Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Chình mun Châu Trúc – Đặc sản có một không hai của Bình Định

Nói đến đặc sản ẩm thực Bình Định, có lẽ không thể không nhắc đến chình mun Châu Trúc. Nghe qua thật lạ phải không bạn và thực như thế, đôi khi có rất nhiều người cũng cảm thấy lạ như bạn vậy, khi không rõ về chình mun như thế nào.
Nói đến đặc sản ẩm thực Bình Định, có lẽ không thể không nhắc đến chình mun Châu Trúc. Nghe qua thật lạ phải không bạn và thực như thế, đôi khi có rất nhiều người cũng cảm thấy lạ như bạn vậy, khi không rõ về chình mun như thế nào.

Trước khi nói về chình mun, chúng ta hãy điểm qua một vài nét về Đầm Châu Trúc. Đây là một đầm rộng lớn hơn 1200 ha thuộc xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định – điểm đến này cũng hay được nhắc đến trong các tour Bình Định. Đầm này nổi tiếng với nhiều loài tôm cá tươi ngon, trong đó có loại cá mang tên chình mun khá lạ. Và món ăn được nấu từ chình mun trở thành “đặc sản” có một không hai của Bình Định.


Chình mun là một loại cá thân trơn lang, không vảy, thường sống ở những vùng nước sâu và với chiều dài đến gần một mét, trung bình con trưởng thành to bằng bắp chân người, và sống càng lâu chình mun càng to.

Món chính mun ngon nhất là được làm và nấu tại chỗ với những gia vị có sẵn ở vườn quê như sả, ớt bay, hành hương, nghệ sả. Thịt chình mun khi làm sạch sẽ được ướp với những gia vị này tỏa ra mùi thơm nồng khiến thực khách phương xa khó cưỡng lại.

Chình mun ướp gia vị được nướng trên vỉ than hồng, thịt chình mun rất nhanh chín nên phải trở đều tay. Lúc thấy miếng thịt hơi phồng lên đã ngả sang màu vàng nhạt, mỡ dưới da chảy xuống thì cũng là lúc thịt chình mun chín. Hòa quyện cùng vị sả, vị hành, vị ớt bay theo gió, thịt chình mun nướng đánh thức mọi giác quan của thực khách kề bên.

Thịt chình mun hơi dai vì có da và khi ăn có cảm giác như ăn thịt sụn sần sật rất thú vị – đó cũng chính là nét độc đáo của thịt chình mun ở đầm Châu Trúc. Thịt chình mun rất thơm và giàu dinh dưỡng. Chình mun đặc biệt thế, nên trở thành đặc sản không phải đi đâu thực khách cũng có dịp thưởng thức và biết đến.

Bên cạnh món nướng đơn giản thì chình mun còn được chế biến thành rất nhiều món ăn độc đáo khác nhau. Một số cái tên như chình mun hấp, chình mun xào sả ớt nghệ, chình mun nấu mẻ…Và đặc biệt là món ăn cầu kỳ chình mun um chuối. Đây là món ăn kỳ công được nấu từ chuối chat non, lá lốt cùng nhiều loại khác như rau răm, dừa trái, sả, ớt,…Chình mun um chuối ăn với bún tươi là ngon hết sẩy. Với vị béo, vị cay, vị chat khiến thực khách ăn một lần mà nhớ mãi.
Theo tuhaoviet.vn
Gỏi chình Châu Trúc
Các bạn có dịp về thăm Bình Định mà chưa thưởng thức món gỏi chình Châu Trúc thì còn thiếu sót đấy. Món gỏi chình ngon và bổ, mát, lại lạ miệng hơn các món gỏi cá nhiều và không đâu ngon bằng ở Châu Trúc.
Chình rất khỏe, dài hơn mét, to bằng bắp chân người, có khi còn to hơn nữa. Thân không có vẩy, trơn láng. Nó thích sống ở vùng nước sâu, nước đứng có nhiều bùn như ao đầm, vùng hạ lưu sông rạch. Người ta bắt chình bằng cách giăng câu vào mùa nước lũ hay bắt bằng cách tát cạn các ao đầm vào mùa nắng ráo.

Chình có hai loại: chình bông và chình mun, sống nhiều ở đầm Trà Ô hay còn gọi là đầm Châu Trúc. Chình bắt về đem trụng nước sôi, lấy dao bén mỏng nạo hết lớp nhớt và bùn bám ngoài da. Xong, dùng dao bào, bào lấy từng thớ thịt, khâu bào thịt đòi hỏi nhiều công phu và khéo tay, phải bào từ đầu xuống đuôi và thật đều tay, không để miếng thịt quá lớn hay quá nhỏ, như thế làm gỏi mới ngon.

Thịt chình bào xong đem ngâm vào nước phèn chua chừng 10 phút. Đoạn vớt vào thau nhựa. Bấy giờ mới dùng gia vị như bột ngọt, nước mắm ngon, đường cát trắng, nước chanh tươi, tiêu bột, ớt chín, đậu phụng rang, chuối chát non thái mỏng, khế lát và rau thơm các loại... trộn đều với thịt.

Người trộn gỏi cũng phải thật khéo tay, trộn sao cho đều, gia vị thật vừa ăn. Cái ngon của khâu cuối cùng này tùy thuộc vào đôi bàn tay khéo léo của người đầu bếp. Hơn nữa muốn gỏi chình ngon, đòi hỏi người đầu bếp phải chọn lựa cỡ chình vừa phải, nếu chọn chình lâu năm, to con sẽ cho gỏi thịt dai, còn nếu chọn phải chình còn non tuổi thì gỏi thường hay vỡ vụn.

Gỏi chình ăn với bánh tráng nướng hay dùng bánh tráng gạo thấm nước cuốn tròn thành từng cuốn, no tròn trông như chiếc pháo tống chấm ăn với đĩa nước mắm gừng. Nước mắm gừng vừa để khử được vị tanh của thịt cá vừa kích thích tiêu hóa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét