Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Cây hòe


Hòe còn có tên hòe hoa, hòe mễ, lài luồng (Tày), tên khoa học là Sophora japonica L.
Hoa hòe có màu vàng, vị hơi đắng, dài 0,5-0,8 cm, rộng từ 0,2-0,3 cm, cánh hoa vàng nâu, đài hoa vàng xám. Nụ hòe có thể dùng sống hoặc sao cháy. Các bộ phận khác cũng có thể dùng làm thuốc như: hòe đã nở, quả, lá đã được phơi hoặc sấy khô. Lá cũng có thể dùng tươi.
Nụ hoa đã phơi hoặc sấy nhẹ đến khô dùng làm dược liệu có tên khoa học là Flos Styphnolobii japonici imaturi. Nụ hòe có vị đắng nhạt, mùi thơm, tính bình; quả Hòe có vị đắng, tính mát, đều có tác dụng hạ nhiệt, mát huyết, cầm máu, làm sáng mắt, bổ não. Ngày nay người ta còn biết thêm các tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của mao quản, kháng chiếu xạ, hạ huyết áp.
Ngoài ra, hoa hòe có tác dụng lượng huyết, tăng cường sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu của mao mạch, hồi phục tính thẩm thấu của mao mạch đã bị tổn thương. Thêm vào đó là tác dụng chống viêm, bảo vệ cơ thể chống chiếu xạ, hạ huyết áp, hạ cholesterol máu, cầm máu, chống kết tập tiểu cầu, quercetin làm giãn mạch vành, cải thiện tuần hoàn tim.
Theo y học hiện đại, nụ hòe và rutin được dùng làm thuốc cầm máu trong các trường hợp xuất huyết, đề phòng tai biến do xơ vữa mạch máu, tổn thương mao mạch, xuất huyết dưới da, xuất huyết có liên quan đến xơ vữa động mạch, xuất huyết võng mạc, tăng huyết áp.
Theo y học cổ truyền, hòe điều trị trường phong tiện huyết (đi ngoài ra máu tích phong nhiệt), niệu huyết, huyết lãm, băng lậu, trĩ ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu, tăng huyết áp.
Ngoan Ngoan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét