Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

CÁ MÒI DẦU - BÌNH THUẬN


Người dân ở miền Nam đã từng thưởng thức vị thơm, ngon, béo của những món ăn chế biến từ con cá mòi, loại cá sống nhiều vùng biển Bình Thuận. Cá mòi có hai chủng loại: trũng đất, trũng cờ, trũng là mít gọi chung cá mòi "trũng" - Cá "ranh" (cá con lớn lên) "xanh bầu" giữa cá ranh và cá lớn có nhiều dầu gọi là cá dầu (Nematolosa Nasus).

Cá mòi dầu ở Bình Thuận được chế biến thành những món ăn vô cùng độc đáo qua món canh nấu với dưa hồng (dưa hấu trái nhỏ), bầu, mướp. Muối sương (lạt) đem nướng ăn với cơm nguội. Rán (không cần mỡ) còn lấy ra được dầu cá để chan cơm ăn. Hấp ăn với bánh tráng nhúng nước cuốn rau sống chấm mắm nêm hay nước mắm giã. Cá mòi đem hầm măng khô là món ăn thuần túy ở mọi nhà trong những ngày lễ Tết.
Người ta còn thi vị hoá cá mòi qua món mắm. Cá đem muối, khi chín lấy ra ăn sống hay chưng (cách thủy). Thông thường cá được muối trong thời gian 60 ngày thì vớt ra lấy nước muối để rửa cá, đánh vẩy xong đem thính (bắp rang trộn muối giã nhuyển) xấp trong lu nhỏ mỗi lớp cá là một lớp lá cây vông (lá gói nem). Mắm mòi ăn với bánh hỏi, cuốn bánh tráng rau sống, khế chua, cà tím...
Do có nhiều chất béo nên ngòai việc chế biến thành những món ăn tính độc đáo, người ta còn lấy ra được trong c'a mòi một lượng dầu đáng kể qua cách muối, kho hoặc hấp. Dầu cá mòi có công dụng để ngâm thịt cá, làm mỡ ăn và thắp đèn thay nến. Trong xuất khẩu, người ta lấy dầu cá mòi làm nhiên liệu thuộc da, pha sơn, chế biến xà phòng.
Nước mắm cá mòi ngon thơm và béo hơn cả các loại cá khác như cá tạp, cá nục dùng trong sản xuất nước mắm. Thường người ta để hơi ươn rồi mới ướp muối, xác cá mòi muối và hấp sau khi lấy hết dầu đem bán ở vùng cao và các tỉnh đồng bằng Nam Bộ đều có giá trị kinh tế cao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét