Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Canh trứng cà chua- tốt cho tim mạch


Cách nấu canh trứng cà chua rất đơn giản và là bài thuốc quý cho hệ tim mạch trong những ngày se lạnh . Trứng và cà chua là những thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho hệ tim mạch.

Trứng gà một loại thuốc có tác dụng bổ huyết, dưỡng huyết. Trứng có chứa một lượng lớn vitamin A, D, E, B1, B2, B6, B12…cũng như hàm lượng Canxi, Photpho, Magie, Sắt và Kẽm.



 Axít béo Omega-3 trong trứng có tác dụng giảm tỷ lệ nhồi máu cơ tim, giảm đường máu, giảm sự hình thành các bệnh tắc mạch. Có tác dụng tích cực trong nhiều bệnh tim mạch, cao huyết áp, stress, suy nhược, kích thích tiêu hóa, chống táo bón, chống viêm xương khớp, tăng khả năng thải độc của gan….

Thành phần đạm, đường, chất béo có trong cà chua rất ít, do vậy có thể coi đây là một loại thực phẩm nghèo năng lượng. Nó rất thích hợp cho người mắc bệnh béo phì, một căn bệnh được coi là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.

Ngoài ra, trong cà chua có một loại sắc tố tạo nên màu đỏ tươi của cà, có tác dụng chống oxy hóa tế bào, rất tốt trong việc dự phòng các bệnh tim mạc Để nấu món canh này trước tiên bạn cần đánh bông trứng gà (hoặc vịt) cho tan lẫn lòng đỏ và lòng trắng.

Chọn cà chua chín đỏ, cắt nhỏ, bỏ hạt đem nấu chín, đánh nhuyễn với nước. Có thể thêm vài tai nấm hương để tăng mùi hương và sự hấp dẫn cho món ăn. Khi nồi canh đã sôi từ từ quấy nhẹ rồi đổ bát trứng vào quấy đều.

Canh được thì bắc ra cho thêm hành lá, rau mùi, nêm gia vị vừa ăn. Canh trứng cà chua rất thích hợp khi ăn nóng. Thời tiết se lạnh ăn một bát canh nóng với bữa cơm gia đình bạn sẽ thấy ấm áp hơn rất nhiều. Không nên ăn nguội, trứng sẽ có mùi tanh.

Theo Báo Lao Động Điện tử
Cây cà chua

Tên khoa học là Lycopersicon esculentum Mill. Đây loài cây thảo sống theo mùa, thân cây tròn, phân nhiều cành. Cà chua tự thụ phấn là chủ yếu, do đặc điểm cấu tạo của hoa.
Loài thực vật này có nguồn gốc ở Peru, Bolivia và Ecuador. Quả cà chua chín thuộc loại quả mọng nước bao gồm vỏ, thịt quả màu đỏ, hồng, cam hay vàng và trơn láng khi chín. Quả có 2 hay nhiều ngăn chứa nhiều hạt. Ngày nay còn có loại cà chua chuyển gen quả màu tím.
Trong quả cà chua còn xanh có chứa một lượng khá nhiều chất tomatine. Lượng chất này giảm dần theo mức độ chín của trái và biến mất hoàn toàn khi trái chín đỏ. Khi chế biến cà chua xanh làm đồ hộp, chất tomatine tan theo nước muối do đó có thể ăn trái xanh đã chế biến mà không hại.
ádfs
Quả cà chua mặc dù giá trị dinh dưỡng thấp nhưng được toàn thế giới dùng làm thức ăn dưới dạng tươi hay nấu chín, nước ép cà chua là một loại nước giải khát tươi ở nhiều nước, còn dùng dưới dạng tương, nước sốt, nấu canh… Trong quả chín có nhiều đường, chủ yếu là đường glucoza, có nhiều vitamin: caroten, B1, B2, C; axit amin và các chất khoáng quan trọng: Ca, P, Fe... Ăn cà chua sẽ tạo năng lượng, tiếp chất khoáng, tăng sức sống, làm cân bằng tế bào, khai vị, giải nhiệt, chống hoại huyết, kháng khuẩn, chống độc, kiềm hóa máu có dư axit, lợi tiểu, thải urê, giúp tiêu hóa dễ các loại bột và tinh bột. 100 g cà chua có thể cung cấp 33% vitamin C cần thiết hàng ngày.
Cà chua trồng chủ yếu để lấy quả ăn, nhưng cũng có giá trị sử dụng làm thuốc. Cà chua được chỉ định dùng trong trị suy nhược, ăn không ngon miệng, nhiễm độc mãn tính, trạng thái đa huyết, máu tăng độ nhớt, xơ cứng động mạch, bệnh về mạch máu, tạng khớp, thống phong, thấp khớp, thừa urê huyết, sỏi niệu đạo và mật, táo bón, viêm ruột. Dùng ngoài để chữa trứng cá (dùng quả cà chua thái lát mà xoa) và dùng lá xát lên chữa lành vết đốt của sâu bọ..
Ngoài ra đọt cà chua (lá non) được nhân dân dùng đắp mụn nhọt, nơi viêm tấy bằng cách: lấy đọt cà chua rửa sạch, giã nát, thêm vào vài hạt muối. Đắp lên nơi mụn nhọt hay viêm tấy, băng lại. Ngày làm một hai lần cho đến khi khỏi.
Ngoan Ngoan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét