Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Những đặc sản có '1 không 2' trên thế giới ở sông Gâm


(ĐVO) Sông Gâm từ Bắc Mê (Hà Giang) đến ngã ba nơi gặp phụ lưu của mình là sông Nho Quế ở xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) như một dải lụa màu lục diệp nằm lọt thỏm giữa hai bờ vách đá sâu hun hút.

Những con cá nặng gần một tạ
Ngay cả những tay săn cá quý lão luyện nhất cũng khó lòng đếm được bao nhiêu ghềnh thác và cũng chẳng ai dám vỗ ngực nói rằng mình đã đi thuyền trọn khúc sông này. Nhưng hóa ra sự hiểm trở ấy lại là điều may mắn. Khúc sông Gâm ở thượng nguồn là nơi duy nhất còn giữ được trọn bộ “ngũ quý hà thủy”, tên gọi dùng để chỉ 5 loài cá quý nhất: anh vũ, dầm xanh, chiên, lăng và cá bỗng.
Cá chiên, một loài cá da trơn hung dữ, được mệnh danh là chúa tể lòng sông. Những con cá khổng lồ, có khi nặng tới 70-80kg, được miêu tả như những thây người nằm úp dưới đáy sông, nằm sấp trên khoang thuyền lớn khi bị bắt. Mỗi lần chúa tể lòng sông vừa sa lưới mà cáu tiết, “ngài” quẫy mình một cái, thì con thuyền hay chiếc xe tải hạng nhẹ chứa nước đang chở ngài về... quán nhậu cũng phải chòng chành, chao liệng, ngất ngư. Thịt cá chiên vàng như nghệ, xắt khúc ra, xả thành từng súc ánh lên rười rượi.
Con cá chiên này vừa được bắt vào ngày 9/11, nặng gần 80kg.

Trước đó, ngày 9/11, cá quý hiếm này cũng được một người có nick name Ly Gia Ken bắt trên sông Gâm với trọng lượng cá lên tới 38kg.

Giá một cân cá chiên lên đến cả triệu đồng, một con cá bắt được, cả chục, có khi cả vài chục triệu đồng như chơi. Thợ săn và con buôn cứ khuấy nước, bới bùn ở các chốn hang ổ cuối cùng của “quái vật sông hồ” lên

Ngày xưa người ta gọi con cá chiên là “cá ma”, không ai dám đánh bắt, ăn thịt. Bởi có một sự thật là ở hai bên bờ sông Gâm, cá chiên thường sống dưới các miếu thờ hay cột cờ phướn mà người ta dựng lên để thờ thần, cầu nguyện điều may mắn. Không biết vì sao nhưng có lẽ chính vì “bí ẩn” này đã khiến nhiều người không dám đụng đến “cá ma” khi “ngài” xuất hiện”.

Thế nhưng mươi năm trở lại đây, những con cá chiên khổng lồ hình thù kỳ quái với cái đầu to đùng, bè ra, mốc thếch như một phiến đá đã trở thành “đặc sản” của những người lắm tiền nhiều của.

Săn cá quý, nhiều người đã chết thảm. Tuy nhiên, những thùng gạo trơ đáy ở nhà không cho phép họ sợ hãi. Họ không phải gan dạ gì hơn người nhưng có một nỗi sợ còn hơn cả cái chết: Vợ con đang đói.
Cá Dầm xanh bây giờ tầm 350-400 ngàn một kg, còn anh vũ, nếu trả dưới 1 triệu đồng. Đấy là mua ngay của phương săn, còn nếu vào quán, không loài cá quý nào ở đây có giá dưới 1 triệu đồng và nếu không cẩn thận, du khách có thể mua phải cá... nuôi.

Thưởng thức vịt đeo vương miện


Ngoài các loài thủy hải sản có tiếng thì sông Gâm còn nổi với “tịt đeo vương miện” đang là món ăn có thị hiếu nhất và ít người được tận hưởng nếu không đặt chân lên Nà Hang – Mảnh đất cuối cùng của xứ thành Tuyên này.
Con cá chiên nặng 10 kg được bắt từ sông Gâm.

“Vịt đeo vương miện” - theo cách gọi hoa mỹ hay vịt mào (cách gọi của người đại phương) là giống vịt lạ và quý, có duy nhất ở Nà Hang. Và trong huyện Nà Hang thì loại vịt này cũng chỉ chọn hai xã xa nhất là Thượng Nông và Thượng Giáp làm nơi sinh sống. Theo truyền thuyết, thủa xa xưa có một công chúa nhà trời đã qua chốn này. Bước chân vi hành ở cõi nhân gian của nàng bỗng có cơn đại hồng thủy ập đến. Trong cảnh hỗn loạn của lụt lội và ngập úng, mọi vật đều bỏ chạy để tìm chỗ yên thân cho mình. Nhưng trước cảnh nạn của công chúa nhà trời, thương cảm và không thể bỏ mặc cô lại nên những đàn vịt ở Thượng Nông, Thượng Giáp đã kết bè làm chỗ lưu thân cho công chúa. Khi cơn đại hồng thủy qua, cảm ơn sự cứu cánh của bầy vịt, không nề hà nàng công chúa nhà trời ấy đã gỡ chiếc vương miện của mình mà ban cho lũ vịt. Kể từ ấy, nơi đây là chốn duy nhất để sinh ra loại vịt có mào hay “vịt đeo vương miện” này.
Có cái lạ là cùng một mẹ sinh ra nhưng không phải con vịt nào cũng có “vương miện” trên đầu. Theo người dân địa phương thì chỉ con vịt nào chăm chỉ kiếm ăn mới thấy xuất hiện chiếc mào này và đây cũng là những con vịt ngon nhất trong đàn.
Đây là giống vịt lạ về ngoại hình, thịt có những mùi vị hết sức đặc trưng. Ngoài độ mềm, dai, nhỏ và giòn xương thì loài vịt này có vị thơm hết sức đặc biệt, không thể lấy mùi vị đặc trưng nào để so sánh, chỉ đến và được nếm mới cảm nhận được.
“Vịt đeo vương miện” kiếm ăn với đàn không đông, chúng chỉ kiếm ăn ở các chân ruộng hay bìa suối và chỉ ăn các loại phù du.
Nỗi buồn sông Gâm
Có một nguyên nhân khiến dòng sông Gâm ngày càng cạn kệt cá quý là bởi vì nó đang bị con người bức tử. Đi xuyên vòng cung sông Gâm chúng tôi chứng kiến hàng trăm bãi vàng đang khai thác ngay giữa lòng sông. Ở nhiều khúc sông như đoạn chảy qua huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang), một tay săn cá nói với tôi rằng có thời điểm cá chết trắng bờ vì nuốt phải thủy ngân từ chất tẩy rửa ở các bãi vàng đang mọc lên như nấm.
Vịt đeo vương miện, món đặc sản chỉ có ở sông Gâm.

Quả thật nếu làm một phép tính đơn giản, đặt một kg anh vũ bên cạnh nương ngô mà cả gia đình chàng trai người Tày vẫn trông vào thì khập khiễng quá. Chưa có một vụ ngô nào mà nhà Đoàn có thể gọi là lãi bởi đơn giản làm ra bao nhiêu ăn tuột bấy nhiêu thì lấy gì mà tính toán. Trong khi một đêm săn cá chỉ một con như thế này cũng đủ gạo ăn cho gia đình hắn gần cả tháng trời chứ chả chơi. Chẳng thế mà đời cha ông Đoàn lớn lên nhờ ăn cá, đời Đoàn lớn lên cũng nhờ ăn cá nhưng đến đời con hắn thì liệu có được may mắn ấy.
Dòng sông này còn nhiều cá quý, nhưng dân hai bên bờ giờ còn ai dám ăn bởi chỉ có quan chức, cán bộ mới có thể  vứt tiền triệu vào đĩa cá bé tí ti thế này. 

Trường Giang (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét