Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

CHÙA HUẾ - ĐỊA CHỈ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH ĐẶC SẮC


Vùng đất Thuận Hóa – Huế từ lâu được coi là trung tâm Phật giáo của xứ Đàng Trong, với mật độ  chùa chiền, Niệm Phật đường, am tự lớn nhất cả nước.
Hiện Huế có hơn 300 ngôi chùa và Niệm Phật đường lớn nhỏ, trong đó có những ngôi tổ đình, cổ tự nổi tiếng từ hàng trăm năm nay như: Chùa Thiên Mụ, Từ Đàm, Báo Quốc, Từ Hiếu, Quốc Ân, Trúc Lâm, Thiền Tôn, Trà Am, Vạn Phước… Sự phát triển của Phật giáo cũng như hệ thống chùa chiền ở vùng đất Thuận Hóa gắn liền với lịch sử phát triển kinh thành Phú Xuân – Huế, kể từ khi vùng đất này trở thành thủ phủ của xứ Đàng Trong dưới thời các Chúa Nguyễn (1558 - 1788), rồi trở thành kinh đô nhà Tây Sơn (1788 - 1801) và nhà Nguyễn (1802 -1945). Mỗi ngôi chùa ở Huế không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo hòa quyện giữa con người với cảnh quan thiên nhiên, mà còn là một địa chỉ lịch sử, văn hóa, tâm linh đặc sắc. Nhiều ngôi chùa đã trở thành biểu tượng đặc trưng trong đời sống  văn hóa tâm linh Huế.
Chùa Thiên Mụ: Ngôi chùa được coi là cổ nhất ở Huế, gắn liền với huyền thoại chọn đất đóng đô của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Khi vào trấn thủ xứ Thuận - Quảng, Nguyễn Hoàng đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần đi dọc sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Người dân địa phương cho biết, đây là đồi Hà Khê, đêm đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". Năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương đặt tên là chùa Thiên Mụ. Trải qua hàng trăm năm tồn tại mở rộng và phát triển từ thời các chúa Nguyễn đến vua Nguyễn, chùa Thiên Mụ được vua Thiệu Trị  xếp vào “Thần kinh nhị thập cảnh” (20 cảnh đẹp của đất thần kinh) và ngày nay vẫn là biểu tượng tâm linh của người dân cố đô.
Chùa Từ Đàm: được xây dựng năm 1690, đời chúa Nguyễn Phúc Thái,  với tên gọi ban đầu là Ân Tôn, đến năm 1841 được vua Thiệu Trị đổi tên thành chùa Từ Đàm. Chùa là trung tâm Phật học lớn của cả nước, hàng trăm Niệm Phật đường và các khuôn hội thành lập sau này đều lấy bài trí cấu trúc và cách thờ tự của chùa Từ Đàm làm khuôn mẫu. Đây cũng là nơi diễn ra Đại hội thành lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam và  ký tên gia nhập Hội Phật giáo thế giới năm 1951. Trở thành niềm tự hào của Phật giáo Huế qua bài hát nổi tiếng "Từ Đàm quê hương tôi" của Nguyễn Thông : "Ôi ! anh linh bóng chùa Từ Đàm, nơi Bắc Nam nối nguồn Đạo Vàng…”, chùa Từ Đàm cũng là trung tâm của các hoạt động đấu tranh của Giáo hội Phật giáo chống các chế độ độc tài tại miền Nam vào những năm 60 thế kỷ XX, để lại dấu ấn lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam.
 Chùa Báo Quốc: xây dựng từ thế kỷ 17 thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, được trùng tu phát triển rực rỡ dưới thời các vua Nguyễn, là trung tâm đào tạo tăng tài cho Phật giáo Đàng Trong. Đây cũng là nơi đầu tiên thành lập Trường Sơ đẳng Phật học (1935) và Trường Cao đẳng Phật học (1940) của cả nước. Chùa trở thành một trung tâm đào tạo tăng ni lớn của Phật giáo cả nước từ đó cho đến ngày nay.
Chùa Từ Hiếu: hay còn gọi là chùa Thái giám được xây dựng vào năm 1843, gắn với câu chuyện cảm động về tình mẫu tử của Thiền sư Nhất Định, người sáng lập chùa để phụng dưỡng mẹ già. Chuyện đến tai vua Tự Đức, cảm phục trước tấm lòng hiếu thảo của sư Nhất Định  nên nhà vua đặt tên chùa là Từ Hiếu Tự. Năm 1848, chùa được các vị quan lại trong cung triều Nguyễn, nhất là các vị thái giám cúng đóng góp trùng tu tôn tạo qui mô hơn để lo việc thờ tự sau này. Vì thế chùa Từ Hiếu hiện nay còn lưu giữ được khu nghĩa địa thái giám có một không hai  ở nước ta hiện nay…
Có thể nói, hệ thống chùa Huế là một không gian tâm linh, không gian văn hóa đặc sắc có một không hai ở nước ta. Khác với hệ thống di tích Huế  như cung điện, lăng tẩm nhà Nguyễn, in dấu một thời vàng son của quá khứ, chùa Huế là một thực thể sống động và phát triển, chứa đựng những dòng chảy văn hóa đặc sắc nối quá khứ với hiện tại, nối con người với văn hóa tâm linh... Đến với chùa Huế, du khách không chỉ được vãn cảnh vườn thiền, thưởng thức ẩm thực chay Huế… mà còn được đắm mình trong dòng lịch sử, văn hóa Phật giáo đặc trưng của vùng đất Phú Xuân - Huế. Vì thế, từ lâu chùa Huế đã trở thành những địa chỉ hành hương thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Ngô Minh Thuyên

Thiên Mụ - ngôi chùa cổ đẹp nhất xứ Huế

VOV.VN - Được xây dựng cách đây hơn 400 năm với bao biến động nhưng chùa Thiên Mụ vẫn giữ được vẻ uy nghi, thanh tịnh và cổ kính bên dòng sông Hương..
Nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km, trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương - chùa Thiên Mụ (Linh Mụ) được nhiều người biết đến là ngôi chùa cổ và đẹp nhất của Huế. Chùa được xây dựng năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Sau này, chùa cũng đã được trùng tu, cải tạo nhiều lần dưới các triều vua nhà Nguyễn. 
Điểm nhấn đáng chú ý nhất của chùa Thiên Mụ là tháp Từ Nhân (sau này được đổi tên là tháp Phước Duyên). Đây là ngôi tháp do vua Thiệu Trị cho xây vào năm 1844. Tháp hình bát giác cao 21 m với 7 tầng uy nghi ngay trước cửa chùa.
Tháp chỉ có một lối vào chính và có cầu thang hình xoáy ốc dẫn lên các tầng. Riêng tầng 6 và tầng 7 là phải dùng thang di động bằng gỗ và cửa với chìa khoá đặc biệt, bởi ở tầng trên cùng trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng.
Phía ngay sau tháp là cổng chính dẫn vào chùa Thiên Mụ hay còn gọi là Tam quan. 
Ngoài ra, xung quanh chùa còn có nhiều cổng nhỏ.
Bước qua cửa vào, hai bên hông của chính điện là hai nhà Lôi Gia - loại miếu thờ đối diện xây năm 1815 dưới đời Gia Long. Mỗi Lôi Gia chứa 3 pho tượng Kim Cương.
Giữa khuôn viên chùa là điện Đại Hùng - ngôi điện chính trong chùa.
Phía trong điện Đại Hùng là nơi thờ những pho tượng Phật bằng đồng đầu tiên của Phường Đúc, Huế. Và một khánh đồng đúc năm 1677, một bức hoành phi bằng gỗ được sơn son thếp vàng do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng năm 1714.
Phía trên nóc của điện Đại Hùng có nhiều ô sáng được thiết kế nhằm tăng cường ánh sáng. Đây cũng là một nét kiến trúc phố biến của nhiều ngôi nhà cổ thời xưa hay sử dụng.
Tiếp đến là điện Quan Âm.
Và cuối cùng là  khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu - vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.
Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có bia đá thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Đây là tấm bia đá cao 2,6m, rộng 1,25m, dựng trên lưng một con rùa bằng đá cẩm thạch dài 2,2m, rộng 1,6m. Trên bia có khắc bài văn nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây...
Trong chùa còn lưu giữ chiếc xe Austin của Bồ tát Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.
Đồng thời, trong chùa còn có rất nhiều khuôn viên cây xanh tạo cảm giác thư thái, 


trong lành. Nhiều du khách đến Huế không thể bỏ qua địa danh tâm linh này.

Huy Phương - Thanh Thanh/VOV.VN

Ngôi chùa cổ có lịch sử dữ dội thời chiến tranh VN

(Kiến Thức) - Chùa Từ Đàm ở Huế là ngôi chùa cổ in đậm các diễn biến lớn của lịch sử Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam.
Ngoi chua co co lich su du doi thoi chien tranh VN
Tọa lạc tại số 1 đường Sư Liễu Quán, thuộc phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, chùa Từ Đàm là một ngôi chùa cổ danh tiếng ở Huế. Ảnh: Cổng tam quan chùa Từ Đàm ở Huế.Ngoi chua co co lich su du doi thoi chien tranh VN-Hinh-2
Đây cũng là một ngôi chùa in đậm các diễn biến lớn của lịch sử Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Tòa chính điện và tháp Ấn Tôn trong khuôn viên chùa.Ngoi chua co co lich su du doi thoi chien tranh VN-Hinh-3
Theo các sử liệu, chùa do Thiền sư Minh Hoằng - Tử Dung khai sơn vào khoảng cuối thế kỉ 17, và sau đó được đặt tên là chùa Ấn Tôn, với ý nghĩa là "lấy sự truyền tâm làm tông chỉ". Ảnh: Cây bồ đề tại chùa Từ Đàm có nguồn gốc từ Ấn Độ, nơi đức Phật thành đạo, được trồng sớm nhất tại Việt NamNgoi chua co co lich su du doi thoi chien tranh VN-Hinh-4
Trong cuộc chiến tranh giữa chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, chùa Ấn Tôn bị hư hại nặng như nhiều ngôi chùa khác trong vùng. Đến năm 1813, chùa mới được tái thiết. Ảnh: Chính điện chùa Từ Đàm.Ngoi chua co co lich su du doi thoi chien tranh VN-Hinh-5
Năm 1841, vua Thiệu Trị đổi tên chùa Ấn Tôn thành chùa Từ Đàm (do kỵ húy tên vua là Miên Tông), với ý nghĩa là "đám mây lành của Phật pháp". Ảnh: Bên trong chính điện.Ngoi chua co co lich su du doi thoi chien tranh VN-Hinh-6
Là nơi quy tụ những học giả Phật giáo xuất sắc nhất miền Trung, trong giai đoạn thực dân Pháp thống trị Việt Nam, chùa Từ Đàm trở thành trung tâm của phong trào Chấn hưng Phật giáo Trung Kỳ từ thập niên 1920. Ảnh: Tháp Ấn Tôn.Ngoi chua co co lich su du doi thoi chien tranh VN-Hinh-7
Năm 1951, một hội nghị rất quan trọng được tổ chức tại chùa, nhằm thống nhất Phật giáo trên toàn quốc, quy tụ các đại biểu của 6 tập đoàn Tăng già và cư sĩ cả nước.Ngoi chua co co lich su du doi thoi chien tranh VN-Hinh-8
Hội nghị đã ra quyết nghị thành lập một Tổng hội lấy tên là Hội Phật giáo Việt nam, qua đó thống nhất Phật giáo Việt Nam và gia nhập Phật giáo thế giới.Ngoi chua co co lich su du doi thoi chien tranh VN-Hinh-9
Vào những năm 1960, chùa Từ Đàm là trung tâm của các hoạt động phản chiến và đấu tranh chống lại chế độ độc tài Ngô Đình DiệmNgoi chua co co lich su du doi thoi chien tranh VN-Hinh-10
Chùa là nơi khởi phát phong trào Bất Bạo Động, chống lại chính sách kỳ thị Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm để bảo vệ Đạo pháp, diễn ra từ ngày 8/3/1963 cho đến ngày 1/11/1963.Ngoi chua co co lich su du doi thoi chien tranh VN-Hinh-11
Trong thời gian đó, Hòa thượng Thích Tiêu Diêu đã tự thiêu tại sân chùa Từ Đàm, khiến toàn thế cộng đồng Phật giáo Việt nam chấn động.Ngoi chua co co lich su du doi thoi chien tranh VN-Hinh-12
Từ ngôi chùa này, ngọn lửa đấu tranh của Phật giáo đã lan rộng khắp miền Nam Việt Nam, góp phần làm lung lay tận gốc chế độ Ngô Đình Diệm...Ngoi chua co co lich su du doi thoi chien tranh VN-Hinh-13
Về mặt kiến trúc, chùa Từ Đàm lúc mới hình thành chỉ là tịnh thất nhỏ làm bằng cây lá. Chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.Ngoi chua co co lich su du doi thoi chien tranh VN-Hinh-14
Sau các cuộc trùng tu lớn vào những năm 2000, diện mạo của chùa đã thay đổi toàn diện khi tòa chính điện mới bề thế cùng tòa tháp Ấn Tôn 7 tầng uy nghiêm được xây dựng.Ngoi chua co co lich su du doi thoi chien tranh VN-Hinh-15
Ngày nay, chùa Từ Đàm là một điểm đến nổi tiếng xứ Huế, thu hút rất đông du khách tới thăm hàng năm.
Quốc Lê


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét