Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Cây bạc hà


Bạc hà tên khoa học là Mentha arvensis L.
Cây này thường mọc ngầm tạo thành đám gồm nhiều chồi ngắn hoặc dài. Lá bạc hà thuôn hoặc hình ngọn giáo, dài 4-6cm, rộng 1,5-2,5cm, màu lục tới lục hồng, mép có răng. Hoa bạc hà nhỏ, màu trắng, hồng hoặc tím hồng, tập hợp thành một loại bông dày đặc thường bị gián đoạn. Toàn thân cây có lông và có mùi thơm.
Cây bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu họng, lợi tiêu hoá tiêu sưng, chống ngứa. Lá bạc hà có tác dụng kích thích tiêu hóa, đồng thời giúp làm dịu dạ dày trong trường hợp bị sưng viêm. Mùi thơm của lá bạc hà kích hoạt tuyến nước bọt cũng như các tuyến tiết enzyme kích thích tiêu hóa, qua đó giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa.
Phần ngọn của cây bạc hà có tác dụng điều trị rối loạn hệ tiêu hoá, giảm đau bụng, buồn nôn, bệnh cảm cúm và sốt. Được xem là chất sát trùng và giúp hơi thở thơm tho, lá bạc hà có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây hại. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy một số enzyme có trong lá bạc hà có thể giúp trị ung thư.
Bạc hà có vị thơm giòn, ngoài dùng để nấu canh chua còn có thể kết hợp với những nguyên liệu khác chế biến ra những món lạ miệng để thay đổi khẩu vị. Người Trung Quốc dùng bạc hà như một loại thảo mộc hữu ích cho những người có chức năng gan và hệ tiêu hoá kém. Người Việt Nam dùng lá bạc hà ăn kèm các món cuốn hoặc sắt nhỏ cho vào gỏi, canh, bún, các món xào...
Ngoan Ngoan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét