Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Dinh dưỡng hợp lý cho người cao tuổi


Trong những năm gần đây, đời sống xã hội của chúng ta đã được nâng cao mọi mặt, đặc biệt đời sống vật chất và tinh thần, từ đó đã tạo tiền đề cho tuổi thọ của con người ngày càng cao. Với ý nghĩa đó, để người cao tuổi (NCT) có một sức khỏe tốt, có cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc với gia đình, bạn bè, xã hội thì vấn đề ăn uống hợp lý ở NCT đóng vai trò hết sức quan trọng.
Cần ăn giảm bớt số lượng
Trong sinh hoạt hàng ngày, NCT ít vận động hơn, cho nên nhu cầu về năng lượng cũng giảm theo, vì vậy việc giảm bớt số lượng ăn là việc làm cần thiết, trong đó cơm là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu. Nếu khi còn trẻ, ăn bình thường mỗi bữa 3-4 bát cơm thì nay cao tuổi ăn bớt xuống 2 bát rồi 1 bát. Cần theo dõi cân nặng để điều chỉnh thể trọng cho hợp lý, phương pháp tính đơn giản và đừng để vượt quá mức tối đa kg thể trọng, bằng cách lấy chiều cao cơ thể (tính bằng cm) trừ đi 100, rồi nhân cho 9 và chia lại cho 10 là kết quả kg cơ thể cần duy trì.
Ví dụ: người có chiều cao là 1,65m thì kg thể trọng cần duy trì là 58,5kg. (165 - 100 = 65 x 9 = 585 : 10 = 58,5).
Cần đảm bảo về chất lượng bữa ăn
Cần đảm bảo tốt về chất đạm, chủ yếu chất đạm từ nguồn thực vật như: đậu phụ, sữa đậu nành, sữa chua, tương, các loại cá. Giảm ăn chất thịt-mỡ, vì thịt trong quá trình tiêu hóa dễ sinh các độc chất, nếu táo bón, các độc chất này không được thoát ra ngoài mà hấp thu vào cơ thể gây một nhiễm độc trường diễn có hại cho sức khỏe.
Ăn dầu hoặc lạc, vừng, giảm ăn mỡ.
Hạn chế ăn mặn, giảm ăn đường, giảm nước giải khát ngọt, bánh kẹo ngọt.
Tăng cường ăn nhiều rau đặc biệt là rau lá xanh, ăn nhiều rau gia vị, mỗi tuần nên có món ăn sử dụng các loại củ gia vị như: tỏi, giềng, nghệ, chú trọng đến giá đỗ.
Cách ăn uống
Tránh ăn quá no, đặc biệt ở người có bệnh tim, vì ăn quá no sẽ gây chèn ép tim.
Làm thức ăn mềm, đặc biệt chú trọng đến tình trạng răng miệng, sức nhai.
Món canh thật sự cần thiết vì tuyến nước bọt, phản xạ nuốt và răng hàm NCT hoạt động kém.
Phải theo dõi và kiểm tra vấn đề ăn uống của NCT vì nhiều cụ ăn rồi lại quên, nói là chưa ăn.
Cần chú trọng bổ sung nước, chất khoáng và vitamin, vì NCT thường giảm nhạy cảm đối với cảm giác khát nước nên cần đề phòng thiếu nước. Buổi sáng ngủ dậy không uống nước sẽ không có lợi cho sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến một số bệnh tật. Sáng ngủ dậy bổ sung lượng nước nhất định vừa đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể, vừa là một biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh tật, vì qua một đêm ngủ cơ thể bị mất đi một lượng nước chủ yếu qua đường hô hấp và qua da, cho nên lượng máu bị thiếu nước nên bị cô đặc, lưu lượng máu đến tế bào tổ chức sẽ bị giảm. Sáng dậy uống nước vừa là bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể và vừa là một cách làm sạch dịch thể trong cơ thể, hơn nữa ở NCT chức năng nhu động ruột giảm, nhu động ruột trở nên chậm, nếu không bổ sung nước kịp thời sẽ gây táo bón. Sáng sớm ngủ dậy uống nước là một biện pháp bảo vệ sức khỏe rất khoa học.
Song song với nhu cầu sử dụng nước của cơ thể thì nhu cầu vitamin đối với cơ thể cũng vô cùng quan trọng như vitamin E, vitamin C, betacaroten, vitamin PP, Vitamin nhóm B, các chất màu trong thảo mộc, trong rau quả, các chất khoáng như: kali, magie, kẽm, đồng, sắt và một số acid hữu cơ, chú trọng bổ sung canxi, vì NCT dễ có nguy cơ loãng xương.
Những việc cần làm cho NCT
Cần tạo cho NCT có một tâm hồn thanh thản, phấn đấu để được sống trong niềm vui và hạnh phúc là yếu quan trọng, để giúp duy trì thăng bằng của hệ thần kinh và là một vũ khí chống mọi căng thẳng, stress hàng ngày.
Giảm mức ăn so với thời trẻ, đối với NCT nhu cầu năng lượng giảm đi so với lúc trẻ từ 20-30%. Do vậy, NCT phải chú ý giảm thức ăn so với thời trẻ, duy trì thể trọng hợp lý.
Tránh ăn quá no, đặc biệt khi có bệnh ở hệ tim mạch, cần chú ý những ngày lễ, Tết thường ăn quá mức bình thường hay vui say quá chén, nên ăn các thức ăn dễ tiêu, nên nấu nhừ và chia làm nhiều bữa nhỏ, luôn phải giữ gìn vệ sinh khi chế biến.
Uống nước thường xuyên, ít nhất từ 1,5-2,5 lít mỗi ngày. Giảm đường và muối trong bữa ăn (đường dưới 20g/ngày, muối dưới 6g/ngày).
Ăn nhiều rau tươi, quả chín, đặt biệt là rau lá xanh như: rau muống, rau ngót, rau dền, mùng tơi. Ăn nhiều gia vị như: hành, hẹ, diếp cá, lá lốt, rau răm.
Ăn củ như: hành, nghệ, riềng và ăn nhiều quả chín sẽ cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng cho cơ thể.
Ở những NCT do sức co bóp dạ dày và nhu động ruột giảm dẫn đến dễ táo bón, vì vậy cần ăn nhiều rau để có chất xơ kích thích nhu động ruột tránh táo bón. Các chất xơ trong rau quả còn có tác dụng giống như cái chổi quét chất cholesterol thừa, đẩy ra theo phân giúp cơ thể phòng ngừa xơ vữa động mạch.
Ăn thêm đậu, lạc, vừng và cá. các thức ăn này có nhiều chất đạm, lại có
nhiều chất dầu, trong đó có loại acid béo không no là acid linoleic rất quan trọng trong việc phòng chống tăng cholesterol. Cho nên những NCT nên ăn nhiều món từ đậu tương như: đậu phu, sữa đậu nành, tào phở, vừng, lạc, mè và nhất là đậu tương có tác dụng phòng chống bệnh ung thư và bệnh tim mạch, là 2 bệnh chính gây tử vong ở NCT.
Năng vận động. Từ xưa Aristote đã nhận xét: "Không có gì làm suy yếu và phá hủy cơ thể con người bằng việc không vận động kéo dài". Vì vậy, cần dành thì giờ tập luyện đều đặn hàng ngày, theo một chế độ và phương pháp tự chọn phù hợp với sức khỏe và tuổi tác từng người. Phương pháp tập luyện thích hợp nhất với NCT là đi bộ và tập thở.
Nguồn: Sức khoẻ và đời sống

6 kiêng kỵ trong ăn uống với người cao tuổi

Cơ thể người cao tuổi (NCT) khác với người trẻ, bộ máy tiêu hóa suy giảm về chức năng, khả năng tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thức ăn giảm nhiều, nếu ăn uống không biết kiêng kỵ sẽ phát sinh nhiều loại bệnh tật.
1. Kiêng ăn phủ tạng của lợn 
NCT khi thận đã suy, tỳ vị đã hư, khí huyết sinh hóa không đủ, cần phải có điều tiết trong ăn uống. Các nhà y học thời xưa cho rằng NCT ăn uống ngọt và nhạt là gốc của 5 vị, tự tác để dưỡng tạng, chủ trương cấm thịt, họ cho rằng: "Khi thịt thắng thì làm trệ khí của ngũ cốc, khí của ngũ cốc thắng thì làm trệ nguyên khí. Nguyên khí lưu thông thì thọ, nguyên khí trệ thì chết non". Nội tạng của lợn tuy giá trị dinh dưỡng tương đối cao, chứa nhiều năng lượng, nhưng hàm lượng cholesterol cũng cao. Nếu ăn nội tạng lợn thường xuyên thì hàm lượng cholesterol trong máu quá cao, chúng sẽ lắng đọng trên thành động mạch, gây ra xơ cứng động mạch, tăng huyết áp và các bệnh về động mạch vành tim. Hai loại bệnh này thường là nguyên nhân quan trọng gây tử vong cho NCT, nên điều hết sức quan trọng là khống chế lượng mỡ động vật và các thức ăn có lượng cholesterol cao đưa vào cơ thể.
2. Kiêng ăn các thức béo

Thức ăn béo nói chung rất nhiều mỡ. Loại thức ăn này tuy giá trị dinh dưỡng tương đối cao, nhưng vì hàm lượng mỡ rất cao, dễ làm NCT béo ra, mỡ trong máu cao, gây ảnh hưởng chức năng tim mạch. Nếu thường xuyên ăn quá nhiều các thức dầu mỡ ngậy béo và uống rượu mạnh, thì dễ trợ thấp, sinh đờm và có thể gây ra dương của gan lên cao, phong của gan làm động bên trong sinh ra chứng như đái tháo đường. Đồng thời ăn uống quá nhiều thức dầu mỡ, đối với NCT tỳ vị đã hư suy, năng lực tiêu hóa hấp thu yếu, còn có thể tăng thêm gánh nặng cho tỳ vị, gây ra tình trạng công năng tỳ vị mất điều hòa, dẫn tới tiêu hóa không tốt, làm ảnh hưởng đến sự hấp thu bình thường các thành phần dinh dưỡng trong ăn uống của NCT,  bất lợi cho sức khỏe, vì vậy NCT cần kiêng ăn quá nhiều chất béo.
3. Kiêng ăn quá cay
Các thức ăn cay  như: hành, gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, phần nhiều tính ôn nhiệt, có tác dụng phát tán và hành khí, ăn ít thì có thể thông dương hỏa dạ dày, thích hợp với NCT bị tháo tỏng, đau dạ dày mà tỳ vị hư hàn. Nhưng vì chúng có tính cay, tán, ôn nhiệt, không thể ăn nhiều, ăn nhiều dễ sinh đờm động hỏa, sinh phong, hại mắt. Mà NCT phần nhiều có biểu hiện công năng tạng phủ suy thoái, âm dương không cân bằng, trong đó số đông là âm hư,  huyết hư, khi ăn các thức ăn cay rất dễ làm tổn thương âm và động huyết. Nhất là đối với người âm hư, dương cao, đầu váng, mắt hoa, trong lòng phiền nhiệt, họng khô lưỡi táo, ra mồ hôi trộm về ban đêm cần phải kiêng dùng. Ăn quá nhiều thức cay còn có thể làm tinh thần không phấn chấn, đúng như sách Nội kinh đã nói: "Vị mà quá cay thì gân mạch bì chùn, tinh thần tàn lụi", "ăn quá nhiều chất cay thì gân rút mà móng khô". Điều đó nói rõ, ăn quá nhiều vị cay có thể làm cho âm của gan và thận hư, dương của gan lên cao, nghiêm trọng thì có thể xuất hiện các biến chứng của bệnh phong của gan làm động bên trong, gân mạch bị thương tổn.
4. Kiêng ăn quá mặn
Nghiên cứu của các nhà y học cho rằng ăn muối có tác dụng như một chất xúc tác làm tăng huyết áp, nếu ăn mặn quá nhiều sẽ làm tích tụ muối trong tế bào, phá hoại bộ máy thăng bằng trong tế bào thần kinh và mạch máu, làm cho mạch máu hẹp lại, huyết áp tăng cao. Có thống kê cho biết, những người thích ăn mặn nguy cơ mắc bệnh ung thư đường ăn uống cao hơn người bình thường 12 lần.
5. Kiêng ăn quá nhiều chất ngọt
Các thức ngọt có tác dụng bồi bổ cơ thể, điều hòa tỳ vị, làm hòa hoãn các chứng cấp tính và làm khỏi đau, nếu ăn uống thích hợp sẽ giúp cho sự tiêu hóa của tỳ vị, bảo vệ tạng gan, nới lỏng can khí; nhưng vì các thức này thành phần của nó chứa rất nhiều đường, sinh ra nhiệt lượng cũng rất cao, ăn nhiều có hại cho sức khỏe, đặc biệt là NCT càng cần kiêng ăn uống các thức quá ngọt. Ăn quá nhiều đồ ngọt làm cho nhiệt lượng của cơ thể tăng, nếu thường xuyên ăn uống như vậy thì sẽ hóa nhiệt sinh hỏa, hỏa và nhiệt lại dễ tàn dịch, dẫn tới dịch hao, nhiệt thịnh, sẽ gây ra các biến chứng như ung nhọt lở độc. Sách Nội kinh đã nói: "Biến của cao lương, đủ sinh đinh nhọt lớn". Ý nói: Ăn nhiều các thức vị ngọt dễ sinh các bệnh ngoại khoa như đinh nhọt lớn, ung nhọt, ghẻ lở, nhất là công năng tuyến tụy của NCT có xu hướng giảm sút, ăn nhiều các thức ăn ngọt dễ gây ra bệnh đái tháo đường. Nếu NCT đã bị bệnh đái tháo đường càng phải kiêng ăn, nếu không thì các chứng ung nhọt ghẻ lở dễ sinh ra mà khó lành.
6. Kiêng ăn quá no
Các nhà y học cho rằng tỳ vị là cơ quan "coi kho", là "bể chứa" đồ ăn thức uống, là gốc của hậu thiên, là nguồn sinh hóa ra khí huyết. Tất cả mọi vật chất làm cho cơ thể sinh trưởng phát triển đều nhờ sự cung cấp của tỳ vị. Trong quá trình tiêu hóa thì dạ dày có tác dụng dung nạp và nhào trộn thức ăn, còn tỳ có tác dụng tiêu hóa, hấp thu và chuyên chở các vật chất dinh dưỡng tới toàn thân. Vì tỳ vị của NCT bắt đầu bị suy nhược, công năng giảm sút, nếu ăn quá no thì tỳ vị không đủ sức tiêu hóa, hấp thu quá nhiều thức ăn, những thức ăn dư thừa sẽ làm ảnh hưởng và nặng thêm sự gánh vác của tỳ vị, làm ảnh hưởng đến công năng vốn đã suy nhược của tỳ vị, và làm cho sự hoạt động của bản thân NCT bị ảnh hưởng. Cho nên những nhà dinh dưỡng học thời xưa chủ trương ăn ít một chút, đừng ăn no, họ cho rằng "thà ít, đừng nhiều thì cơ thể trừ khử được bệnh tật".
Nếu NCT ăn quá no, năng lượng đưa vào quá nhiều, làm tăng nhanh sự lão hóa thì dễ dẫn đến nguy cơ đường và mỡ trong máu tăng cao. Thêm nữa, mỗi bữa ăn đều quá no, làm cho huyết dịch phải tập trung vào ruột và dạ dày, còn những cơ quan quan trọng như tim và não thì thiếu máu lâu dài, dẫn đến tinh thần mệt mỏi, tư tưởng không thể tập trung cao độ làm giảm năng suất làm việc. Những NCT có bệnh về động mạch vành dễ sinh ra cơn đau thắt ngực. Vì vậy, ăn ít, ăn nhiều bữa chẳng những không gây ra béo phì mà còn có ích cho tim. Ngược lại ăn no thường xuyên sẽ làm cho con người chưa già đã suy, làm giảm tuổi thọ.
Nguồn: Sức khoẻ và đời sống

Phòng bệnh điếc ở người cao tuổi bằng ăn uống

Khi ngoài 60 tuổi, thính lực của con người bẳt đầu giảm đần, trường hợp nặng thì điếc hẳn. Theo thống kê, tỷ lệ điếc ở người trên 65 tuổi là 30-50%. Sau nhiều năm nghiên cứu vấn đề này, một số chuyên gia cho rằng, ngoài nguyên nhân sinh lý ra, hiện tượng điếc ở NCT còn có liên quan đến việc ăn uống không hợp lý, nếu biết sớm chú ý điều chỉnh ăn uống thì có thể đề phòng được.
Ăn nhiều thức ăn chứa nhiều chất sắt
Các thầy thuốc Anh phát hiện thấy ở người chuyển sang tuổi già, hàm lượng sắt trong máu thấp hơn rõ rệt so với người bình thường, hệ thống máu biến đổi, các vi ti huyết quản ở tai bị hẹp đi, mất tính đàn hồi, máu khó chảy qua, các tế bào hồng cầu dần dần trở nên cứng hơn. Tế bào hồng cầu cứng sẽ dễ làm tắc các vi ti huyết quản, gây khó khăn cho tuần hoàn máu trong tai, cộng thêm sự thiếu chất sắt trong cơ thể, năng lực chuyên chở oxy của tế bào hồng cầu bị giảm sút, làm cho tế bào thính giác trong tai thiếu chất dinh dưỡng, qua đó sinh bệnh điếc. Nếu bổ sung thêm chất sắt thì có thể làm giãn mạch máu, làm mềm các tế bào hồng cầu, bảo đảm tai được cung cấp đủ máu, qua đó ngăn chặn tình trạng giảm thính lực ở NCT. Các thầy thuốc đề nghị, ngay từ tuổi trung niên trở đi, nên ăn thêm các thức ăn giàu chất sắt như: mộc nhĩ đen, gan động vật, thịt nạc, rau cần, rau chân vịt…
Ăn nhiều thức ăn chứa chất kẽm
Nguyên tố kẽm (Zn) có tác dụng vô cùng quan trọng đối với thính lực. Hàm lượng kẽm ở ốc tai cao hơn hẳn so với bất kỳ bộ phận nào khác trong cơ thể; nhưng khi ngoài 60 tuổi thì giảm đi rõ rệt, gây trở ngại cho hoạt động chức năng của ốc tai. Bởi vậy, khi sang tuổi trung niên nên ăn cá, đậu nành, rau cải, cà rốt, các loại hải sản, là thực phẩm chứa nhiều kẽm.
Bổ sung vitamin D
Vitamin D có ảnh hưởng trực tiếp kỳ lạ đến thính lực của NCT. Các chuyên gia Mỹ theo dõi 56 người mắc bệnh điếc tuổi già, phát hiện thấy hàm lượng canxi trong máu của họ thấp hơn hẳn mức bình thường, mà nguyên nhân căn bản là do cơ thể thiếu vitamin D. Khi dùng vitamin D điều trị cho các bệnh nhân này trong thời gian 6 - 10 tháng, thính lực của họ khá lên rõ rệt. Trong vitamin D chủ yếu có vitamin D2 và D3, hai loại này phải được hòa tan trong dầu mỡ thì cơ thể người mới có thể hấp thu được. Các loại nấm và mộc nhĩ trắng (ngân nhĩ) đều chứa vitamin D2. Gan cá biển có hàm lượng vitamin D3 cao nhất; gan gia cầm, gia súc và trứng cũng chứa vitamin D3. Trong các mô da và mỡ người có chứa một chất dehydrocholesterol, sau khi được chiếu bởi tia cực tím trong ánh nắng mặt trời nó có thể hình thành vitamin D3. Bởi vậy, NCT cần thường xuyên ra nắng.
Bớt ăn uống
Hợp lý hạn chế khẩu phần ăn không những có thể kéo dài tuổi thọ mà còn có tác dụng rõ rệt ngăn ngừa chứng điếc ở NCT. Thí nghiệm trên chuột bạch cho thấy: sau khi cho chuột ăn theo chế độ cách nhật khiến thân trọng của chúng giảm rõ rệt, qua theo dõi, thống kê, thấy tuổi thọ bình quân của chúng tăng 40%, và điện nhĩ đồ cũng tốt hơn nhóm chuột đối chiếu; chứng tỏ hạn chế khẩu phần ăn có thể làm chậm sự xuất hiện chứng điếc ở NCT. Đó là do sau khi bớt khẩu phần ăn, cơ thể cố hết sức thải các chất độc ra ngoài.
Ăn nhiều thức ăn hạ mỡ máu
Mỡ máu tăng lên là hiện tượng thường thấy ở người trung niên và già, phần lớn là do ăn nhiều và ăn lâu dài các thứ thịt, cá, trứng. Kết quả sẽ làm giảm thính lực của NCT. Một nhóm chuyên gia quan sát 341 NCT, kết quả thấy ở người có mỡ máu cao thì tỷ lệ mắc chứng điếc do tuổi già cao hơn rõ rệt so với người có mỡ máu bình thường. Các thí nghiệm trên thỏ cũng cho thấy, con thỏ nào có mỡ máu cao cũng dễ xuất hiện trở ngại về thính lực hơn. Đó là do mỡ máu cao gây trở ngại cho sự tuần hoàn máu trong nội nhĩ, và do lượng các chất oxy hóa ở nội nhĩ tăng lên. Từ đó ta thấy, thay đổi các thói quen không tốt về ăn uống và ăn nhiều rau quả tươi sẽ có ích cho việc dự phòng chứng điếc ở NCT.
Nguồn: Sức khỏe & Đời sống

Quan tâm bữa ăn cho người cao tuổi

Với người già, có nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ cao… nên càng phải được quan tâm nhiều hơn về chế độ ăn. Nhất là các thực phẩm chứa nhiều chất béo, các món ăn phải nấu đi nấu lại nhiều lần... có hại cho sức khỏe.
Tránh các món ăn nhiều dầu mỡ
Đối với người lớn tuổi, việc ăn nhiều chất béo luôn không tốt cho sức khỏe vì đó chính là mầm mống của những căn bệnh mà tuổi già hay mắc phải.
Những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như thịt kho nước dừa, thịt nấu đông, các loại thịt quay, nội tạng động vật (tim, gan, ruột)... đều chứa nhiều cholesterol động vật. Nếu sử dụng nhiều các loại thực phẩm này sẽ làm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Khi lượng cholesterol tăng đến một mức không thể kiểm soát thì các cơn đột quỵ tim mạch hoặc tai biến mạch máu não có thể xảy ra, rất nguy hiểm.
Ngoài việc hạn chế các món ăn trên, các cụ có thể bổ sung chất béo, đạm động vật từ cá vì cá dễ tiêu hóa, hàm lượng Omega 3 cao. Một tuần, nên bổ sung từ hai đến ba bữa cá và ăn kèm với các loại đậu, muối mè.
Có nên ăn nhiều rau củ quả muối chua?
Các loại dưa cải muối chua, kim chi... thường kích thích vị giác (do có vị chua), nên tạo sự ngon miệng và thèm ăn cho các cụ. Tuy nhiên, loại thực phẩm này được làm chủ yếu từ các loại rau củ quả đã qua quá trình lên men và mất đi lượng vitamin cần thiết, không nên cho các cụ ăn nhiều vì không đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin cần thiết.
Nên chọn các loại rau, trái cây tươi như: cam, bưởi..., cung cấp nhiều vitamin C và giúp tăng sức đề kháng, mau lành vết thương. Những trái cây có màu đỏ như dưa hấu, hồng, đu đủ... cũng là nguồn dồi dào vitamin A.
Kết hợp bổ sung vitamin C và A sẽ hết sức có lợi vì vitamin C giúp hấp thu vitamin A tốt hơn, ngăn ngừa các bệnh về mắt như khô mắt, mỏi mắt, hạn chế bệnh lão hóa về mắt.
Không dùng thức ăn nấu lại nhiều lần
Các món ăn trong mùa đông thường phải nấu đi nấu lại nhiều lần, lượng vitamin mất dần theo mỗi lần nấu, lại đồng thời làm tăng vị mặn cho món ăn. Đối với người già, ăn mặn là "kẻ thù" gây ra các bệnh thận, tăng huyết áp. Do vậy, không nên cho các cụ ăn những thức ăn nấu lại nhiều lần. Thức ăn tốt, đảm bảo vitamin, khoáng chất là phải ăn ngay sau khi nấu, lúc này hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn còn cao.
Cân bằng giữa ăn và uống
Ngoài việc ăn sao cho tốt, đúng khoa học, đảm bảo sức khỏe thì việc uống cũng không nên xem nhẹ. Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể nên các cụ phải uống nước thường xuyên. Nguồn nước tốt nhất vẫn là nước lọc đun sôi để nguội.
Ăn uống hợp lý, cân bằng là điều quan trọng để giúp các cụ tránh được nguy cơ phát triển bệnh tật, tăng tuổi thọ...
Các cụ nên ăn trong tinh thần thoải mái, giữ mức độ ăn đều đặn, vừa phải, không nên ăn quá no và có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để tạo cảm giác thích thú khi ăn.     
BS. Hồng Hạnh

Chế độ ăn phòng bệnh tim mạch cho người cao tuổi


Tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái tháo đường, ít vận động, béo bệu... là những nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch ở người già. Điều chỉnh khẩu phần ăn là một cách ngăn ngừa hiệu quả, trong đó cần giảm bớt mỡ và chất bột, giữ nguyên lượng đạm có trong thịt, trứng, sữa và các loại đậu đỗ.
Điều chỉnh mức ăn
Người cao tuổi cần giảm mức ăn so với người trẻ tuổi, vì nhu cầu năng lượng cho cơ thể của người già giảm. Ở tuổi trên 60, nhu cầu năng lượng chỉ gần 80%, và trên 70 tuổi là gần 70%. Nếu ăn thừa có thể gây béo bệu, gây ra các bệnh tim mạch và làm giảm tuổi thọ.
Thành phần dinh dưỡng
- Đỗ tương có nhiều lecitin và dầu thực vật không bão hòa là thức ăn tốt làm giảm cholesterol trong máu.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin:
  + Vitamin C có tác dụng điều hòa sự chuyển hóa chất bột, chất mỡ, tái tạo tế bào, hạn chế phát triển vữa xơ động mạch. Thực phẩm giàu vitamin C là ớt vàng ta, ớt xanh to, rau đay, rau dền, rau ngót, quýt, cam, chanh, bưởi, đu đủ chín, xoài, ổi...
  + Vitamin PP bảo vệ thành mao mạch, làm giảm độ thấm, có tác dụng chống oxy hóa, làm chậm sự lão hóa. Vitamin PP có nhiều trong cam, quýt, chanh, bưởi, chè tươi. Đặc biệt có thể dùng nước sắc hoa hòe, 6 g/ngày.
  + Vitamin E hạn chế tiêu hóa chất đạm, bảo vệ mao mạch và tế bào thần kinh, có tác dụng chống xơ hóa và chống oxy hóa. Vitamin E có nhiều trong dầu đỗ tương, hạt đỗ tương, dầu gấc, dầu lạc, đậu Hà Lan tươi sống, giá sống, cà chua chín tươi.
  + Vitamin U có tác dụng bảo vệ thành mạch chống vữa xơ động mạch, làm giảm cholesterol máu. Chất này có nhiều trong bắp cải.
  + Chất khoáng rất cần cho cơ thể. Nếu thiếu sắt sẽ gây thiếu máu, vì thế cần ăn nhiều thực phẩm như trứng, ngũ cốc, rau muống, rau cải xoong. Thiếu canxi sẽ gây loãng xương, nên cần ăn đủ sữa bò, trứng, thịt, đậu đỗ, bắp cải, rau muống...
Cơ thể dễ hấp thu các chất khoáng và yếu tố vi lượng trong hoa quả hơn là rau. Sắt trong hoa quả giúp cơ thể thiếu máu, giúp nhanh hồi phục sự tạo máu hơn các loại sắt có trong rau. Ngoài ra, hoa quả có nhiều pectin giúp cơ thể hấp thu tốt các axit hữu cơ và là chất trung gian thúc đẩy sự chuyển hóa, tăng khả năng sử dụng các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Đối với người già, hoa quả chứa nhiều đường dễ tiêu, không gây ảnh hưởng xấu cho hệ tim mạch.
Giáo sư Đoàn Thị Nhu
Chế độ ăn phòng bệnh tim mạch cho người cao tuổi

Tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái tháo đường, ít vận động, béo bệu... là những nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch ở người già. Điều chỉnh khẩu phần ăn là một cách ngăn ngừa hiệu quả, trong đó cần giảm bớt mỡ và chất bột, giữ nguyên lượng đạm có trong thịt, trứng, sữa và các loại đậu đỗ.
Điều chỉnh mức ăn
Người cao tuổi cần giảm mức ăn so với người trẻ tuổi, vì nhu cầu năng lượng cho cơ thể của người già giảm. Ở tuổi trên 60, nhu cầu năng lượng chỉ gần 80%, và trên 70 tuổi là gần 70%. Nếu ăn thừa có thể gây béo bệu, gây ra các bệnh tim mạch và làm giảm tuổi thọ.
Thành phần dinh dưỡng
- Đỗ tương có nhiều lecitin và dầu thực vật không bão hòa là thức ăn tốt làm giảm cholesterol trong máu.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin:
  + Vitamin C có tác dụng điều hòa sự chuyển hóa chất bột, chất mỡ, tái tạo tế bào, hạn chế phát triển vữa xơ động mạch. Thực phẩm giàu vitamin C là ớt vàng ta, ớt xanh to, rau đay, rau dền, rau ngót, quýt, cam, chanh, bưởi, đu đủ chín, xoài, ổi...
  + Vitamin PP bảo vệ thành mao mạch, làm giảm độ thấm, có tác dụng chống oxy hóa, làm chậm sự lão hóa. Vitamin PP có nhiều trong cam, quýt, chanh, bưởi, chè tươi. Đặc biệt có thể dùng nước sắc hoa hòe, 6 g/ngày.
  + Vitamin E hạn chế tiêu hóa chất đạm, bảo vệ mao mạch và tế bào thần kinh, có tác dụng chống xơ hóa và chống oxy hóa. Vitamin E có nhiều trong dầu đỗ tương, hạt đỗ tương, dầu gấc, dầu lạc, đậu Hà Lan tươi sống, giá sống, cà chua chín tươi.
  + Vitamin U có tác dụng bảo vệ thành mạch chống vữa xơ động mạch, làm giảm cholesterol máu. Chất này có nhiều trong bắp cải.
  + Chất khoáng rất cần cho cơ thể. Nếu thiếu sắt sẽ gây thiếu máu, vì thế cần ăn nhiều thực phẩm như trứng, ngũ cốc, rau muống, rau cải xoong. Thiếu canxi sẽ gây loãng xương, nên cần ăn đủ sữa bò, trứng, thịt, đậu đỗ, bắp cải, rau muống...
Cơ thể dễ hấp thu các chất khoáng và yếu tố vi lượng trong hoa quả hơn là rau. Sắt trong hoa quả giúp cơ thể thiếu máu, giúp nhanh hồi phục sự tạo máu hơn các loại sắt có trong rau. Ngoài ra, hoa quả có nhiều pectin giúp cơ thể hấp thu tốt các axit hữu cơ và là chất trung gian thúc đẩy sự chuyển hóa, tăng khả năng sử dụng các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Đối với người già, hoa quả chứa nhiều đường dễ tiêu, không gây ảnh hưởng xấu cho hệ tim mạch.
Giáo sư Đoàn Thị Nhu

Chú ý ăn uống dành cho người cao tuổi

Cơ thể người cao tuổi có những đặc điểm riêng khác với cơ thể người trẻ tuổi nên chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi cũng có những điểm riêng biệt. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý trong vấn đề dinh dưỡng của người cao tuổi.
- Người cao tuổi hoạt động ít, nhu cầu về năng lượng giảm, vị giác và khứu giác kém nhạy nên cảm giác thèm ăn và ngon miệng giảm. Bên cạnh đó răng bị rụng khiến cho việc nhai thức ăn gặp khó khăn. Do đó thức ăn của người cao tuổi phải được chế biến hợp khẩu vị, mềm, và dễ nuốt. Đối với những người cao tuổi bị rụng nhiều răng tuyệt đối tránh ăn thịt gà, thịt vịt nguyên miếng (mà phải xé nhỏ ra), các loại cá nhiều xương để tránh bị hóc xương. Cần cho người cao tuổi ăn từng miếng nhỏ, uống nước từ từ từng ngụm nhỏ để tránh nghẹn hay sặc.
- Sự bài tiết dịch vị của dạ dày ở người cao tuổi giảm nên việc hấp thu các chất canxi, sắt kém, thời gian tiêu hóa thức ăn kéo dài. Do đó, nên chia khẩu phần ăn của người cao tuổi thành nhiều bữa ăn nhỏ, tránh ăn quá no.
-Khả năng hấp thu chất đạm ở người cao tuổi kém vì vậy cần cho người cao tuổi ăn những thức ăn có chứa các loại đạm dễ tiêu như cá, sữa, đậu...
- Nhu động ruột giảm nên người cao tuổi thường hay bị táo bón. Do đó nên cho người cao tuổi ăn chế độ ăn có nhiếu chất xơ, nhiều rau và hoa quả, uống đủ nước mỗi ngày.
- Người cao tuổi cần tăng cường dùng những loại thức ăn có chứa nhiều canxi như sữa và các sản phẩm từ sữa để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương.
- Nhu cầu vitamin và muối khoáng tăng lên theo tuổi nên cần cung cấp cho người cao tuổi các loại thức ăn có chứa nhiều vitamin cần thiết như vitamin C (có trong rau quả), vitamin nhóm B (có trong ngũ cốc, các họ đậu, thịt, gan...).
- Ở những người cao tuổi có các bệnh mạn tính không lây (tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim...) cần được cung cấp chế độ ăn phù hợp với tình trạng bệnh lý của họ.
Nguồn: Sức khoẻ và đời sống

Dinh dưỡng cho người cao tuổi


Tuổi càng cao, con người càng dễ bị mắc nhiều bệnh khác nhau do sức đề kháng đã suy giảm. Để cải thiện sức khỏe người cao tuổi, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Người cao tuổi cần tất cả dưỡng chất giống như người trẻ nhưng với khối lượng khác biệt. Khi lớn tuổi, nhu cầu về năng lượng sẽ giảm, do đó khối lượng ăn vào giảm đi nhưng chất lượng thì không đổi, đặc biệt là với những nhóm thực phẩm sau: 
Thực phẩm giàu chất xơ
Nhiều người cao tuổi gặp vấn đề về tiêu hóa cụ thể là chứng táo bón, do hoạt động của ruột đã không còn được như trước. Lúc này, chế độ ăn giàu chất xơ có ngũ cốc, rau và trái cây cực kỳ cần thiết với họ. Đồng thời người cao tuổi cũng nên uống nhiều nước mỗi ngày để giúp cho hệ tiêu hóa ở mức hoạt động hoàn hảo nhất.
Lượng chất béo khuyến nghị
Vào tuổi xế chiều, cơ thể con người sẽ gặp một số khó khăn khi tiêu hóa chất béo. Đó là lý do người cao tuổi nên giới hạn việc ăn thực phẩm có chất béo trừ khi thật sự cần thiết.
Vitamin A
Vitamin A là dưỡng chất thiết yếu cho đôi mắt có khả năng nhìn tối ưu, hoạt động hệ miễn dịch và tái tạo tế bào. Chế độ ăn của người cao tuổi nên có các thực phẩm giàu vitamin A như: cải bó xôi, khoai lang, cà rốt, các loại rau lá xanh đậm…
Can-xi
Chế độ dinh dưỡng giàu can-xi cần thiết cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là để giữ cho xương hoạt động hiệu quả nhất. Chế độ ăn giàu can-xi còn quan trọng hơn với người cao tuổi vì họ là đối tượng phải đối mặt với nguy cơ loãng xương và mất xương cao nhất. Thực phẩm giàu can-xi gồm có: đậu phụ, sữa đậu nành, rau lá xanh đậm, cá...
Nguyễn Loan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét