Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Khoai lang khô chống gan nhiễm mỡ


Khoai lang phơi khô chứa những chất rất quý với cơ thể, trong đó có vitamin chống nhiễm mỡ. Việc thiếu vitamin này có thể dẫn đến hỗn loạn chuyển hoá gan, nhiễm mỡ gan, xơ gan. Khoai lang là loại thực phẩm giàu các chất mangan, canxi, vitamin A, B, choline...
Lá rau lang là loại rau dân giã vừa ngon, vừa mát, bổ. Để phòng chống béo phì, có thể ăn củ và rau lang luộc. Tuy nhiên, không nên ăn quá thường xuyên vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.

Trong ngọn dây khoai lang đỏ có một chất gần giống như insulin, do đó, người bị bệnh đái tháo đường nếu ăn dây khoai lang đỏ thường xuyên sẽ có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Ngoài ra, khoai lang còn có tác dụng nhuận tràng, chữa táo bón. Củ khoai lang là một thức ăn tốt với những người bị suy yếu gan.

Những người bị di tinh, nước tiểu đục dùng khoai lang khô tán bột uống mỗi ngày 20 g vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. Uống liên tục vài ba tuần sẽ có hiệu quả tốt.
Phụ nữ kinh nguyệt không đều, máu xấu thường ăn khoai lang mỗi tháng 15-20 ngày. Ăn vài tháng sẽ có hiệu quả tốt.

Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất, do đó, khi luộc, cần bảo vệ phần vỏ không bị xây xát, không gọt vỏ nếu không cần thiết.

Trong khoai lang có chất đường, ăn nhiều, nhất là khi đói, sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu để phá huỷ chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống một ít nước gừng.

Khoai lang là vị thuốc, món ăn bổ dưỡng cho nhiều đối tượng, nhưng người bị tiêu chảy, viêm dạ dày, đường huyết thấp nên hạn chế ăn khoai lang.


Hồng Hạnh (Theo Vnexpress)


Hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em nhưng hay gặp nhất ở tuổi trung niên thừa cân hay béo phì, người bệnh đái tháo đường, những người có nồng độ cholesterol và triglyceride cao. Có rất nhiều phương cách để hỗ trợ chữa trị gan nhiễm mỡ. Tùy theo triệu chứng đi kèm để phân ra nhiều thể khác nhau, mỗi thể nên chọn món ăn, thức uống thích hợp để giúp điều trị hiệu quả
- Thể can khí uất: Người bệnh tức ngực, trướng bụng, đau tức hạ sườn phải, ăn chậm tiêu, ợ hơi, người bực dọc, dễ cáu gắt:
Ho tro dieu tri benh gan nhiem mo
 Nấm rơm.

Ho tro dieu tri benh gan nhiem mo
Hải sâm.


+ Dùng 100g gạo tẻ nấu thành cháo nhừ rồi cho vỏ quýt khô (15g phơi khô tán nhỏ) trộn đều, hạ lửa nhỏ nấu sôi lại, chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
 + Ép 100g củ cải trắng lấy nước, 5 trái quất bỏ hạt, giã nát. Trộn đều nước củ cải và quất, thêm 20g mật ong, hòa với 300ml nước sôi. Chia 2 lần uống trước bữa ăn.
 - Thể khí trệ huyết ứ: Đau tức hạ sườn phải, gan sưng to có thể sờ thấy được, lưỡi đỏ tía, mạch căng như dây đàn:
 + Sấy khô, tán vụn 3g củ tam thất, 3g trà xanh. Hai thứ hãm với 200ml nước sôi trong 10-15 phút. Uống thay trà và  có thể ăn luôn cả xác.
 + 10g nghệ vàng, 10g vỏ quýt khô. Hai thứ phơi khô tán nhỏ cùng 3g trà xanh. Chia 2 lần sắc uống.
 - Thể đàm thấp: Thường gặp ở người béo phì, bụng to, tay chân nặng nề, yếu mỏi không có sức, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng dày:
 + 15g sơn tra xắt mỏng, 15g lá sen phơi khô, bóp vụn. Trộn hai thứ nấu chung với 600ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.
 + 30g ý dĩ nhân, 50g lá sen tươi thái nhỏ. Hai thứ nấu chung với 100g gạo tẻ thành cháo nhừ. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
 - Thể tì khí suy: Người bệnh suy nhược cơ thể, mệt mỏi không có sức, hơi thở ngắn, ăn uống kém, bụng đầy, đại tiện phân lỏng:
 + 15g sơn tra xắt mỏng, 100g bột bắp trộn đều với nước nóng. Nấu sơn tra với 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cho hồ bột bắp vào nồi, vừa đổ vừa quấy đều cho tan bột. Dùng ăn điểm tâm.
 + 20g củ mài ngâm nước cho mềm. Cà rốt 50 - 80g bỏ vỏ, xắt lát. Hai thứ nấu cùng 100g gạo tẻ thành cháo nhừ. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
- Thể can thận âm hư: Người bệnh đau tức vùng hạ sườn phải, chóng mặt, ù tai, đau lưng mỏi gối; lòng bàn tay, bàn chân và ngực đều nóng, người gầy, da khô, khát nước, tiểu tiện vàng:
 + 30g hà thủ ô nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml. Dùng nước vừa đủ để nấu với 100 g gạo tẻ và đại táo (4-6 trái bỏ hạt) thành cháo nhừ. Cho đường phèn hoặc mật ong vào khuấy đều. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
 + 15g hải sâm ngâm nước ấm, 15g mộc nhĩ trắng ngâm nước nửa ngày cho mềm, bỏ cuống. Hai thứ nấu với 100g gạo tẻ thành cháo nhừ, thêm gia vị. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
 - Thể thấp nhiệt và đàm ứ: Gan sưng to đau tức; mắt vàng; da vàng; miệng khô, đắng; nước tiểu vàng; người buồn bực, dễ cáu gắt; rêu lưỡi vàng, dơ. Thường gặp ở người bị viêm gan vàng da, viêm gan siêu vi (B, C), người nghiện rượu. Nếu gan nhiễm mỡ do can đởm thấp nhiệt thì dùng:
 + Cúc hoa 15g, thảo quyết minh 30g sao vàng, tán nhỏ. Hai thứ hãm với 200ml nước sôi trong 15 phút. Chia nhiều lần uống thay nước trà.
 + Bí đao 350g bỏ vỏ, hạt, nấm rơm tươi 150g. Cho nước rau củ vào chảo cùng với bí đao và nấm rơm. Nấu lửa lớn cho sôi, hớt bỏ bọt, nêm gia vị, cho sôi riu riu đến chín đều. Rưới bột ướt và dầu vừng vào, trộn đều. Ăn trong bữa cơm hoặc ăn riêng.
Lưu ý: Đối với những bệnh nhân còn mắc thêm những chứng bệnh khác trước khi sử dụng bài thuốc này cần có sự chỉ định của các nhà chuyên môn.
Lương y Công Bảy
Việt Báo (Theo Sức khỏe và Đời sống

Dược thiện khi gan nhiễm mỡ

 

Cà rốt, củ cải trắng là nguyên liệu rất tốt để chế biến món ăn cho người bệnh gan nhiễm mỡ - Ảnh: Hồng Thúy
Khi gan nhiễm mỡ, tùy theo triệu chứng đi kèm để phân ra nhiều thể khác nhau, mỗi thể nên chọn món ăn, thức uống thích hợp để giúp điều trị hiệu quả.
Kinh nghiệm Đông y có các món ăn, thức uống sau đây dành cho người bị gan nhiễm mỡ:
Thể can khí uất: Người bệnh tức ngực, trướng bụng, đau tức hạ sườn phải, ăn chậm tiêu, ợ hơi, người bực dọc, dễ cáu gắt. Món ăn, thức uống thích hợp:

+ Dùng 100 g gạo tẻ nấu thành cháo nhừ rồi cho vỏ quýt khô (15 g phơi khô tán nhỏ) trộn đều, hạ lửa nhỏ nấu sôi lại, chia 2 lần ăn lúc đói bụng.

+ Ép 100 g củ cải trắng lấy nước, 5 trái quất bỏ hạt, giã nát. Trộn đều nước củ cải và quất, thêm 20 g mật ong, hòa với 300 ml nước sôi. Chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Thể khí trệ huyết ứ: Đau tức hạ sườn phải, gan sưng to có thể sờ thấy được, lưỡi đỏ tía, mạch căng như dây đàn. Món ăn, thức uống thích hợp:

Khi gan nhiễm mỡ do nghiện rượu... 
Nếu bị gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì hai món sau đây được Đông y khuyên dùng: 30 g sắn dây, 1/2 lá sen. Hai thứ nấu với 1 lít nước, sắc còn 750 ml, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Sơn tra 30 g, sắn dây 30 g, tất cả phơi khô, tán bột. Gạo tẻ 50 g nấu thành cháo nhừ, cho bột sơn tra và sắn dây vào, khuấy đều. Nấu lửa nhỏ, sôi thêm 20 phút rồi cho đường vàng 20 g vào trộn đều. Chia 2 lần ăn sáng và chiều, lúc đói bụng.

+ Sấy khô, tán vụn 3 g củ tam thất, 3 g trà xanh. Hai thứ hãm với 200 ml nước sôi trong 10-15 phút. Uống thay trà và  có thể ăn luôn cả xác.

+ 10 g nghệ vàng, 10 g vỏ quýt khô. Hai thứ phơi khô tán nhỏ cùng 3 g trà xanh. Chia 2 lần sắc uống.

- Thể đàm thấp: Thường gặp ở người béo phì, bụng to, tay chân nặng nề, yếu mỏi không có sức, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng dày. Món ăn, thức uống thích hợp:

+ 15 g sơn tra xắt mỏng, 15 g lá sen phơi khô, bóp vụn. Trộn hai thứ nấu chung với 600 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trong ngày.

+ 30 g ý dĩ nhân, 50 g lá sen tươi thái nhỏ. Hai thứ nấu chung với 100 g gạo tẻ thành cháo nhừ. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.

Thể tì khí suy: Người bệnh suy nhược cơ thể, mệt mỏi không có sức, hơi thở ngắn, ăn uống kém, bụng đầy, đại tiện phân lỏng. Món ăn, thức uống thích hợp:

+ 15 g sơn tra xắt mỏng, 100 g bột bắp trộn đều với nước nóng. Nấu sơn tra với 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cho hồ bột bắp vào nồi, vừa đổ vừa quậy đều cho tan bột. Dùng ăn điểm tâm.

+ 20 g củ khoai mài ngâm nước cho mềm. Cà rốt 50-80 g bỏ vỏ, xắt lát. Hai thứ nấu cùng 100 g gạo tẻ thành cháo nhừ. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.

Thể can thận âm hư: Người bệnh đau tức vùng hạ sườn phải, chóng mặt, ù tai, đau lưng mỏi gối; lòng bàn tay, bàn chân và ngực đều nóng, người gầy, da khô, khát nước, tiểu tiện vàng. Món ăn, thức uống thích hợp:

+ 30 g hà thủ ô nấu với 1 lít nước, sắc còn 500 ml.  Dùng nước vừa đủ để nấu với 100 g gạo tẻ và đại táo (4-6 trái bỏ hạt) thành cháo nhừ. Cho đường phèn hoặc mật ong vào khuấy đều. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.

+ 15 g hải sâm ngâm nước ấm, 15 g mộc nhĩ trắng ngâm nước nửa ngày cho mềm, bỏ cuống. Hai thứ nấu với 100 g gạo tẻ thành cháo nhừ, thêm gia vị. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.

Thể thấp nhiệt và đàm ứ: Gan sưng to đau tức; mắt vàng; da vàng; miệng khô, đắng; nước tiểu vàng; người buồn bực, dễ cáu gắt; rêu lưỡi vàng, dơ. Thường gặp ở người bị viêm gan vàng da, viêm gan siêu vi (B, C), người nghiện rượu. Nếu gan nhiễm mỡ do can đởm thấp nhiệt thì dùng:

+ Cúc hoa 15 g. Thảo quyết minh 30 g sao vàng, tán nhỏ. Hai thứ hãm với 200 ml nước sôi trong 15 phút. Chia nhiều lần uống thay nước trà.

+ Bí đao 350 g bỏ vỏ, hạt. Nấm rơm tươi 150 g. Cho nước rau củ vào chảo cùng với bí đao và nấm rơm. Nấu lửa lớn cho sôi, hớt bỏ bọt, nêm gia vị, cho sôi riu riu đến chín đều. Rưới bột ướt và dầu mè vào, trộn đều. Ăn trong bữa cơm hoặc ăn riêng. 
Theo Lương y Đinh Công Bảy / NLĐ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét