Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Chiếu Cà Mau

Cà Mau có quyền tự hào về một nghề truyền thống, đó là nghề dệt chiếu. Ở những địa danh như An Xuyên, Tân Thành… thuộc xã vùng ven Tp.Cà Mau. Hằng năm, khi đã thu hoạch lúa xong, tranh thủ lúc nông nhàn, nông dân nơi đây lại chuẩn bị cho mùa dệt chiếu.

Dệt chiếu
Niềm vui bên những đôi chiếu thành phẩm
Trồng một công lác, người dân An Xuyên thu lãi gấp 2 lần một công lúa
Sắc màu chiếu Cà Mau
Nhuộm lác, một công đoạn quan trọng trước khi dệt chiếu
    Bằng những nguyên liệu như: sợi lác, dây bố và khung dệt… đã làm nên chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm. Chỉ có sự khéo léo, chịu thương chịu khó của phụ nữ mới dệt nên những đôi chiếu bền, đẹp, tạo được thương hiệu chiếu Cà Mau nổi tiếng. Những đôi chiếu dệt từ miền sông nước Cà Mau đã vào tận chốn phòng riêng của mỗi gia đình, để tô điểm cho hạnh phúc đêm tân hôn bằng đôi chiếu “lẫy” chữ  khéo léo, với lời chúc “Trăm năm hạnh phúc”.
    Năm 1954, hãng Hồng Hoa (Sài Gòn) phát hành đĩa hát Tình anh bán chiếu, trong đó có bài vọng cổ mùi mẫn: Tình anh bán chiếu của soạn giả Viễn Châu, do nghệ sĩ Út Trà Ôn thể hiện. Bài hát đã góp phần đưa danh ca Út Trà Ôn lên ngôi “vua” vọng cổ và cũng góp phần quảng bá cho một “thương hiệu”: Chiếu Cà Mau. 54 năm sau, “vua” vọng cổ qua đời, nhưng bài hát vẫn còn lưu truyền và làng chiếu ân tình ấy vẫn còn là một làng nghề truyền thống đáng tự hào của người Cà Mau. 

HUỲNH LÂM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét