Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Lễ hội Hoa Ban trắng Mường Lò

MườngLò (tỉnh Yên Bái) là nơi tập trung đông đồng bào dân tộc Thái sinh sốngvà có nhiều phong tục, lễ hội, các tục cúng giỗ đặc sắc. Bên cạnh nhữnglễ hội như: Rằm tháng Giêng, Tết Xíp xí, Xên bản, Xên Mường..., lễ hộiHoa ban là một hoạt động văn hóa khá tiêu biểu của vùng đất và cuộcsống tinh thần của người Thái Mường Lò.                                     
   

Lễ hội Hoa ban hàm chứa ý nghĩa cầu phồn thực 
của cư dân nông nghiệp miền núi, với tâm nguyện thỉnh bái "Then" - vịthần tối cao trong hàng ngũ thánh thần theo quan niệm của người Thái;thỉnh bái "Nàng Ban" - một nữ nhân vật huyền thoại biểu thị cho sựtrinh trắng của thiếu nữ Thái và tình yêu đôi lứa thủy chung; thỉnh báima trời, ma đường, ma núi, ma sông... phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùamàng tươi tốt, vạn vật đơm hoa, kết trái, cho lứa đôi hạnh phúc và cuộcsống của dân bản yên vui
  
Truyền thuyết của người Thái kểrằng: nàng Ban là một cô gái xinh đẹp nhưng bị bệnh đậu mùa, nàng khônglấy chồng mà lên hang Thẳm Lé (nay thuộc xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn)sinh sống. Cuối cùng, nàng kiệt sức ở đó. Nơi nàng nằm xuống sau đó mọclên một cây hoa mang búp trắng như búp tay người con gái và chẳng baolâu, loài hoa ấy mọc lan ra khắp vùng Tây Bắc. Hằng năm mỗi độ xuân về,hoa nở trắng núi rừng và người ta đặt tên loài hoa đó là hoa ban. 
  

HộiHoa ban là ngày vui của họ hàng, của bản, mường và là dịp cho trai, gáigặp gỡ, hò hẹn. Cứ đến ngày 5/2 âm lịch hàng năm, lễ hội Hoa ban đượctổ chức. Lễ vật trong nghi lễ là thịt lợn. Người Thái quan niệm lợn làcon vật thông minh, có thể làm trung gian giao tiếp với các thần linhđể thỉnh cầu những ước nguyện của dân bản; đồ lễ gồm có: đầu, đuôi, bốnchân, xương thịt, lục phủ, ngũ tạng, mỗi thứ một gói và trong số lễ vậtđể dâng tế thì rượu là đồ lễ không thể thiếu được. 

Lễ hộithường được tổ chức ở hang Thẳm Lé, gồm hai phần: phần lễ để cúng thầnlinh, phần hội để tạo nên những tiếng cười sảng khoái nhằm giáo dục conngười vươn tới cái đẹp. Toàn bộ phần nghi lễ được thực hiện ở ngoài cửahang, sau đó thầy mo vái "Then" xin mở cửa hang thì phần hội lúc đó mớidiễn ra cả bên trong và bên ngoài hang. 

Sau lễ cúng, bà condân bản được vào hang dự tiếp phần hội. Nội dung của phần hội chủ yếulà khắp giao duyên theo điệu han nê. Sau đó là các trò chơi hái hoa,múa xòe và ném còn. Các chàng trai giúp các cô gái hái những bông hoatrắng muốt đem về nhà. Hoa ban còn là món ăn độc đáo trong văn hóa ẩmthực của dân tộc Thái. Món hoa ban nấu với gạo nếp thành xôi cho hươngvị đậm đà, ngào ngạt hương thơm. Khi hoàng hôn buông cũng là lúc kếtthúc các trò chơi trong lễ hội. Các chàng trai, cô gái vừa đi vừa khắpnhững lời chia tay nhau đầy lưu luyến, hẹn đến mùa xuân mới, khi ban nởtrắng đồi sẽ lại gặp nhau... 

Ai đã một lần được đến bản làngcủa người Thái (Văn Chấn, Nghĩa Lộ) trong ngày hội Hoa ban, được hòamình trong không khí nhộn nhịp giữa tiết trời của mùa xuân vùng cao, sẽgiữ mãi những ấn tượng về vẻ đẹp của nơi này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét