độc đáo.

Ngoài hai bộ kinh được dát vàng và áp trên tường, chùa còn giữ hai kỷ lục Guinness Việt Nam: Bộ cửa bằng gỗ lim khắc nổi Bát Bộ Kim Cương và Thập Nhị Địa Chi Thần lớn nhất, pho tượng phật A Di Đà cao 8 mét, nặng 16 tấn được chế tác từ nguyên khối gỗ Giáng hương bông lớn nhất.
Chùa cũng là nơi xây dựng Giới Đài truyền giáo đầu tiên của hơn 2.000 năm lịch sử phật giáo Việt Nam...
Theo Hòa thượng Thích Minh Thông, phó Tăng sự Trung ương, phó Trụ trì chùa Huệ Nghiêm, người đặc trách khu Giới Đài, Giới Đài là nơi thụ giới, tu học, nghiên cứu sâu và hành trì giới luật đúng mực theo tinh thần của người xuất gia.
Đặc biệt, Giới đài được xem là nơi nghiên cứu, truyền dạy và đào tạo nên những bậc làm thầy chuyên về gìn giữ giới luật đầu tiên ở nước ta... 
Cổng tam quan Giới Đài Viện…
Giới Đài là quần thể kiến trúc hình chữ “Sơn” độc đáo, bao gồm nhiều hạng mục trang nhã. Ngự trên cổng tam quan là vị Hộ Pháp, hai bên cổng là hai câu đối ý nghĩa cao sâu, huyền bí được chạm khắc trực tiếp lên cột gỗ, các chữ được thếp vàng lóng lánh.
Tòa Giới Đài Viện trang nghiêm, thanh tịnh
Đức phật Tỳ Lô ngự giữa trung tâm của Giới Đài Viện
Tượng phật Tỳ Lô cao 2,3 mét, nặng 1,8 tấn ngự trên đài sen có 200 cánh, mỗi cánh sen có khắc nổi hình đức phật Thích Ca. Tam thân phật tựa lưng nhau hướng ba cõi, cao 2,1 mét nặng gần 7 tấn.
Bốn tượng phật được nâng bởi đài sen cao 2,2 mét, nặng 2 tấn, trên đó có 1.000 cánh sen, trên mỗi cánh cũng khắc nổi hình phật Thích Ca. Các tượng phật và đài sen đều được tạo tác từ những khối gỗ nguyên (gõ đỏ) nhập từ Nam Phi. 
Giới Kinh Tỳ Kheo được chạm khắc tinh tế trên đỉnh mái vòm của đức phật Tỳ Lô.Có 5.400 chữ của 250 Giới Kinh Tỳ Kheo được dát vàng 24k.
Có 72 vị  Hộ Pháp được chạm khắc tinh tế  xung quanh vòng thành
Phật đài ngự trên bậc tam cấp vòng thành xây từ đá hoa cương. Trên mỗi bậc tam cấp đều chạm nổi hình Hộ Pháp. Tổng cộng có 72 vị Hộ Pháp được chạm khắc tinh tế, đường nét thanh thoát, uy nghi, mỗi vị mỗi vẻ... 
Bộ kinh Phạm Võng đang được dát vàng và hoàn thành
Trên bốn mặt tường bao quanh Giới Đài có tổng cộng hơn 16.000 chữ của bộ kinh Phạm Võng được khắc vuông vắn, đều đặn, hàng lối ngay ngắn. Các chữ đều được dát vàng 24k tươi sáng, nét chữ hài hòa, trang nhã.
 
Tượng phật A Di Đà được chế tác từ loại gỗ quý Giáng hương bông, cao lớn kỷ lục
 
Sau Giới Đài là khu Tịnh Nghiệp đường. Theo Hòa thượng Thích Minh Thông, Tịnh Nghiệp đường là nơi chư tăng, chúng sanh sám hối về tội lỗi mình đã gây ra, từ đó giúp thân tâm thanh tịnh, rời bỏ bến mê quay về bờ giác...
Bên trong Tịnh Nghiệp đường có Cửu thể Di Đà, tượng trưng cho chín phẩm của người tu Tịnh Độ được vãng sanh về thế giới Cực lạc của Đức phật A Di Đà. Cửu thể Di Đà có 8 pho tượng cao 3,6 mét, nặng 2 tấn được đặt dọc hai bên gian phòng Tịnh Nghiệp đường và 1 pho tượng phật A Di Đà cao 8 mét, nặng 16 tấn được chế tác từ nguyên khối gỗ đường kính 2,6 mét và tuổi thọ có thể lên đến ngàn năm.
Đây là pho tượng được sách Kỷ lục Guinness Việt Nam công nhận là pho tượng phật A Di Đà bằng gỗ cao lớn nhất Việt Nam. 
4 vị Thiên Vương trấn giữ tứ phương Giới Đài Viện. Mỗi vị cao 4 mét, nặng 5 tấn, tạo tác từ chất liệu đồng. Mỗi vị mang pháp khí khác nhau, dáng vẻ oai nghi, thần sắc hùng hồn.
Cửa vào Chánh điện trang nhã, thanh thoát…
Mặt trước Chánh điện là bộ cửa 5 ô, dài hơn 15 mét, cao hơn 3 mét, làm bằng 20 tấm gỗ lim, mỗi tấm cao hơn 3 mét và chiều ngang gần 8 tấc. 
Bộ cửa có khắc nổi Bát Bộ Kim Cương và Thập Nhị Địa Chi Thần
Bộ cửa được chạm khắc rất điêu luyện, đường nét công phu, chi tiết sống động, nhìn vào rất có hồn khí, kỳ ảo.
Sách Kỷ lục Guinness Việt Nam đã công nhận bộ cửa bằng gỗ lim khắc nổi Bát Bộ Kim Cương và Thập Nhị Địa Chi Thần là lớn nhất Việt Nam.
Thích Ca Tam Tôn
Giữa Chánh điện thờ Thích Ca Tam Tôn, gồm Phật Thích Ca (cao 4,7 mét, nặng 9 tấn ), Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát (mỗi tượng cao 3,6 mét và nặng 5 tấn).
Đức phật Di Lặc với nụ cười đại lượng
Hai vị Hộ Pháp uy nghi trấn giữ hai bên Chánh điện
Tất cả các tượng được tạo tác từ các loại gỗ quý nguyên khối như: giáng hương bông, gõ đỏ, xuyên mộc.
Tháp Phổ Đồng u tịch, nơi lưu giữ hơn 2000 di cốt của tăng chúng
Tháp chuông giữa hoa viên trầm mặc, lắng đọng…
Tượng Phật Thích Ca rộng mở, đại chúng giữa khu hoa viên xanh mát, thơ mộng… (Bức tượng do Điêu khắc gia Lê Thành Nhơn chế tác)

Chùa Huệ Nghiêm do Hòa thượng Thích Thiện Hòa khai lập vào ngày 11/11/1962. Hòa thượng sinh năm 1907, người làng Tân Nhựt (Chợ Lớn), xuất gia thọ giới tổ Khánh Hòa tại Phật học đường Lưỡng Xuyên (Trà Vinh) vào năm 1935.
Sau đó ngài theo học nhiều Phật học đường ở miền Trung và miền Bắc từ năm 1936 đến 1948. Ngài là một danh tăng lỗi lạc của Việt Nam về truyền giới, kiến thiết và trước tác. Hòa thượng Thích Thiện Hòa viên tịch ngày 7/2/1978.
 GIANG UYÊN