Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Lạc - thức ăn, vị thuốc


Lạc còn được gọi là đậu phộng là một loài cây thuộc họ đậu, thân thảo, cao từ 3-50 cm. Lá mọc đối, kép hình lông chim với bốn lá chét. Hoa màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2-4 cm. Sau khi thụ phấn, quả phát triển thành một dạng quả đậu dài 3-7 cm, chứa 1-4 hạt, và quả (củ) thường dấu xuống đất để phát triển.
Hạt lạc (nhân lạc) là loại thực phẩm rất giàu năng lượng vì có chứa nhiều lipit, protein, chất dầu béo, can xi, phốt pho, sắt... Theo nghiên cứu, các chất trong hạt lạc có tác dụng phòng ngừa lão hoá phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch và bệnh ở mạch vành tim, thúc đẩy tế bào não phát triển,  giúp phát triển trí tuệ của trẻ em,  làm giảm cholesterol trong máu, Màng bọc ngoài (vỏ lụa) của nhân lạc có tác dụng cầm máu tốt. Trong vỏ cứng của củ lạc có chất luteolin có tác dụng hạ huyết áp, hạ mỡ máu.
Theo Đông y, nhân lạc có tính bình, vị ngọt béo, có tác dụng nhuận phế, trừ đàm, chỉ huyết, chủ yếu dùng chữa ho, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, ít sữa, viêm dạ dày mạn tính,...
Một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ lạc:
Thiếu máu do huyết hư: Hạt lạc cả vỏ lụa 15g nấu với nước, chia làm 2 lần, ăn trong ngày. ăn liên tục 1 tháng sẽ có kết quả tốt.
Bổ khí huyết, tăng tiết sữa (do khí huyết kém): Hạt lạc cả vỏ lụa 50g, nấm hương 20g, 1 cái chân giò nhỏ, thái miếng lấy phần nhiều thịt nạc, ít mỡ, hầm nhừ, cách ngày ăn một lần. ăn  khoảng 7-10 lần
Chữa đau họng, khản tiếng: 100g lạc nhân cả vỏ lụa nấu cho nước vào nấu chín, thêm gia vị, ăn ngày 1 lần. ăn liên tục 10-15 ngày.
Hen suyễn: Lạc nhân cả vỏ lụa 15g, lá dâu15g, đường phèn 15g, sắc kỹ, chia làm 2-3 lần ăn trong ngày, khi ăn có thể ăn cả lá dâu hoặc bỏ lá dâu. Dùng 1 tháng.

Loét dạ dày và hành tá tràng: - Lạc nhân 100g, nấu lẫn với thịt lợn hoặc trứng gà để ăn. Mỗi buổi sáng sau khi đánh răng, rửa mặt, ăn 2 thìa lạc đã nấu, nửa giờ sau bắt đầu ăn sáng, dùng liên tục như vậy 1-2 tuần là thấy rõ kết quả.
Tăng huyết áp: Vỏ cứng củ lạc, mỗi lần 00g, sắc uống thường xuyên có tác dụng hạ huyết áp.
Chú ý: Những người có thể hàn thấp đình trệ và tiêu chảy kiêng ăn lạc.  Tuyệt đối không ăn lạc đã bị nấm mốc, vì lạc mốc thường do một loại nấm có tên là  aspergillus flavus có thể gây nhiễm độc gan và ung thư gan.
BS. Thu Vân

Đậu phộng chữa mỡ máu cao, tim hồi hộp
.
Hoa sinh xác (vỏ đậu phộng) có tên khoa học là arachis hypogaea L, họ đậu fabaceae. Cây được trồng khắp nơi, vùng đất xốp.
Khi thu hái và chế biến nên lưu ý những vấn đề sau:

- Đối với quả nên nhổ vào cuối mùa thu, rửa sạch rồi sấy khô.

- Hạt và vỏ để riêng, loại bỏ tạp chất, sấy khô.

- Cành lá cắt ngắn, rửa sạch, sấy khô.

Tính năng: 

- Vỏ đậu phộng: Vị ngọt nhạt, tính bình có tác dụng liễm phế chỉ khái.

- Hạt đậu phộng: Vị ngọt tính bình, có tác dụng nhuận phế hòa vị.

- Lá đậu phộng: Vị ngọt tính bình có tác dụng an thần, chỉ hãn.

Liều dùng: Vỏ quả 15 - 30 g. Hạt và lá: 10 - 15 g.

Chữa mỡ máu cao, xơ vữa động mạch:

- Bài 1: Vỏ quả đậu phộng 100 g, hoàng tinh, chế hà thủ ô đều 15 g, hồng táo 5 trái, sắc uống.

- Bài 2: Vỏ quả đậu phộng 100 g, sắc uống thay nước trà.

Chữa huyết áp cao, đau đầu, mất ngủ, tim hồi hộp: Vỏ quả đậu phộng (hoặc cành, lá đậu phộng) 100 g, sắc uống hoặc tán thành bột, mỗi lần uống 20 g, ngày uống 3 lần, uống với nước chín, 20 ngày là 1 liệu trình.

Chữa huyết áp cao: Đậu phộng ngâm trong giấm gạo 10 ngày trở lên, mỗi tối trước khi đi ngủ ăn từ 2 - 4 hạt. Ăn liên tiếp 10 ngày là 1 liệu trình, khi huyết áp đã bình thường, các chứng trạng đã giảm, có thể chuyển qua mỗi tuần 1 lần.

Nghiên cứu dược lý chứng minh trong khô dầu lạc (bã sau khi ép lấy dầu) nếu để bị ẩm sẽ sinh ra loại nấm mốc (aspergillusflavus) mà độc tố này dễ dẫn đến ung thư gan. Vỏ đậu phộng có tác dụng hạ cholesterol, lá đậu phộng có tác dụng trấn tĩnh.
Hồng Nga (Theo KHPT)
Đậu phộng bổ đủ đường


Đậu phộng, hay còn gọi là củ lạc, chứa hàm lượng protein rất cao, phù hợp với những ai đang tập thể hình hoặc bất cứ người nào quá chán ngán với vóc dáng cò hương của mình.
Dù dưới bất cứ hình dạng nào, từ đậu luộc, đậu rang đến bơ đậu phộng, không thể nào chối cãi được lợi ích thiết thực về sức khỏe của loại thực phẩm vừa rẻ tiền vừa ngon lành này.
* Đậu phộng chứa nhiều chất chống oxy hóa poluphenols, chủ yếu là hợp chất a-xít p-coumaric. Đậu rang giúp tăng cường liều lượng a-xít p-coumaric, nâng hàm lượng chất chống oxy hóa lên cao đến 22%. Nếu xét về hàm lượng chất chống oxy hóa, đậu rang còn có thể ganh đua với quả mâm xôi hoặc dâu tây, và vượt xa các loại trái cây như bom, cà rốt hoặc củ cải đường.
* Đậu phộng lạt rất tốt cho mạch máu của bạn. ¼ tách đậu phộng chứa chất béo không bão hòa dạng đơn thể tương đương với một muỗng dầu ôliu. Chất béo không bão hòa dạng đơn thể có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu.
* Hàm lượng niacin, là một dạng vitamin B3, cao trong đậu phộng giúp khôi phục lại các tổn thất trong tế bào, cung cấp sự bảo vệ chống bệnh Alzheimer và những vấn đề về nhận thức có liên quan đến tuổi tác.
* Đậu phộng chứa vitamin Q, một chất chống oxy hóa cực mạnh có khả năng giảm mạnh nguy cơ ung thư và các bệnh tim mạch.
* Đậu phộng chứa chất sắt, hóa chất cần thiết để điều chỉnh chức năng của tế bào hồng cầu.
* Đậu phộng giàu canxi giúp xương chắc khỏe.
Hạo Nhiên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét