Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Đền thờ mẹ Âu Cơ


Theo truyền thuyết dân tộc ta là con Rồng,cháu Tiên. Bà Âu Cơ kết duyên cùng Lạc Long Quân, có thai 3 năm 10 ngày, sinh được một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con trai.Nhưng ông giống Rồng, bà giống Tiên "thủy hỏa tương khắc ", không thể sống với nhau lâu dài, nên ông đem năm mươi người con xuống biển. Còn bà đem năm mươi người con lên núi. Nơi Lạc Long Quân đem con xuống biển chính làng Bình Đà, huyện Thanh Oai, Hà Tây. Nơi Âu Cơ đem con lên núi là làng Hiền Lương, huyện Sông Thao-Vĩnh Phú ngày nay. Ơở Bình Đà(miền xuôi)hiện còn đền thờ Lạc Long Quân, và làng Hiền Lương(miền ngược) ,hiện có đền thờ Âu Cơ, được xây dựng từ thời Hậu Lê, năm 1465.Làng Hiền Lương(nay là xã Hiền Lương )có ba thôn là Hiền Lương (người tốt), Nang Sa(túi cát)và Tiểu Phạm, ở hữu ngạn sông Thao, địa danh tận cùng của tỉnh Phú Thọ, giáp với Yên Bái và Nghĩa Lộ cũ.Thời kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp, Hiền Lương nằm trong xã Âu Cơ bao gồm cả các thôn, xã như Quân Khê(phía trong)Động Lâm, Trung Hà (phía dưới)-gần đây mới tách ra thành xã Hiền Lương gồm 3 thôn kể trên.
Đây là vùng tam hồ, nhị thủy địa linh nhân kiệt, giàu có và nên thơ.Ngòi Vần và sông Thao bao quanh xã.Phía tây núi Nả, núi Giáp cao sừng sững án ngữ, giàu lâm sản. Dưới hai chân núi này là đầm sâu trong vắt, nhiều tôm cá.Cánh đồng Hiền Lương và Động Lâm khá rộng, lúa tốt vào loại nhất tỉnh xưa nay.Tương truyền Bà Âu Cơ vốn là người Trời giáng trần đi du ngoạn dân gian, thấy nơi này giàu có, đất đẹp, người hội tụ, liền ở lại, dạy dân cấy lúa, trồng dâu chăn tằm... Vì thế mãi cho đến các đời sau ở đây còn có đồng cây hóp, cây dâu, cây cau, cây vải, có giếng loan, giếng phượng...
Đền thờ Mẹ Âu Cơ được thành lập năm 1465, vào thời Hậu Lê, nằm giữa cánh đồng Hiền Lương khoáng đạt, tốt tươi lúa màu, được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa từ tháng 8 -1991. Cây đa lớn bao trùm lên đền, tỏa bóng mát rượi quanh năm. Bà con kể rằng, cây đa bị sét đánh nhiều lần, nhưng chưa bao giờ cằn cỗi. Trong đền, tượng Mẹ Âu Cơ thật đẹp, đặt ở nơi cao nhất. Nhiều nhà điêu khắc đến đây chiêm ngưỡng Mẹ cho rằng, đó là pho tượng tạc theo lối tả thực, nghệ nhân xưa cố gắng diễn tả. Bà là Tiên, vừa đẹp vừa phúc hậu, lại có tài kinh bang tế thế. Theo thần tích, và riêng việc Mẹ chọn vùng Hiền Lương để ở lại đã chứng tỏ điều này. Trong đền còn có tượng con trai thứ hai của Mẹ. Tương truyền, người con này là một trong các vị tướng của Mẹ, tài ba, trung hiếu bên Mẹ suốt đời được tôn là "Thượng đẳng thần".
Từ vài ba năm nay khi trời sang sông ấm áp, dòng người quanh vùng và cả nước đổ về dự hội đền Mẹ Âu Cơ vào ngày mồng 7 tháng giêng, ngày một đông. Bà con theo đường sắt Hà Nội - Lào Cai, xuống ga Âấm Thượng hoặc Đoan Thượng, đi đò qua sông Thao, ngược lên một chút là đến Hiền Lương. Cũng có thể đến ga Yên Bái, qua cầu Âu Lâu đi xuôi vài km kế địa phận Yên Bái là đến đền Mẹ. Hiện nay cũng rất tiện lợi, bà con có thể bằng ôtô xe máy ngược Hà Nội - Sơn Tây qua phà Trung Hà, Cầu Phong Châu hoặc cầu sông Bứa, bám theo đê lớn sông Thao hơn 100 km là đến tận trung tâm Hiền Lương, đền Mẹ.
Đến các vùng thượng du trùng điệp núi đồi này, cháu con không những có dịp thắp nén hương thành kính tưởng nhớ người xưa mà còn được thưởng thức cảnh sơn thủy hữu tình, tìm hiểu lịch sử xa xưa và gần gũi. Bởi vì đây cũng chính là vùng căn cứ cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Nguyễn Quang Bích, Đề Kiều và trước Cách mạng tháng Tám là chiếm khu kháng Nhật Ngòi Nần nổi tiếng.
Trong tương lai gần, cùng với khu Ao châu, đây sẽ là vùng du lịch liên hoàn với cảnh trí không phải nơi nào cũng có được. Đầm Vân Hội, nước sâu thẳm, trong veo, có bề rộng gấp đôi Hồ Tây, Hà Nội ở cách đền Âu Cơ không xa, đang được nghĩ tới để trở thành một khu nghỉ, khu chơi mà người xưa biết chọn, người ngày nay biết biến thành sự thật.
 Nguồn: http://www.binhthuan.gov.vn/KHTT/vanhoa/0005/0000/Dtich175.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét