Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Lễ Hội Làng Chăm


Lễ hội truyền thống là một loại tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể. Đó là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc, phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc. Tỉnh Ninh Thuận có rất nhiều lễ hội khác nhau, song đậm nét nhất vẫn là các lễ hội của đồng bào dân tộc Chăm: lễ hội Rija Nưga, lễ hội Katê (lễ tưởng niệm đấng Cha)... là nơi hội tụ, phô diễn sắc thái văn hóa, trang phục truyền thống và các giá trị văn hoá dân gian khác của đồng bào Chăm.

Lễ hội Katê (lễ tưởng niệm Đấng Cha)

 Là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của người Chăm, là tấm gương phản chiếu sinh hoạt của cộng đồng, nơi hội tụ những giá trị tinh hoa văn hoá của cả dân tộc. Do đó, lễ hội không những gắn với đền tháp cổ kính mà còn gắn với một phần khác của văn hoá dân gian như: đồ cúng tế, y phục, nhạc cụ, những bài thánh ca ca ngợi các vị vua hiền có công với dân, với nước và kể về công việc mùa màng, vườn ruộng. Lễ hội Katê diễn ra từ ngày mùng 1 đến mùng 3 tháng 7 âm lịch hằng năm bao gồm:

Lễ đón rước y phục của nữ thần Pô Nưgar (ngày thứ nhất)

Địa điểm tại thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang 12km về hướng Tây Nam.
Đây là lễ đón rước y phục của Nữ thần Pô Nưgar Thần Mẹ xứ sở của người Chăm gắn liền với nhiều huyền thoại, truyền thuyết. Chính Nữ thần Pô Nưgar là thủy tổ của người Chăm, dạy người Chăm làm lúa, trồng bông dệt vải và sinh hoạt lễ hội như ngày nay. Lễ diễn ra tại ngôi Đền thờ (Danok) trong làng, được xây dựng vào năm 1942. Nơi đây, sẽ diễn các cuộc đón rước, trao báu vật của Nữ thần Pô Nưgar và giao lưu văn hóa giữa người Chăm và người RagLai.

Lễ hội Katê ở tháp PôKlông Grai (ngày thứ hai)

Lễ hội Ramưwan

Là một lễ hội có giá trị văn hóa độc đáo của người Chăm Bình Thuận. Lễ hội Ramưwan của người Chăm có nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại gắn với một nghi lễ riêng. Chính thức lễ hội này gồm có những giai đoạn: thứ nhất là lễ Kinh Hội đầu năm (người Chăm còn gọi là Sút Amư Răm); thứ hai là Kinh Hội xoay vòng (Sút Yâng); thứ ba là nghi lễ tảo mộ; thứ tư là tháng ăn chay Ramưwan (không gọi là Ramadan như người Chăm Hồi giáo mới) và cuối cùng là Tết ra (VàHar).


Lễ hội cầu ngư

Là lễ hội mang đậm các yếu tố văn hóa dân gian chủ yếu của ngư dân người Việt. Một loại hình lễ hội đặc trưng, kết hợp nhiều hoạt động lễ nghi đa dạng và các loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc. Một lễ cầu ngư gồm nhiều lễ hội nhỏ: lễ Nghệ sắc (Ban lâm tế cúng vái thần, đưa sắc phong xuống các hương án, báo cáo lễ tế chính thức bắt đầu và mời các thần về chứng giám). 

Lễ cúng nghinh Ông Sanh Thủy lục: đoàn chèo Bá trạo trình diễn lễ cung nghinh Thần Nam Hải từ biển khơi xa về. Lễ phóng sanh, lễ phóng đăng, lễ thả thuyền trên biển... và còn một chuỗi lễ nghi liên quan cho đến khi kết thúc lễ hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét