Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Lễ hội của những ảo thuật gia


 

Đó là lễ hội lạ lùng mà bất ngờ của dân làng Duyên Yết, Hồng Thái, Phú Xuyên, Hà Nội, một cuộc đua mổ lợn và làm cỗ nhanh như ... "chạy".
Có những người háo hức chờ đợi xem lễ hội chạy lợn như thế nào mà hơn hai mươi năm "chầu chực" vẫn chỉ biết "không khí" nhộn nhịp của lễ hội chứ không thể tả được người ta chạy lợn như thế nào. Lễ hội chạy lợn diễn ra vào ngày mùng bảy tháng giêng ở đền thượng, làng Diền (Duyên Yết, Hồng Thái, Phú Xuyên, Hà Nội).
 
Phần hấp dẫn nhất của lễ hội là phần thi “chạy lợn”. Một con lợn to đến cả tạ được hai thanh niên trai tráng khiêng để đầu chúc xuống đất. Trong lúc đó mười người khác đang sẵn sàng đợi hiệu lệnh (tiếng trống) trong đình làng là bắt đầu công việc.
 

Hai người thật khỏe khiêng lợn vào sân.
 
Một tiếng trống nổi lên, chỉ bằng một nhát dao nhanh, ngọt, nghệ thuật như “chém treo nghành” mà cụ Nguyễn Tuân đă tả là đầu con lợn đã được nhúng vào nồi nước sôi cạnh đó. Đồng thời, lục phủ ngũ tạng của con lợn cũng được moi ra luôn. Đầu con lợn được làm sạch, tỉa tai, tỉa mũi, bổ vỡ đôi hàm trước, không vỡ hàm, lưỡi c̣òn nguyên, làm chín và bày lên mâm. Đầu lợn cho ngậm Đuôi và được che phủ bởi một “bàn tha” (lá mỡ) như một tấm nhiễu mỏng. Các thứ khác như tề mông, tề đầu, gầu o (thịt ức), gầu bụng(thịt bụng), tiết, thận, gan, lá lách, tim, cật… lấy đủ chín phần và cắt chia đủ 42 miếng vuông vắn bày lên mâm cỗ xung quanh thủ lợn.
 
Từ lúc mổ lợn đến lúc hoàn thành mâm cỗ chín, bày đẹp mắt gọn gàng chỉ diễn ra trong vòng… 2 phút. Anh Đồng Văn Hùng, đội trưởng đội chạy lợn xóm một, đội đă vô địch chạy lợn năm 2005 làng Diền kể “khi chúng tôi làm xong mâm cỗ, con lợn vẫn chưa kịp chết, vẫn còn kịp đứng dậy được rồi mới chết”. Thời gian chạy lợn nhanh như vậy nên rất nhiều người dân đi xem hội bao nhiêu năm mà vẫn không h́nh dung nổi chạy lợn như thế nào.
 

Lợn nằm chờ hiệu lệnh.
 
Bí quyết của những người chạy lợn chính là sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý và khoa học. Theo anh Mừng, một trong những người chạy lợn ở làng cho biết: “có anh làm nghề mổ lợn tưởng ngon ăn, tôi cho móc thử quả tim khi lợn vừa chặt đầu xong thì bị bật cả tay ra vì quả tim đập mạnh quá. Khi chạy lợn đòi hỏi tất cả phải thần tốc, mà có tới mười người thao tác, nếu không cẩn thận người nọ cản trở người kia là làm hỏng hết việc, có khi còn dẫn đến thương tích như chơi”.
 
Có năm, một giáp khiêng lợn, không may người sau vấp, người trước ngă bị con lợn đè ngang người nhưng những người khác vẫn cứ mổ lợn bình thường. Khi làm xong cỗ mọi người mới có thời gian để ý tới anh chàng đang bị con lợn đè ngang kia. Không khí ở cuộc thi chạy lợn đúng là không khí ở chiến trường.
 
Tương truyền, Đời vua Hùng Vương thứ 18, có một vị tướng tên húy là Nguyễn Hiển, hành quân qua làng Duyên Yết để đánh đuổi giặc. Các vị bô lão trong làng đă xin được làm cỗ khao quân. Vị tướng bằng lòng, nhưng yêu cầu phải làm sao thật nhanh để binh sĩ kịp hành quân đuổi giặc. Người dân làng đã mổ lợn, làm cơm trong vòng có nửa giờ.
 
Những con lợn trong lễ hội chạy lợn xưa kia phải đạt yêu cầu lợn đen tuyền, không loang ố. Lợn phải được nuôi sạch sẽ, chay tịnh trong vòng một năm. Gần đến ngày chạy lợn, lợn chỉ được ăn cháo gạo nếp và tắm lá thơm.
 
Theo cụ Phan Văn Lương, thành viên ban giám khỏa chấm thi chạy lợn cho biêt: “luật lệ của cuộc thi chạy lợn cũng rất nghiêm. Mâm cỗ phải bày đẹp, thể hiện được sự trang nghiêm, tinh thục. Những con lợn mà bị thủng bụng khi mổ nhất quyết không được mang vào tế thần”.
 

Mâm cỗ làm trong vòng 2 phút kể cả mổ, kể cả bày biện.
 
Làng Diền xưa kia có năm giáp. Mỗi giáp là một mâm cỗ. Khi mỗi giáp làm cỗ xong, những người mổ lợn sẽ chạy bê mâm cỗ vào đình, vừa đi vừa giơ thẳng dao trên đầu vừa hô to: “Giáp ta vào trước rồi!” để thể hiện thanh thế trong một bữa khao quân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét