Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Cây riềng


Riềng còn gọi là cao lương khương, tiểu lương khương, phong khương, galanga có tên khoa học là Alpinia officinarum Hance.
Đây là loài thân thảo cao 0,7-1,2m. Thân rễ mọc bò ngang, dài, hình trụ, Cụm hoa riềng sít nhau, mặt trong màu trắng, mép hơi mỏng, kèm hai lá bắc hình mo, một màu xanh, một màu trắng.
Củ riềng nên đào vào khoảng tháng 7-10. Thân rễ có khoảng 0,1-1% tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cineol và metylcinnamit. Ngoài ra còn có chất dầu vị cay là galangol và các dẫn chất của flavon ở dạng tinh thể như: galangin, alpinin và kaempferin.
Ở nước ta, riềng được dùng như một loại cây gia vị ăn kèm với các món thịt hấp, xào, luộc, nướng... mang lại mùi thơm nồng ấm cho món ăn.
Riềng có vị cay thơm, tính ấm có tác dụng lợi tiêu hóa, giảm đau, chống lạnh thường được dùng trị: đau thượng vị, nôn mửa, tiêu hóa kém, loét dạ dày và tá tràng, đau dạ dày mạn tính, viêm dạ dày - ruột cấp, sốt rét. Riềng dùng ngoài trị lang ben.
Một số đơn thuốc có dùng riềng để chữa bệnh:
1. Đau thượng vị, loét tá tràng, đau dạ dày mãn tính: dùng riềng, hương phụ mỗi vị 60g, tán nhỏ thành bột luyện thành viên, ngày dùng 9g, chia làm 3 lần.
2. Nôn mửa: riềng, bán hạ, gừng, mỗi vị 10g, sắc nước uống. Nếu nôn mửa có đau bụng, dùng 8g riềng với 1 quả táo sắc nước uống 2-3 lần trong ngày.
3. Sốt rét, kém tiêu hóa: riềng tẩm dầu vừng sao 40g. Gừng khô nướng 40g tán nhỏ, hòa mật lợn làm hoàn thành viên bằng hạt ngô, dùng uống ngày 15-20 viên.
4. Lang ben: riềng giã nát ngâm rượu hoặc giấm bôi lên.
Ngoan Ngoan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét