Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Ghé quán lẩu cua đắt nhất Sài Gòn


Cua to với màu đỏ au hấp dẫn của mai, những chiếc càng lấp ló trong nước, nổi bật bên các loại rau xanh khiến không ít thực khách sốt ruột chờ nước sôi.


Sài Gòn có rất nhiều nhà hàng, quán ăn phục vụ lẩu cua bể, nhưng nhắc đến món ăn này, hầu hết thực khách đều nhớ ngay đến quán lẩu cua góc Nguyễn Thị Nghĩa – Lê Lai. Nổi tiếng vì quán vỉa hè nhưng giá lại 5 sao, theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Dù vậy, lượng khách đến quán luôn tấp nập, ai cũng hài lòng với suy nghĩ “đắt xắt ra miếng” hay “của đáng tiền”.
Cua tại quán được đảo chín trên bếp, sau đó mới cho vào nồi lẩu, nấu kèm đậu bắp, cà chua, ớt, sả và các gia vị khác. Đã được làm chín, nên ngay khi lên bàn, nồi lẩu cực kỳ quyến rũ với những phần thân cua đỏ au nổi bật trên màu xanh của đậu bắp, màu đỏ của cà chua hay hương thơm thoang thoảng của sả, của vị cua lan nhanh trong gió.
Luôn trong tình trạng nồi đầy ăm ắp, nên cách thưởng thức lẩu cua bể tại đây cũng khác. Đó là bạn phải “chén” bằng hết cua rồi mới có chỗ để nhúng rau. Cách ăn này có có 3 cái lợi là bạn có thể tận hưởng hết tất cả vị ngon của cua mà không sợ bị người khác cho là tham ăn, tránh việc “nhồi nhét” bún rau trước, khiến bao tử bị đầy, không cảm nhận được vị ngon. Cuối cùng là sẽ hiểu lý do tại sao quán vỉa hè, giá 5 sao mà luôn nườm nượp khách.
Cua ở đây không những là cua "khủng" (2 con dao động từ 1 – 1,3 kg) mà còn rất tươi, thịt chắc. Cái ngon của những thớ thịt trắng phau ấy được ướp thêm hương thơm của sả, vị chua của cà chua cùng các loại gia vị khác ngon đến độ chẳng cần chấm ngập trong muối tiêu chanh vẫn cảm thấy đậm đà. Điểm cộng thứ hai là phần gạch trong mai cua khá nhiều, thơm, béo đến mức nếu được ưu ái chiếc mai thứ hai trong nồi, chẳng ai dám gật đầu.
Nếu bụng vẫn còn rỗng, đĩa rau muống, rau nhút xanh mát, bún tươi trắng phau luôn sẵn sàng trợ giúp. Còn nếubạn đã no, việc xì xụp thêm tý nước dùng sẽ giúp bạn vừa thanh lọc vừa cảm nhận hết cái ngon của món ăn. Tuy cua bỏ vào nồi là cua đã chín, song nước lẩu vẫn ngon, ngọt với vị thanh thanh và chua cay vừa miệng.
Càng ghẹ rang muối cũng ghi điểm với độ tươi ngon và cách nêm nếm vừa miệng.
Ngoài lẩu cua, thực khách cũng “bồ kết” món càng ghẹ và cua đồng rang muối của quán vì độ tươi cùng cách nêm nếm gia vị. Thông tin cuối cùng, một nồi lẩu cua như thế có giá từ 600.000 đồng
Địa chỉ: Lẩu cua bể, số 2 Nguyễn Thị Nghĩa, Q.1, TP. HCM.
HUỲNH HẰNG
Ảnh Lenken
Theo Infornet

Cẩm nang du lịch bụi Cần Thơ


 Mạng lưới kênh rạch và kiến trúc đô thị mang đến cho thành phố Cần Thơ một nét duyên độc đáo và riêng biệt.


Chiều trên bến Ninh Kiều.
Di chuyển
Cần Thơ cách Vĩnh Long 34km, Long Xuyên 62km, Sóc Trăng 63km, Mỹ Tho 104km, Rạch Giá 116km, Châu Đốc 117km, Sài Gòn 169km và Cà Mau 179km.
Giao thông chủ yếu tại Cần Thơ là đường thủy, ngoài ra đường bộ Bến xe buýt cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía Tây Bắc, dọc theo đường Nguyễn Trãi.
Di chuyển bằng phương tiện công cộng
Bạn có thể mua vé đến Cần Thơ tại các bến xe của mỗi tỉnh. Với cung đường khá ngắn của các tỉnh miền tây nêu trên, giá vé xe dao động từ 40.000 – 200.000 đồng, tùy địa điểm và chất lượng xe.
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân (xe máy hay xe ô tô)
Từ các tỉnh, theo quốc lộ nội tỉnh, rồi rẽ theo các biển chỉ dẫn đến Cần Thơ. Riêng từ Sài Gòn có 2 hướng đến Cần Thơ, một là từ vòng xoay An Lạc, hai là cao tốc Trung Lương.
Lưu ý khi di chuyển bằng xe cá nhân là mang đầy đủ giấy tờ xe, mang theo một số dụng cụ sửa xe thông dụng. Chấp hành an toàn giao thông đường bộ cũng như chạy đúng tốc độ quy định.
Đến vào mùa nào?
Mùa nào Cần Thơ cũng đẹp, song nếu đến vào mùa hè, bạn sẽ được nếm thử hàng loạt trái cây ngon tại đây. Riêng vào dịp rằm tháng chạp và rằm tháng 4 có 2 lễ hội lớn tại đình Bình Thủy là lễ Thượng Điền và lễ Hạ Điền. Đây là một trong 3 lễ hội lớn nhất miền Tây.
Đặn sản Cần Thơ
Ngoài dâu Hạ Châu có thể mua về làm quà, các đặc sản của Cần Thơ đều thuộc loại ăn tại chỗ như bánh bèo Lê Lai, bánh hỏi Phong Điền, Bánh cống (ăn vào buổi chiều hay tối), bún cá ở Khải Hoàn Môn, bánh tầm bì, xá pấu Cầu Kè (ăn sáng), nem Nướng Cái Răng, bún tôm khô Cái Răng, bánh tét lá cẩm... Đặc biệt là lẩu bần Phù Sa và ba khía 10 kiểu
Ngoài ra, tùy theo lòng hiếu khách của chủ nhà, bạn còn có thể thưởng thức các món sau như ốc nướng tiêu, bánh xèo, cá kèo nướng ống sậy, cơm mẻ thịt trâu, gà vườn um dâu, ếch đại bác, bún cóc...
Nhà cổ Bình Thủy.
Nhà nghỉ, khách sạn
Giá các nhà nghỉ, khách sạn ở Cần Thơ dao động từ 100.000 – 500.000 đồng phòng. Có thể tham khảo các khách sạn như Cửu Long, Kim Thơ, Quốc Tế, Tây Đô, Hậu Giang A… Nên đặt chỗ sau khi lên lịch trình tham quan và trước khi đến.
Các điểm tham quan
Đến Cần Thơ, việc nên làm đầu tiên là lênh đênh trên xuồng khám phá hệ thống kênh rạch và chiêm ngưỡng vẻ đẹp nên thơ, bình dị của thành phố Tây Đô. Hay nét trù phú của những làng xóm nép mình dưới rặng dừa.
Tiếp đó, du khách thường nghĩ ngay đến Bến Ninh Kiều ở quận Ninh Kiều và chợ nổi Cái Răng. Hai cái tên được đi nhiều vào văn học, âm nhạc như một nét đặc trưng của miền Tây sông nước. Mỗi địa danh có một đặc điểm khác nhau, bến Ninh Kiều êm ả, thơ mộng bao nhiêu thì chợ nổi Cái Răng lại ồn ã, xôm tụ bấy nhiêu. Song thú vị nhất là việc đi thuyền ngoằn ngoèo trong khu chợ nổi, nhìn bậu để biết loại trái cây bán trên thuyền, hay thưởng thức các món ăn nóng rẫy trong cái tròng trành, trong nhịp vỗ của nước vào thuyền và không khí nhộn nhịp của khu chợ.
Ngoài ra, bạn có thể đi thăm những khu du lịch sinh thái của Cần Thơ thông qua những tour du lịch trong ngày. Với mỗi tour như thế, bạn sẽ được khám phá những vườn trái cây xanh tốt, tham gia các nếp sinh hoạt đặc trưng của miền Tây như be mương, tát cá, nghe đàn ca vọng cổ hay thả mình trong giấc ngủ trưa. Những địa điểm tổ chức hình thức du lịch này thường là các vườn du lịch như vườn du lịch Mỹ Khánh, khu du lịch Ba Láng, vườn lan Bình Thuỷ và nhiều vườn du lịch gia đình khác ở Ô Môn, Thốt Nốt. Song nếu vẫn “chưa đã” với tour một ngày ở các vườn, bạn có thể thả khám phá những ổ trứng, những chú chim con vừa mở mắt hay thả mình mình trong những âm thanh ồn ào tại vườn cò Bằng Lăng.
Cầu Cần Thơ trong đêm.
Nếu muốn thăm những khu di tích lịch sử, văn hoá thì bạn có thể đến Chùa Ông, Chùa Nam Nhã, nhà cổ Bình Thủy, đình Bình Thuỷ, đình Phong Thủy, chùa Phước Hậu, Hội Linh Cổ tự, chùa Khánh Quang, mộ danh nhân Phan Văn Trị …. Trong đó nổi bật nhất là nhà cổ Bình Thủy, một kiến trúc Pháp được bảo tồn nguyên vẹn từ thế kỷ XIX hay đình Phong Thủy với kiến trúc, nội thất độc đáo.
Gợi ý lịch trình tham quan như sau: Đến Cần Thơ, thuê thuyền ra chợ Nổi và đi thẳng đến khu du lịch Mỹ Khánh, chiều tham quan nhà cổ Bình Thủy. Đến tối dạo chợ cổ Cần Thơ, bến Ninh Kiều, thưởng thức ẩm thực đêm (nhớ hỏi giá trước).
Các tuyến du lịch thường gặp:
Cần Thơ – Châu Đốc – Hà Tiên
Cần Thơ – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau
Sài Gòn – Châu Đốc – Hà Tiên – Cần Thơ
Sài Gòn – Mỹ Tho – Bến Tre – Cần Thơ
Sài Gòn – Châu Đốc – Hà Tiên – Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng
Sài Gòn – Mỹ Tho – Bến Tre – Cần Thơ – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau
HUỲNH HẰNG
Ảnh sưu tầm
Theo Infornet
Kinh nghiệm du lịch Cần Thơ
.
Nét độc đáo của Cần Thơ là mạng lưới kênh rạch chằng chịt. Kênh rạch cũng là "đường phố", nó mang vẻ đẹp cho một đô thị lớn từng được mệnh danh là Tây Đô. Cần Thơ lại có vẻ đẹp bình dị nên thơ của làng quê sông nước, dân cư tập trung đông đúc, làng xóm trù phú núp dưới bóng dừa.
 Sotaydulich_Kinh_nghiem_du_lich_Can_Tho_01.jpg
Cầu Cần Thơ
1. Đi khi nào?

Khí hậu Cần Thơ điều hoà dễ chịu, ít bão. Quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung binh là 27ºC.

2. Phương tiện

Hầu hết việc di chuyển ở khu vực miền Tây đều di chuyển bằng ôtô. Các bạn có thể ra bến xe miền Tây (địa chỉ: 395 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, Quận Bình Tân Tp.HCM) để mua vé hoặc liên hệ các xe chuyên chạy tuyến Sài Gòn - Cần Thơ như:

- Xe Phương Trang:

Sài Gòn:  272 Đề Thám, quận 1. ĐT: (08) 38375570. Khởi hành tại bến xe miền Tây từ 7h sáng đến 10 giờ tối.

Cần Thơ: Khởi hành tại bến xe Nguyễn Trãi (ngã tư đường Hùng Vương) cứ nửa tiếng là có một chuyến. Giá vé khoảng 80.000đ, chạy 4 tiếng.

Xe Hoàng Long:

Sài Gòn: Phòng vé Bến Xe Miền Đông, ĐT - (08)35113113. Văn phòng 47Phạm Ngũ Lão Q1 (08)39151818.

Cần Thơ: Bến xe lộ 91B.

Xe Mai Linh:

Tổng đài đặt vé tại Sài Gòn: (08) 39 29 29 29. Đường dây nóng: 0985 29 29 29.

Tuyến  Sài Gòn - Cần Thơ: Xe 15 chỗ và 45 chỗ chạy đan xe nhau 15 phút xuất bến một chuyến hàng ngày, 24/24. Giá vé 75.000đ.
 Phương tiện di chuyển của người dân Cần Thơ chủ yếu là ghe thuyền
*Lưu ý: giá xe mang tính tham khảo, có thể thay đổi tùy từng thời điểm
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Kinh nghiem du lich can tho
Nét độc đáo của Cần Thơ là mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
3. Khách Sạn, nơi lưu trú

Một số khách sạn ở Cần Thơ bạn có thể tham khảo:

- Khách sạn Ninh Kiều - 2A Hai Bà Trưng, Ninh Kiều, Cần Thơ. ĐT: 0710 3817 676

- Khách Sạn Victoria Cần Thơ - Khu Du lịch Cái Khế, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. ĐT: 0710 3810 111

- Khách Sạn Tân - 5 Thủ Khoa Huân, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ. ĐT: 0710 3812 750

- Khách Sạn Kim Thơ - 1 Ngô Gia Tự, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ. ĐT: 0710 3817 517

- Khách Sạn 31 - 31 Ngô Đức Kế, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ. ĐT: 0710 3825 287

- Khách Sạn Hòa Bình, Nhà Hàng 38 - 5 Hoà Bình, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ. ĐT: 0710 3825 417

- Khách Sạn Huy Hoàng - 33 Ngô Đức Kế, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ. ĐT: 0710 3825 833
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Kinh nghiem du lich can tho
Bến Ninh Kiều
4. Ăn gì?

Cần Thơ có rất nhiều quán ăn ngon và rẻ, buổi tối bạn có thể ăn tối trên du thuyền chạy dọc sông Hậu rất thú vị.

- Cá sông ở Cần Thơ to, thịt chắc, lại rẻ.

- Bánh cống Cần Thơ: Gọi là bánh cống (hay cóng) vì khuôn bánh là một dụng cụ đo lường có hình ống. Bánh có hình ống thấp hoặc hình tròn hơi phồng, chiên giòn ngoài, trong mềm xốp, khi ăn cắt nhỏ kèm với rau sống các loại, nước mắm pha chua ngọt, đồ chua.

- Bánh xèo: Nguyên liệu để làm bánh xèo là bột gạo pha với nước cốt dừa, nghệ, tôm, thịt… Bánh xèo cuốn bánh tráng ăn kèm với các rau sống (cải bẹ xanh cay, xà lách, rau thơm tía tô, húng quế, húng lủi, dấp cá, chuối chát, khế cắt lát mỏng dài…) Tùy khẩu vị, có thể chấm bánh xèo với nước mắm hay tương bắc.

- Cá lóc nướng trui: Cá lóc nướng trui (ngon nhất là nướng với rơm), món ăn đã có từ ngày khai phá đất Phương Nam - với hương vị đậm đà mà biết bao du khách khi đến Cần Thơ muốn thưởng thức.

- Ốc nướng tiêu: Đến Cần Thơ không thể không thưởng thức món ốc nướng tiêu. Ốc được luộc sơ rồi cho lên nướng, vừa nướng vừa cho nước mắm, tiêu, tỏi vào trong cho đến khi nước bên trong hơi cạn xuống thì dọn ra là ăn.

- Bún tôm khô - Cái Răng: Bán từ chục năm nay, bún tôm khô đã trở thành thương hiệu được nhiều người ưa thích.

Địa chỉ: Chợ Cái Răng, số 35/4, đường Lý Thường Kiệt, phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Mỗi ngày, quán bán từ 6 giờ tới 9-10h sáng hết hàng.

- Chuột nướng chao: nghe thì ghê nhưng lại là món ăn độc đáo, dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn ở miền sông nước này. Chuột nướng chao là món nhậu mà những tay sành điệu rất thích. Bạn có thể đến các nhà hàng đặc sản ở Cần Thơ hoặc Vị Thanh, Phụng Hiệp... để thưởng thức món ăn dân dã ngon, lạ và giá cả cũng rất bình dân.
  Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Kinh nghiem du lich can tho
Bánh xèo Cần Thơ
- Để thưởng thức những món trên, có thể ghé bất kỳ nhà hàng nào ở Cần Thơ. Ngoài ra còn có một số con đường gắn với những món ăn đặc trưng như:

+ Lẩu mắm - quán Dạ Lý trên đường 3/2. Đây là quán mở khá lấu và có thâm niên trong việc nấu lẩu mắm. Nhiều người còn cho rằng: "Đến Cần Thơ mà chưa ăn lẩu mắm Dạ Lý coi như là chưa đến Cần Thơ".
  Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Kinh nghiem du lich can tho
Lẩu mắm Cần Thơ
+ Đường Lý Tự Trọng: ở hẻm 1 có quán Lẩu Vịt Nấu Chao rất ngon. Nếu muốn ăn Phở thì bạn đến quán Oanh cũng trên đường Lý Tự Trọng.

+ Đường Lê Lai (ngay công viên Lưu hữu Phước, bên tay phải, vào 20 mét là thấy), nổi tiếng về bánh bèo, bánh cuốn, bánh tăm bì... nơi đây rất có uy đó, phải lại sớm nếu không thì không có chổ ngồi hoặc hết hàng.

+ Đường Lê Lợi, nổi tiếng về "rau má đâu" tức là rau má xay với đậu xanh, rất ngon; hoặc hủ tiếu "bèo" sau lưng hai quán trên (chỉ bán buổi tối).

+Nếu các bạn nữ thì buổi tối còn có thể vào trong bảo tàng quân khu 9, nằm ngay trên đại lộ Hòa Bình (đối diện K/S Ninh Kiều 2) để thưởng thức món gỏi khô bò và uống sữa đậu nành.

+ Món "tàu hủ đá" và bánh bột chiên buổi tối bán trong chùa Khmer.

+  Đường 30 tháng 4: mỗi khi đêm xuống có bán rất nhiều thức ăn hủ tiếu, bún bò Huế, chè, hột vịt lộn… Nhưng món ăn đại diện cho con đường này là cháo trắng hột vịt muối hay ăn với cá kho hoặc ăn cả với 2 thứ tùy theo khẩu vị của bạn.  

5. Điểm Tham Quan

- Chợ nổi: Đến Cần Thơ muốn đi chợ nổi thì ra bến Ninh Kiều đón tàu, bến Ninh Kiều có rất nhiều tàu du lịch để chọn. Không nhất thiết đi tàu Victoria giá khá cao. Tốt nhất là bạn nên đặt từ chiều hôm trước để sáng hôm sau bạn có thể khởi hành đi ngay.

Từ Ninh Kiều bạn đi Phong Điền và Cái Răng. Chợ nổi Cái Răng thuộc quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ, cách bến Ninh Kiều 30' bằng canô là nơi chuyên mua bán nông sản, các loại trái cây của vùng.
- Vườn cò Bằng Lăng: thuộc ấp Thới Bình, xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ. Nơi đây là một trong những sân chim lớn nhất nơi miệt vườn chín dòng sông.

- Du lịch vườn Cần Thơ: Vườn Cần Thơ có trên khắp các tuyến đường bộ, đường thuỷ ở Tp. Cần Thơ. Các vườn du lịch xanh tươi đã và đang thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước đến thăm.

- Nhà cổ Bình Thuỷ: nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa phường Bình Thuỷ, quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ. Ngôi nhà cổ năm gian hai mái, kiến trúc kiểu Pháp được gia đình họ Dương xây vào năm 1870.

- Chùa Nam Nhã: nằm ở 612 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Thới, quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ. Chùa do ông Nguyễn Giác Nguyên đứng ra xây dựng năm 1895, theo tông phái Minh Sư nên còn được gọi là chùa Minh Sư.

- Chùa Ông: nằm ở đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. Chùa Ông là nơi sinh hoạt tín ngưỡng và văn hoá của người Hoa tại Cần Thơ. Chùa được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1993.

- Chợ đêm Tây Đô - chợ văn hóa du lịch: cách trung tâm Tp. Cần Thơ khoảng 1km về phía tây sông Hậu, tọa lạc trong khu Hội chợ triển lãm quốc tế Cần Thơ.

- Chợ Tây Đô là trung tâm buôn bán lớn của các tỉnh Nam Bộ đồng thời cũng là điểm vui chơi giải trí, du lịch hấp dẫn.
.
Theo: Bạch Dương / Yume

Cẩm nang du lịch Cần Thơ từ A đến Z

Có vị trí thuận lợi làm trung tâm của các tỉnh miền tây, Cần Thơ là điểm đến thú vị dành cho du khách trong và ngoài nước khi tập trung đẩy đủ những nét đặc trưng của một vùng đất miền sông nước.

Cần Thơ là một đô thị lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có mạng lưới kênh rạch chằng chịt kết hợp sự nhộn nhịp của chợ nổi Cái Răng vào sáng sớm, vườn trái cây trĩu quả và kiến trúc độc đáo của nhà cổ. Tất cả tạo nên vẻ đẹp sông nước đặc biệt không lẫn vào đâu, khiến người ta truyền tai nhau rằng: “Cần Thơ gạo trắng nước trong/ Ai đi tới đó lòng không muốn về”.
Thời gian
Với khí hậu điều hòa, dễ chịu du khách có thể đến với Cần Thơ mọi mùa trong năm. Tuy nhiên, nếu đến vào mùa hè du khách sẽ được thưởng thức các loại trái cây thơm ngon.
IMG-87434.jpg
Một sáng sớm trên cầu Cần Thơ. Ảnh: Mến Nguyễn.
Phương tiện di chuyển
Có 2 phương tiện chủ yếu để du khách mọi miền đến với đất Cần Thơ:
Hàng không: 2 hãng hàng không khai thác chuyến bay Hà Nội – Cần Thơ.
Vietnam Airlines: Giá dao động từ 2.400.000 đến 4.500.000 đồng một cặp vé khứ hồi. Ngoài ra, hãng còn khai thác các chuyến bay từ Cần Thơ đến Phú Quốc, Côn Đảo và ngược lại.
Vietjet Air: khai thác chuyến bay Hà Nội – Cần Thơ với giá trong khoảng 1.800.000 – 2.700.000 đồng một cặp vé vé khứ hồi. Du khách miền Trung cũng dễ dàng đến với Cần Thơ bằng chuyến bay Cần Thơ – Đà Nẵng bắt đầu phục vụ từ tháng 7/2014.
Đường bộ: Ôtô là phương tiện chủ yếu được hầu hết mọi người sử dụng tại miền Tây. Mất khoảng hơn 3 giờ từ TP Hồ Chí Minh, du khách đã đến được với Cần Thơ. Các hãng xe khách uy tín, nổi tiếng chuyên phục vụ du khách tuyến TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ và ngược lại như Thành Bưởi, Phương Trang... (Cả 2 hãng xe đều có dịch vụ đưa đón khách tại nhà trong phạm vi 10 km). Giá vé dao động chỉ từ 130.000 – 140.000 đồng một vé.
Lưu trú
Để có một chuyến tham quan vui vẻ, thú vị và tiết kiệm, quý khách nên đặt chỗ khách sạn ngay sau khi lên lịch trình tham quan và trước khi đi. Giá khách sạn 2 - 3 sao dao động khoảng 400.000 - 1.000.000 đồng một đêm. Ngoài lựa chọn là nhà nghỉ, khách sạn du khách có thể thư giãn tại các homestay miệt vườn của vùng đất Cần Thơ với giá từ 420.000 đến 1.000.000 đồng một đêm.
Món ăn ngon
Lẩu mắm Dạ Lý: tọa lạc trên đường 3/2. Đây là quán mở khá lâu và có thâm niên trong việc nấu lẩu mắm. Nhiều người còn cho rằng: Đến Cần Thơ mà chưa ăn lẩu mắm Dạ Lý coi như là chưa đến Cần Thơ. Giá cho một suất lẩu mắm 4 người ăn khoảng 350.000 - 400.000 đồng.
Bánh xèo Mười Xiềm: Dùng bột nghệ pha với bột gạo cho có màu vàng rượm, cùng một ít nước cốt dừa, trứng gà, hành lá… Nhân bánh tùy theo sở thích của từng vùng, có thể là giá, củ sắn, bông điên điển, thịt ba rọi, tép thịt gà, thịt vịt bằm nhuyễn... Bánh xèo thường ăn kèm với nhiều loại rau như cải bẹ xanh, rau diếp cá, rau quế, tía tô, cải xà lách, lá lụa, đọt điều, đọt vừng, tram bần ồi, đọt cóc, lá bằng lăng, đọt sao nháy, đọt xoài, lá cách, lá lốt, đọt chùm ruột... Nước chấm cũng là một trong những yếu tố góp phần tăng vị ngon cho bánh. Phải chế sao cho đủ 3 vị chua, ngọt, cay, thêm củ cải trắng và củ cải đỏ xắt sợi để góp phần tăng thêm sự hấp dẫn của chén nước chấm. Địa chỉ: 13/3 đường 917, phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, Cần Thơ.
Banh-Xeo-Muoi-Xiem-1636-1416025020.jpg
Những chiếc bánh xèo vàng suộm thơm ngon và bắt mắt. Ảnh: Bánh Xèo Mười Xiềm.
Vịt nấu chao:  Đây là món ăn kèm với mì sợi, tàu hủ, trứng… nếu muốn dùng thêm ngoài khẩu phần tiêu chuẩn thì bạn có thể gọi và tính thêm tiền, riêng nước dùng miễn phí. Giá cho một suất  4 người ăn khoảng 150.000 – 180.000 đồng. Địa chỉ ăn vịt nấu chao ngon: quán Kim Liên, Thành Giao hẻm 1, đường Lý Tự Trọng, Cần Thơ.
Nem nướng: Nem nướng làm bằng thịt heo nạc, quết thật nhuyễn cho thêm tí mỡ hạt lựu và hương liệu tỏi, đường, muối... vo viên bằng đầu ngón tay. Người bán xiên hoặc kẹp những viên thịt trên chiếc đũa tre đặt trên vỉ than hồng, mỡ nhỏ giọt xèo xèo bốc khói thơm phức. Giá suất ăn từ 45.000 đến 60.000 đồng. Địa điểm: Nem nướng Thanh Vân số 17 đại lộ Hòa Bình, Cần Thơ.
Cá lóc nướng trui: Cá lóc nướng trui (ngon nhất là nướng với rơm), món ăn đã có từ ngày khai phá đất phương Nam – với hương vị đậm đà mà biết bao du khách khi đến Cần Thơ muốn thưởng thức. Đây món ăn kèm với rau sống, bánh tráng, bún…Giá một con cá lóc nướng từ 150.000 – 190.000 đồng tùy độ lớn nhỏ. Địa điểm: khu bờ hồ Xáng Thổi, Hoàng Văn Thụ….
Ốc nướng tiêu: Đến Cần Thơ du khách chắc chắn phải thưởng thức ốc nướng tiêu. Món ăn dân dã rất được yêu thích của người Nam Bộ với nguyên liệu dễ tìm và cách chế biến cũng khá đơn giản. Giá một suất ốc nướng tiêu cho 2 người ăn là 50.000 – 80.000 đồng. Địa điểm: hầu hết các quán nướng tại thành phố Cần Thơ.
Điểm tham quan
Chợ nổi Cái Răng: Mất khoảng 30 phút từ Bến Ninh Kiều, du khách ngồi trên tàu máy theo dòng sông Hậu xuôi về chợ nổi Cái Răng vào sáng sớm là điều mà bất cứ du khách thập phương nào cũng ao ước một lần được thực hiện. Chi phí thuê tàu tham quan dao động từ 300.000 đến 700.000 đồng mỗi tàu phụ thuộc số lượng khách. Thời gian hoạt động của chợ nổi từ 5 đến 9 giờ sáng, mặt hàng chủ yếu là nông sản, trái cây các loại, hành hóa, thực phẩm…. Người ta tụ tập trên sông bằng các phương tiện như xuồng, ghe ...với điểm nhấn là “cây bẹo” treo mặt hàng kinh doanh. Đây là một nét văn hóa rất đặc sắc ở vùng đồng bằng sông nước Cửu Long, thu hút rất nhiều du khách nước ngoài tham quan.
Vườn cò Bằng Lăng: cách trung tâm khoảng 50 km theo QL91 về Thốt Nốt. Được hình thành năm 1983, vườn cò là nơi tập trung của hàng ngàn con cò các loại trong khu vườn rộng khoảng 1,5 ha. Du khách sẽ ngỡ ngàng khi ngắm nhìn những cánh cò bay lượn và cảm thấy vô cùng thư thái giữa không gian thiên nhiên.
Vuon-Co-Bang-Lang-9192-1416025021.jpg
Những cánh cò trắng tung bay trong vườn cò Bằng Lăng. Ảnh: Thịnh Duy Quách.
Vườn trái cây: Cần Thơ có đất đai màu mỡ kết hợp với khí hậu ấm áp quanh năm nên trồng được nhiều loại cây ăn trái như: vú sữa, mận, nhãn, dâu Hạ Châu, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, táo, quýt….tập trung nhiều tại huyện Phong Điền và cù lao Tân Lộc. Đến Cần Thơ vào bất cứ dịp nào, bạn cũng đều được thưởng thức được những hương vị tươi ngon của trái cây tại nhà vườn bởi sự đa dạng về mùa vụ của các loại cây ăn quả. Một số nhà vườn không để bỏ qua khi đến với Cần Thơ như Vàm Xáng, cồn Ấu, Giáo Dương, Mỹ Thơm, Mỹ Khánh, Vũ Bình, vườn nhãn Mỹ Thuận….
Làng du lịch sinh thái Mỹ Khánh: thuộc huyện Phong Điền, cách trung tâm thành phố Cần Thơ 10 km, là một trong những điểm đến tiêu biểu của Cần Thơ. Mỹ Khánh là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa sông nước miệt vườn với nhiều chủng loại trái cây đặc sản, bốn mùa trĩu quả kết hợp cùng ẩm thực phong phú, đậm chất Nam bộ. Du khách sẽ rất thích thú với các hoạt động như đua chó, đua heo, một ngày làm điền chủ, tát mương bắt cá, bơi thuyền, câu cá, tham quan làng nghề truyền thống, nghe đàn ca tài tử, xiếc khỉ...
Chùa Ông: tọa lạc tại Bến Ninh Kiều thơ mộng, ngôi chùa là điểm đến của nhiều du khách khi đến với Cần Thơ. Có kiến trúc theo hình chữ Quốc (Trung Hoa) với màu sắc sặc sỡ, vui tươi, nhưng chùa Ông vẫn đảm bảo nét cổ kính với các dãy nhà khép kín vuông góc với nhau. Trong chùa treo nhiều hương vòng lớn được người dân đến thành kính và hương khói quanh năm. Chùa Ông được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1993.
Nhà cổ Bình Thủy: Ngôi nhà cổ được gia đình họ Dương xây vào năm 1870 với kiến trúc Á – Âu kết hợp, gồm 5 gian với toàn bộ vật liệu được đặt từ Pháp sang. Nơi đây từng là bối cảnh cho hàng chục bộ phim nổi tiếng như Chân trời nơi ấy, Những nẻo đường phù sa, Công tử Bạc Liêu, Cây tre trăm đốt, Tây Đô và Ban mai, Xương rồng Cần Thơ, Người tình…
Nha-Co-8-JPG_1415958853.jpg
Nhà cổ Bình Thủy tọa lạc trên con đường Bùi Hữu Nghĩa, Cần Thơ. Ảnh: Hương Chi.
Cầu Cần Thơ: chiếc cầu bắt qua sông Hậu nối liền giữa 2 tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ, cây cầu dây văng có nhịp chính 550 m dài nhất khu vực Đông Nam Á.
Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam: với diện tích gần 4 ha và được xem là thiền viện lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Tọa lại tại xã Mỹ Khánh (gần khu du lịch Mỹ Khánh) thiền viện được xây dựng với kiến trúc Phật giáo thời Lý- Trần. Toàn bộ công trình kết cấu mái lợp ngói, khung cột bằng gỗ lim, vách tường gạch, nền và lối đi đều lát gạch tàu với tổng giá trị xây dựng 145 tỉ đồng.
Lễ hội truyền thống
Lễ hội chùa Ông: diễn ra vào ngày rằm hàng tháng để cúng thánh thần. Tuy nhiên lễ hội tiêu biểu nhất ở chùa Ông là lễ đấu đèn diễn ra 10 năm 1 lần nhằm tạo một văn hóa sinh hoạt địa phương, góp tiền xây nhà tình thương, trường học, nghĩa trang... Lễ đấu đèn diễn ra ngay trong chánh điện của chùa Ông, mọi người đều có thể tham gia để được sở hữu chiếc đèn mình yêu thích. Theo quan niệm của người Hoa, được sở hữu chiếc đèn lồng từ lễ hội 10 năm mới có một lần này tượng trưng cho sự may mắn, thành đạt, vinh hoa.
Lễ hội đình Bình Thủy: ngoài việc cúng tế vào ngày rằm mỗi tháng và tết Nguyên Đán. Một năm đình còn có 2 kỳ lễ hội lớn gắn liền dấu ấn sản xuất nông nhiệp. Lễ thượng điền để cúng đất đai bắt đầu vụ mùa mới vào ngày 14/4 và 15/4 âm lịch và lễ hạ điền để tạ ơn và cúng ruộng đồng nghỉ ngơi vào ngày 15/12 âm lịch. Quy mô tổ chức lễ hội của đình tùy thuộc vào làng giàu hay nghèo, năm trúng mùa hay thất mùa.
Quà mua về
Du khách có thể dễ dàng mua các món hàng sau để làm quà cho người thân, bạn bè:  trái cây các loại (cam, dâu, sầu riêng, mít, ....), rượu mận, bánh tét lá cẩm, khăn rằn Nam bộ, hủ tiếu khô và các loại cá khô.
Mến Nguyễn

Hầm rượu độc đáo nhất Việt Nam

Được người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20, hầm rượu Debay ở khu nghỉ dưỡng Bà Nà (Đà Nẵng) được xem là có kiến trúc độc đáo nhất tại Việt Nam. Ngày nay, hầm rượu vẫn giữ được nét hoang sơ, kỳ bí.  Hầ


Được người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20, hầm rượu Debay ở khu nghỉ dưỡng Bà Nà (Đà Nẵng) được xem là có kiến trúc độc đáo nhất tại Việt Nam. Ngày nay, hầm rượu vẫn giữ được nét hoang sơ, kỳ bí.

Hầm rượu đặc biệt này được xây dựng vào năm 1923, cùng với việc xây hàng trăm biệt thự, bệnh viện, nhà thờ, bưu điện... phục vụ cho việc nghỉ dưỡng của các quan chức, sĩ quan quân đội, thương gia người Pháp và những người Việt giàu có.
Hầm được đặ theo tên sĩ quan người Pháp Debay, người cho xây hầm rượu. Ngày 15/5 vừa qua, hầm rượu được khôi phục từ nguyên trạng và đưa vào khai thác du lịch.
Bên trong hầm được đào theo hình vòm cung thể hiện lối kiến trúc mang đậm chất Pháp và tạo sự vững chắc trong lòng núi. Hầm dài khoảng 100 m, cao 2,5 m, rộng khoảng 2 m. Dọc đường hầm tối om, không bố

Bên trong hầm được đào theo hình vòm cung thể hiện lối kiến trúc mang đậm chất Pháp và tạo sự vững chắc trong lòng núi. Hầm dài khoảng 100 m, cao 2,5 m, rộng khoảng 2 m. Dọc đường hầm tối om, không bố trí bóng đèn.
Nhiệt độ trong hầm khá thấp, ban ngày khoảng 16-20 độ C, ban đêm xuống thấp dưới 10 độ C nên có thể cất giữ rượu dọc thành hầm.



Nhiệt độ trong hầm khá thấp, ban ngày khoảng 16-20 độ C, ban đêm xuống thấp dưới 10 độ C nên có thể cất giữ rượu dọc thành hầm
Hoặc cất rượu vào trong tủ được thiết kế đặc biệt, đóng cửa và khóa cẩn thận. Hầm rượu còn lại khá nguyên vẹn sau nhiều năm bị chiến tranh tàn phá.

Hoặc cất rượu vào trong tủ được thiết kế đặc biệt, đóng cửa và khóa cẩn thận. Hầm rượu còn lại khá nguyên vẹn sau nhiều năm bị chiến tranh tàn phá.
Không chỉ riêng rượu vang mà rượu gạo đặc sản của Việt Nam cũng được nấu tại Bà Nà và cất giữ trong hầm, vừa để phục vụ cho giới sĩ quan Pháp và cả những người Việt thượng lưu thời bấy giờ. Hầm có 14

Không chỉ riêng rượu vang mà rượu gạo đặc sản của Việt Nam cũng được nấu tại Bà Nà và cất giữ trong hầm, vừa để phục vụ cho giới sĩ quan Pháp và cả những người Việt thượng lưu thời bấy giờ. Hầm có 14 hốc như thế này, 11 hốc nhỏ và 3 hốc lớn.
Ở những hốc lớn còn ghi tên của chủ rượu. Rượu thời xưa được giới thượng lưu ký gửi tại đây để sử dụng dần.

Ở những hốc lớn còn ghi tên của chủ rượu. Rượu thời xưa được giới thượng lưu ký gửi tại đây để sử dụng dần.
Ở khu vực chính giữa của hầm được trang trí đèn điện. Đây cũng là nơi người Pháp gặp gỡ, giao lưu và tổ chức các buổi dạ tiệc, khiêu vũ, khánh tiết...

Ở khu vực chính giữa của hầm được trang trí đèn điện. Đây cũng là nơi người Pháp gặp gỡ, giao lưu và tổ chức các buổi dạ tiệc, khiêu vũ, khánh tiết...
Ở đây còn có những lò sưởi để sưởi ấm trong những ngày đông giá lạnh.



Ở đây còn có những lò sưởi để sưởi ấm trong những ngày đông giá lạnh
Khách vào tham quan hầm rượu sẽ được thưởng thức rượu vang do nhân viên phục vụ tận tình.

Khách vào tham quan hầm rượu sẽ được thưởng thức rượu vang do nhân viên phục vụ tận tình.
Mỗi ngày có hàng nghìn lượt du khách đến khu nghỉ dưỡng Bà Nà và vào hầm rượu tham quan.  Nguyễn Đông



Mỗi ngày có hàng nghìn lượt du khách đến khu nghỉ dưỡng Bà Nà và vào hầm rượu tham quan.

Nguyễn Đông (Theo Vnexpress)



Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Ghé biển Hoằng Trường ngắm dù lượn


Đến Hoằng Trường, du khách không chỉ được đắm mình trong làn nước xanh mát mà còn được ngắm bầu trời đầy dù lượn.
Thỏa sức ngắm nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước với những bãi biển dài cát trắng, những cánh đồng bất tận và tấm gương khổng lồ lấp lánh ánh mặt trời phản chiếu trên đồng muối bằng một góc nhìn mới mẻ đầy cảm xúc, khác lạ đến dị thường.

Đó là những trải nghiệm đặc biệt khi bay lượn trên không cùng một phi công dù lượn tại bãi biển Hải Tiến, xã Hoằng Trường, Hoằng Hóa, Thanh Hóa trong liên hoan dù lượn toàn quốc Hoằng Trường FunFly 2012 vừa qua.

Tháng 6 là mùa đẹp nhất trong năm bởi đây là thời điểm đạt chuẩn tối đa về thời tiết và tốc độ gió.

Hoằng Trường, cái tên như còn mới mẻ trong danh sách các điểm đến được điểm mặt chỉ tên mỗi mùa du lịch biển, với bãi biển tít tắp dài tới 12km và thảm cát mịn lăn cùng những con sóng bạc đầu lúc thủy triều. Phía sau rặng phi lao chắn sóng là một vùng mênh mang đồng lúa xanh bát ngát. Hoằng Trường chỉ là một cái tên mới trong vài năm trở lại đây.

Tuy nhiên, với phong cảnh và môi trường tự nhiên nguyên sơ của một bãi biển còn chưa bị quá trình khai thác du lịch làm cho kiệt quệ, môi trường du lịch và dịch vụ lành mạnh vẫn chưa nhuốm màu “chặt chém” như những điểm đến du lịch khác của miền Bắc. Khu du lịch Hải Tiến, Hoằng Trường đang tạo được hướng đi tốt cho một vùng du lịch còn nhiều tiềm năng và thế mạnh.


Với hệ thống nhà nghỉ, khách sạn có chất lượng và đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp, giá cả dịch vụ phải chăng, Hoằng Trường đang được đánh giá là điểm đến du lịch biển ít chi phí. Không những thế, Hoằng Trường còn có một lợi thế lớn là những khu dân cư, làng chài ven biển nằm gần ngay bên bãi tắm.


Mỗi buổi sáng, du khách chỉ cần đi bộ dọc bãi biển chừng non 1 km là có cơ hội được ngắm bình minh đỏ rực trong ánh lưới của các ngư dân kéo lưới vét ven bờ. Đi thêm chút nữa là đến bãi nuôi nghêu với những chòi canh nằm chi chít như những chiếc nấm trên mặt biển.

Ngắm những cánh đồng muối lấp lánh ánh mặt trời phản chiếu như những chiếc gương soi khổng lồ, hạt muối thấm đẫm mồ hôi của những diêm dân Hoằng Trường cũng là một trải nghiệm thú vị đối với những ai yêu khám phá vẻ đẹp của cuộc sống đời thường.


Những năm trở lại đây, mỗi mùa du lịch biển, Hoằng Trường đều có đội dù bay của các câu lạc bộ dù trong nước về biểu diễn, bởi ở đây có bãi cất cánh và hạ cánh phù hợp nhất cho môn thể thao hàng không độc đáo này. Dù lượn là môn thể thao hàng không còn khá mới mẻ ở Việt Nam.

Trên đôi cánh lụa, các phi công như những chú chim bay trong không trung hàng giờ với nguồn năng lượng tự nhiên là gió trên bề mặt quả đất. Dù lượn là một chiếc cánh đơn giản. Các phi công điều khiển các chuyển động của dù qua những sợi dây, tận dụng sự vận động của các dòng không khí trên bề mặt trái đất tạo ra lực nâng không khác gì đôi cánh của loài chim trời. Mới nghe thoáng qua cũng khiến bất cứ ai không khỏi tò mò về môn thể thao độc đáo này.


Dù không “rơi” như dù tròn mà ngược lại, người điều khiển dù lượn còn có thể nâng cao độ bay của dù lên tới vài nghìn mét hoặc bay xa vài trăm kilomet so với điểm cất cánh. Chính nhờ kỹ năng điều khiển “bay” này mà người điều khiển dù lượn còn được gọi là phi công dù lượn, thay vì cách gọi là vận động viên nhảy dù như ở bộ môn nhẩy “dù tròn”.

Theo anh Nguyễn Việt Hà, Câu lạc bộ dù lượn VietWings Hà Nội, thì Hoằng Trường là một trong số ít những bãi biển của Việt Nam có điều kiện thích hợp với bộ môn dù lượn. Ở đây có điểm cất cánh trên núi cao 200m so với mực nước biển, điểm hạ cánh rộng rãi, điều kiện gió tốt cho cả việc cất cánh và hạ cánh. Chính vì vậy, Hoằng Trường có thể được gọi là điểm đến của bộ môn dù lượn ở các tỉnh phía Bắc.

Hơn nữa, ngoài bãi biển Hoằng Trường rất dài và có đường cong mềm mại, phong cảnh nhìn từ xung quanh đỉnh núi nơi cất cánh cũng rất phong phú với nhiều loại địa hình khác nhau như cánh đồng muối, bãi nuôi nghêu khu vực cửa sông, những cánh đồng lúa rộng bát ngát ngay phía sau rặng phi lao ven biển...

Vì thế, khi bay dù lượn trên cao độ vài trăm mét mà ngắm phong cảnh thiên nhiên bên dưới quả là đẹp và thú vị. Cũng chính vì những yếu tố này mà hằng năm, vào mùa du lịch biển, câu lạc bộ VietWings Hà Nội thường chọn tổ chức liên hoan dù lượn toàn quốc tại bãi biển đẹp và nguyên sơ này.




Theo Baodulich

Đậm đà hồng xiêm Xuân Đỉnh


TTO - Nếu Xuân Đỉnh (Từ Liêm, Hà Nội) được biết đến với đào Nhật Tân, quất Quảng Bá, cốm làng Vòng… thì hồng xiêm Xuân Đỉnh cũng là niềm tự hào, là đặc sản quý của vùng đất ven đô.
"Về thăm Xuân Đỉnh quê em
Vào vườn ăn trái hồng xiêm thỏa lòng".
Hồng xiêm Xuân Đỉnh có dạng hình thon, vỏ màu vàng đất và rất mỏng - Ảnh: P.T.T.

Từ nội thành, đi đường Thụy Khê tới chợ Bưởi, sau đó rẽ trái theo đường Lạc Long Quân khoảng 3km lại rẽ trái tới Xuân La rồi tới xã Xuân Đỉnh.
Quả hồng xiêm Xuân Đỉnh không to lắm, có hình giống quả trám, dáng thon gọn đều, vỏ màu vàng đất rất mỏng. Chính vì vỏ mỏng nhưng bao bọc bên trong những thớ hồng xiêm căng mọng, mịn màng, khi ăn không gây cảm giác rát lưỡi hay lạo xạo như các loại hồng xiêm khác nên hồng xiêm Xuân Đỉnh từ lâu đã trở thành đặc sản quý của người thủ đô.
Không ai thống kê được cả xã Xuân Đỉnh có bao nhiêu cây hồng, nhưng hầu như nhà nào cũng trồng hồng. Một năm hồng có hai vụ: vụ mùa và vụ chiêm. Vụ mùa bắt đầu vào khoảng tháng 10 âm lịch kéo dài đến tháng 4 âm lịch năm sau. Còn vụ chiêm bắt đầu từ tháng 5 âm lịch đến tháng 9. Vào vụ mùa hồng sai trĩu cành, quả to. Vụ chiêm hồng ra ít hơn, quả tuy nhỏ nhưng lại có vị ngọt đậm đà và hương thơm tinh tế hơn so với hồng vụ mùa.
Tương truyền cây hồng xiêm tổ được cụ Đỗ Đình Duyên (người làng Xuân Đỉnh) cất công mang từ Thái Lan về trồng. Sau vài năm, cây bói quả, ăn ngọt và thơm nên cụ Duyên chiết ra trồng khắp vườn nhà. Bà con hàng xóm thấy lạ xin giống mang về trồng. Từ đó, cây hồng xiêm gốc từ vườn nhà cụ Duyên nhân rộng trong toàn xã. Tính đến nay, cây hồng xiêm tổ đã trải qua hơn một thế kỷ.
Cùng với truyền thống trồng hồng xiêm, người dân Xuân Đỉnh cũng có cách dấm (dú) hồng xiêm rất khéo. Để có một mẻ hồng chín đều, ngọt, thơm và trông đẹp mắt, người trồng phải mất khá nhiều công sức. Khi trảy hồng phải biết cách chọn những quả già, tròn đều, khỏe mạnh, vỏ nhẵn bóng và có màu hơi đỏ hồng.
Sau khi trảy đem ngâm hồng trong nước khoảng 15 phút cho sạch hết phấn hồng rồi rửa sạch. Lau rửa hồng phải chọn loại vải hoặc miếng mút thật mềm, lau đều tay tránh để vỏ hồng bị xước. Hồng sau khi rửa sạch đem phơi chỗ nắng ráo mới mang vào dấm. Sau khi xếp hồng vào chum hoặc vại người dân nơi đây thường đốt một bó nhang, bẻ gãy cho vào cái bát, đặt trong chum rồi đậy kín lại, tránh mở đi mở lại.
Đó là cách dấm vào mùa hè. Mùa xuân trời lạnh phải dấm hồng trong các thúng, tre lót lá, vải khô xung quanh có đốt hương trầm, phủ kín bằng lớp vải dày cho ấm. Sau ba hôm hồng sẽ chín đều và có mùi thơm rất riêng.
Cũng giống như chợ hoa Nhật Tân, Xuân Đỉnh cũng có chợ hồng xiêm. Chợ nhộn nhịp nhất là từ 4-7g sáng. Cứ vào mùa thu hoạch những gánh hồng theo nhịp trên vai người nông dân quẩy lên những chuyến xe xuôi về các tỉnh thành trong cả nước.
Những trái hồng xiêm căng mọng là niềm tự hào của người dân Xuân Đỉnh - Ảnh: P.T.T.

Gắn bó và yêu mến thứ đặc sản của địa phương mình, những người con của Xuân Đỉnh đang tìm cách giúp trái hồng xiêm quê hương mình xuất hiện ở nhiều nơi, và mở rộng giống cây trồng sang các địa phương khác. Họ sẵn sàng bán giống và chia sẻ kinh nghiệm cho bất cứ ai muốn học hỏi cách trồng và chăm sóc giống hồng xiêm Xuân Đỉnh.
Khách thập phương ghé qua đây không ai không chọn hồng xiêm Xuân Đỉnh về làm quà cho người thân, và những người Hà Nội khi đi xa cũng tranh thủ chút thời gian về Xuân Đỉnh kiếm vài ký hồng xiêm làm quà.
Khoác chiếc balô trên vai, bên trong chứa đầy những trái hồng xiêm đang độ chín mang về, tôi tạm biệt Xuân Đỉnh khi chiều đã dần tà mà lòng vẫn vương vấn vị ngọt mát của những trái hồng xiêm căng tròn.
Những năm gần đây do đô thị hóa, diện tích đất trồng hồng xiêm Xuân Đỉnh bị thu hẹp, cùng sự xuất hiện hàng loạt hoa quả, hồng xiêm không còn giữ vị trí độc tôn như xưa. Tuy nhiên vẫn có những hộ gia đình còn tâm huyết gắn bó với cây hồng xiêm, còn giữ được những vườn hồng nguyên vẹn, vừa để thu quả, vừa lấy bóng mát và dường như ý nghĩa hơn đó là tình cảm gắn bó, gần gũi, thủy chung với trái hồng xiêm quê nhà.
Từ thập kỷ 1970 của thế kỷ trước, rất nhiều người dân thành phố và các tỉnh lân cận đã đổ về đây mua cây hồng xiêm giống, vì vậy hồng xiêm Xuân Đỉnh đã được nhân rộng giống ra các địa phương khác, tuy nhiên dù được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật nhưng khi trồng tại những nơi khác thì hồng không cho quả thơm và ngon như hồng được trồng trên chính mảnh đất Xuân Đỉnh. Có lẽ trời đất đã có phần ưu ái cho người dân nơi đây?

P.T.T.

Phiêu diêu mùi vị Hội An


TTO - Trong hành trình khám phá xuyên Việt mùa hè này, chúng tôi đã có những trải nghiệm thú vị ở phố cổ Hội An với những điểm homestay ấm cúng, lớp học nấu ăn và thưởng thức nhiều món ngon dân dã.
Trong những kỷ niệm ấy, nổi trội hơn cả vẫn là nỗi niềm hoài nhớ ẩm thực dân dã đậm đà của phố cổ và một cảm giác phải gọi là... phiêu diêu khi thưởng thức những món ăn ấy ngay bên sông Thu Bồn.
Sứa tươi rói ăn dai dai dòn dòn, trộn với nhiều loại gia vị đặc trưng của phố cổ mang lại hương vị ngon tuyệt

Điều thú vị nhất trong hành trình khám phá ẩm thực đất Hội An là việc tham gia lớp học nấu ăn dành cho du khách. Tôi nhập hội cùng đoàn du khách Tây đi ghe ra nhà hàng giữa sông để dự lớp học nấu ăn. Trước khi bắt tay vào thực hành, cả lớp phải đi chợ mua một số nguyên vật liệu, gia vị nấu ăn.
Chúng tôi học nấu nhiều món ăn dân dã địa phương, có cả danh mục thức ăn bằng tiếng Anh cho khách Tây tham khảo: bánh xèo, gỏi hải sản trong thuyền thơm, chả giò tươi, cà tím kho tộ, bánh ướt cuốn nhân tôm thịt, học cách trang trí món ăn bằng cà chua và dưa leo...
Sau lớp học nấu món ăn địa phương, tôi có thêm hứng thú dạo phố cổ khám phá thêm nhiều món ăn dân dã khác.
Món bánh ướt cuốn nhân tôm, thịt, rau sống - món dân dã của người phố cổ đầu tiên tôi tự tay làm trong khóa học nấu ăn dành cho du khách ở Hội An

Món ăn dân dã ở đây vừa quen vừa lạ. Có món chưa từng nếm qua bao giờ như món bánh đập, muốn ăn phải đập cái bốp vào tay rồi mới ăn, rất ngộ. Có món đã từng biết nhưng Hội An có cách làm rất riêng khiến du khách phải nhớ như món chè bắp trộn sương sáo đen rất ngon bày bán ở gần Chùa Cầu.
Mà không chỉ riêng chè bắp, món chè nào của Hội An cũng trộn kèm sương sáo đen. Cả món chè hạt sen cũng được trộn với sương sáo, sương sa, nước đường nhìn rất hấp dẫn.
Riêng tàu hũ bán rong trên đường phố ở phố cổ lại không ăn kèm nước cốt dừa. Món chí mà phủ (chè mè đen) từng là hàng rong phổ biến ban đêm trên đường phố Sài Gòn xưa kia bây giờ phải vào khu phố người Hoa trong Chợ Lớn mới có, còn ở Hội An vẫn được bán rong ngoài hè phố.
Thức uống của người phố cổ còn có nước chè đậu ván uống thay trà, mùi vị đặc biệt và rất mát. Nhất là cách dọn nước chè đậu ván trong một chiếc cốc gáo dừa bày trên tấm mẹt tre đậm chất dân dã, như đưa hồn du khách trở về cố hương...
Bánh đập bán rong trên hè phố, muốn ăn phải đập cái bốp vào tay rồi mới ăn

Nước chè đậu ván dọn ra trong những chiếc cố bằng gáo dừa bày trên mẹt tre đậm chất dân dã

Món bánh bao, bánh vạc nổi tiếng bày bán trong nhà cổ Quân Thắng ở Hội An ăn kèm nước chấm trong veo. Còn món hoành thánh nước kiểu Hội An cũng rất khác biệt. Lá hoành thánh bột mì để nguyên không cuốn thịt, thịt xá xíu xắt lát, thịt heo bằm nhuyễn vo viên trộn gia vị, bóp dẹp cho vào tô, thưởng thức thấy mùi vị cũng khá đặc biệt.
Riêng bánh khoai lang nướng là món đặc biệt tôi mới thấy lần đầu. Công thức bánh toàn nguyên liệu dân dã dễ kiếm: khoai lang nấu chín, tán nhuyễn, đậu xanh hấp chín, dừa cạo thành sợi, trộn lẫn chút đường và muối vào, nhồi vào khuôn, ép dẹp, rồi nướng trên than hồng 2 phút là thành món bánh khoai lang nướng thơm lừng, béo ngậy.
Và có một món đặc biệt chỉ ở Hội An mới có nhưng ít ai biết để tìm mà thưởng thức, đó là cháo cá cu. Cháo thật ngon và béo, nấu với đậu xanh, thêm ít rau ngò tươi, tiêu bột, thêm tí bia là hết ý. Đặc biệt, gỏi sứa ăn với bánh tráng giòn và nước chấm mắm ruốc Hội An. Sứa tươi rói ăn dai dai giòn giòn, trộn với nhiều loại gia vị đặc trưng của phố cổ mang lại hương vị ngon tuyệt.
Ngồi ven sông Thu Bồn hoặc ven biển ăn mấy món này mới thấm hết mùi vị độc đáo của sản vật địa phương.
Món bánh vạc nổi tiếng ở Hội An với nhân tôm thịt, ăn kèm nước mắm trong veo

Bánh khoai lang vừa ép khuôn, chuẩn bị nướng trên bếp than hồng

Một tuần dạo phố cổ thưởng thức ẩm thực dân dã, học nấu ăn món địa phương, thăm thú làng nghề... đối với tôi vẫn chỉ như bóng câu qua cửa. Vẫn thèm được trở về phố cổ ngồi bên sông Thu Bồn trong buổi hoàng hôn tím, ngắm chiều buông và đắm chìm trong hương vị ẩm thực đậm đà... 
ĐẶNG ĐẸP

Mênh mông sông nước Quỳnh Nhai


Chúng tôi lên đường tìm về Mường Chiên – nơi huyện lỵ cũ, với hy vọng tìm lại những kỷ niệm về một Quỳnh Nhai đầy nắng, gió, nơi con thuyền, bến nước đã làm rung động bao trái tim người đã sống, lớn lên ở đây và đã đi vào những vần thơ, lời hát làm say đắm lòng người khi đến với Quỳnh Nhai “Đất quê em ở bên sông Đà”.

Sau 2 năm trở lại Quỳnh Nhai, một thị trấn thời hiện đại hiện lên trên vùng đất Phiêng Lanh… Quỳnh Nhai hôm nay với những dãy nhà cao tầng, khu trụ sở của UBND huyện nằm trên đỉnh đồi như bao quát cả khu thị trấn sầm uất, hình ảnh về phố huyện Quỳnh Nhai xưa đã đi vào ký ức, nhường chỗ cho biển hồ mênh mông sóng vỗ… thuyền bè tấp nập ngược xuôi.
Một ngày tháng 5, khi mặt trời vừa ló qua đỉnh núi. Chúng tôi lên đường tìm về Mường Chiên – nơi huyện lỵ cũ, với hy vọng tìm lại những kỷ niệm về một Quỳnh Nhai đầy nắng, gió, nơi con thuyền, bến nước đã làm rung động bao trái tim người đã sống, lớn lên ở đây và đã đi vào những vần thơ, lời hát làm say đắm lòng người khi đến với Quỳnh Nhai “Đất quê em ở bên sông Đà”.
Nụ cười duyên dáng của các cô gái Mường

Chị Điêu Thị Nghị trước đây ở bản Nghé Tỏng, xã Mường Chiên nay chuyển ra huyện mới Phiêng Lanh, chủ chiếc thuyền đưa chúng tôi ngược dòng Đà Giang, kiêm luôn cả “hướng dẫn viên” nói chuyện với khách: Bây giờ trở về huyện cũ, các anh khó có thể xác định nổi địa danh bản, xã, cây đa, bến nước… chỉ có chúng em người gốc ở đây mới có thể nhớ được, nhờ những dãy núi cao hay khu đồi bát úp.
Nhìn dãy núi đá giăng hàng cao ngất, in hình xuống mặt hồ xanh thẫm, anh bạn đồng nghiệp bảo tôi: nay mai khi hoàn thành thủy điện Sơn La, mực nước sẽ dâng cao thêm mười tám, hai mươi mét nữa, thì cả vùng hồ rộng tới gần 100 km2 này càng hùng vĩ hơn, có người đã ví như một Vịnh Hạ Long trên núi.
Gần trưa, chúng tôi có mặt tại xã Cà Nàng, nơi trước đây mùa này nước chảy xiết, nay dòng chảy lững lờ. Chúng tôi chỉ kịp nhận ra những khu rừng tái sinh đang ngả màu xanh thẫm, tuy nước hồ chưa dâng đến nhưng trong thời gian tới thì cả vùng này là một biển hồ mênh mông. Được biết, hiện nay một đơn vị bộ đội đang tập trung vào phát dọn làm sạch lòng hồ. Ghé sát mạn thuyền vào bờ, chúng tôi gặp hai bố con ông Đinh Văn Thinh ở tận xã Tường Hạ, huyện Phù Yên lên đây đánh bắt tôm, ông bảo: hai bố con lên đây được hai, ba tháng rồi, mỗi ngày cũng đánh bắt được trên dưới chục cân tôm, bán đổ với giá 20-30 nghìn đồng/kg nên không được là bao, nhưng so với ở quê thì đây cũng là nguồn thu đáng kể.
Xuôi dòng, chúng tôi trở về với huyện lỵ Quỳnh Nhai xưa. Đứng trên mỏm đồi Cao Pô mà người dân nơi đây quen gọi là đồi truyền hình, chẳng là trước đây huyện đặt trạm phát sóng truyền thanh, truyền hình, chúng tôi như nhớ lại vùng đất thơ mộng Quỳnh Nhai bên sông Đà nhưng cũng không hình dung nổi khu huyện lỵ cũ, bến nước Mường Chiên đầy duyên nợ đã từng lôi kéo bao nghệ sỹ về với khúc sông này mỗi khi chiều tà, ánh nắng vàng hoe xuyên qua khe núi đổ những tia nắng xuống mặt sông làm ánh lên màu vàng trên mặt nước mang nặng phù sa.

Cũng trên bến sông này, trong đêm trăng những chàng trai bản Chẩu Quân hẹn hò với cô gái bên bản Mường Chiên để rồi những chuyến đò se duyên đôi lứa… Còn nhớ, vào một ngày tháng 5 năm 2008, khi cuộc đại di dân đang diễn ra, những chiếc thuyền trở đầy cột nhà, vật dụng của bà con bản Mường Chiên sang sông, cập bến để ngày mai chuyển lên xe đến vùng quê mới thì trời đã tối và cơn mưa bất chợt đổ xuống, khi chúng tôi đang nâng chén rượu chia tay thì một người từ bến sông chạy lên báo lũ từ đầu nguồn đổ về, không ai bảo ai, mọi người cùng chạy xuống bến sông vật lộn với dòng nước lũ cả đêm… đến gần sáng thì toàn bộ vật liệu, đồ dùng của gần chục hộ đã được xếp an toàn lên xe, cuộc chia tay diễn ra chóng vánh.

Thế mới biết, trong gian khó tình người Quỳnh Nhai sâu nặng đến nhường nào… Chị Điêu Thị Loan cán bộ phòng Văn hóa- Tuyên truyền huyện đi cùng đoàn bảo: Hôm nay, chúng mình còn đứng được trên mỏm đồi này, nhưng khi hồ sông Đà tích nước cho 6 tổ máy thì quả đồi này sẽ ngập sâu trong lòng hồ, nghe nói lòng hồ có chỗ sâu tới trên 100m và mặt hồ có nơi rộng hơn chục km, khoát tay chị chỉ cho chúng tôi những nơi đã gắn bó một thời như: khu chợ, khu UBND, huyện ủy, xa hơn là bến sông, gần chân đồi là khu bệnh viện, cánh đồng lúa… nhìn về phía thượng nguồn là mỏ than. Theo hướng tay chị, tôi nhớ về cái mỏ mà trước tôi đã từng đi bộ hằng giờ mới trèo lên đến nơi để viết bài về “vàng đen” của Sơn La, nay mỏ than ấy đã mấp mé nằm sát bên mặt nước hồ và trong thời gian tới chỉ còn trong ký ức…
Anh lái thuyền đưa chúng tôi ngược vào con suối Nậm Chiên. Khi con thuyền cập bến, chúng tôi hăm hở men theo con đường bùn đất mà nước hồ vừa rút. May mắn gặp được anh Điêu Chính Thảnh, Bí thư Chi bộ bản Quyền anh vui vẻ cho biết: là bản di vén có 62 hộ, với 276 nhân khẩu, các hộ được cung cấp điện, nước sinh hoạt ổn định, nhưng đường bị ngập nên đi lại khó khăn. Hiện, trong bản có tới 20 hộ đi đánh bắt tôm, cá nên cũng có nguồn thu nhập. Về lâu dài, bà con bản Quyền mong muốn Nhà nước giúp cho dân vay vốn để tái sản xuất, ổn định cuộc sống bên hồ…
Dẫu rằng, cuộc sống bên hồ sông Đà vẫn còn khó khăn và mực nước trên hồ chưa đạt đỉnh, nhưng hồ sông Đà hôm nay đã để lại trong chúng tôi bao điều đáng nói. Đó là những ký ức về thời gian, cuộc sống sôi động trên lòng hồ và cảnh đẹp đến mê hồn về vùng hồ… Trong tương lai gần, Quỳnh Nhai sẽ là điểm đến của du khách gần xa
Theo Báo Sơn La