Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Hồ Ea Súp Thượng


Ea Súp Thượng là hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất tỉnh Đăk Lăk và lớn thứ hai ở Tây nguyên (sau Hồ Ayun Hạ– Gia Lai).

Khái quát

Hồ thuộc địa bàn xã Chư Ma Lanh, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, cách thị trấn Ea Súp khoảng chừng 7 km về hướng Tây. Hồ hình thành do việc chặn dòng suối Ea Súp, được đưa vào sử dụng từ năm 2004 với diện tích mặt nước gần 1.500 ha (lớn gấp 3 Hồ Lắk), dung lượng nước chứa có thể lên đến 146 triệu mét khối. Theo thiết kế, công trình giải quyết nước tưới cho 9.455 ha lúa cùng với diện tích các loại cây trồng khác của 7 xã: Ea LêEa BungEa ĐrôngEa RốcChư Ma LanhEa LốpEa Tmốt và thị trấn Ea Súp.

Khí hậu

Khí hậu vùng này thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa của khu vực Tây Nguyên, mỗi năm có hai mùa rõ rệt làmùa mưa và mùa khô. Do có mặt nước rộng lớn nên khí hậu ở đây mát mẻ rất nhiều so với các vùng xung quanh dù vũng có đặc trưng của vùng rừng khộp chiếm ưu thế.

Du lịch

Hồ Ea Súp Thượng không chỉ có giá trị to lớn về mặt thủy lợi, thủy sản mà còn hấp dẫn về du lịch. Lợi thế của hồ Ea Súp Thượng là mặt nước lớn, tương đối ổn định vào mùa khô, có bán đảo rộng lớn có rừng tự nhiên, xung quanh hồ cũng xanh ngắt cây rừng. Đứng trên đập chính của hồ có thể thấy những cánh rừng tự nhiênrộng lớn với hệ động thực vật phong phú. Bản thân việc tham quan một công trình thủy lợi lớn thứ nhì Tây Nguyên cũng là sức hấp dẫn của một sản phẩm du lịch.
Đây là một phần không thể thiếu của dự án du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”, tour du lịch được đánh giá là cực kì hấp dẫn, với điểm bắt đầu là hành phố Đà Nẵng qua Kon TumGia Lai và theo đường 681 để đến Đắk Lắkqua thị trấn Ea Súp với điểm dừng chính là hồ Ea Súp Thượng.
Mê hoặc Hồ Ea Sup
Đến Ea Sup, huyện vùng sâu vùng xa của Đắk Lắk để chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên mê hoặc, hoang sơ của hồ chứa nước Ea Sup.
Cách thành phố Buôn Ma Thuột 70 km và là công trình thủy lợi, nhưng cảnh quan hồ Ea Sup rất đẹp nên nhiều người dân địa phương, du khách thường chọn nơi đây làm điểm tham quan. Khi hoàng hôn buông xuống, hồ Ea Sup thượng (rộng 450 km2) hiện ra rất nên thơ hữu tình và trầm lắng.

Mặt hồ như tấm gương phẳng lì, rộng bao la, quanh hồ là những rừng cây xanh ngắt. Xa xa, từng đàn cò trắng bay là là trên mặt hồ để kiếm mồi. Người dân địa phương sau một ngày vất vả với công việc nương rẫy cũng tụ tập đến đây câu cá, hóng mát tạo nên không khí rộn rịp.

Hướng về hạ nguồn, dòng suối Ea Sup và Eangoch như những con trăn rừng khổng lồ đang trườn mình qua những bụi cây, ngách đá. Cách hồ chứa nước Ea Sup thượng 6 km là hồ Ea Sup hạ. Khác với sự bao la, rộng lớn của hồ Ea Sup thượng, Ea Sup hạ có nhiều ốc đảo nhỏ và nhà dân bao quanh.

Chính những ốc đảo nhỏ giữa hồ, vài chiếc thuyền độc mộc tròng trành giữa biển nước, bốn bề xung quanh là rừng nguyên sinh đã tạo nên cho Ea Sup hạ vẻ thơ mộng hết sức quyến rũ.

Do có lượng nước lớn quanh năm, rộng và sâu nên cả  hai hồ Ea Sup thượng và hạ đều có rất nhiều loài tôm cá lớn. Thêm vào đó, ngư dân quanh hồ chỉ được thoải mái đánh bắt bằng lưới chứ không được dùng mìn, điện nên hai hồ thủy lợi này còn rất nhiều loài tôm cá nước ngọt lớn. Nhiều ngư dân địa phương khẳng định đã bắt được những chú cá lớn (mà người dân gọi vui là cá voi) như mè, trắm, trôi... nặng trên 30 kg.

Đến đây chúng ta có thể dễ dàng thuê chiếc thuyền nhỏ và lưới của ngư dân địa phương rồi dong thẳng ra giữa hồ mà thử cảm giác tròng trành trên mặt hồ và thử vận may với mẻ lưới.

Từ thành phố Buôn Ma Thuột, theo tỉnh lộ 1 thăm trung tâm du lịch Bản Đôn với mộ vua voi, sông Sêrêpôk, thưởng ngoạn sự hùng vĩ của rừng quốc gia Yordon dọc hai bên đường trước khi đến khám phá đẹp mê hoặc, nguyên sơ của hệ thống hai hồ Ea Sup thật sự là một chuyến đi khá thú vị.

Văn Lâm (Theo Phạm Văn Ký/Thanh Niên)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét