Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Tham quan Phố Tây


Khu tây ba lô nằm ở phường Phạm Ngũ Lão với những dãy phố hẹp dài tít tắp. Và dường như cái chật hẹp ngột ngạt này làm nên sự quyến rũ kỳ lạ đối với du khách. “Bạn có thể sống cả năm ở đây mà chẳng cần phải đi đâu cả” – Rayanam, một anh bạn da đen đã ở đây cả năm trời từng nói với tôi như vậy. Anh đến từ cộng đồng da đen ở Houston, Mỹ, đến đây để dễ thở hơn bằng trợ cấp thất nghiệp. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp Ray lang thang la cà quán xá trên khu Bùi Viện – Đề Thám cả ngày. Và như đã nói bạn có thể mua mọi thứ rẻ hơn so với khu Đồng Khởi rất nhiều. Ví dụ nhé, một người bạn của tôi cần mua một cái nón lưỡi trai, sau khi bị hét 180 nghìn đồng cho một cái giả Nike, anh về Bùi Viện và mua một cái giống y với giá 25 nghìn.
Để khẳng định điều này có một cách rất đơn giản, đầu tiên bạn hãy đến với Phố Tây ở Sài gòn -nơi dành riêng cho khách du lịch ba lô, tiếp theo đó bạn chỉ cần bỏ chút thời gian thâm nhập vào cuộc sống du lịch của những Tây ba lô có mặt tại đây. Đã có nhiều người đến với Việt Nam mà trong túi chỉ vẻn vẹn vài trăm đôla, cùng đồng hành với họ đơn giản chỉ là một bản photocopy của những cuốn sách hướng dẫn du lịch?
Phải chăng điều kỳ lạ nằm trong những cuốn sách ấy? Xin thưa ngay rằng những cuốn sách được photocopy đó chỉ là những kiến thức, những hướng dẫn rất thông thường và bạn có thể tìm thấy ở bất cứ cuốn sách nào khác. Và chẳng có điều kỳ lạ nào cả bởi trong đó ngoài những hướng dẫn thì chỉ có đôi chút kinh nghiệm “truyền tay” của những người đã từng đi du lịch, nhất là đã từng đến với Phố Tây.
Phố Tây, cái tên nghe rất lạ, thế nhưng đối với người dân Sài Gòn và khách du lịch (những ai từng đến với TP Hồ Chí Minh) thì nó lại chẳng xa lạ gì. Thực ra Phố Tây chỉ là một con đường lớn mang tên Phạm Ngũ Lão, Phố Tây chỉ là tên gọi xuất hiện gần đây khi người ta muốn nói tới con đường này. Thật chẳng ngoa chút nào khi người ta gọi tên nó như vậy bởi hầu như tất cả khách du lịch nước ngoài khi đến với thành phố náo nhiệt này đều đặt chân đến khu phố này. Tất cả những điều được coi là “khó tin” đó lại là chuyện thường ngày và chẳng đáng kể gì ở Phố Tây. Giống như những con phố bất kỳ dành cho khách du lịch nước ngoài nào, Phố Tây trở thành một địa chỉ hấp dẫn cho khách du lịch cả trong và ngoài nước. Cái hấp dẫn của Phố Tây là ở chỗ giá của nó khá rẻ, điều này chẳng cần quảng cáo gì người ta cũng biết.
Thực ra đường Phạm Ngũ Lão mới mở cho kinh doanh du lịch ba lô được gần 10 năm gần đây. Đó là những phố và hẻm bao quanh ba khách sạn quốc doanh lớn là Tự Do 3 và Tự Do 4 cùng Viễn Đông, san sát những hiệu cà phê đường, cửa hàng lưu niệm, tour du lịch và khách sạn mini rẻ tiền. Quả thật là rất rẻ! Căn phòng “đời mới” ở khách sạn Tự Do 3 là 4 đô la một đêm, các giường ngủ ở những nhà nghỉ gần đó chỉ có 3 đô la cho khách thuê.
Cùng với dịch vụ nhà nghỉ, các quán ăn cũng mọc lên san sát, những hiệu ăn này có ba điểm chung rất dễ nhận thấy là: trang trí giống nhau, phục vụ thanh đạm và đặc biệt là giá rất rẻ. Ở bất cứ một khách sạn hay nhà nghỉ nào khách du lịch cũng có thể đặt hoặc tham gia trực tiếp các tour du lịch trong ngày bằng xe buýt, giá của các tour này rẻ đến mức kinh ngạc, 4 đến 7 đô la cho một tour đi địa đạo Củ Chi, Vũng Tàu, Cao Đài, xa hơn nữa có thể là đồng bằng sông Cửu Long, Nha Trang hoặc ra phía Bắc. Một chuyến xe buýt đi từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội (1.726 km) với điểm dừng chân cho phép tại Đà Lạt, Nha Trang, Hội An và Huế chỉ tốn có 29 USD.
Chỉ trên con Phố Tây mà có tới bốn hãng hoạt động bán quốc doanh đó là: Lữ hành Kim, Du lịch Bến Thành, Fiditourist và Du lịch Sài Gòn cùng với những hiệu ăn tư nhân và một số các nhà kinh doanh nhỏ hơn khác. Với khung lợi nhuận thấp những công ty tour du lịch kiểu này phụ thuộc vào số lượng, bởi còn thiếu nhiều kinh nghiệm.
Một doanh nhân du lịch tiêu một ngày bằng một du lịch ba lô tiêu một tuần. Thế nhưng công việc làm ăn của các nhà “tổ chức lữ hành” ở Phố Tây là một bằng chứng khẳng định không vì thế mà họ bị giảm mức thu nhập. Trước đây khách du lịch chủ yếu là người Úc và châu Âu, ngày nay cả những khách người Mỹ và châu Á cũng rất thích và bị thu hút bởi dịch vụ du lịch kiểu này, có lẽ vì thế mà Phố Tây vẫn là địa chỉ hấp dẫn.
(Nguyễn Hường)

Phố Tây balo
.


Khu Phố dành cho khách du lịch nước ngoài có thu nhập thấp, nổi tiếng ở Đông Nam Á nằm trên đường Phạm Ngũ Lão, TP HCM chiếm 7 khối phố. Nhưng trong những khách sạn nhỏ, các quán café Internet và quán café, du khách có thể tìm thấy một thị trường tự do thu hẹp hình thành nên Việt Nam.
Cách đây một thập kỷ, Phạm Ngũ Lão là một khu dân cư, sự yên tĩnh duy nhất vào buổi sáng sớm của nó bị phá vỡ bởi những chuyến xe chở nông dân từ vùng đồng bằng Cửu Long đến bán nông sản. Hai khách sạn duy nhất của khu phố là Hoàng Tú và Viễn Đông cung cấp chỗ nghỉ đêm cho những người bán hàng này với giá 1 đồng/đêm. Ở đây, khách nước ngoài thường bị từ chối.
Ngày nay, những khách sạn này-đã được đổi mới và nâng cấp-cùng với hơn 100 nhà trọ và khách sạn mini trong khu vực cạnh tranh nhau quyết liệt trong việc giảm giá, nâng tiêu chuẩn để thu hút khách vì Việt Nam đã rất mạnh mẻ trong việc gia nhập vào Đông Nam Á như là một điểm đến của ngành du lịch.
Nếu có người nào xứng đáng được xem là người thành lập Khu phố Tây Phạm Ngũ Lão, đó chính là Bà Trần Ngọc An, hiện trên năm mươi tuổi. Trong thời chiến tranh Việt Nam, bà làm trong Tòa Đại sứ và trong những năm sau cùng của thập kỷ 1970, bà bán rau cải và nước mát từ một tủ lạnh cũ hiệu Sears.
Khi Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế thị trường năm 1989, bà bị thuyết phục với ý tưởng Việt Nam sẽ trở thành một điểm đến nổi tiếng và cho là khu phố chỉ cách trung tâm thương mại của thành phố không xa sẽ trở thành một nơi nghỉ hoàn hảo cho những khách du lịch có thu nhập thấp. Bà thuyết phục khách sạn Hoàng Tú cho đặt một bàn đăng ký tour ở hành lang.
Khách hàng đầu tiên của bà là một cặp vợ chồng người Hà Lan, sau đó là khách ba lô Đức, Israeli và Pháp-ngay cả có một cựu chiến binh Mỹ. Bà nói tiếng Anh và phục vụ rất tốt, tiếng tốt lan đi nhanh chóng. Công ty du lịch của bà An trở thành công ty du lịch tư nhận đầu tiên được Nhà nước cấp phép.
Đối với những du khách đầu tiên năm 1989, Việt Nam không phải là vùng Riviera của Pháp. Họ cần phải có giấy phép đặc biệt để đi mọi nơi, công an có thể gõ cửa khách sạn vào ban đêm để xem du khách có ở trong phòng không, và không người Việt Nam nào dám trò chuyện với người nước ngoài trên đường phố.
Trong một thời gian dài, Việt Nam đã đóng cửa và ngày nay Chính quyền đang quan tâm đến ngành du lịch-một ngành thu hút nhiều nhân lực, tổ chức nhiều lớp học đào tạo du lịch bậc đại học và là nguồn thu hút ngoại tệ chính-một bệ phóng cho sự phát triển kinh tế. Trong những năm qua ngành này đã có nhiều thay đổi với những khu du lịch sang trọng ở các bãi biển Đà Nẵng, Nha Trang và hàng tá khách sạn năm sao ở TP HCM và Hà Nội.
(SGN-Theo Los Angeles Times)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét