Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Cá ngựa - Nguồn Viagra dân gian

Cá ngựa có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng làm ấm thận, tráng dương, tiêu báng hòn, nhọt sưng. Tương truyền để trị hiếm muộn ở phụ nữ, lấy cá ngựa đốt, tán bột, uống khoảng 10g, vừa uống tay vừa cầm... con cá ngựa mới có tác dụng.
Cách dùng phổ biến nhất là ngâm một cặp cá ngựa trong rượu để uống hàng ngày. Cũng có thể kết hợp với các vị thuốc bắc, hồ đào, phà cố chỉ, nhân sâm (lượng như nhau) làm viên uống. Cá ngựa khi đã phơi khô, sờ vào sẽ thấy gai gai, nhám nhám nên khó phân biệt được cá ngựa thật và cá ngựa làm bằng... nhựa. Để không bị mua nhầm, bạn nên trực tiếp mua những con cá ngựa đang bơi tung tăng trong bể là chắc ăn nhất. Nhiều người mua đúng cá ngựa thật nhưng là cá ngựa "second hand" - đã được ngâm rượu và đem ra lừa khách mà thôi. Hiện nay, Cầu Đá, Nha Trang là nơi bán cá ngựa nhiều nhất Việt Nam. Đến đây, quý bà sẽ tha hồ lựa chọn "viagra thiên nhiên" làm quà cho các đấng lang quân.
Trong các con vật có tác dụng chữa bệnh, nói đúng hơn là các bộ phận của chúng có tác dụng chữa bệnh thì cá ngựa là loại thuốc quý... lành tính nhất. Ngoài tác dụng y học, những bí mật về cá ngựa chắc chắn sẽ làm nhiều người thú vị và yêu thích loài sinh vật biển này nhiều hơn.

Viagra tự nhiên
Cá ngựa được coi là một nguồn Viagra từ thiên nhiên
Cá ngựa là một vị thuốc trong Đông Y, còn được gọi là hải mã hay hải long - những cái tên thật đẹp. Gọi là cá ngựa vì chúng có cái đầu giống ngựa nhưng lại sinh sống dưới biển, đặc biệt là những vùng biển trong, có độ mặn cao như Việt Nam, Trung Quốc. Riêng về chủng loại, cá ngựa rất phong phú, có cá ngựa gai, cá ngựa lớn, cá ngựa Nhật...và tất cả các loài này đều có thể làm thuốc. Nhưng theo kinh nghiệm thì cá ngựa trắng và vàng là tốt hơn cả.
Tác dụng chữa bệnh cao nhất và tuyệt nhất của cá ngựa được mọi người "trầm trồ" là trị liệt dương ở nam và vô sinh ở nữ. Theo các kết quả nghiên cứu thì trong cá ngựa có chứa các protein chống oxy hoá, tạo máu và các phân tử có chức năng giải độc cao. Ngoài ra, cá ngựa còn có chứa enzyme sinh tổng hợp Prostagladin - chất đóng vai trò điều hoà thần kinh, hormone và hệ miễn dịch. Prostagladin và tiền chất của nó có khả năng kích thích sự tiết hormone oxytocin và sự cường dương bằng cách tác động vào vùng điều khiển tình dục của tuyến yên trong não người.
Gần giống các loài thần dược khác như mật gấu, cao hổ cốt, nhung hươu... cá ngựa còn chữa được nhiều bệnh khác nhau: mệt mỏi, suy nhược cơ thể, viêm nhiễm, các bệnh về hô hấp, hen suyễn, suy giảm khả năng tình dục, bệnh về tim và hệ tuần hoàn, thận và gan...
Cá ngựa được ví là một loại "viagra dân gian" khá uy tín. Chính vì lý do "giúp các quý ông sung mãn, quý bà có con" mà cá ngựa ngày càng bị săn bắt nhiều hơn. Tại Việt Nam, cá ngựa đã được đưa vào danh sách đỏ những động vật cần được bảo vệ.
Thật ra cá ngựa không dễ nuôi trồng như các loài hải sản khác. Nhiều nơi trên thế giới như Trung Quốc, Philippines... đã có chương trình nuôi cá ngựa từ những năm 1950 nhưng vẫn chưa thu được kết quả khả quan. Vì việc nuôi cá ngựa phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và khí hậu. Khánh Hoà là vùng biển có nhiều cá ngựa nhất Việt Nam. Vùng biển nóng này là một trong những nơi nuôi thành công cá ngựa và cho năng suất xuất khẩu hàng đầu cả nước.
Những phát hiện thú vị từ cá ngựa
"Thú cưng" trong nhà
Từ tên gọi, cá ngựa đã gợi vẻ dễ thương, gần gũi và cực kỳ lý thú. Chúng nhỏ nhắn, hiền lành, không to xác như cá mập, cá voi, không hung tợn như gấu, cọp, beo... hay nguy hiểm và nhuốm màu nọc độc như rắn hổ mang, kỳ đà, kỳ nhông... Cá ngựa có thân dài từ 15 đến 20cm, có khi 30cm, màu trắng, vàng nhạt hoặc hơi xanh đen. Toàn thân được cấu tạo bởi những đốt xương vòng. Cá ngựa không có vây, đuôi hình xoắn ốc. Vì thân hình dễ thương này mà cá ngựa còn được nuôi làm cảnh, thậm chí được cưng y như chó nhật, mèo tam thể, chim hoạ mi trong nhà.
Nhưng nuôi cá ngựa chẳng dễ như nuôi chó, nuôi mèo, cá ngựa chỉ ăn thức ăn tươi, đặc biệt là tôm biển. Khó nuôi ở chỗ, khi ăn xong chúng thường nằm úp bụng xuống làm hệ thống miễn dịch hoạt động yếu đi, dễ mắc bệnh và chết.
Mặt khác, nên nuôi những con cá ngựa sinh sản trong nước hơn những con bắt từ biển, thả vào bể. Cá ngựa có thể sống chung với một số cá khác như tôm hay động vật đáy.
Chung thuỷ nhất hành tinh
Có thể nói, hiếm có loài nào trong tự nhiên kể cả con người tuân thủ chế độ "một vợ một chồng" tuyệt đối như loài cá ngựa. Cá ngựa kết bạn, yêu nhau và chung tình với nhau suốt cả cuộc đời. Dù có bị tách rời, chúng cũng không muốn tìm bạn mới. Khi giao phối, cá ngựa cái bơi đến cá ngựa đực mà nó đã chọn. Chúng khiêu vũ, quấn lấy nhau hàng giờ không rời và đổi màu liên tục. Sau khi nhận trứng từ con cái, đích thân con đực sẽ... mang thai khoảng 3 tuần thì sinh.
Cá ngựa bố sẽ sinh từ 15 tới 1.000 con mỗi lần. Vừa sinh con buổi sáng, chúng đã có thể có thai vào buổi chiều. Cá ngựa con cũng rất tự lập, sau khi ra đời, chúng sẽ tự kiếm ăn và trưởng thành, tìm vợ, tìm chồng và sinh con đẻ cái.
(Theo MyThuat

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét