Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Chọn chỗ đặt bếp theo phong thủy

Theo quan niệm của người phương Đông, khu vực đặt bếp quyết định đến sự thành bại của gia chủ chứ không chỉ đơn thuần là một nơi để nấu nướng. Trong nhà bếp, các chuyên gia phong thủy cũng chú ý nhất đến vị trí của hỏa lò và chỗ chuẩn bị đồ nấu nướng.  
Một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên khi đặt bếp là phải có sự tương ứng với cửa và chiều cao của chủ nhà. Theo quan niệm của người Trung Quốc, đông bắc là hướng tốt nhất để đặt bếp. Kế tiếp là hướng nam, hướng chính tây. Các hướng khác đều không tốt.

Phong thủy Đông Phương

Hoả lò tối kỵ đặt ngoảnh lưng với hướng nhà. Ví dụ, nhà quay về hướng bắc mà mặt bếp lại xoay về hướng nam là không thuận. Cổ nhân khuyên nên để lò nấu "tọa hung hướng cát", có nghĩa là nằm ở hướng dữ nhưng nhìn về phương lành: "Cửa bếp là nơi đưa củi vào đáy nồi để đốt, phải đặt nó quay về hướng lành, như thế nhanh có phúc".
Không nên bố trí bếp quá lộ liễu, khiến người ta có thể nhìn thấy ngay từ ngoài hoặc để đường từ cửa đâm thẳng vào bếp vì như vậy dễ bị hao tán tài sản. Bệ đặt hỏa lò, theo các chuyên gia phong thủy, nên tựa vào tường cho vững chãi. Họ cũng yêu cầu tránh để góc nhọn chiếu vào khu vực nấu vì điều đó có thể làm hại tới hòa khí trong nhà. Đừng để bếp dưới xà ngang: dưới xà có bếp, nữ chủ nhân sẽ bị tổn hao. Còn nếu bếp đặt đối diện với nhà vệ sinh hay cửa phòng ngủ, sức khỏe của các thành viên trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng.
Phong thủy học truyền thống cho rằng làm nhà bếp phải cầu "tàng phong tụ khí". Vì thế bếp nấu nhìn thẳng ra cửa chính hoặc sau bếp có cửa sổ đều không lành vì sợ gió thổi làm tắt đi ngọn lửa đầm ấm mang lại sung túc cho gia đình. Mặt khác, bếp thuộc hỏa, kỵ nhất với khí mát lạnh của nước. Do vậy, thứ nhất nên kiêng để bếp quay về hướng bắc (hướng thủy vượng), thứ hai không đặt bàn nấu trên rãnh, mương, đường nước, và cuối cùng tránh để hỏa lò kẹt giữa hai đồ đạc có mang theo "thủy" như tủ lạnh, bồn rửa, máy giặt...
Ngoài ra, vị trí của bếp phải kê trên nền cao ráo, không khí thoáng và ánh sáng đầy đủ. Chân bếp không được gập gềnh. Nghiêng lệch là điều tối kỵ khi đặt bếp. Mái nhà bếp không được để dột, có nước rơi vào.
          Phong thủy Đông Phương - Theo nhavui

Tránh đặt bếp thẳng cửa chính
Căn bếp bao giờ cũng có ảnh hưởng lớn đến tài vận của ngôi nhà . Theo sách phog thủy cổ “Ba điều quan trọng về nhà ở”, muốn phán đóan lành dữ về phong thủy của một căn nhà, cần xem cửa ra vào, phòng chủ nhà và bếp nấu trong phòng bếp.
Tại sao bếp nấu lại có vai trò quan trọng như vậy?
Nguyên nhân do bếp nấu là nơi nấu nướng trong nhà, đồ ăn thức uống của người già, trẻ nhỏ đều từ đó mà ra. Nếu phong thủy nơi này không tốt, sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người trong nhà, cuộc sống gia đình bất an.
Bếp nấu có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe con người như vậy nên chúng ta cần quan tâm đến những điều kiêng kỵ về phong thủy của nó để đảm bảo sự an khang cho người ở.
Nguyên tắc của phong thủy học là “Đường vòng mang lại điều vui, đường thẳng mang lại điều dữ”. Do là thốc thẳng vào nên sẽ gây thiệt hại. Nếu bếp nấu đối diện với cửa ra vào, tạo thành một đường thẳng, cửa chính sẽ sốc thẳng vào bếp nấu. Sách cổ nói rằng: “Mở cửa nhìn ngay thấy bếp nấu, tiền của gia súc sẽ tổn hao nhiều”. Như thế có nghĩa là không chỉ sức khỏe tổn hại, mà còn bị thất thoát tiền bạc.
Nếu bếp nấu không thẳng với cửa ra vào, nhưng lại thẳng với cửa bếp, tạo thành một đường thẳng, như thế cũng coi là vừa mở cửa đã nhìn thấy bếp. Tuy không nghiêm trọng bằng việc bếp nấu đối diện với cửa ra vào, nhưng cũng không có lợi, tốt nhất là hết sức tránh tình trạng này.
Cách khắc phục tốt nhất là chuyển bếp nấu đi chỗ khác, không thẳng với cửa ra vào hay cửa bếp. Nếu không chuyển đi được, nên treo rèm ở cửa để khắc phục.
Ng

Phong thủy nhà bếp và ứng dụng

Ảnh: Internet
Theo thuật Phong thủy Trung Quốc, bếp là một trong ba yếu tố quan trọng nhất của ngôi nhà, nhất bếp, nhì phòng ngủ, tam bàn làm việc và két sắt… 

Bếp được các nhà Phong thủy Trung Quốc nói riêng và ông cha ta nói chung xem như vai trò quyết định sự thịnh vượng của cả gia đình. Ngoài ra, dân gian ta cũng như Trung Quốc còn thờ cúng các vị Táo thần để cầu cho quanh năm gia đình được ấm no hạnh phúc… Bếp được coi như một phần nội tạng trong cơ thể chúng ta.

Ở Trung Quốc họ rất chú trọng về khu vực bếp cũng như bếp tọa. Vì nơi đây cung cấp nguồn nhiên liệu cũng như năng lượng sống cho toàn bộ gia đình. Bếp cũng chính là nguồn tài lộc, quyết định sự thịnh vượng và hạnh phúc của cả gia đình.

Ngoài phong thủy nội thất tự nhiên ra khi bố trí gian bếp gia chủ cần phải chú ý tới trạch mệnh của mỗi con người, để làm sao đặt vị trí tốt nhất nhằm tăng cường sự tài lộc cũng như sức khỏe. Nếu có tài lộc mà không có sức khỏe thì cũng chẳng có ý nghĩa gì cả. Chính vì vậy, khi thiết kế xây dựng, gia chủ phải luôn quan tâm đến trạch mệnh. Để hội đủ điều kiện cho một không gian bếp theo đúng Phong thủy, nhà bếp cần có:

- Sạch sẽ thoáng mát, rộng rãi và khoảng trống để chế biến thức ăn.

Ảnh: Internet

- Phải có trang thiết bị hiện đại về máy hút mùi, hút ẩm.

- Tránh xa toilet, vì gần toilet sẽ là nơi thoát mùi xú ế. Gây ảnh hưởng môi trường trong khu vực bếp ăn, luôn cả sức khỏe cho bạn và đồ ăn thức uống…

- Phải có khu vực dành riêng cho dụng cụ làm bếp như dao, kéo, búa… tránh trường hợp không để những dụng cụ này trên bàn bếp cũng như gần bếp tọa. Sẽ ảnh hưởng rất lớn về sự đoàn kết cũng như sự hạnh phúc trong mỗi thành viên trong gia đình.

- Khu vực để bình ga phải an toàn khi sử dụng, luôn có bình chữa cháy bên cạnh bếp, đề phòng hỏa hoạn xảy ra đáng tiếc.

- Không để chổi quét nhà gần khu vực bếp nấu.

- Khu vực tủ lạnh phải xa khu vực bếp lò.

Ảnh: Internet

- Khu vực bồn nước rửa thức ăn phải bố trí tương đối xa bếp lò và luôn thấp hơn bếp nấu. Vì hỏa kỵ thủy.

- Màu sắc luôn luôn có màu tương đối nhạt. Vì nơi đây là khu vực nấu ăn nên phát ra năng lượng rât nóng. Do đó cần màu sắc dịu lại làm khống chế độ nóng trong bếp.

- Tránh cây đà ngang trên cao, đè bên bếp tọa. Rất dể xảy ra chủ nhân bị hao tốn tiền của.

- Không được đặt bếp tọa chéo góc hoặc xéo. Tuy không hạp hướng cho gia chủ nhưng cũng phải đặt vị trí cho ngay ngắn. Nếu bạn đặt không ngay ngắn rất dể gây ra bệnh về máu huyết…

- Tránh những góc nhọn đâm thẳng vào bếp lò.

Ảnh: Internet

- Bếp tránh bị nhìn trực diện từ bên ngoài cổng hay cửa phòng khách hoặc đối diện nhà vệ sinh.

- Theo phong thủy, vị trí của bếp còn phải tránh gió, tránh những nơi thường đi ngang. Gian bếp lộ thì bất lợi về tài lộc cho chủ nhân.

- Tránh bị quá ẩm thấp, tối tăm, phải có cửa thông gió, khử mùi để không khí lưu thông.

- Nếu không gian khu vực bếp rộng, có thể bố trí bàn ăn cho gia đình. Phải cách bếp nấu ít nhất 1m50. Lưu ý không cho góc nhọn của bàn ăn trực xung với bếp tọa.

Ảnh: Internet

- Khu vực để chén dĩa, chọn cho phù hợp và có cửa che chắn, tránh dầu mỡ chiên xào khi nấu nướng phát tán vào chén dĩa… làm dơ bẩn và hoen ố. Và cũng tránh trường hợp ruồi, muỗi, rắn, rít, chuột bọ bu đậu vào, dễ gây bệnh.

- Trên tường nên treo tranh ảnh mang ý nghĩa ăn uống như chén, dĩa, trái cây… tránh treo tranh ảnh hình kỳ thú, kinh dị.

- Trường hợp phòng bếp quá nhỏ. Các bạn nên treo một cái phong linh (chuông gió) ở trên trần nhà của bếp nấu, có tác dụng làm cho khu vực bếp rộng ra. Đối diện bếp nấu nên gắn một cái gương to nhằm tăng cường hỏa vượng.

- Nếu cần thiết đặt bàn thờ Táo thần thì nên đặt vào đối diện hướng Nam hoặc đặt vào hướng hạp tuổi với gia chủ.

Loanh quanh chuyện bếp

Nói gì thì nói, bếp vẫn là quan trọng nhất trên nhiều phương diện. Bếp là trung tâm, là linh hồn của ngôi nhà; là nơi gia đình quây quần sum họp. Cũng vì thế mà bếp vẫn luôn được đầu tư nhiều nhất cả ở góc độ kiến trúc và kinh tế. Với cả kiến trúc sư thiết kế hay người sử dụng, quanh bếp luôn có nhiều câu chuyện thú vị, buồn vui…

Chuyện 1: Hướng
Hệ thống tủ bếp hình chữ U.
Về mặt lý thuyết phong thuỷ, ba yếu tố quan trọng của ngôi nhà là môn – táo – chủ. Theo đó bếp (táo) đứng hàng thứ hai. Tuy nhiên thực tế nhà ở đô thị không phải lúc nào cũng có thể chọn được hướng hay vị trí cửa chính (môn), nên nhiều khi bếp là vấn đề quan trọng hơn cả. Bếp ở trong nhà mình nên dù sao cũng dễ bề xoay sở hơn.

Hướng bếp luôn là một trong những yêu cầu đầu tiên gia chủ đặt ra cho kiến trúc sư – thậm chí dù chưa biết cấu trúc, mặt bằng công năng ngôi nhà; vị trí phòng bếp ở chỗ nào, tầng nào, quan hệ thế nào với giao thông và không gian khác…

Hướng bếp (cùng hướng cửa, hướng bàn thờ…) luôn là quyền phán của thầy… địa lý. Không nhiều kiến trúc sư nắm rõ về phong thuỷ để có thể giải quyết đồng bộ phong thuỷ và kiến trúc. Mà kể cả kiến trúc sư có am hiểu phong thuỷ đôi khi cũng vẫn phải theo lời phán của “thầy” coi hướng, đúng thì chả sao, khác thì e hơi… nóng mặt.

Nhưng có một yêu cầu trước dù sao vẫn tốt, để có định hướng mà thiết kế. Điều dở nhất là những gia chủ đặt thiết kế trước rồi cầm bản vẽ đi coi hướng, gây rất nhiều khó khăn cho kiến trúc sư. Và nhiều trường hợp khi phương án thiết kế sơ bộ đã rất ổn, bị đảo lộn hoàn toàn cả công năng và hình thức chỉ vì điều chỉnh hướng bếp.

Oái oăm hơn, có những gia chủ yêu cầu hướng chính xác từng li từng tí, chéo – lệch – xiên bao nhiêu độ. Kết quả là kiến trúc, nội thất rất vô lý và phi thẩm mỹ với những bức tường lệch, tủ bếp vẹo vọ, trong khi đất thẳng, vuông góc.

Phong thuỷ rất linh hoạt, không bao giờ cứng nhắc. Giải bài toán phong thuỷ và kiến trúc càng phải linh hoạt. Hướng có như thế nào cũng không được bỏ qua hay xem nhẹ các yếu tố chuyên môn kiến trúc: Sự tiện lợi trong sử dụng, thông thoáng – chiếu sáng tốt, hệ thống kỹ thuật đảm bảo, và thẩm mỹ.

Chuyện 2: Nơi chốn

Bếp nằm ở đâu, ở vị trí nào trong nhà? Với nhà lô phố kiểu cũ, thì môtíp thường thế này: Phòng khách và để xe phía ngoài, bếp phía trong, cầu thang và vệ sinh ở giữa. Nhưng trong những căn hộ chung cư hiện đại gần đây mới xây dựng, có rất nhiều căn hộ có bếp phía ngoài, ngay ở sảnh vào. Lý do là không gian phòng khách (sinh hoạt chung) và bếp là một không gian lớn liên thông, mà chỉ có một hướng thoáng do đặc điểm kiến trúc, nên phòng khách được ưu tiên ra sát ra phía cửa sổ, ban công, lô gia.

Xu hướng gần đây bếp hay liền với không gian sinh hoạt chung để có một không gian rộng, đẹp và tiện sinh hoạt gia đình, nên bếp hay được đẩy lên lầu 1. Bởi với nhà lô có diện tích không lớn, tầng trệt không đủ chỗ cho yêu cầu để xe (bắt buộc), bếp và sinh hoạt chung. Nhưng với các bà nội trợ, việc đẩy bếp lên lầu 1 cũng có thể là điều bất tiện khi đi chợ về phải leo cầu thang (càng ngại với thang cao, nhiều bậc).

Thêm nữa, thói quen và văn hoá chợ búa, ăn uống của ta khác… Tây và không bao giờ giống Tây. Làm bếp, nếu như cần… vặt lông gà, ăn ốc luộc… thì ở tầng trệt, mang ra sân, ra hiên (nếu có) vẫn sướng hơn. Nhưng – lại nhưng – nếu nhà có người ở lầu 3 mà phải xuống tầng trệt để ăn quả cũng là rất khổ. Khi đó, giải pháp đưa bếp lên lầu hợp lý hơn. Khu vực bếp gần nhà vệ sinh cũng tiện lợi nhưng bàn ăn thì không nên gần quá.

Bếp ở trước hay sau, tầng trệt hay tầng lầu tuỳ từng hoàn cảnh, tuỳ theo kiến trúc tổng thể ngôi nhà, nhưng đều phải đảm bảo thuận tiện cho sử dụng, cho giao thông và các mối liên hệ với không gian khác. Và nơi chốn của bếp, cùng bàn ăn phải ở chỗ có thể tạo được một không gian thoải mái, ấm cúng cho sự sum họp gia đình.

Chuyện 3: Kiểu, hay là phong cách
Phòng bếp là một thành phần của ngôi nhà, ngay cả có ngăn cách độc lập (có vách, cửa) thì cũng phải theo phong cách chung của nhà, của các không gian khác – đặc biệt là không gian liền kề như phòng khách, phòng sinh hoạt chung. Trong bếp, tất cả mọi yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau để tạo nên một thể thống nhất.

Để có một căn bếp đẹp, có phong cách phải tính toán kỹ càng từ khâu thiết kế, lựa chọn vật liệu, thiết bị, đồ nội thất phù hợp. Hệ thống tủ bếp hình gì, làm bằng gì, màu gì; tay nắm ra sao; rồi thì mặt đá, gạch ốp tường, màu sơn tường, trần, sàn, chiếu sáng như thế nào…

Tất cả là một tổng thể không tách rời. Thông thường, hệ thống tủ bếp như thế nào phụ thuộc vào kiến trúc, hướng bếp và ý đồ sắp xếp nội thất. Mặt bằng tủ bếp có các dạng hình chính là: chữ I (1 vế), chữ L (2 vế), chữ U (3 vế), hoặc song song.

Bếp trong những căn hộ, nhà phố, biệt thự mới xây gần đây thường mang phong cách hiện đại. Có thể nhận thấy hệ thống tủ bếp được sơn màu sáng thay vì màu gỗ nâu truyền thống, cánh tủ trơn phẳng. Vật liệu mới cũng được ứng dụng nhiều như gạch thuỷ tinh mosaic, kính chịu nhiệt được ốp giữa tủ trên tủ dưới, thay vì gạch ceramic quen thuộc.

Quầy bar là một thành phần gắn liền tủ bếp khá thông dụng, vừa làm chức năng ngăn chia bếp với không gian khác, vừa là nơi chuyển tiếp đồ ăn, hay là bar theo đúng nghĩa – để ngồi uống.

Với những căn bếp có diện tích tương đối thoải mái, đảo bếp – một thành phần tủ bếp độc lập nằm giữa không gian – cũng rất tiện ích cho việc gia công, soạn đồ ăn. Đảo bếp cũng là tủ chứa dụng cụ làm bếp và đồ ăn khô.

Chuyện 4: Thiết bị và phụ kiện

Bây giờ, nói tới bếp, ai cũng ngầm hiểu là một hệ thống kiến trúc – nội thất – thiết bị – kỹ thuật cùng vận hành chứ không đơn thuần là một cái bếp để nổi lửa, đặt nồi. Một hệ thống bếp thông thường phải có các thiết bị sau: tủ lạnh, chậu rửa, bếp gas (âm bàn), hút mùi.

Lựa chọn thiết bị phù hợp cả tính năng kỹ thuật, thẩm mỹ và kinh tế cũng không hẳn là dễ. Cách đây chưa lâu, hệ thống tủ bếp thường được thiết kế theo cách “chừa” một ô rộng khoảng 65 – 70cm để tủ lạnh. Ô này nằm ở đầu hay cuối hệ thống tủ bếp. Nay tình hình đã khác, nhiều tủ lạnh hai cánh cỡ lớn (tủ side by side) xuất hiện trên thị trường, nhu cầu người sử dụng tăng. Tủ loại này có chiều rộng trụng bình là 90cm. Vậy là rất nhiều nhà phải “chặt” tủ bếp khi “lên đời” tủ lạnh.

Những thiết kế mới cũng phải tính tới điều này, và như một lẽ tự nhiên, tủ lạnh loại này hay tách rời khỏi hệ thống tủ bếp do chiều sâu lớn hơn chiều sâu tủ bếp (chiều sâu tủ bếp chuẩn là 60cm), khi đặt vào sẽ lồi ra ngoài, không thẩm mỹ.

Hệ thống tủ bếp cũng có thể tiện ích hơn rất nhiều với những phụ kiện đi kèm như tay nâng cánh, ray trượt êm, giá thông minh trong hộc tủ để đồ ăn, để dụng cụ.

Cách đây mấy hôm, trước khi viết bài này, tôi có một anh bạn gọi điện hỏi về bếp. Chuyện là anh đang xây nhà, và đến giai đoạn hoàn thiện anh thấy đơn vị thi công điện chờ sẵn cơ man nào là ổ điện ở khu vực bếp. Anh không liên lạc được với người thiết kế nên hỏi tôi sao nhiều thế. Tôi trả lời rằng phải xem cụ thể thiết kế mới biết ít nhiều thế nào, nhưng có thể nói sơ qua là cần điện cho những thiết bị sau đây:

Tủ lạnh dĩ nhiên cần nguồn điện. Ở tủ bếp dưới cần nguồn cho bếp (nếu sử dụng bếp gas + điện, lò nướng điện), nguồn cho lò vi sóng (nếu thiết kế vị trí ở tủ dưới), máy nghiền rác dưới chậu rửa… Ở tủ trên cần nguồn cho hút mùi, cho máy sấy bát, nguồn cho đèn soi chậu rửa, nguồn cho đèn các khoang cần chiếu sáng… Trên bề mặt bếp cần ổ cắm nồi cơm điện, máy pha cà phê, máy xay sinh tố, bình đun nước nóng siêu tốc, máy khử ozone… Anh bạn nghe xong ngẩn người: Ôi thế á!

Tất nhiên không phải bếp nào, nhà nào cũng cần đủ nguồn điện cho tất cả các loại thiết bị. Nhưng khi thiết kế phải tính toán kỹ càng và kiến trúc sư cần trao đổi với chủ nhà về nhu cầu hiện tại cũng như tương lai. Nếu có sự chủ động và chuẩn bị tốt, thì khi bổ sung thiết bị, hay “lên đời” sẽ giảm thiểu việc gặp khó khăn.

Thiết kế một căn bếp không khó, để tiện dụng cũng không khó vì thiết bị đã hỗ trợ quá nhiều. Nhưng thiết kế bếp để cùng chủ nhà có thể thổi hồn vào, để bếp trở thành trung tâm ngôi nhà, chắc là không dễ!


DiaOcOnline.vn - Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Vài bí quyết chọn hướng cho nhà bếp

Từ xưa đến nay, việc chọn hướng bếp là việc làm đầu tiên của các gia chủ khi có một căn nhà mới hay đến một nơi ở mới. Chọn được hướng bếp hợp lý không chỉ đem lại sự thuận tiện cho gia chủ trong việc nấu ăn hàng ngày mà còn có lợi cho sức khỏe, sinh hoạt bền vững về sau của các thành viên trong gia đình.
Đặt ở hướng nào?

Theo quan niệm dân gian, nguyên tắc đầu tiên cần phải tính đến khi chọn hướng cho bếp là tọa hung, hướng cát (đứng trên cái dữ, hướng về cái lành). Như vậy bếp vừa trấn áp được hung thần vừa hút được khí lành. Trước kia hỏa môn (cửa bếp) là nơi đốt lửa nhưng ngày nay sử dụng bếp điện, bếp gas thì núm điều chỉnh lửa chính là hỏa môn, đặt quay về hướng lành là được.

Cần tránh đặt bếp ở gần cửa sổ, càng không nên đặt bếp ngay trước bên dưới cửa sổ, ô thông gió.


Nhiều người vẫn có quan niệm đặt bếp ở gần cửa sổ cho sáng và thuận tiện cho việc nấu nướng. Tuy nhiên, điều này lại không hợp lý. Gió mưa, bụi bặm từ bên ngoài dễ làm bẩn đồ ăn, thức uống khi đang đun nấu. Vì thế, cần tránh đặt bếp ở gần cửa sổ, càng không nên đặt bếp ngay trước bên dưới cửa sổ, ô thông gió. Nếu muốn nhà bếp thông thoáng thì phương án dùng quạt hút mùi là hợp lý hơn cả.

Trong một số trường hợp, do hạn chế về diện tích, khu vực đun nấu thường được bố trí ở gần ban công. Nếu nhà bạn có bếp rơi vào trường hợp này thì cần che chắn bớt ban công cho kín đáo "ông táo".

Có kiêng có lành

Không nên đặt bếp ở hướng Tây vì theo quan niệm hướng Tây thuộc hành Kim sẽ khắc với bếp thuộc Hỏa.

Nhiều người cho rằng bếp là không gian phụ, không cần thiết nên không cần quá tươm tất. Thế nhưng, dân gian có câu: "Ăn nhiều ở bao nhiêu", đã phần nào cho thấy sự hoạt động miệt mài của bếp trong cuộc sống của gia chủ.


Việc chọn hướng cho bếp sao cho đúng, đặt đâu cho hợp phong thủy không phải là điều gì quá mê tín mà rất có khoa học. Đó là diều mà các nhà khoa học, kiến trúc sư phải thừa nhận. Nó thuộc về khoa học thống kê mà ông cha ta phải trải qua cả ngàn năm mới đúc kết được. Muốn đặt bếp sao cho đúng bạn nên chú ý những "bí quyết" sau:

Không nên đặt bếp ở hướng Tây vì theo quan niệm dân gian, hướng Tây thuộc hành Kim sẽ khắc với bếp thuộc Hỏa. Hơn nữa, mặt trời lặn về hướng Tây, khi chiều nặng với ánh nắng gay gắt sẽ làm thức ăn dễ ôi thiu và việc nấu nướng cũng khá bất tiện. Bếp cũng không nên đặt ở hướng Nam vì hỏa khí của hướng Nam rất mạnh. Nếu đặt ở hướng Nam thì hai hỏa gặp nhau sẽ hết sức nóng, không có lợi cho gia chủ.

Không nên đặt bếp thẳng với cửa chính vì nó sẽ dẫn khí tư ngoài xông thẳng vào bếp sẽ không có lợi. Hơn nữa, bếp là nơi có nhiều đồ lỉnh kỉnh cần tránh đặt nơi quá lộ liễu làm mất tính thẩm mỹ của ngôi nhà.

Không nên đặt bếp đối diện với nhà vệ sinh.

Không nên đặt bếp đối diện với nhà vệ sinh. Đây là điều mà những ngôi nhà phố có diện tích hạn chế hay mắc phải. Nhà vệ sinh có nhiều thứ bẩn và vi trùng có hại rất dễ ảnh hưởng đến bếp, lây bệnh cho người qua đường ăn uống.

Bếp là nơi nấu nướng, thường xuyên sinh nhiệt nên rất nóng bức. Trong khi đun nấu, bếp còn sinh ra khói dầu mỡ có hại. Chính vì thế, cần tránh đặt bếp cạnh hoặc đối diện với cửa phòng ngủ vốn là nơi để gia chủ nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.


Cần tránh đặt bếp phía trên đường ống cấp, thoát nước trong nhà. Bếp thuộc hỏa vốn kỵ thủy là nước. Hơn nữa, nếu đường ống nước gặp sự cố thì việc sửa chữa sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Tương tự như vậy bếp cũng không được đặt kề với chậu rửa bát. Đặc biệt cần tránh đặt bếp kẹp giữa 2 nguồn nước (ví dụ một bên là chậu rửa một bên là máy giặt).

Dân gian cho rằng góc tường hoặc góc nhọn mang hình mũi tên độc, rất có hại. Cho nên, ngoài trường hợp bất khả kháng, bạn cần tránh đặt bếp ở nơi có góc tường chiếc thẳng vào.

DiaOcOnline.vn - Theo Thế giới tiêu dùng
Để căn bếp hợp Phong thủy

Trong Phong thủy, nhà bếp được xem như thước đo tình trạng sức khỏe của chủ nhân. Nhà bếp càng ấm cúng, thông thoáng và sạch sẽ, sức khỏe của bạn càng tốt. Nếu bạn muốn tình cảm thêm gắn bó, cơ thể thêm sức sống và tinh thần thêm lạc quan, hãy tham khảo vài giải pháp tạo ra căn bếp hợp Phong thủy sau.

Nên – Hãy sử dụng bếp lò thường xuyên. Bếp lò tượng trưng cho sự phát triển khả năng tiềm ẩn của bạn. Càng nấu nướng thường, bạn sẽ càng dễ dàng cải thiện sức khỏe, tiền tài và tình cảm.


Không nên – Bày biện dao kéo trong bếp. Những dụng cụ “cắt” năng lượng này có thể tạo ra mâu thuẫn và lo lắng. Hãy để dao trong giá cắm bằng gỗ và cất kéo trong ngăn.

Nên – Giữ thức ăn tươi ngon để mọi người cùng thưởng thức. Bạn có thể để trong bếp các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe để ai cũng biết rằng bếp nhà bạn là “thiên đường” dinh dưỡng. Một đĩa trái cây tươi là sự lựa chọn tuyệt vời.



Không nên – Để bếp bừa bãi. Nhà bếp lộn xộn có thể là một trong những nguyên nhân của sự thừa cân. Nếu bạn không muốn tăng thêm ký lô nào nữa, hãy tống khứ những thứ bề bộn ấy đi. Hãy xếp gọn gàng mọi vật dụng trong bếp theo đúng vị trí của nó và lau chùi chúng nếu bạn không sử dụng hằng ngày.


Nên – Có một ngăn đựng đồ lặt vặt trong bếp. Đây là nơi chứa đựng những thứ linh tinh và bếp là nơi thích hợp cho nó. Nhưng bạn hãy chắc rằng ngăn đựng này cũng cần được xếp gọn và có thể đóng mở nắp dễ dàng. Bạn có thể nhét vào đấy hàng đống thứ như dây, chìa khóa dự phòng, pin, keo dán… và bất cứ gì bạn muốn “quẳng” vào đó.


Không nên - Cất đồ nặng, cồng kềnh trên cao. Nó sẽ gây cho bạn cảm giác choáng ngợp. Nếu bạn đang phải treo nồi niêu xoong chảo trên giá cao quá đầu, hãy đặt giá ở chỗ mà bạn không thường lui tới hay ngồi dưới nó.

Nên – Có thể quan sát rõ lối ra vào khi bạn đang nấu nướng. Nó không chỉ giúp bạn thư giãn hơn khi đang chuẩn bị bữa ăn mà bạn còn có thể đón nhận nhiều cơ hội trong các lĩnh vực khác của cuộc sống. Nếu bếp lò nhà bạn nằm dối diện với bức tường, hãy đặt một tấm kính để nó phản chiếu lối ra vào và bạn cũng sẽ thấy những gì bất thường sau lưng mình.

Không nên – Để nước trên bếp trong thời gian lâu mà không sử dụng. Điều này có thể làm giảm đi niềm vui sống của bạn. Hãy để ấm không khi bạn không dùng đến.


Nên – Bảo đảm rằng ống nước vẫn hoạt động tốt. Ống rò rỉ và vòi nước nhỏ giọt là tín hiệu cho thấy tiền tài đang hao tổn.


Không nên – Quên tạo ra những chỗ ngồi thoải mái trong bếp. Căn bếp càng gần gũi, bạn sẽ càng dễ đón nhận sự yêu thương và giúp đỡ khi cần.


Song Thu - DiaOcOnline.vn

Nhà bếp - nên và không nên
00:45 5 thg 10 2010Công khai0 Lượt xem0
 
TTO - Theo phong thủy, tầm quan trọng của nhà bếp đối với vận khí ngôi nhà chỉ đứng sau cửa chính và phòng ngủ, nên khi thiết kế nhà bếp bạn cũng nên lưu ý một số nguyên tắc cơ bản, tránh việc bố trí tùy tiện, ngẫu hứng.
Không chỉ là nơi lưu trữ, chế biến thức ăn cho những bữa cơm trong gia đình mà nhà bếp còn được coi là linh hồn, là trái tim của mỗi ngôi nhà - Ảnh: H.TR.
Nên đặt bếp ở phía sau cùng của ngôi nhà
Vị trí trung tâm của ngôi nhà chính là thái cực của căn nhà, nên gặp cát chứ không nên gặp hung, nên sạch sẽ chứ không nên bị xáo trộn. Do đó, không nên đặt bếp ở gần cửa chính ra vào nhà.
Vị trí tốt nhất để đặt gian bếp là thật sâu trong nhà. Bạn nên bố trí một phòng phía sâu sau nhà để làm gian bếp, một mặt của nhà bếp nên nhìn về chỗ thoáng của ngôi nhà như sân sau nhà, bancông, khoảng trống bên hông nhà…
Theo quan niệm phong thủy, bếp ăn nên được đặt ở vị trí “tọa hung hướng cát”, có nghĩa là nằm ở hướng dữ nhưng nhìn về phương lành để bếp nấu có thể hỗ trợ áp chế những luồng khí gây bất lợi cho gia chủ. Khí dương mà lửa bếp sinh ra có thể điều hòa các loại khí bất lợi khác giúp cải thiện được phong thủy của căn nhà một cách rất hiệu quả.
Không nên đặt bếp ở vị trí tây bắc của ngôi nhà
Tuyệt đối không nên đặt bếp ở hướng tây bắc vì đây là vị trí “lửa tại cửa thiên đàng”. Đây là vị trí tử cho hành hỏa. Vị trí tây bắc trong ngôi nhà cũng đại diện cho người trong gia đình. Đây cũng là nơi mà cửa năng lượng của thiên đàng đi vào nhà.
Nếu đã xây bếp tại vị trí này thì cố gắng di chuyển toàn bộ thiết bị tạo lửa hoặc năng lượng ra khỏi vị trí tây bắc của gian bếp. Người ta cho rằng chúng sẽ đốt cháy hết vận may đi vào nhà.
Nếu ngay cả các thiết bị tạo nhiệt cũng đã được cố định, bạn phải khắc phục bằng cách đặt một chậu luôn có nước vào vị trí này.
Nên giữ bếp luôn thông thoáng
Khí lưu thông thuận tiện là một yêu cầu rất quan trọng trong phong thủy. Bếp phải luôn thông thoáng, đường khí lưu thông phải thật êm ái. Nếu nhà rộng, nên tạo một cửa sổ và mở hàng ngày để khí sạch đi qua.
Với những nhà bếp hẹp và kín thì giải pháp tốt nhất là một chiếc máy hút khói, quạt hút, ống thoát khói. Bạn nên vệ sinh chúng thường xuyên, đảm bảo sự sạch sẽ cần thiết bởi bếp bị ám khói cũng làm giảm  vận may của gia đình.
Không nên đặt gần phòng vệ sinh

Bếp vốn là nơi chế biến thức ăn để đưa chất bổ dưỡng vào nuôi cơ thể, là chỗ có lửa và thuộc về Hỏa. Còn phòng vệ sinh là nơi có nước, thuộc về Thủy. Theo thuyết Ngũ hành, Thủy và Hỏa vốn tương khắc với nhau nên việc bố trí nhà bếp giáp tường hoặc gần với phòng vệ sinh là điều rất kỵ
Trong các căn hộ chung cư hiện nay, vì diện tích chật hẹp nên nhà vệ sinh thường được bố trí gần bếp. Nếu không thể thay đổi được bố cục này trong nhà, bạn có thể hóa giải phần nào sự rắc rối này bằng cách:
- Cửa nhà vệ sinh phải luôn đóng.
- Không bao giờ để bếp đối mặt với nhà vệ sinh.
- Giữ cho nhà bếp luôn khô ráo, sạch sẽ
- Thiết kế thêm một chiếc cửa nữa để ngăn cách giữa nhà bếp và phòng vệ sinh, hoặc có thể dùng bức bình phong hoặc mành treo để che hai bên lại.
Nhà bếp nên cách xa phòng ngủ
Nhà bếp vốn là nơi hung cát lẫn lộn, nhưng đặt dưới góc độ ăn uống thì khí trong nhà bếp phải sạch sẽ. Phòng ngủ cách xa nhà bếp sẽ tránh được mùi khói, mùi dầu mỡ bay vào phòng. Điều này giúp cho người trong nhà giữ được sức khỏe tốt, không bị ảnh hưởng bởi sự ngột ngạt nóng bức mà sinh ra tính tình nóng nảy, dễ tức giận.
Tránh những yếu tố đối lập
Thủy khí do hệ thống nước sinh ra và Hỏa khí do lửa ở bếp sinh ra vốn xung khắc với nhau. Vì thế bếp và vòi nước tuyệt đối không nên đối diện với nhau.
Trong không gian bếp, bạn nên sắp xếp hệ thống nước và bếp thuận chiều với nhau là tốt nhất. Nếu không sắp xếp được theo vị trí đó thì có thể xếp chúng song song nhưng cố gắng lệch với nhau thì tốt hơn.
Trong quá trình nấu nướng thức ăn và vệ sinh chén bát, bạn sẽ sử dụng nhiều đến nước. Tuy nhiên, trong phong thủy, nước tượng trưng cho sự dồi dào của tài lộc. Vì thế, bạn cần sử dụng nguồn nước thật hợp lý và đúng mức, tránh mọi sự thất thoát lãng phí không đáng có.
Không nên sử dụng những vật dụng dùng một lần
Nếu có một bữa tiệc vui vẻ ngoài vườn và tránh việc lạc mất những chiếc muỗng, nĩa bạc đắt tiền, bạn có thể sử dụng vật dụng giấy một lần rồi bỏ. Tuy nhiên bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng dao, chén, đĩa… bằng giấy hoặc nhựa dùng một lần cho gian bếp bởi điều này ám ảnh về sự nghèo túng. Đừng bận tâm vì phải mất thêm 5-10 phút rửa chén hay một ít tiền thêm vào để mua bộ đồ ăn tốt hơn.
Qua sự gợi ý trên của chúng tôi, hi vọng bạn sẽ có khu bếp sạch đẹp và hợp phong thủy.
KTS LÊ ĐỨC DŨNG
(Công ty CP Kiến trúc DMC Việt Nam)
Lược dịch từ Tarot

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét