Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Kỳ Đài – chứng nhân lịch sử


Có lẽ trong những triều đại phong kiến của Việt Nam thì chỉ có nhà Nguyễn xây dựng kỳ đài, đó vừa là biểu tượng cho sự thống nhất đất nước sau bao nhiêu năm nội chiến và cũng là để khẳng định ngôi vị Hoàng Đế của Gia Long cũng như các Vua kế vị Ông, kỳ đài còn là nơi thể hiện cho chính thể quốc gia. Kể từ khi xây dựng cho đến nay, trải qua thăng trầm của thời gian, chiến tranh kỳ đài vẫn hiên ngang, vẫn đứng đó với đúng chức năng của mình là nơi treo cờ.

 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 6 Ky Dai chung nhan lich su 
Kỳ đài – nơi tranh giành của quyền lực
Kỳ đài được xây vào năm 1807 dứơi thời Gia Long ở chính Nam pháo đài trước mặt hoàng thành. Đến thời Minh mạng vào các năm 1829, 1831, 1840 kỳ đài được tu sửa nhiều lần. Kỳ đài gồm 2 phần là đài cờ và cột cờ.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 6 Ky Dai chung nhan lich su 
Thanh bình bên dòng Hương hiền hòa
Đài cờ: gồm 3 tầng đài hình chóp cụt chồng lên nhau cao hơn 17m, mỗi tầng đều có lang can cao 1m, được trang trí bằng gạch hoa đúc rỗng, tầng thứ nhất cao 5,5m, tầng 2 cao gần 6m, tầng 3 cao hơn 6m. các tầng thong nhau bằng một cửa vòm, từ tầng 1 lên tầng 2 cửa vòm rộng 4m, từ tầng 2 lên tầng 3 cửa vòm rộng 2m. cả 3 tầng nền đều được lát gạch vồ và có một hệ thống thoát nước rất tinh tế, ngày xưa trên đài còn có 2 chồi canh và 8 khẩu đại bác.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 6 Ky Dai chung nhan lich su 
Trong chiến tranh kỳ đài vẫn sừng sững tuy mang trên mình nhiều vết thương
Cột cờ: nguyên xưa cột cờ đuợc làm bằng gỗ cao khoảng 30m, đến năm Thiệu Trị thứ 6 được làm lại cũng bằng gỗ cao khoảng 32m, đến năm 1904 trong cơn bão Thìn cột cờ bị gãy và thay bằng một cột khác bằng gang. Rồi năm 1947 cột cờ lại bị pháo bắn gãy thêm một lần nữa và năm 1948 một cây cột bằng bê tông cốt sắt được dựng lên cao khoảng 37m và tồn tại đến ngày nay. Cột cờ được chi làm 2 phần và giữa có một cái vọng đẩu dung để đặt kính viễn vọng giúp quân lính có thể quan sát ra đến cửa biển Thuận An
  Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 6 Ky Dai chung nhan lich su
Nhìn từ Ngọ Môn, thật uy nghi
Trong thời nhà Nguyễn kỳ đài là nơi treo cờ báo hiệu cho những cuộc lễ khác nhau như lễ đăng quang, vạn thọ, tiếp sứ… Rồi đến ngày 23 – 8 – 1945 khi Bảo Đại đọc bản thoái vị ở Ngọ Môn thì lá cờ quẻ ly của nhà Nguyễn được kéo xuống và lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên. Chiến tranh lại nổ ra, một lần nữa cột cờ lại thay màu cờ, mãi đến 31-1-1968 là cờ của mặt trận giải phóng dân tộc lại được kéo lên trong 26 ngày và rồi cũng bị hạ xuống, mãi cho đến ngày 26-3-1975 khi Huế được giải phóng thì lá cờ của mặt trận giải phóng dân tộc mới yên vị trên kỳ đài.

Trải qua biết bao cơn binh lửa, kỳ đài bước ra khỏi chiến tranh với nhiều thương tích mang trên mình, rồi một đợt phát động trùng tu lại kỳ đài bắt đầu, kỳ đài dần lấy lại được nét xưa, hệ thống lang can được phục hồi, hệ thống thoát nước cũng vậy. Tuy nhiên 2 gác canh và 8 khẩu thần công thì không còn nữa.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 6 Ky Dai chung nhan lich su 
Kỳ đài nhìn từ Phu Văn Lâu
Từng là biểu tượng chính thể của một quốc gia, kỳ đài tồn tại giữa bom đạn của chiến tranh, giữa ta và địch, giữa quá khứ và hiện tại, cho đến ngày nay kỳ đài vẫn uy nghi sừng sững phía trước hoàng thành, trước hoàng cung xưa như một dấu ấn thời gian và như biểu tượng cho nước Việt thống nhất trong hiện tại cũng như tương lai.

Hành trình tiếp theo ta sẽ đến với hệ thống lăng tẩm của các Vua nhà Nguyễn.
Theo quan niệm phương Đông thì sống chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp trong cuộc đời con người cho nên việc xây dựng lăng tẩm rất quan trọng, lăng phải được xây như thế nào, cuộc đất phải ra sao... tất cả phải thống nhất tuyệt đối vì nó có ảnh hưởng đến cơ nghiệp của con cháu. Vì thế các Vua nhà Nguyễn cũng lo xây dựng cái cơ ngơi riêng cho mình, cho nên trên đất Huế có rất nhiều lăng tẩm Hoàng gia trong đó có hệ thống lăng tẩm của các hoàng đế nhà Nguyễn. Mỗi lăng là một không gian riêng ẩn chứa tính cách của từng người chủ, có cái bao la thể hiện tính cách phóng khoáng như lăng Gia Long, cái lại nguyên tắc uy nghiêm như lăng Minh Mạng, cáiđơn giản thể hiện cái gì đó chóng vắng như lăng Thiệu Trị...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét